Một Số Thủ Pháp Nghệ Thuật Tiêu Biểu Xây Dựng Nhân Vật


nảy nở bấy nhiêu”. Họ hiểu sâu sắc rằng, chỉ có như vậy thì nghệ thuật mới có ý nghĩa và họ luôn mơ ước để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa: “Chúng ta phải nói gì về người, làm gì về người, để tìm thấy một con đường, một chân trời êm mát, tốt tươi qua những ngày mưa dầu, nắng lửa” [73, tr. 474]. Xác định được đúng đắn mối quan hệ giữa văn chương và cuộc sống thể hiện quan điểm rất tiến bộ của Nguyên Hồng so với các nhà văn hiện thực khác.

Viết về nhân vật trí thức tiểu tư sản trước cách mạng tháng Tám 1945, Nguyên Hồng và Nam Cao đều có điểm gặp gỡ nhất định, nhưng nhân vật trí thức của Nguyên Hồng cảm nhận được cái tất yếu phải thay đổi xã hội rò rệt và mạnh mẽ hơn so với nhân vật trí thức của Nam Cao. Nguyên Hồng đã thể hiện quan điểm của mình qua một cuộc đối thoại giữa nhân vật Quang (một người có bằng thành chung) và Tâm - một nhà văn (có chút tiếng tăm) trong Vũng máu: “Anh! Anh có biết những tin gì đang âm ỉ ở các vùng quê không? Và những tin gì bừng bừng của thế giới đang bị bịt đi không? Cách mạng! Phải có một cuộc cách mạng mà máu của chính mình đổ ra, phải có một trận cuối cùng của quần chúng lật hẳn cái chế độ xã hội này đi, nếu không thì đến tắc thở, đến phát điên cả mất” [73, tr. 623]. Như vậy, người trí thức trong sáng tác của Nguyên Hồng đã xác định rò ràng hơn về con đường đi của mình, đồng thời cũng thể hiện thái độ phẫn uất, căm thù của họ đối với xã hội bất công đương thời. Điều đáng nói là qua kiểu nhân vật này, Nguyên Hồng đã bước đầu thể hiện sự vươn tới lý tưởng mới của nhà văn - và có lẽ qua họ - Nguyên Hồng dễ dàng phát biểu những suy nghĩ và lòng nhiệt tình của mình đối với lý tưởng cộng sản. "Từ sau năm 1940, nhất là khi tham gia tổ chức văn hoá cứu quốc bí mật, tính chất luận chiến nổi lên rất rò rệt trong các tác phẩm của Nguyên Hồng" [116, tr. 131]. Khảo sát những sáng tác của Nguyên Hồng từ Lớp học lẩn lút (1939), Cuộc sống (1942) đến Một trưa nắng (1943), Lúc chiều xuống (1943), Hai dòng sữa (1943), Hơi thở tàn (1944), Vực thẳm (1945), Ngọn lửa (1945), Miếng bánh (1945)... chúng tôi nhận thấy: nhân vật người trí thức của Nguyên Hồng có sự chuyển biến tích cực về mặt tư tưởng. Người trí thức tiểu tư sản từ chỗ cảm nhận thấm thía sự gắn bó của mình với nhân dân lao động nghèo khổ bằng mối tình ruột thịt (Lớp học lẩn lút) đến chỗ chủ động đến với nhân dân (Cuộc sống), cũng có nghĩa là đi đến với cảm hứng nghệ thuật chân chính của mình “như dây tơ bám riết vào cuộc sống(Hai dòng sữa). Họ xác định: cuộc


sống cần lao của nhân dân lao khổ chính là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nghệ thuật, nuôi dưỡng lòng tin tưởng của họ đối với con người. Nhân vật Sinh (Hơi thở tàn) đã có một lý tưởng mới mẻ khi anh thực sự tham gia lao động chân tay với những anh em thợ thuyền, với dân nghèo thành thị - đó là nơi rèn luyện nghị lực cho anh để trong lúc “hơi thở tàn” anh vẫn có thể vượt qua những khó khăn, thử thách. Cũng vậy, nhân vật anh tiểu tư sản Tuyên (Cuộc sống), Minh (Lưới sắt) đã thực sự tham gia cách mạng, gắn bó với cách mạng, “Minh chỉ có mỗi vui sướng là được gần gụi họ, làm việc với họ, giải thích cho họ những băn khoăn, những nỗi đau khổ. Khuyến khích họ hoạt động, tổ chức, tranh đấu trong những lúc bị bọn thống trị Pháp khủng bố ghê gớm; và sôi nổi cùng họ niềm tin tưởng ở cuộc cách mệnh giải phóng sau này” [73, tr. 664]. Nhân vật trí thức tiểu tư sản nghèo của Nguyên Hồng không hề bi quan, tác giả đã hé ra một viễn cảnh mà sau này sẽ trở thành hiện thực: nhân vật Tuyên, Minh,... đang sống trong những ngày giông bão của cuộc cách mạng lớn - cách mạng giải phóng dân tộc. Người trí thức chỉ cần có lòng tin tưởng vào nhân dân, anh sẽ có vị trí tất yếu trong cuộc đổi đời của cả dân tộc. Như vậy, qua những nhân vật trí thức tiểu tư sản nghèo, nhà văn đã đặt ra vấn đề lý tưởng của thanh niên và gửi gắm những suy nghĩ sôi nổi, náo nức của ông về thời cuộc đang dẫn đến những hy vọng mới với một tương lai đầy hứa hẹn (Cuộc sống, Miếng bánh, Hai dòng sữa...).

Tóm lại, viết về nhân vật nhân vật trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyên Hồng đã có những thành công nhất định. Nhà văn đã miêu tả chi tiết, xúc động bi kịch cuộc sống tinh thần và vật chất của họ, đặc biệt là quá trình nhận thức của họ: từ chỗ cảm nhận thấm thía cuộc sống cơ cực của nhân dân lao động nghèo khổ đến chỗ chủ động đến với nhân dân. Khi xây dựng nhân vật này, Nguyên Hồng cũng gửi gắm quan niệm về nghệ thuật của mình qua sự khai thác triệt để sự tương phản giữa hoàn cảnh sống và khát vọng sống, khát vọng sáng tạo của người trí thức. Viết về họ, Nguyên Hồng góp thêm tiếng nói đòi quyền sống đích thực, quyền tự do cho con người góp phần đấu tranh đòi thay đổi xã hội, một xã hội đầy sự bất công, vô nhân đạo đương thời.

3.1.4. Những nhân vật con người tha hoá

Trong thế giới nhân vật phong phú đông đảo của mình, Nguyên Hồng cũng đặc biệt tập trung khắc họa kiểu nhân vật bị tha hóa. Nhìn con người như là nạn


nhân của hoàn cảnh sống ngột ngạt, bế tắc, tăm tối, nhiều nhà văn hiện thực cũng đã nhìn thấy vấn đề tha hóa như một hệ quả tất yếu của sự biến đổi phẩm chất và tính cách con người dưới sự tác động của môi trường, hoàn cảnh sống. Trong ý thức của những nhà văn này, con người bị tha hóa là một sự tất nhiên, bởi những con người ấy là sản phẩm tất yếu của xã hội thực dân phong kiến bất công, vô nhân đạo đương thời. Tuy nhiên ở mỗi một nhà văn hiện thực, việc thể hiện con người tha hóa có khác nhau, Nguyễn Công Hoan quan niệm: bản chất xã hội thực dân phong kiến là nguyên nhân trực tiếp làm tha hóa con người, nên thường nhìn nhân vật từ cái xấu và sự nhạy cảm với cái xấu đã trở thành ý thức thẩm mỹ của nhà văn, (Ông chủ, Mất cái ví, Bước đường cùng, Đồng hào có ma, Bà chủ mất trộm…); Vũ Trọng Phụng chú ý đến những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng tha hóa của con người, đó là do con người không cưỡng lại nổi “cái bả của vật chất”, “nền luân lý ích kỷ” “sự tín ngưỡng thế lực hoàng kim” (Giông tố, Số đỏ, Trúng số độc đắc…); Nam Cao quan niệm môi trường phi nhân tính của xã hội Việt Nam đương thời đã đẩy người lương thiện tới bước bần cùng hóa, dẫn đến tha hóa và lưu manh (Chí Phèo, Tư cách mò, Nửa đêm…). Tuy nhiên, Nam Cao vẫn tin vào bản chất lương thiện của con người, cho dù họ bị xã hội bất công hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính... So với những nhà văn hiện thực khác thì Nguyên Hồng rất thành công khi viết về nhân vật tha hóa, lưu manh hóa. Có thể nói đây là kiểu nhân vật đặc biệt của nhà văn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nguyên Hồng rất thành công khi xây dựng kiểu nhân vật này [1, tr. 801]. Nguyên Hồng là người có thế mạnh khi viết về những hạng người lưu manh trong xã hội. “Xu hướng lưu manh trong văn chương Việt Nam có nhiều điều kiện để nảy nở mạnh mẽTrong phạm vi văn học và đứng về quan điểm duy vật biện chứng, ta có thể lấy Nguyên Hồng làm đại biểu chính thức cho xu hướng lưu manh Việt Nam hiện đại” [156, tr. 90]. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã chú ý đến hai đối tượng đặc biệt trong xã hội, con người tha hóa và bị lưu manh hóa, đó là những nhân vật gái điếm và trộm cướp. Đi vào tận cùng nỗi khổ của con người, Nguyên Hồng đã chú ý khai thác kiểu nhân vật bị cùng đường, bế tắc trong cuộc sống, phải làm những nghề mạt hạng trong xã hội như: làm gái mại dâm, ăn cắp, ăn cướp, đâm thuê chém mướn, giết người, cờ bạc... để tồn tại. Nguyên Hồng đã lấy chính tính chất nghề nghiệp của họ mà đặt tên cho các nhân vật của mình, như: nhân vật Hai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


Răng vàng, Bảy Hựu, Tư Chơi, Xuân Rồng, Hai Béo, Hàn Rám má, Ba Đen, Sửu Nháy, Sáu Lẹm cằm... (trong Bảy Hựu), Năm Sài Gòn, Tám Bính, Chín Hiếc, Mười Khai, Ba Bay, Tư - lập - lơ... (trong Bỉ vỏ), Chín Huyền (trong Chín Huyền), Sáu

Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 - 11

H.G (trong Con đoàn cuối cùng)… Những cái tên ấy đã phần nào phản ánh được thế giới của những “dân chạy vỏ” trong xã hội đương thời ngày ấy.

Họ đến với nghề nghiệp đặc biệt này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân đầu tiên “đẻ” ra loại nhân vật này chính là xã hội đương thời đầy bất công và tội lỗi. Trong xã hội đó, một số lớn nông dân bị cướp ruộng vườn, hoặc phải cầm cố ruộng đất, bị nợ nần chồng chất, họ phải đổ sô ra thành thị để kiếm sống; Công nhân phải lao động kiệt quệ sức lực mà đồng lương được trả thì rẻ mạt, không đủ sống; dân nghèo thành thị thì phải sống vất vưởng, đói khát, làm trăm nghề mạt hạng để kiếm ăn... Tất cả họ bị xã hội đẩy vào vực thẳm của sự đói khát, bệnh tật: “Xứ Đông Dương Pháp mới kĩ nghệ hóa có một phần. Các xưởng máy ít ỏi không thu hút xuể sức lao động đã rẻ rúng lại quá thừa thãi ấy. Những người không kiếm được việc làm tại các xưởng công nghệ hoặc phải làm thuê bắt buộc, cũng cứ phải cố bám vào thành thị mà lay lắt sống. Không tham gia vào sự sản xuất, họ sống vất vưởng một cuộc đời ký sinh. Họ thuộc dạng lưu manh vô sản. Du côn “anh chị”, đĩ điếm, ả đào, con hát, bọn chuyên cờ bạc bịp, trộm cắp, lưu đãng, hành khất rất đông đảo” [156, tr. 87]. Cuộc sống vô cùng túng quẫn, họ làm lụng tới kiệt sức mà cũng không đủ nuôi sống bản thân, không cả dám nghĩ đến chuyện vợ con, những người như họ muốn tồn tại được thì chỉ còn cách là lao đầu vào các nghề khốn cùng, nhục nhã trong xã hội. Ví dụ như: nhân vật Giản (trong Mối hờn) sinh ra trong một gia đình tử tế, được ăn học hẳn hoi, có công ăn việc làm ổn định. Nhưng nhìn ra xung quanh mình chỉ những cảnh: “người ta chăm chỉ làm ăn quanh năm suốt tháng tới già, chỉ càng ngày càng xơ xác, túng thiếu cùng cực… rồi cũng lâm vào cảnh sống dở chết dở để sau cùng thì phải bán thân đi phu cao su, phu mỏ, dốc nốt khí lực ra mà chết”. Giản không dám nghĩ đến chuyện lấy vợ, bởi “nếu có vợ con mà con bồng con dắt, thì cái nhà Giản đi về thành địa ngục. Với cái lương ấy, với những công việc dài dằng dặc ấy… Giản sẽ không còn một phút nào nghĩ đến sự nghỉ ngơi, được một giấc ngủ đẫy mắt và biết thế nào là ánh sáng, là không khí, là hoa cỏ của trời đất ngoài ba chữ “vợ”, “con” và “đói” [73, tr. 264]. Giản so sánh đời


mình với sự sung sướng của người “hàng phố”, nhất là với những người Tây, Giản thấy họ “sướng hơn cả tiên”. Giản ao ước “được ăn mặc, đi chơi, ngồi ô tô và xem chớp bóng một giờ như họ thôi. Giản có chết cũng xin cam. Đời Giản, một người An Nam như Giản, được như thế quá đủ mãn nguyện rồi” [73, tr. 266]. Thấm thía nỗi bất công trong xã hội như vậy, Giản thấy đời mình chỉ còn cách “đón đường chặn đồ lậu, gác sòng bạc, chém người thuê” mà sống. Kết cục của sự chọn lựa ấy là Giản phải đi tù hết nhà lao này đến nhà lao khác khi mới có hai mươi sáu tuổi! Chín Huyền (trong Chín Huyền) xuất thân là con của một đô vật ở huyện Hải Hậu (Nam Định), nhưng rồi“sự buôn bán vất vả lam lũ là cái cớ đầu tiên để nàng đi vào con đường tội lỗi” “làm nghề “chạy vỏ” được ăn tiêu đầy đủ, được biết những lúc sung sướng”, “sống cuộc đời dân “chạy vỏ” xông xáo, không chịu cảnh bó buộc, tù hãm, thiếu thốn” [73, tr. 175,176]. Những con người này phản ứng với xã hội một cách cực đoan bằng những thành tích bất hảo. Đó là Năm Sài Gòn - trùm lưu manh đất cảng với những “thành tích” mà “Án tích đã kê chật cả tờ giấy”, hắn có: “Một oai quyền cho ai sống được sống, bắt ai chết phải chết, bảo tù phải ngồi tù”... “Non hai phần ba đời bị cảnh tù tội cướp mất... đi đầy ở Côn Lôn bảy năm, ở khám lớn Sài Gòn, ở Hỏa Lò Hà Nội hai năm... không vợ con, không anh em, cha mẹ, sống du đãng hết ngày này sang ngày khác” [74, tr. 338]; Đó là Tư lập lơ “Trùm chạy vỏ”; là Sáu gáo đồng kẻ “cầm đầu các kẻ chuyên dắt díu những cơm thầy cơm cô ở “Vườn hoa Đưa Người”; hay những Chín Hiếc, Mười Khai cũng “trùm chạy vỏ” cai quản các gánh ăn cắp suốt dọc bến tàu, suốt phố Khách, phố Cầm Dầu và những phố đông đúc khác; là Thiết Giản (Mối hờn) chuyên chém giết thuê để kiếm sống, cả cuộc đời Giản là “tù” và “biệt xứ” “hết hạn tù với lưỡi dao, Giản lại nay sòng bạc này, mai một cổng kho, một ngò hẻm khác. Chưa được mấy tháng, vòng xích lại khóa chặt cổ tay Giản, và đây kia, xa một chút, sau những lùm cây lù mù, cái đề lao ấy lại giam Giản… Hà Giang, Lai Châu, Côn Lôn… tù… tù mãi rồi lại đi đầy… rồi hết đời! Năm nay Giản mới hăm sáu” [73, tr. 264]”. Hầu hết họ là những người tuổi đời còn rất trẻ, nhưng đều có “thâm niên” trong nghề nghiệp của mình. Bảy Hựu (Bảy Hựu) giang hồ từ nhỏ, không cha mẹ, không quê hương, mới hai mươi tuổi mà đã “can án sáu lần, cộng bốn năm tù” [73, tr. 124]; Tư Chơi “hai mươi tư tuổi, can án tám lần tổng cộng bảy năm tù” [73, tr. 123]; Sửu Nháy hai mươi mốt tuổi “can án sáu lần, tổng cộng


bốn năm tù”; Hai Răng Vàng “hai mươi tám tuổi, tám lần tù và một lần đi đày”, và vẫn đang chịu án đày biệt xứ. Họ trở thành những kẻ “sống ngoài vòng pháp luật” một cách có ý thức - bởi đây là sự phản kháng, sự chống lại xã hội theo cách của họ. Những con người này “quyết chống chọi lại với mọi sức mạnh của pháp luật mà sống cuộc đời như đế vương” [74, tr. 378] như Năm Sài Gòn, hoặc không thể “xóa hết được cuộc đời của một con “bỉ vỏ” mà quay lại sống cuộc sống lương thiện trong xã hội ấy được” như nhân vật Chín Huyền, Tám Bính..., cho dù họ biết đấy là những nghề bất lương, dù biết sẽ phải chấp nhận tù tội có thể là án đầy biệt xứ, là chung thân, là sống mãn đời ở trong những nhà chứa... nhưng đành chịu! Những “bỉ vỏ”, những “so chạy” suốt cuộc đời sống lang thang, lẩn lút, sống bằng lừa bịp, chém giết (thậm chí chém giết lẫn nhau) rồi nhận lại những kết cục thảm khốc do chính tội lỗi mà mình gây ra. Những nhân vật lưu manh, tha hóa này hoạt động dưới những “tổ chức” của một “thế giới ngầm” như: Đảng du côn, hội ăn cắp, phường ăn mày, phường cờ bạc… để tồn tại. Môi trường hoạt động của họ cũng đa dạng và thường ở những thành phố lớn, trong các chợ, bến ô tô, trong các sòng bạc lẩn lút, trong các tiệm hút, các hàng cao lâu, những khu ổ chuột, nhà chứa… Do cuộc sống vất vưởng nay đây mai đó để kiếm ăn, nên sự gắn bó của những con người này cũng không được chặt chẽ, cho dù nhiều khi họ phải kết bè, kết đảng để kiếm sống, để thanh toán, sát phạt nhau mà tồn tại. Là những kẻ sống ngoài vòng pháp luật, nên tất yếu họ không chịu ràng buộc bởi luật pháp, song họ luôn phải chống chọi với nhiều mối nguy hiểm trong xã hội, nên tính cách những con người này rất phức tạp và hung bạo nhưng cũng đầy nghĩa khí. Nhưng mặt khác, qua ngòi bút Nguyên Hồng, những nhân vật này đều tỏ ra là những tay can trường, nghĩa khí, yêu - ghét, thù hận rò ràng. Xã hội của tầng lớp lưu manh dưới đáy này cũng có những quy định riêng với những cảnh: uống máu ăn thề, báo thù, sẵn sàng chết để cứu nhau khỏi cảnh hiểm nguy... và cũng có sự phân chia thứ bậc trên - dưới trong một sự ràng buộc chặt chẽ giữa cá nhân với tổ chức riêng của họ.

Với nghệ thuật xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tương phản - đối lập, Nguyên Hồng đã nhận thấy đặc điểm chung ở những con người tưởng như mất hết nhân tính, chai sạn, trơ trẽn, dửng dưng, bất mãn với xã hội này lại là những con người trọng tình nặng nghĩa. Họ có thể sống, chết vì nhau mà không cần so đo, tính toán. Ví dụ như những nhân vật: Chín Huyền, Bảy Hựu, Sáu HG… điều này


cũng là tất yếu, bởi trong xã hội đầy cạm bẫy, đầy thủ đoạn ấy những con người này muốn sống được buộc phải dựa vào nhau để tồn tại. “Hạng lưu manh cũng có những nguyện vọng xã hội nhưng không thành hình rò ràng. Tuy thiên về cá nhân nhiều nhưng họ cũng biết đoàn kết cả một xã hội lương dân, mà lường gạt lương dân cho có hiệu lực… họ căm hờn và thù ghét xã hội, song vì điều kiện sinh hoạt bất định… sức đoàn kết của họ không chặt chẽ” [156, tr. 88]. Viết về cuộc đời khốn khổ của những nhân vật lưu manh dưới đáy này, Nguyên Hồng đã khắc họa khá rò nét và sinh động những suy nghĩ, những hành vi của họ. Những suy nghĩ phức tạp và đầy mâu thuẫn của các nhân vật (như nhân vật Giản, Năm Sài gòn, Tám Bính, Chín Huyền, Hai Răng Vàng)… đã được nhà văn phân tích một cách chân thực và sắc nét. Đôi khi Nguyên Hồng cũng muốn lý tưởng hóa những đức tính tốt đẹp của những nhân vật này - đó là sự hy sinh tuyệt đối với người chồng của nhân vật nhà sư nữ chùa Âm Hồn, của Bảy Hựu với các chiến hữu, của Chín Huyền với những người cùng hội cùng thuyền, sự chung thủy của Tám Bính với Năm Sài Gòn…

Có lẽ, Nguyên Hồng là nhà văn hiện đại đầu tiên viết về tầng lớp lưu manh “dưới đáy”, về những người phụ nữ sống ngoài vòng pháp luật một cách chân thật và thành công. Với một cách viết rất hiện thực và khách quan, với một trái tim đồng cảm sâu sắc, Nguyên Hồng luôn có ý thức phát hiện vẻ đẹp tinh thần của “những người khốn khổ” này. Trong khi phơi bày tình cảnh khốn khổ của những con người đó, nhà văn cũng đã thể hiện niềm tin của mình về những phẩm chất tốt đẹp của những con người tưởng như là “cặn bã” trong xã hội. Cho dù cuộc sống của họ có bị đẩy xuống tận bùn đen, phải sống bằng nghề mà cả xã hội khinh bỉ thì trong sâu thẳm tâm hồn những con người này vẫn le lói một thứ ánh sáng, đó là khát vọng được sống cuộc sống “êm đềm, trong sạch, lương thiện”. Nguyên Hồng đã phát hiện và luôn có ý thức nâng niu từng chút ánh sáng le lói trong tâm hồn họ

- vì thế, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị tố cáo xã hội trong các sáng tác của Nguyên Hồng càng trở nên sâu sắc hơn, cụ thể hơn.

Tóm lại, thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyên Hồng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là một thế giới nhân vật phong phú, phức tạp và sinh động - thế giới của những con người lao động thuộc tầng lớp thị dân, những con người lao động nghèo khổ dưới đáy xã hội, có số phận bất hạnh, bao gồm: từ trẻ


em đến người già; từ phụ nữ đến kẻ trai tráng; từ những người nông dân ở nông thôn đến những người nghèo làm đủ mọi nghề ở thành thị; từ những trí thức tiểu tư sản nghèo đến những kẻ lưu manh trộm cắp, gái điếm… Mỗi người mỗi cảnh, mỗi cuộc đời, mỗi số phận, nhưng tựu trung lại họ đều có số phận rất đáng thương và cũng đáng được cảm thông. Viết về họ với thái độ khách quan, chân thực và một trái tim thấm đẫm yêu thương, nhà văn của “ những người khốn khổ này” luôn làm cho người đọc phải thổn thức, xúc động và cảm thông, đồng thời cũng gây cho người đọc một sự căm phẫn đớn đau đến tận cùng cái chế độ xã hội thực dân phong kiến đen tối, vô nhân đạo. Chính vì thế, tính hiện thực sâu sắc, tính nhân đạo cao cả trong tác phẩm của Nguyên Hồng luôn được toát ra từ chính hệ thống nhân vật của ông. Đồng thời, khi viết về những nhân vật này, Nguyên Hồng đã thể hiện tình yêu đối với những con người lao động khốn khổ của mình. Và đằng sau tất cả những điều đó, nhà văn đã thể hiện được lòng yêu nước của ông - đó cũng là lý do Nguyên Hồng đến với Cách mạng từ rất sớm - Đây cũng là điểm khác biệt của Nguyên Hồng so với những nhà văn cùng khuynh hướng, cùng thời.

3.2. Một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu xây dựng nhân vật

3.2.1. Nghệ thuật tạo dựng hoàn cảnh và tình huống

Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc tái hiện cuộc sống của chủ nghĩa hiện thực là chú trọng mối quan hệ biện chứng giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình. Trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, nghệ thuật xây dựng nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng, để nhân vật có thể “sống” được, gây được những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc thì phải kể tới nghệ thuật tạo dựng tình huống, hoàn cảnh để qua đó nhân vật bộc lộ tính cách và tâm lý của mình.

Theo Từ điển Tiếng Việt, Tình huống là: “Sự diễn biến của tình hình về mặt cần phải đối phó” [149, tr. 1275]; còn Hoàn cảnh là: “Toàn thể nói chung những nhân tố khách quan bên ngoài có tác động đến sự sinh sống, sự hoạt động của con người, đến sự xảy ra hoặc diễn biến của sự việc nào đó” [149, tr. 582]. Hai khái niệm này có những nét tương đồng nhau về mặt ý nghĩa: tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian buộc ta phải suy nghĩ, đối phó hành động hoặc chịu đựng, còn hoàn cảnh là những nhân tố khách quan có tác động đến con người hay sự vật, hiện tượng nào đó.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí