Các Nước Đã Thực Hiện Bảo Hiểm Thất Nghiệp Có Điều Kiện Tương Đồng Với Việt Nam

diện cho NSDLĐ và 2 thứ trưởng Bộ Phát triển Xã hội và Việc làm Canada.

2.6.1.2 Các nước đã thực hiện bảo hiểm thất nghiệp có điều kiện tương đồng với Việt Nam

a. Trung Quốc

Trung Quốc thực hiện chế độ BHTN cho NLĐ từ năm 1986. Hiện nay chế độ BHTN được thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ BHTN ban hành năm 1999 [141], [57].

Các quy định cơ bản cụ thể như sau:

- Về đối tượng tham gia: Năm 1986 đối tượng BHTN là những NLĐ mới được tuyển dụng vào các doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành, lĩnh vực cụ thể. Năm 1993 đối tượng tham gia được mở rộng đến NLĐ ở các ngành, lĩnh vực khác trong các doanh nghiệp nhà nước mà trước đây chưa có. Từ năm 1999 đến nay, chế độ BHTN được áp dụng cho tất cả NLĐ ở thành thị gồm: NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân ở các thành phố và thị trấn; NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp khác và nông dân làm hợp đồng trong các doanh nghiệp và cơ quan, kể cả NLĐ làm việc trong các tổ chức xã hội hoặc các đơn vị do cộng đồng điều hành.

- Về hình thức tham gia: bắt buộc.

- Về các bên đóng góp vào quỹ BHTN: Quỹ BHTN hiện có sự tham gia đóng góp của NSDLĐ và NLĐ. Ngoài sự đóng góp này, nguồn thu của quỹ còn có từ sự hỗ trợ của nhà nước, tiền lãi đầu tư quỹ và các nguồn quỹ khác. Một số tỉnh và khu tự trị được phép thành lập các nguồn quỹ điều tiết lại để hỗ trợ cho quỹ BHTN nếu như quỹ BHTN còn ít hơn mức quy định của nhà nước.

- Về mức đóng BHTN: Năm 1986: doanh nghiệp đóng 1% tiền lương cơ bản cho quỹ BHTN, NLĐ không phải đóng góp. Năm 1993: mức đóng góp của doanh nghiệp được sửa đổi là 1% tổng tiền lương, NLĐ cũng không phải đóng góp. Vào năm 1998, lần đầu tiên NLĐ được yêu cầu tham gia đóng góp vào quỹ BHTN với mức đóng là đóng 1% tiền lương; mức đóng đối với doanh nghiệp là 2%. Từ năm 1999 đến nay: NLĐ đóng 1% tiền lương; doanh nghiệp đóng 2% quỹ tiền lương. Nông dân làm việc theo HĐLĐ trong các doanh nghiệp không phải đóng góp.

- Về mức hưởng TCTN: không phụ thuộc vào tỷ lệ đóng góp trước đó. Năm 1986, TCTN dựa trên tiền lương tháng bình quân của hai năm trước đó và được chi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

trả cho đến 12 hoặc 24 tháng nếu đã có thời gian làm việc trên 5 năm (gắn với thu nhập của NLĐ). Năm 1993, mức hưởng trợ cấp được quy định dựa trên mức chuẩn là mức cứu trợ xã hội của nhà nước (khoảng từ 120% đến 150%). Từ năm 1999 đến nay, tỷ lệ hưởng trợ cấp BHTN được chính quyền địa phương quy định, cao hơn tiêu chuẩn bảo trợ của địa phương và thấp hơn mức tiền lương tối thiểu ở địa phương. Bên cạnh khoản trợ cấp BHTN, NLĐ thất nghiệp được hỗ trợ chi phí GTVL và chi phí đào tạo nghề. Ngoài ra, nếu NLĐ đang hưởng BHTN bị chết, họ sẽ được hưởng trợ cấp y tế và trợ cấp tuất một lần.

- Về thời gian hưởng TCTN: Nếu NLĐ có từ 1 năm đến dưới 5 năm đóng BHTN: thời gian chi trả trợ cấp BHTN tối đa là 12 tháng. Nếu NLĐ có từ 5 năm đến dưới 10 năm đóng BHTN: thời gian chi trả trợ cấp BHTN tối đa là 18 tháng. Nếu NLĐ có từ 10 năm đóng BHTN trở lên: thời gian chi trả trợ cấp BHTN tối đa là 24 tháng.

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 10

- Về điều kiện hưởng BHTN: Năm 1986, những người được hưởng trợ cấp BHTN khi họ là NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước bị tuyên bố phá sản hoặc trên bờ vực phá sản; NLĐ bị sa thải hoặc những người mà HĐLĐ của họ đã chấm dứt. Từ năm 1999 đến nay: Để được hưởng BHTN, NLĐ phải đáp ứng các yêu cầu sau: có đăng ký thất nghiệp và đang tìm việc làm; có thời gian đóng BHTN tối thiểu 12 tháng và là thất nghiệp không tự nguyện.

- Tổ chức bộ máy quản lý BHTN: Bộ máy QLNN về BHTN ở Trung Quốc được giao cho cơ quan QLNN về lao động thực hiện thông qua đại lý của các công ty dịch vụ lao động ở địa phương.

b. Thái Lan

Chế độ BHTN được thực hiện tại Thái Lan từ ngày 01/01/2004 theo quy định của Luật An sinh xã hội sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 26/8/2003 [154]. Với nỗ lực này, Thái Lan là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện chế độ BHTN cho NLĐ với mục đích là để hỗ trợ cho người tham gia BHTN trong tình trạng thất nghiệp một khoản tài chính bằng tiền mặt, DVVL và dịch vụ phát triển kỹ năng để tìm kiếm việc làm càng sớm càng tốt. Ngoài ra, trong khủng hoảng kinh tế, BHTN tại Thái Lan còn đóng vai trò như một công cụ để xóa đói giảm nghèo.

Các quy định cơ bản cụ thể như sau:

- Về đối tượng tham gia: Tất cả NLĐ làm việc thường xuyên ở khu vực tư

nhân được tham gia bảo hiểm và lao động nhập cư có giấy phép lưu trú để làm việc tại Thái Lan. Không áp dụng BHTN đối với nông dân, NLĐ trong khu vực công và các công ty có trước năm 2004 với “kế hoạch phúc lợi nhân viên cao cấp" (thông qua miễn trừ đặc biệt). Công chức và NLĐ của doanh nghiệp nhà nước được bảo hiểm theo một chương trình lợi ích riêng biệt.

- Về hình thức tham gia: bắt buộc.

- Về các bên đóng góp vào quỹ BHTN: Quỹ BHTN có sự tham gia của NLĐ, NSDLĐ và Chính phủ.

- Về mức đóng BHTN: NSDLĐ và NLĐ mỗi bên đóng góp 0,5 % thu nhập của NLĐ và Chính phủ đóng góp 0,25% thu nhập của NLĐ. Mức thu nhập hàng tháng tối đa để tính đóng BHTN là 15.000 baht, tương ứng với mức đóng góp tối đa hàng tháng từ mỗi NLĐ và NSDLĐ là 75 baht.

- Về mức hưởng và thời gian hưởng TCTN: NLĐ thất nghiệp, người bị sa thải không phải do lỗi của họ sẽ nhận được 50 % thu nhập tối đa lên đến 6 tháng; tỷ lệ này dựa trên bình quân thu nhập cao nhất của NLĐ trong vòng ba tháng của chín tháng cuối cùng trước khi mất việc làm. NLĐ thất nghiệp tự nguyện chỉ nhận được 30% thu nhập trong thời gian 3 tháng. Đối với cả hai nhóm, mức hưởng tối đa là 250 baht/ngày. Trong 7 ngày thất nghiệp đầu tiên, NLĐ không được chi trả TCTN.

- Về điều kiện hưởng BHTN: Để hội đủ điều kiện để TCTN, việc chấm dứt việc làm của NLĐ không phải là kết quả của một sự vi phạm công việc, vi phạm hình sự nghiêm trọng chống lại NSDLĐ hoặc pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng đến NSDLĐ hoặc bị phạt tù. NLĐ phải có ít nhất 6 tháng đóng góp trong vòng 15 tháng trước khi chấm dứt công việc và phải đăng ký với Văn phòng DVVL công cộng. Để tiếp tục nhận trợ cấp BHTN trong thời gian thất nghiệp, người thất nghiệp phải sẵn sàng làm việc và không được từ chối tham gia bất cứ chương trình phát triển nghề nghiệp hoặc công việc nào.

- Tổ chức bộ máy quản lý BHTN: Chịu trách nhiệm chính là Bộ Lao động Thái Lan, thông qua hệ các cơ quan giúp việc: Cục Việc làm (DOE) xây dựng và ban hành chính sách, quy trình liên quan đến việc thực hiện BHTN; Văn phòng ASXH (SSO) với trách nhiệm thu các khoản đóng góp, tổ chức tiếp nhận, chi trả BHTN, phỏng vấn người thất nghiệp và cung cấp tư vấn và GTVL theo năng lực của họ, phối hợp với Cục Phát triển Kỹ năng (DSD) để thực hiện đào tạo kỹ năng

cho người thất nghiệp có nhu cầu; phối hợp với Cục Bảo vệ lao động và phúc lợi (DLPW) thu thập thông tin về tình hình lao động thất nghiệp của NSDLĐ.

2.6.2 Những giá trị có thể vận dụng ở Việt Nam

Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Canada là những quốc gia có nền kinh tế phát triển, có lịch sử hình thành và phát triển hệ thống chính sách BHTN từ rất sớm đồng thời là các quốc gia khá thành công với hệ thống ASXH phát triển, chăm lo tốt cho đời sống của người dân. Trải qua thời gian, hệ thống BHTN của họ ngày càng được hoàn thiện và ổn định, mang đến nhiều lợi ích và sự hỗ trợ cần thiết cho người thất nghiệp. Bên cạnh đó, Trung Quốc, Thái Lan là những quốc gia láng giềng, có nhiều đặc điểm tương đồng, đã có bước đi trước trong quá trình thực hiện BHTN và cũng đã có nhiều thành công nhất định trong thực hiện BHTN.

Là nước đi sau trong thực hiện chính sách BHTN, việc xem xét và học hỏi kinh nghiệm về tổ chức thực hiện, quản lý BHTN ở các nước này là vấn đề hết sức cần thiết đối với Việt Nam.

Nghiên cứu về BHTN và QLNN về BHTN của 6 quốc gia ở trên, có thể thấy rằng, tùy vào đặc điểm, tình hình của từng nước mà BHTN có những nét đặc thù riêng. Nhưng các quốc gia này đều có những thành công nhất định trong quá trình quản lý, thực hiện BHTN, hỗ trợ đắc lực cho NLĐ, người thất nghiệp trong tình trạng thất nghiệp, ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục rủi ro do tình trạng thất nghiệp gây nên, góp phần đảm bảo đời sống cho người thất nghiệp, đảm bảo ASXH, ổn định vĩ mô nền kinh tế; đồng thời, họ vẫn đang tích cực, nỗ lực tìm kiếm có các biện pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý trong tương lai.

Ở Thụy Sĩ: Hệ thống BHTN được tổ chức linh hoạt ở cấp tiểu bang trên cơ sở quy định khung của cấp liên bang giúp phát huy tính đặc thù, phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương mà vẫn đảm bảo được sự nhất quán của toàn hệ thống. Hình thức tham gia vừa bắt buộc vừa tự nguyện, phát huy được quyền và sự chủ động của người dân đối với việc phòng ngừa rủi ro về việc làm. Mức hưởng cao. Có những chính sách linh hoạt và giải pháp quản lý thắt chặt khi có nguy cơ mất an toàn quỹ, tỷ lệ nợ đọng cao, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Ngoài ra, có tính toán đến các chương trình trợ cấp xã hội khác ngoài BHTN cho một số đối tượng người thất nghiệp đặc thù.

Ở Đan Mạch: Điểm mạnh của mô hình BHTN ở Đan Mạch là việc quy định

hình thức tham gia BHTN là tự nguyện, mọi NLĐ đều có quyền tham gia BHTN nếu có nhu cầu. Các quỹ BHTN tự thực hiện việc kiểm soát thu chi quỹ, tự xét duyệt và thanh toán tiền TCTN, đó là một cơ chế hiệu quả và tập trung. Liên đoàn lao động chịu trách nhiệm chính, NLĐ có quyền lựa chọn tham gia các chương trình BHTN khác nhau.

Ở Hoa Kỳ: Hệ thống BHTN ở Hoa Kỳ được tổ chức linh hoạt ở cấp tiểu bang (giống Thụy Sĩ) trên cơ sở quy định khung của cấp liên bang giúp phát huy tính đặc thù, phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương mà vẫn đảm bảo được sự nhất quán của toàn hệ thống. Ngoài ra, Hoa Kỳ có chương trình TCTN mở rộng ngoài TCTN cho một số đối tượng người thất nghiệp đặc thù, đảm bảo nhiều quyền lợi hơn cho người thất nghiệp.

Ở Canada: Canada quy định mức đóng góp của NSDLĐ cao hơn NLĐ (giống Trung Quốc), cho thấy trách nhiệm của NSDLĐ trong đảm bảo việc làm cho NLĐ là rất lớn. Có sự quan tâm đến hai nhóm đối tượng đặc thù gặp khó khăn trong tìm việc làm và ổn định đời sống, là người khuyết tật và người mới nhập cư. Việc tổ chức bộ máy quản lý thông qua Hội đồng BHTN quốc gia đảm bảo tính chỉ đạo thông suốt trong toàn hệ thống. Việc tổ chức đánh giá định kỳ (hàng năm và mỗi 10 năm) được giao cho Phòng Phân tích thông tin thực hiện một cách khoa học, bao quát, đầy đủ, có luận cứ, số liệu cụ thể, có sự tham gia của đại diện NSDLĐ và NLĐ, có sự phân biệt vùng, miền, ngành nghề, chỉ ra nguyên nhân thất nghiệp trong từng thời kỳ ... tạo một cơ sở dữ liệu khoa học, đáng tin cậy làm cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách, điều chỉnh mức đóng góp phù hợp trong từng thời kỳ. Tên gọi "Bảo hiểm việc làm" phản ánh đúng bản chất của chính sách hơn tên gọi "Bảo hiểm thất nghiệp".

Ở Trung Quốc: Trung Quốc có các nguồn quỹ điều tiết lại để hỗ trợ cho quỹ BHTN nhằm giảm nguy cơ mất an toàn quỹ BHTN. Quyền lợi NLĐ được quan tâm, đặc biệt là nông dân làm việc theo hợp đồng trong các doanh nghiệp và cơ quan, thông qua việc quy định mức đóng góp khác nhau ít hơn (hoặc không đóng góp) so với mức đóng góp của NSDLĐ, điều đó cho thấy nhận thức cao của Chính phủ và xã hội Trung Quốc về trách nhiệm của NSDLĐ trong đảm bảo việc làm cho NLĐ. NLĐ đang hưởng BHTN bị chết, họ sẽ được hưởng trợ cấp y tế và trợ cấp tuất một lần cũng là vấn đề hết sức quan tâm của Chính phủ đến quyền lợi của người tham gia BHTN.

Ở Thái Lan: Tính an toàn quỹ được ưu tiên hàng đầu, có sự linh hoạt về chính sách để ứng phó với các giai đoạn khủng hoảng, bất ổn chính trị, thiên tai ... làm tăng đáng kể số lượng người thất nghiệp. Khả năng tự lực của NLĐ được thúc đẩy bằng cách mở rộng quyền truy cập vào các hệ thống ASXH thông qua các khoản đóng góp tự nguyện. Có sự xem xét, cân nhắc đặc biệt tới sự khác biệt giữa lao động nữ và nam giới và sự cân nhắc đối với lao động là người khuyết tật.

Qua nghiên cứu, có thể rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện của Việt Nam để hoàn thiện thể chế QLNN về BHTN trong thời gian đến. Cụ thể:

Thứ nhất, đối tượng tham gia BHTN có xu hướng mở rộng đến càng nhiều NLĐ càng tốt, Chính phủ các nước khuyến khích và tạo cơ hội cho những NLĐ tự do, người thất nghiệp được tham gia BHTN theo nhu cầu.

Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có NLĐ làm công ăn lương ký HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên mới thuộc diện tham gia BHTN. Nếu vận dụng kinh nghiệm này vào điều kiện của Việt Nam, nhiều NLĐ sẽ được tiếp cận với chính sách hơn, từ đó mở rộng độ bao phủ của BHTN, giúp lan tỏa mức độ chia sẻ rủi ro của BHTN đến nhiều đối tượng NLĐ.

Thứ hai, hình thức tham gia BHTN là bắt buộc, tự nguyện, hoặc cả bắt buộc và tự nguyện. Với mô hình vừa bắt buộc vừa tự nguyện như ở Thụy Sĩ cho phép người dân có quyền được tiếp cận với BHTN một cách chủ động.

Việt Nam chỉ áp dụng hình thức tham gia BHTN bắt buộc. Trên thực tế, nhiều trường hợp NLĐ thuộc diện lao động tự do, lao động khu vực phi chính thức ở Việt Nam lại có nhu cầu và mong muốn được tham gia BHTN. Nếu ứng dụng các hình thức thực hiện BHTN linh hoạt ở Việt Nam, sẽ đáp ứng được nhu cầu tham gia BHTN của NLĐ, giúp nâng cao năng lực tự an sinh của những NLĐ có điều kiện và nhu cầu.

Thứ ba, quy định về mô hình tổ chức bộ máy quản lý BHTN là linh hoạt nhưng chặt chẽ. Mỗi nước có mỗi cách thức tổ chức khác nhau, mô hình khác nhau, nhưng điểm chung là các quốc gia đều có sự phân cấp mạnh mẽ cho địa phương trong tổ chức thực thi BHTN, nhờ đó, phát huy được tính chủ động, linh hoạt, năng động của mỗi địa phương. Ở cấp TW, chỉ quy định các điều kiện khung, mang tính giới hạn, không tập trung vào những vấn đề cụ thể mà chủ yếu là hoạt động kiểm

tra, thanh tra, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chính sách.

Ở Việt Nam, quy định về mô hình QLNN về BHTN hiện nay tập trung đầu mối ở trung ương (Bộ LĐ-TB&XH) với sự phối hợp chặt chẽ từ các địa phương. Tuy nhiên, các địa phương đều được áp dụng cơ chế như nhau, chưa tính đến đặc thù của mỗi địa phương về lao động, việc làm, thất nghiệp, ngân sách, … Nếu áp dụng kinh nghiệm ở các nước vào Việt Nam, sẽ tạo điều kiện cho các địa phương được chủ động hơn, được phân cấp nhiều hơn trong quản lý, thực hiện BHTN; đồng thời, các cơ quan QLNN về BHTN ở Trung ương sẽ tập trung nhiều hơn vào quá trình kiểm soát quá trình quản lý, thực hiện BHTN ở các địa phương.

Thứ tư, nội dung chính sách BHTN có xem xét đến các nhóm đặc thù (người khuyết tật, người mới nhập cư, người mới ra trường, NLĐ lớn tuổi, ...) và bình đẳng giới, từ đó có các biện pháp hỗ trợ đặc biệt cho các đối tượng này.

Ở Việt Nam, nội dung chính sách BHTN chưa xem xét đến các nhóm NLĐ đặc thù này. Áp dụng kinh nghiệm này vào QLNN về BHTN sẽ giúp nâng cao tính công bằng xã hội, tính nhân văn của chế độ BHTN, đồng thời đảm bảo tính phù hợp, đồng bộ với thể chế QLNN ở các ngành, lĩnh vực khác.

Thứ năm, các quốc gia đều có những điều chỉnh về chính sách một cách linh hoạt như là các biện pháp can thiệp để đảm bảo cơ cấu thu- chi, an toàn quỹ kịp thời trong từng thời kỳ khác nhau, thể hiện sự linh hoạt của chính sách, đảm bảo tính bền vững của chế độ BHTN.

Ở Việt Nam từ khi triển khai đến nay, quy định thu- chi BHTN là ổn định, không có sự xáo trộn, thay đổi; quỹ BHTN luôn ở trạng thái an toàn. Học hỏi kinh nghiệm này, là sự chuẩn bị cho những tình huống khác nhau của quỹ BHTN ở Việt Nam trong tương lai, để chủ động có sự điều chỉnh linh hoạt ứng với tình trạng quỹ BHTN, cũng là để có sự chủ động trong ứng phó với những tác động tiêu cực của bối cảnh trong nước và quốc tế, nhất là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đến mọi mặt đời sống xã hội nói chung, lĩnh vực lao động, việc làm, thất nghiệp nói riêng, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp.

Cuối cùng, BHTN ở các nước đều có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính sách BHTN với chính sách việc làm, đào tạo nghề, thông tin TTLĐ, nhờ đó hỗ trợ tốt cho người thất nghiệp trong việc tìm kiếm việc làm để nhanh chóng gia nhập, tái gia nhập TTLĐ- mục tiêu quan trọng và lâu dài nhất của BHTN.

Ở Việt Nam, BHTN cũng có sự kết hợp rất chặt chẽ giữa chính sách việc làm, đào tạo nghề, thông tin TTLĐ nhưng hiệu quả của chế độ đào tạo nghề chưa cao, chưa thu hút sự quan tâm của NLĐ. Học hỏi kinh nghiệm của các nước trong quản lý, thực hiện các chế độ BHTN sẽ giúp NLĐ có sự hỗ trợ tốt hơn, lâu dài hơn, cũng là cách để giúp nâng cao hiệu quả quản lý chính sách BHTN.

Kết luận chương 2

Dựa trên nền tảng khoa học quản lý công, đồng thời kế thừa và phát triển cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp đã có, thực tiễn quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở một số nước, ở chương 2, tác giả đã nghiên cứu, hệ thống cơ sở khoa học về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp với các vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học tổ chức nghiên cứu để tài luận án "Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam", gồm:

1. Nghiên cứu, hệ thống cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp với 4 nội dung: một số khái niệm cơ bản, nội dung cơ bản, vai trò của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, ba nội dung quan trọng nhất là: Thứ nhất, đưa ra quan niệm về bảo hiểm thất nghiệp, quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp theo hướng tiếp cận của khoa học quản lý công. Thứ hai, xây dựng 7 nội dung cơ bản của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp làm cơ sở để nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đưa ra các quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Các nội dung mô tả và đánh giá đều xuyên suốt và lôgic giữa các chương dựa trên các nội dung cơ bản này. Thứ ba, đưa ra các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp làm cơ sở để phân tích những tác động của các nhân tố này đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trong tương lai ở chương 4, từ đó, đưa ra quan điểm và đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp.

2. Nghiên cứu, hệ thống cơ sở thực tiễn thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp từ các quy định khung của ILO về bảo hiểm thất nghiệp làm cơ sở để đánh giá sự phù hợp của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024