Các Mặt Hạn Chế Còn Tồn Tại Trong Công Tác Thi Hành Án Phạt Tiền Tại Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh

đương sự đang chấp hành hình tù hoặc có cư trú tại địa phương nhưng đang thất nghiệp không có thu nhập nào thì trong những trường hợp này chỉ có thể đưa vào chưa có điều kiện thi hành án. Ví dụ như người phải thi hành án phải nộp phạt 10.000.000 để nộp ngân sách nhà nước nhưng người phải thi hành án đang thất nghiệp không thu nhập hoặc là lao động tự do lương tháng chỉ nuôi sống được bản thân thì làm sao có thể thi hành được một phần để được xét miễn thi hành án cho nên hồ sơ thi hành án tồn đọng rất nhiều và không có hướng giải quyết.

Trên thực tế những người phải thi hành án thuộc dạng phải nộp phạt thường là những người có hoàn cảnh nghèo khó, vì thế một số Chấp hành viên đã nghỉ ra cách vận động người thân, người quen của người phải thi hành án để nộp thay một phần số tiền mà người phải thi hành án phải chịu nhằm để được xét miễn phần còn lại. Đây là phương pháp để “chữa cháy” để giải quyết một phần trong rất nhiều hồ sơ chưa có điều kiện thi hành án, có những hồ sơ gần nhiều năm nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết.

- Người phải thi hành án phạt tiền không còn sinh sống tại nơi cư trú và không có tài sản để thi hành án

Trên thực tế trong công tác thi hành án phạt tiền không thiếu những trường hợp người phải thi hành án phạt tiền không còn bất cứ tài sản, thu nhập gì để có thể thi hành án hoặc những trường hợp người phải thi hành án có tài sản để thi hành án nhưng tài sản có giá trị thấp, không có giá trị dù cho Chấp hành viên có tiến hành kê biên, phát mãi thì cũng không đủ để thực hiện phần nghĩa vụ của người phải thi hành án. Một số trường hợp khác đã tiến hành kê biên tài sản nhưng không thể bán được. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp không xác định được nơi cư trú của người phải thi hành án đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan thi hành án trong cả quá trình thi hành án phạt tiền.

- Trình độ chuyên môn và thái độ của các Chấp hành viên trong công tác thi hành án.

Trong những năm qua, đội ngũ Chấp hành viên luôn được quan tâm và đào tạo tốt. Các Chấp hành viên mới bổ nhiệm sẽ phải qua lớp đào tạo nghiệp vụ Thi hành án và phải đỗ kỳ thi tuyển thì mới được bổ nhiệm. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng trong quá trình thi hành án và trình độ đối với các Chấp hành viên cũ, Cục THADS thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ nhằm cập nhật các kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ, công chức và Chấp hành viên thiếu đi sự tự giác về rèn luyện, tu dưỡng và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, có một số Chấp hành viên chưa thật sự tích cực trong công tác tổ chức thi hành án do ngại va chạm nên không sử dụng các biện pháp mạnh để tổ chức thi hành án dứt điểm vụ việc dẫn đến kết quả tổ chức thi hành án không cao và tồn động chuyển sang kỳ tiếp theo rất lớn.

2.2.3 Các mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Từ những phân tích về các khó khăn trong việc thực hiện công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, ta có thể nêu ra các mặt hạn chế còn tồn tại Chi cục THADS Quận 2 như sau:

- Trong quá trình thi hành án vẫn còn một số Chấp hành viên thiếu đi sự chủ động cần thiết, để cho vụ việc thi hành án bị kéo dài cũng như chưa quyết liệt việc giải quyết hồ sơ thi hành án, còn những vi phạm và thiếu xót trong thực hiện trình tự thủ tục thi hành án dẫn đến có nhiều công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật.

- Những thiếu xót liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của Chấp hành viên như vi phạm về thời gian thông báo và xác minh điều kiện thi hành án, chưa có sự phân loại đúng về xác minh điều kiện thi hành án, vi phạm về việc không áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành với cơ quan thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án chưa được thực hiện một cách chặt chẽ và quán triệt.

- Công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục về pháp luật THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng vẫn chưa được thực hiện tốt, Chính quyền địa phương vẫn chưa nắm rò về vị trí cũng như vai trò của cơ quan thi hành án. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật THADS để nâng cao nhận thức cho người dân tại địa bàn chưa được quan tâm đúng cách nên dẫn đến tình trạng khiếu nại của người dân còn nhiều.

Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh - 7

- Tòa án nhân dân áp dụng hình phạt tiền chưa hợp lý dẫn đến ngày càng nhiều án tồn động về thi hành án phạt tiền.

Tiểu Kết Chương 2

Thông qua chương 2 tác giả đã cho thấy số lượng vụ việc thi hành án phạt tiền trong 3 năm gần đây tại Chi cục THADS Quận 2. Có thể thấy số lượng vụ việc thi hành án phạt tiền tại Chi cục THADS Quận 2 không nhiều nhưng vấn đề đặt ra ở đây đó chính là số lượng việc thi hành án phạt tiền phải ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án luôn chiếm nhiều hơn số việc thi hành xong so với tổng số việc thi hành án phạt tiền cần thi hành, vì vậy cần tìm ra giải pháp để giảm số lượng án chưa có điều kiện thi hành án xuống nhằm tránh tình trạng tồn đọng án qua nhiều năm.

Bên cạnh đó, tác giả cho thấy được các khó khăn trong quá trình THADS nói chung và thi hành án phạt tiền riêng tại Quận 2. Từ đó, đã nêu lên những mặt hạn chế còn tồn đọng tại Chi cục THADS Quận 2 trong suốt quá trình thi hành án phạt tiền. Để khác phục những vướng mắc đó và nhằm nâng cao chất lượng thi hành án trong thi hành án phạt tiền thì tại Chương 3 tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp về vấn đề thi hành án phạt tiền từ thực tiễn tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN PHẠT TIỀN TẠI QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


3.1 Điều chỉnh lại một số quy định trong công tác thi hành án

Để các quy định và thủ tục trong công tác thi hành án phạt tiền có thể giúp các Chấp hành viên trên thực tiễn thì cần có sự điều chỉnh để làm sao phù hợp với bối cảnh hiện tại. Tránh những trường hợp các quy định được đặt ra nhưng lại gây rối ren, công kềnh cho các Chấp hành viên khi áp dụng, chỉ khi đó công tác thi hành án phạt tiền mới đạt được kết quả mong muốn. Do đó, tác giả đưa ra một số đề xuất trong việc điều chỉnh các thủ tục như sau:

3.1.1 Công tác chuyển giao Bản án, Quyết định giữa Tòa án và THADS

Để khắc phục tình trạng chuyển giao trễ các Bản án, Quyết định thì đầu tiên cả 2 đơn vị Tòa án và cơ quan thi hành án phải có thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện chuyển giao Bản án, Quyết định theo quy định của LTHADS. Đối với cán bộ thực hiện việc nhận Bản án, Quyết định của cơ quan thi hành án phải thực hiện chỉnh chu việc nhận chuyển giao Bản án, quyết định theo quy định tại điều 29 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 là phải lập sổ giao nhận Bản án, Quyết định của Tòa án ghi rò số hiệu, ngày, giờ, số lượng và phải có ký nhận giữa 2 bên giao nhận. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ nội dung cũng như thời hiệu thi hành án của Bản án, Quyết định. Trong trường hợp phát hiệu sai sót về nội dung, thời gian hoặc về thời hiệu thi hành án của Bản án, Quyết định thì phải thông báo ngay cho Tòa án được biết. Ngoài ra, khi Tòa án chuyển giao Bản án, Quyết định bằng đường bưu điện thì Cơ quan THADS phải có thông báo bằng văn bản về việc đã nhận Bản án, Quyết định.

Tiếp đến một cơ quan giữ vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình thi hành án đó chính là Viện kiểm sát nhân dân sẽ phân công một Kiểm sát viên thực hiện việc giám quá trình chuyển giao Bản án, Quyết định giữa 2 cơ quan Tòa án và THADS. Kiếm sát viên sẽ căn cứ vào sổ giao nhận Bản án, Quyết định để xác định có hay không việc Tòa án chậm chuyển giao Bản án, Quyết định của mình cho Cơ quan THADS. Từ đó, xác định rò trách nhiệm để xảy ra vi phạm đối với từng cơ quan. Bên cạnh đó, để việc giám sát được thực hiện một cách suôn sẻ và nhanh gọn nhất Kiểm sát viên cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sự phối hợp giữa các bộ phận kiểm sát giải quyết án hình sự, dân sự trong việc quản lý việc ra Bản án, Quyết định của Tòa án để đôn đốc chuyển giao kịp thời. Kiểm sát viên được phân công lập sổ theo dòi trên máy tính đối với những Bản án, Quyết định về hình sự, dân sự mà Tòa án nhân dân cùng cấp đã ban hành, đồng thời cập nhật thường xuyên về thời hạn Tòa án phải chuyển giao theo quy định.[15]

Để thực hiện tốt việc này, ngoài việc phối hợp giữa các khâu trong công tác kiểm sát Kiểm sát viên còn cần phải tự nâng cao năng lực, trình độ, nắm vững những quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về cách xác định thời hạn, thời điểm có hiệu lực, thời hạn phải chuyển giao Bản án, Quyết định của Tòa án để kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi phạm của Tòa án cũng như cơ quan THADS trong việc giao nhận Bản án, Quyết định và ra quyết định thi hành án.

Tóm lại, để việc chuyển giao Bản án, Quyết định giữa Tòa án và cơ quan THADS luôn được thực hiện đúng hạn nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên đương sự trong bản án thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 3 cơ quan Tòa án nhân dân, cơ quan THADS và Viện kiếm sát nhân dân. Mỗi cơ quan đều phải thực nghiêm túc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tránh tình trạng cả nể vì mối quan hệ mà bỏ qua thiếu xót gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện công tác thi hành án trong đời sống.

3.1.2 Công tác thông báo thi hành án

Nhìn chung, việc thông báo trực tiếp hoặc niêm yết công khai do Chấp hành viên hoặc Thư ký thi hành án thực hiện đã cho thấy tính không hiệu quả của các quy định hiện hành. Cùng một thời điểm mỗi Chấp hành viên phải thi hành đồng thời nhiều vụ việc. Khoảng cách địa lý và việc di chuyển, đi lại mất nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả hạn chế. Trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin đang được phát triển mạnh mẽ hiện nay, phần lớn người dân đã sử dụng mạng internet, máy tính, điện thoại thông minh,...thì việc quy định thông báo về Thi hành án thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong LTHADS sẽ tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cho việc thực hiện các thủ tục THADS nhanh hơn, rút ngắn thời gian thi hành án. Theo Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định: Trường hợp đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu được nhận thông báo bằng điện tín, fax, email hoặc hình thức khác thì việc thông báo trực tiếp có thể được thực hiện theo hình thức đó nếu không gây trở ngại cho cơ quan THADS. Tuy nhiên, quy định này chỉ bó hẹp trong phạm vi “có thể” hoặc chỉ khi “có yêu cầu” của đối tượng được nhận thông báo nên thực tế thực hiện vẫn còn hạn chế. Do đó cần quy định mở rộng và đa dạng hơn nữa các phương thức thông báo này.[8]

Tóm lại, để có thể bảo đảm cho việc thông báo đúng thời hạn cũng như giúp các Chấp hành viên trong công tác thi hành án thì Cục THADS, Tổng cục THADS nên đề xuất, kiến nghị với Bộ tư pháp tăng cường Biên chế Thư ký nghiệp vụ cũng như chuyên viên về thi hành án vì hiện tại số lượng thư ký thi hành án đang thiếu rất nhiều mà đây lại là người có thể giúp các Chấp hành viên giảm tải công việc rất nhiều. Bên cạnh đó, có thể xem xét sửa đổi thời hạn thông báo thi hành án tại điều 39 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 lên từ 05 đến 10 ngày kể từ ngày ra quyết định nhằm giúp các Chấp hành viên có thời gian xử lý nhiều công việc khác mà không phải lo việc trễ hạn thông báo.

3.1.3 Công tác xác minh điều kiện thi hành án

Để nâng cao hiệu quả xác minh điều kiện thi hành án thì trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THADS, nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về trách nhiệm phối hợp trong xác minh điều kiện thi hành án, các cơ quan THADS và các Chấp hành viên cũng cần nghiên cứu, áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với các hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm phối hợp xác minh điều kiện thi hành án, gây ảnh hưởng đến việc tổ chức thi hành án, đặc biệt là các vi phạm mang tính chống đối của người phải thi hành án. Đồng thời, từ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, chủ động tổng hợp, báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp xác minh điều kiện thi hành án.[16] Bên cạnh đó, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp quận quan tâm hơn về việc chỉ đạo các cơ quan liên quan như cơ quan đất đai, Ngân hàng nhà nước… phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho cơ quan THADS, có giải pháp chấn chỉnh công tác quản lý nhân, hộ khẩu đối với người lao động tự do trên địa bàn. Ngoài ra, cơ quan THADS cần hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các văn phòng Thừa phát lại và cơ quan THADS trong tổ chức THADS, sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại cung cấp nhằm giảm tải gánh nặng cho Chấp hành viên trong xác minh điều kiện thi hành án.

Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 về việc “Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án” thì cần được các cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh vì nếu như địa chỉ đã được cung cấp trong Bản án, Quyết định đã bị di dời,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022