Tỷ Lệ Lao Động Mất Việc Làm Được Hưởng Tctn

biệt đối xử giữa lao động nữ và nam; hạn chế trong lựa chọn công việc (một số lĩnh vực lao động nữ không thể tham gia).


60.00


50.00

45.61

52.82

54.73

41.04

39.18

42.20

40.00


30.00

25.34

20.00

10.80

10.00

2.18

3.63

5.09

5.24

5.59

5.11 5.30

5.62

0.00

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017


Tỷ lệ người hưởng TCTN trong tổng số người tham gia BHTN (%) Tỷ lệ người hưởng TCTN trong tổng số người thất nghiệp (%)


Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lao động mất việc làm được hưởng TCTN

trong tổng số người thất nghiệp và người tham gia BHTN giai đoạn 2010-2017 (Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê)


- Về tình hình chuyển hưởng và nhận chuyển hưởng:

Giai đoạn 2010-2017, có tổng cộng 213.871 lượt người đề nghị chuyển hưởng (cao nhất vào năm 2012 với 91.066 trường hợp) và 189.017 lượt người nhận chuyển hưởng (cao nhất cũng vào năm 2012 với 79.666 trường hợp). Nhìn chung, số lượt người đề nghị chuyển hưởng và nhận chuyển hưởng tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ vì đây là vùng kinh tế trọng điểm, nơi tập trung nhiều lao động đến từ nhiều vùng trên cả nước. Trong hai năm 2016, 2017, khi Luật Việc làm có hiệu lực, số lượng người chuyển hưởng và nhận chuyển hưởng BHTN là rất ít, do quy định mới cho phép NLĐ được nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHTN ở bất cứ Trung tâm DVVL tỉnh, thành phố trực thuộc TW nào theo nguyện vọng của NLĐ.

b. Chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm

Theo báo cáo của 63 Trung tâm DVVL tỉnh, thành phố trực thuộc TW được Bộ LĐ-TB&XH tổng hợp, số lượng người thất nghiệp hiện đang tham gia BHTN được tư vấn, GTVL đều tăng qua các năm (biểu đồ 3.3). Giai đoạn 2010-2017, có tổng cộng 4.026.057 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm.

2017

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ lao động mất việc làm được tư vấn, GTVL trong tổng số người thất nghiệp giai đoạn 2010-2017

(Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê)

Biểu đồ 3.3 cho thấy, hai năm 2016 và 2017, số lượt người được tư vấn, GTVL tăng đáng kể so với các năm trước (năm 2016: số lượt người được tư vấn, GTVL gấp hơn 1,53 lần so với số người nộp hồ sơ hưởng BHTN và gấp hơn 1,55 lần tổng số người được hưởng TCTN; năm 2017: số lượt người được tư vấn, GTVL gấp hơn 1,64 lần so với số người nộp hồ sơ hưởng BHTN và gấp hơn 1,66 lần tổng số người được hưởng TCTN). Nguyên nhân là do quy định mới của Luật Việc làm cho phép bất kỳ NLĐ đang tham gia BHTN nào cũng được tư vấn, GTVL trong mọi trường hợp bị chấm dứt HĐLĐ/ HĐLV và có nhu cầu tìm kiếm việc làm, thay cho quy định cũ chỉ áp dụng đối với những NLĐ đủ điều kiện hưởng TCTN.

Hiện nay, các Trung tâm DVVL, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều hình thức tư vấn phù hợp với NLĐ: tư vấn trực tiếp, tư vấn trực tuyến qua mạng Internet, thư điện tử, các công cụ giao tiếp trên mạng máy tính (Yahoo, Skype,…), tổng đài tư vấn... Nguồn dữ liệu việc làm được Trung tâm DVVL lấy từ các doanh nghiệp, NSDLĐ đến đăng ký tuyển dụng tại trung tâm, sàn giao dịch việc làm, đăng ký trực tuyến trên website, sau đó thống kê và lập bảng danh sách việc làm trống để giới thiệu đến NLĐ.

c. Chế độ hỗ trợ học nghề

Giai đoạn 2010-2017 có tổng số 124.098 lượt người được hỗ trợ học nghề trong tổng số 11.954.740 người tham gia BHTN (chiếm tỷ lệ 1,04 %) và trong tổng số 9.645.437 người thất nghiệp (chiếm tỷ lệ 1,29 %). Riêng hai năm 2016 và 2017,

số người có quyết định hỗ trợ học nghề là cao nhất của cả giai đoạn (năm 2016:

28.537 lượt người được hỗ trợ học nghề, chiếm 0,26 % tổng số người tham gia BHTN và 2,57 % tổng số người thất nghiệp; năm 2017: 34.723 lượt người được hỗ trợ học nghề, chiếm 0,29 % tổng số người tham gia BHTN và 2,83 % tổng số người thất nghiệp) (biểu đồ 3.4).

2017

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ lao động mất việc làm được hỗ trợ học nghề trong tổng số người thất nghiệp và người tham gia BHTN giai đoạn 2010-2017

(Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê)

Công tác hỗ trợ học nghề đã có những chuyển biến tích cực sau khi Quyết định 77/2014/QĐ-TTg được ban hành, đặc biệt số người được hỗ trợ học nghề tăng nhanh tại một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tuy nhiên, tại nhiều vùng, số người được hỗ trợ học nghề chưa nhiều (Tây Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ).

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, những ngành nghề NLĐ đăng ký học nhiều là tin học văn phòng, ẩm thực và thẩm mỹ, sửa chữa máy vi tính, điện dân dụng, điện công nghiệp, thiết kế quảng cáo, lái xe,... Số người được hỗ trợ học nghề tăng nhưng vẫn còn thấp do các nguyên nhân như: (1) Đa số lao động thất nghiệp là lao động phổ thông, đời sống khó khăn không có nguồn dự trữ hoặc hỗ trợ khác nên khi bị mất việc NLĐ chỉ quan tâm đến việc hưởng TCTN, họ dành thời gian tìm các công việc khác để duy trì cuộc sống rồi mới tính đến việc học nghề. Một số công ty ở các khu công nghiệp khi tuyển dụng chủ yếu là tuyển lao động phổ thông nên NLĐ có thể kiếm được việc làm mới ngay sau khi mất việc mà không cần học nghề khác; (2) NLĐ nghỉ việc có xu hướng chuyển về địa phương mình để tìm việc làm mới nhằm giảm chi phí sinh hoạt, hợp lý hóa gia đình nên không có nhu cầu học nghề; (3) Xu hướng nghỉ việc về làm nông nghiệp hoặc tự tạo việc làm (mở tạp hóa,

buôn bán nhỏ,...); (4) Một bộ phận lao động lớn tuổi, vì lý do sức khỏe hay trở về quê làm nông nghiệp hoặc nội trợ nên không có nhu cầu học nghề; (5) NLĐ ít có cơ hội lựa chọn nghề vì các danh mục nghề đào tạo của cơ sở dạy nghề chưa phong phú, nghề đào tạo lạc hậu, mức phí đào tạo cao. Cơ sở dạy nghề không tiếp nhận do chiêu sinh không đủ, NLĐ đăng ký học nghề nhưng không đi học.

d. Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ là một chế độ mới được bổ sung có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 của chính sách BHTN theo Điều 42 Luật Việc làm. Đây là một chế độ hỗ trợ NLĐ thông qua NSDLĐ để phòng ngừa nguy cơ thất nghiệp cho NLĐ tham gia BHTN trong trường hợp NSDLĐ gặp khó khăn có nguy cơ cắt giảm lao động. Theo báo cáo của các địa phương, trong ba năm quy định này được thực thi (2015-2017), không có NSDLĐ hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ (bảng 3.5).

e. Chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Ngoài 4 chế độ trên, NLĐ đang hưởng TCTN được hưởng chế độ BHYT. Giai đoạn 2010-2017, 100% NLĐ đang hưởng TCTN đều được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT theo đúng quy định hiện hành (bảng 3.7), tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ có thẻ khám chữa bệnh và sớm trở lại TTLĐ.

Có thể khái quát kết quả thực hiện BHTN giai đoạn 2009-2017 như bảng 3.9.

Bảng 3.9: Kết quả bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2009-2017

Đơn vị tính: người, lượt người


Năm


Số người thất nghiệp

Số người tham gia BHTN

Số lượt người được hưởng TCTN, BHYT

Số lượt người được

tư vấn, GTVL

Số lượt người được

hỗ trợ học nghề

Số lượt người được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng,

nâng cao trình độ kỹ năng nghề

2009

1.430.338

5.993.300

Chưa có NLĐ đủ điều kiện hưởng

Chưa thực hiện

2010

1.451.316

7.206.163

156.765

125.562

270

Chưa thực hiện

2011

1.141.044

7.968.231

289.181

215.498

1.036

Chưa thực hiện

2012

1.026.021

8.269.552

421.048

342.145

4.763

Chưa thực hiện

2013

1.160.754

8.676.081

454.839

397.338

10.610

Chưa thực hiện

2014

1.128.708

9.213.302

514.853

457.273

19.796

Chưa thực hiện

2015

1.257.832

10.308.180

526.309

463.859

24.363

0

2016

1.252.242

11.061.562

586.254

910.448

28.537

0

2017

1.227.520

11.954.740

671.789

1.113.934

34.723

0

Tổng cộng

3.621.038

4.026.057

124.098

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 12

(Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê)

Đánh giá chung về hiệu quả bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam:‌

Có thể thấy rằng, từ khi có BHTN, một bộ phận NLĐ mất việc làm đã có được sự hỗ trợ cần thiết trong quá trình tìm kiếm việc làm mới của họ: được hỗ trợ một phần thu nhập từ số tiền TCTN (3.621.038 lượt người, chiếm 37,54% số người thất nghiệp), được hỗ trợ tư vấn, GTVL (4.026.057 lượt người, chiếm 41,74% số người thất nghiệp) và được hỗ trợ học nghề (124.098 lượt người, chiếm 1,29% số người thất nghiệp). Tuy BHTN chỉ mới giúp khắc phục, hạn chế hậu quả của thất nghiệp, không có bằng chứng cho thấy BHTN giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, nhưng thông qua các hoạt động hỗ trợ tư vấn, GTVL, BHTN góp phần làm tăng tỷ lệ giải quyết việc làm. Thông qua các hoạt động đào tạo nghề cho NLĐ tham gia BHTN bị mất việc làm, BHTN góp phần làm tăng chất lượng nguồn nhân lực.

3.2 Phân tích thực trạng thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2009-2017

3.2.1 Quá trình xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

3.2.1.1 Ở Trung ương

Ngày 29/6/2006, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã nhất trí thông qua Luật BHXH, trong đó có một chương riêng về BHTN. Sự kiện này đánh dấu thời điểm chính sách BHTN lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.

Để hướng dẫn thực thi chính sách BHTN theo quy định của Luật BHXH, ngày 12/12/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật BHXH về BHTN.

Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành các văn bản: Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP về BHTN; Quyết định số 1199/QĐ-LĐTBXH ngày 22/9/2009 về việc thành lập BHTN- đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Việc làm; Công văn số 4002/LĐTBXH-VL ngày 22/10/2009 về việc triển khai thực hiện chính sách BHTN đến các địa phương.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ ngành liên quan cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc thực thi chính sách BHTN: Bộ Tài chính ban hành Thông tư 96/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 hướng

dẫn chế độ tài chính đối với quỹ BHTN; Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 113/2009/TT-BQP ngày 7/12/2009 hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ về BHTN trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn triển khai chính sách BHTN trên thực tế, đã có một số vấn đề bất cập nảy sinh. Để phù hợp hơn với tình hình thực tế, một số quy định đã được điều chỉnh. Cụ thể là:

- Ngày 16/10/2009, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư 34/2009/TT- BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 04/2009/TTBLĐTBXH mới được ban hành ngày 22/01/2009. Điểm mới của Thông tư này là chuyển toàn bộ trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng BHTN, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ BHTN từ Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện sang Trung tâm DVVL thuộc Sở LĐ-TB&XH.

- Ngày 25/10/2010, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư 32/2010/TT- BLĐTBXH thay thế Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư 34/2009/TT- BLĐTBXH. Thông từ này có một số quy định mới thuận lợi hơn cho NLĐ: (1) Được tính tròn tháng đóng BHTN khi NLĐ đã thực hiện HĐLĐ hoặc HĐLV ít nhất 01 ngày trong tháng đó, đồng thời NSDLĐ và NLĐ đã thực hiện trách nhiệm đóng BHTN; (2) Trường hợp tạm dừng hưởng TCTN hàng tháng do NLĐ không trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hoặc bị tạm giam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì NLĐ vẫn được hưởng TCTN của cả tháng đó; (3) Quy định rõ hơn về cách xác định NLĐ có việc làm, bị chấm dứt hưởng TCTN; về các lý do NLĐ được coi là không chính đáng để từ chối nhận việc làm do Trung tâm DVVL giới thiệu; quy định rõ về trường hợp NLĐ bị chấm dứt hưởng TCTN khi được hưởng lương hưu; về các trường hợp có nhu cầu chuyển nơi nhận TCTN;

(4) Quy định các trường hợp đặc biệt được kéo dài thời hạn đăng ký thất nghiệp sau ngày hết hạn đăng ký thất nghiệp; (5) Thay đổi mức hỗ trợ học nghề cho NLĐ đang hưởng TCTN bằng mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp thay cho mức chi phí học nghề ngắn hạn được quy định trước đây.

Sau khi những quy định mới được thực thi, một số vấn đề thực tế lại tiếp tục nảy sinh liên quan đến thời hạn đăng ký thất nghiệp, mức hỗ trợ học nghề, trách nhiệm của các bên liên quan. Do đó, quy định về BHTN lại có sự điều chỉnh lần thứ hai. Cụ thể:

- Ngày 21/11/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN. Theo Nghị định này, để đảm bảo thời gian hợp lý cho NLĐ thực hiện quyền lợi BHTN của mình, Chính phủ đã tăng thêm thời hạn đăng ký thất nghiệp cho họ từ 7 ngày làm việc trước đây lên 03 tháng kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV nếu NLĐ chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng TCTN thì NLĐ thực hiện đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động. Nghị định cũng đã sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của NLĐ và NSDLĐ về BHTN; điều chỉnh mức hỗ trợ học nghề tùy theo mức chi phí học nghề của từng nghề thay vì chỉ bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn như trước đây và thời gian hỗ trợ cũng được quy định tùy theo từng nghề nhưng tối đa không quá sáu tháng.

Bên cạnh đó, Chính phủ quy định khi nộp hồ sơ hưởng BHTN, ngoài đơn đề nghị hưởng BHTN, bản sao HĐLĐ, HĐLV đã hết hạn... như quy định cũ, NLĐ phải xuất trình Sổ BHXH hoặc bản xác nhận của cơ quan BHXH về việc đóng BHTN. Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH hoặc tạm hoãn thực hiện giao kết HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN.

Ngoài ra, Nghị định này còn quy định chặt chẽ hơn về thời hạn giải quyết thủ tục đối với cơ quan lao động và cơ quan bảo hiểm, từ đăng ký thất nghiệp, tiếp nhận, xem xét, giải quyết chế độ trợ cấp, chi trả trợ cấp, hỗ trợ học nghề.

- Ngày 01/03/2013, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư số 04/2013/TT- BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH để phù hợp với quy định mới của Chính phủ về chính sách BHTN tại Nghị định 100/2012/NĐ-CP. Thông tư đã sửa đổi hệ thống mẫu bảng và hướng dẫn cụ thể các điểm mới theo Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH.

Sau hơn 4 năm đi vào cuộc sống, xét thấy BHTN còn hạn chế trong việc thực hiện đúng chức năng và vai trò là chính sách bảo đảm về việc làm toàn diện cho NLĐ, ngày 16/4/2013, Chính phủ đã có Tờ trình số 153/TTr-CP về Dự án Luật việc làm gửi Quốc hội, trong đó nêu lên sự cần thiết phải ban hành Luật Việc làm, trong đó có quy định một chương riêng về BHTN. Tờ trình nêu rõ: “Các quy định hiện

hành về BHTN mới chỉ dừng ở việc hỗ trợ NLĐ sau khi họ bị mất việc làm mà chưa có chính sách duy trì việc làm, ngăn ngừa, hạn chế thất nghiệp. Việc thực hiện chính sách BHTN hiện hành cũng đang bộc lộ một số hạn chế về đối tượng, điều kiện, tổ chức thực hiện,… cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, mở rộng đối tượng để chính sách BHTN thật sự phát huy được vai trò đảm bảo việc làm bền vững, hạn chế thất nghiệp cũng như giúp người thất nghiệp sớm tìm được việc làm”.

Ngày 16/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã chính thức thông qua Luật Việc làm số 38/2013/QH13, trong đó quy định một chương riêng về BHTN (chương VI). Các nội dung về BHTN quy định tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Luật Việc làm có hiệu lực thi hành (01/01/2015). Đây là lần thứ ba quy định về BHTN ở Việt Nam tiếp tục có sự điều chỉnh.

Nhìn chung, những quy định hiện hành về BHTN trong Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những điểm mới và cơ bản khắc phục một số điểm bất hợp lý quy định tại Luật BHXH trước đây như: mở rộng cho nhiều đối tượng NLĐ hơn; có bổ sung thêm chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ thông qua NSDLĐ; quy trình, thủ tục đơn giản hơn; bỏ chế độ hưởng trợ cấp một lần để bảo lưu thời gian đóng BHTN cho những lần hưởng tiếp theo; giảm thủ tục hành chính như: bỏ đăng ký thất nghiệp và NLĐ có thể nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN ở tất cả Trung tâm DVVL tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi NLĐ muốn nhận TCTN, bổ sung các trường hợp được miễn không phải thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong một thời gian ngắn (2009 đến nay), các quy định về BHTN đã có nhiều thay đổi, mà thay đổi quan trọng nhất được đánh dấu bằng sự ra đời của Luật Việc làm năm 2013, trong đó BHTN được quy định một chương riêng, thay thế quy định về BHTN trước đó tại Luật BHXH. Sự điều chỉnh các quy định về BHTN từ Luật BHXH sang Luật Việc làm, đánh dấu sự thay đổi cơ bản về nhận thức của Việt Nam về chính sách BHTN: BHTN không đơn thuần chỉ là chính sách bảo hiểm, mà còn là một trong những chính sách cấu thành chính sách việc làm, đồng thời, việc thực hiện chính sách BHTN phải gắn kết chặt chẽ với các chính sách việc làm khác.

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí