Nam với các quy định của luật pháp quốc tế và từ kinh nghiệm của các quốc gia có nhiều thành công về bảo hiểm thất nghiệp (Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Canada) và kinh nghiệm của một số quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam (Trung Quốc, Thái Lan) làm cơ sở nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong thời gian đến.
Chương 3
THỰC TRẠNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Thực trạng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
3.1.1 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2003- 2017
3.1.1.1 Giai đoạn 2003-2008 (trước khi có bảo hiểm thất nghiệp)
Tỷ lệ thất nghiệp và số người thất nghiệp giai đoạn 2003-2008 được miêu tả ở bảng 3.1 sau đây.
Bảng 3.1 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động và số người thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2003-2008
Tỷ lệ thất nghiệp (%) | Số người thất nghiệp (người) | |||
Chung | Thành thị | Nông thôn | ||
2003 | 2,25 | 5,78 | 1,20 | 941.551 |
2004 | 2,14 | 5,60 | 1,10 | 920.390 |
2005 | 2,14 | 5,31 | 1,10 | 960.956 |
2006 | 2,19 | 4,82 | 1,30 | 1.012.628 |
2007 | 2,52 | 4,64 | 1,65 | 1.188.440 |
2008 | 2,38 | 4,65 | 1,53 | 1.147.388 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp
- Thể Chế Bảo Hiểm Thất Nghiệp Của Một Số Nước Trên Thế Giới Và Những Giá Trị Có Thể Vận Dụng Ở Việt Nam
- Các Nước Đã Thực Hiện Bảo Hiểm Thất Nghiệp Có Điều Kiện Tương Đồng Với Việt Nam
- Tỷ Lệ Lao Động Mất Việc Làm Được Hưởng Tctn
- Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Cấu Thành Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay
- Quy Định Về Xử Lý Vi Phạm, Thanh Tra, Kiểm Tra, Tiếp Công Dân, Giải Quyết Kiến Nghị, Yêu Cầu, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trong 6 năm (2003-2008), tỷ lệ thất nghiệp chung ở Việt Nam có sự biến động không lớn, dao động từ 2,14% đến 2,52%. Bình quân cả giai đoạn 2003-2008, mỗi
năm, tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 2,27%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khoảng 5,13% và tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn khoảng 1,31%.
Về số người thất nghiệp, bình quân cả giai đoạn 2003- 2008, mỗi năm có khoảng 1.028.559 người thất nghiệp.
3.1.1.2 Giai đoạn 2009-2017 (sau khi có bảo hiểm thất nghiệp)
Năm 2009 và 2010, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam có xu hướng tăng cao hơn giai đoạn 2003- 2008, nhưng chủ yếu ở khu vực nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị vẫn giữ ở mức thấp hơn, năm sau thấp hơn năm trước. Số người thất nghiệp vào khoảng hơn 1,4 triệu người mỗi năm (bảng 3.2).
Giai đoạn 2011- 2017, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (dao động từ 3,18% đến 3,60%) thấp hơn giai đoạn 2003- 2008 (dao động từ 4,64% đến 5,78%), trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn (dao động từ 1,39% đến 1,86%) lại cao
hơn giai đoạn 2003- 2008 (dao động từ 1,10% đến 1,65%). Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp chung ở Việt Nam giai đoạn 2011-2017 (dao động từ 1,96% đến 2,33%) có xu hướng giảm, thấp hơn giai đoạn 2003- 2008 (dao động từ 2,14% đến 2,52%). Số người thất nghiệp bình quân khoảng 1.170.589 người mỗi năm (bảng 3.2).
Bảng 3.2 Tỷ lệ thất nghiệp và số người thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2009-2017
Tỷ lệ thất nghiệp (%) | Số người thất nghiệp (người) | |||
Chung | Thành thị | Nông thôn | ||
2009 | 2,90 | 4,60 | 2,25 | 1.430.338 |
2010 | 2,88 | 4,29 | 2,30 | 1.451.316 |
2011 | 2,22 | 3,60 | 1,60 | 1.141.044 |
2012 | 1,96 | 3,21 | 1,39 | 1.026.021 |
2013 | 2,18 | 3,59 | 1,54 | 1.160.754 |
2014 | 2,10 | 3,40 | 1,49 | 1.128.708 |
2015 | 2,33 | 3,37 | 1,82 | 1.257.832 |
2016 | 2,30 | 3,23 | 1,84 | 1.252.242 |
2017 | 2,24 | 3,18 | 1,78 | 1.227.520 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Tính chung cả giai đoạn 2009- 2017, bình quân mỗi năm tỷ lệ thất nghiệp khoảng 2,35%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khoảng 3,61% và tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn khoảng 1,78% mỗi năm. Số người thất nghiệp bình quân khoảng 1.230.642 người mỗi năm.
Đáng chú ý trong giai đoạn này, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên và tỷ lệ thất nghiệp có trình độ cao tăng cao. Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) là 7,34%, gấp hơn 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (2,30%), trong đó khu vực thành thị là 11,30%; khu vực nông thôn là 5,74%; trong số những người thất nghiệp, có 471.000 người có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 42,43%), nhiều nhất ở nhóm trình độ “đại học trở lên” (218.800 người), tiếp theo là nhóm “cao đẳng” (124.800 nghìn người) và “trung cấp” (70.200 người). Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) là 7,51%, gấp hơn 3,3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (2,24%), trong đó khu vực thành thị là 11,75%; khu vực nông thôn là 5,87%.
Đánh giá chung về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam sau khi có chính sách BHTN: Có thể nhận thấy rằng, ở Việt Nam, sau khi thực thi BHTN, số người thất nghiệp vẫn tăng, tỷ lệ thất nghiệp chung không giảm, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn có xu hướng tăng, riêng tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm,
năm sau luôn thấp hơn năm trước với mức giảm bình quân giai đoạn 2009-2017 là 0,16%/năm. Tỷ lệ thất nghiệp chung không giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu trong khi đó số người gia nhập LLLĐ hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước.
3.1.2 Thực trạng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
BHTN được triển khai thực hiện ở Việt Nam từ ngày 01/01/2009. Việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN bắt đầu được thực hiện từ ngày 04/01/2010. Đến nay, sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện, 9 năm tiếp nhận, giải quyết chế độ cho NLĐ thuộc đối tượng thụ hưởng, BHTN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả sau đây:
3.1.2.1 Về tham gia Bảo hiểm thất nghiệp
Theo số liệu của Bộ LĐ-TB&XH, tính đến 31/12/2017, tổng số lao động tham gia BHTN là 11.954.740 người (bảng 3.3), chiếm 21,82 % LLLĐ cả nước.
Bảng 3.3 Số người tham gia BHTN trong tương quan với lực lượng lao động cả nước giai đoạn 2009-2017
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Số người tham gia BHTN (người) | 5.993.300 | 7.206.163 | 7.968.231 | 8.269.552 | 8.676.081 | 9.213.302 | 10.308.180 | 11.061.562 | 11.954.740 |
LLLĐ (người) | 49.322.000 | 50.392.900 | 51.398.400 | 52.348.000 | 53.245.600 | 53.748.000 | 53.984.200 | 54.445.300 | 54.800.000 |
Số người tham gia BHTN/LLLĐ (%) | 12,15 | 14,3 | 15,5 | 15,8 | 16,29 | 17,14 | 19,09 | 20,32 | 21,82 |
(Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê)
Nhìn vào bảng 3.3 có thể thấy rằng số lao động tham gia BHTN hàng năm đều tăng lên, bình quân mỗi năm có hơn 662.382 người tham gia mới. Tính cả giai đoạn 2009-2017, số lao động tham gia BHTN tăng 5.961.440 người. Số tham gia BHTN hiện nay tăng gần gấp hai lần so với năm 2009, năm đầu tiên thực hiện BHTN.
Số lượng tham gia BHTN tăng mạnh hơn kể từ ngày 01/01/2015 do đối tượng tham gia BHTN được mở rộng theo quy định của Luật Việc làm, năm 2015 đã tăng 11,8% so với năm 2014; năm 2016 tăng 7,3% so với năm 2015; năm 2017 tăng 8,07% so với năm 2016 và vẫn có xu hướng tăng ở những năm tiếp theo.
3.1.2.2 Về thu- chi Bảo hiểm thất nghiệp
a. Thu Bảo hiểm thất nghiệp
Tổng thu BHTN giai đoạn 2009-2017 là 81.488,902 tỷ đồng. Số liệu thu BHTN mỗi năm được mô tả ở bảng 3.4. Giai đoạn 2009-2014, tổng thu BHTN gồm 3 nguồn: NLĐ, NSDLĐ và hỗ trợ của NSNN, số thu năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn 2015- 2017, tổng thu BHTN gồm 2 nguồn: NLĐ, NSDLĐ, không có sự hỗ trợ của NSNN do kết dư quỹ BHTN lớn.
Bảng 3.4. Kết quả thu bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2009-2017
Đơn vị tính: tỷ đồng
Số tiền | |
2009 | 3.510,651 |
2010 | 5.400,307 |
2011 | 6.747,116 |
2012 | 8.664,818 |
2013 | 10.094,742 |
2014 | 11.812.738 |
2015 | 9.939,530 |
2016 | 11.728,000 |
2017 | 13.591,000 |
Tổng cộng | 81.488,902 |
(Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH)
b. Chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Tổng số tiền chi trả các chế độ BHTN giai đoạn 2010-2017 gần 30.157 tỷ đồng, chiếm 37,01% tổng thu BHTN của cả giai đoạn. Số liệu chi BHTN mỗi năm theo từng nội dung chi được mô tả ở bảng 3.5.
Bảng 3.5 Chi trả các chế độ BHTN giai đoạn 2010-2017
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nội dung chi bảo hiểm thất nghiệp | Tổng cộng | |||||
TCTN | Hỗ trợ học nghề | Đóng BHYT | Tư vấn, GTVL | Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề | ||
2010 | 543,130 | 0,26354 | 2,46068 | 0,61578 | - | 546,470 |
2011 | 1.075,000 | 0,629 | 44,800 | - | - | 1.120,429 |
2012 | 2.314,000 | 2,100 | 111,400 | - | - | 2.427,500 |
2013 | 3.549,000 | 4,400 | 148,000 | - | - | 3.701,400 |
2014 | 4.317,000 | 11,500 | 198,700 | - | - | 4.527,200 |
2015 | 4.588,000 | 31,400 | 213,600 | - | - | 4.833,000 |
2016 | 4.814,000 | 43,000 | 314,000 | - | - | 5.171,000 |
2017 | 7.416,000 | 64,000 | 350,000 | - | - | 7.830,000 |
Tổng cộng | 28.616,130 | 157,2925 | 1.382,961 | 0,61578 | 0 | 30.156,999 |
(Nguồn: BHXH Việt Nam)
Trong các nội dung chi BHTN, chi TCTN vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu chi hàng năm và của cả giai đoạn (giai đoạn 2010-2017, chi TCTN chiếm đến 94,89% tổng chi).
Chi hỗ trợ học nghề đứng thứ ba sau chi đóng BHYT cho NLĐ tham gia BHTN hiện đang hưởng TCTN, chiếm tỷ trọng 0,52% tổng chi giai đoạn 2010- 2017. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ học nghề đã có những chuyển biến tích cực sau khi Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg được ban hành, số người được hỗ trợ học nghề tăng nhanh tại một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội trong những năm gần đây, điều này giúp cho mức chi hỗ trợ học nghề năm 2017 đạt 64 tỷ đồng, cao nhất cả giai đoạn 2010-2017, gấp 1,49 lần năm 2016, gấp 2,04 lần năm 2015 và gấp 243 lần năm 2010- năm đầu tiên thực hiện việc đào tạo nghề cho NLĐ hưởng TCTN.
c. Cân đối thu- chi quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Giai đoạn 2009-2017, Quỹ BHTN luôn đảm bảo cân đối số thu lớn hơn số chi (bảng 3.6).
Bảng 3.6 Cân đối thu- chi quỹ BHTN giai đoạn 2010- 2017
Đơn vị: Tỷ đồng
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Số thu | 5.400,307 | 6.747,116 | 8.664,818 | 10.094,742 | 11.812,738 | 9.939,530 | 11.728,000 | 13.591,000 |
Số chi | 549,331 | 1.126,152 | 2.645,245 | 3.911,098 | 4.528,081 | 4.882,990 | 5.762,980 | 8.040,000 |
Chênh lệch thu-chi | 4.940,976 | 5.620,964 | 6.019,573 | 6.183,644 | 7.284,657 | 5.056,540 | 5.965,020 | 5.551,000 |
Tỷ lệ số chi/số thu | 10,17% | 16,69% | 30,53% | 38,74% | 38,33% | 49,13% | 49,14% | 59,16% |
(Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam)
d. Kết dư quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ BHTN được hạch toán độc lập, quản lý và đầu tư tăng trưởng theo đúng quy định của pháp luật. Theo số liệu của BHXH Việt Nam, tổng thu hàng năm đều cao hơn tổng chi (biểu đồ 3.1).
Kết dư quỹ BHTN năm 2010 là trên 8.000 tỷ đồng, kết dư quỹ BHTN năm 2013 là 31.869,9 tỷ đồng, năm 2014 là 41.558 tỷ đồng. Năm 2016 kết dư quỹ BHTN là 56.486 tỷ đồng, gấp 9,79 lần tổng chi BHTN của năm 2016.
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ chi BHTN so với tổng thu BHTN giai đoạn 2010-2017 (Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam)
3.1.2.3 Về giải quyết các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp
Việc chi trả các chế độ BHTN hiện nay ở Việt Nam được thực hiện theophương châm 3 đúng “đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn” với kết quả cụ thể của giai đoạn 2010-2017 như bảng 3.7 sau đây:
Bảng 3.7 Tình hình giải quyết các chế độ BHTN giai đoạn 2010-2017
Đơn vị: người
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | Tổng | |
Số người nộp hồ sơ hưởng TCTN | 162.711 | 295.416 | 432.356 | 464.573 | 516.483 | 527.332 | 592.440 | 680.310 | 3.671.621 |
Số người có quyết định hưởng TCTN | 156.765 | 289.181 | 421.048 | 454.839 | 514.853 | 526.309 | 586.254 | 671.789 | 3.621.038 |
Số người được tư vấn, GTVL | 125.562 | 215.498 | 342.145 | 397.338 | 457.273 | 463.859 | 910.448 | 1.113.934 | 4.026.057 |
Số người được hỗ trợ học nghề | 270 | 1.036 | 4.763 | 10.610 | 19.796 | 24.363 | 28.537 | 34.723 | 124.098 |
Số NSDLĐ được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho NLĐ | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
Số người được cấp thẻ BHYT | 156.765 | 289.181 | 421.048 | 454.839 | 514.853 | 526.309 | 586.254 | 671.789 | 3.621.038 |
(Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH)
a. Chế độ trợ cấp thất nghiệp
- Về tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
Giai đoạn 2010-2017, tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN là 3.671.621 người, chiếm tỷ lệ 30,71% tổng số người tham gia BHTN và chiếm tỷ lệ 38,68% tổng số người thất nghiệp.
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH (bảng 3.8), số người đề nghị hưởng TCTN
cao nhất là vào năm 2017: 680.310 người, chiếm tỷ lệ 5,69% tổng số người tham gia BHTN và 55,42 % tổng số người thất nghiệp, nguyên nhân là do số người tham gia BHTN ngày càng tăng dẫn tới số người nộp hồ sơ hưởng TCTN tăng, đồng thời, tại các doanh nghiệp, tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn, thu hẹp quy mô sản xuất vẫn tiếp diễn mặc dù tình hình kinh tế có phần ổn định, kéo theo việc cắt giảm lao động, do đó số người thất nghiệp cũng tăng theo.
Bảng 3.8: Tương quan giữa số người nộp hồ sơ hưởng TCTN với số người tham gia BHTN và số người thất nghiệp giai đoạn 2010-2017
ĐVT: người
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | |
Tổng số người tham gia BHTN | 7.206.163 | 7.968.231 | 8.269.552 | 8.676.081 | 9.213.302 | 10.308.180 | 11.061.562 | 11.954.740 |
Tổng số người thất nghiệp | 1.451.316 | 1.141.044 | 1.026.021 | 1.160.754 | 1.128.708 | 1.247.035 | 1.110.000 | 1.227.520 |
Số người nộp hồ sơ hưởng TCTN | 162.711 | 295.416 | 432.356 | 464.573 | 516.483 | 527.332 | 592.440 | 680.310 |
Tỷ lệ người nộp hồ sơ trong tổng số người tham gia BHTN (%) | 2,26 | 3,71 | 5,23 | 5,35 | 5,61 | 5,12 | 5,36 | 5,69 |
Tỷ lệ người nộp hồ sơ trong tổng số người thất nghiệp (%) | 11,21 | 25,89 | 42,14 | 40,02 | 45,76 | 42,29 | 53,37 | 55,42 |
(Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH)
- Về giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Tổng số người có quyết định hưởng TCTN giai đoạn 2010- 2017 là 3.621.038 người, chiếm 98,62% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN của cả giai đoạn, chiếm tỷ lệ 30,29% tổng số người tham gia BHTN và chiếm tỷ lệ 38,15% tổng số người thất nghiệp. Trong đó, tỷ lệ người hưởng TCTN trong tổng số người tham gia BHTN và tỷ lệ người hưởng TCTN trong tổng số người thất nghiệp có xu hướng tăng lên hàng năm (biểu đồ 3.2).
Cũng theo số liệu thống kê Bộ LĐ-TB&XH, NLĐ hưởng TCTN chiếm tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi 24-40 vì đây là nhóm lao động đã có kinh nghiệm làm việc, có sức khỏe, năng động, có xu hướng chuyển đổi công việc cao hơn các nhóm tuổi khác và lao động nữ mất việc làm nhiều hơn lao động nam, chủ yếu ở nhóm tuổi 24- 40 tuổi do phải đối mặt với nhiều rào cản trên TTLĐ- việc làm như: tồn tại sự phân