Giải Pháp 4: Đổi Tên Gọi “Bảo Hiểm Thất Nghiệp” Thành "bảo Hiểm Việc Làm"

Do đó, rất cần thiết phải điều chỉnh nhiệm vụ giữa hai ngành cho hợp lý để giảm khối lượng công việc cho các cơ quan và giảm thời gian chờ đợi của NLĐ. Theo đó, cần chuyển chức năng tổ chức chi trả trợ cấp BHTN của cơ quan BHXH cấp tỉnh cho Trung tâm DVVL, thay vào đó, cơ quan BHXH cấp tỉnh sẽ chỉ tập trung vào công tác quản lý thu, chi quỹ. Điều này có nghĩa, thay vì BHXH thực hiện chi trả theo quyết định cho từng NLĐ như hiện nay, tổ chức BHXH cấp tỉnh chỉ cần thực hiện việc ủy thác chi TCTN cho Trung tâm DVVL bằng cách chuyển khoản số tiền chi trợ cấp BHTN cho Trung tâm DVVL theo dự toán hàng tháng của Trung tâm được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH duyệt. Cuối tháng, hai cơ quan sẽ thực hiện việc quyết toán trên số liệu chi thực tế và tiếp tục như vậy cho các tháng tiếp theo. Làm được như vậy, quy trình chi trả TCTN sẽ được rút ngắn do không còn chờ sự phối hợp giữa hai cơ quan trong việc xác minh NLĐ có đến nhận kết quả hay không. Việc chi trả TCTN sẽ tập trung vào một đầu mối là Trung tâm DVVL, có thể được tiến hành ngay khi NLĐ đến nhận quyết định, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ từ khâu nộp hồ sơ, nhận quyết định TCTN, nhận BHYT, nhận tiền trợ cấp (qua ATM hoặc tiền mặt), thông báo việc làm, tránh phải đi nhiều cơ quan.

Ngoài ra, để tập trung vào hoạt động quản lý quỹ, giảm tải các công việc sự vụ cho ngành BHXH, cần đẩy mạnh các hoạt động ủy thác thu hoặc thu hộ BHTN cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình tiếp nhận, chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Từng bước mã hóa, số hóa quy trình giải quyết chế độ BHTN, đồng bộ với quá trình cải cách hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 về quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009.

Bên cạnh đó, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nghiệp vụ quản lý liên quan đến BHTN, tiến hành thực hiện các giao dịch thông qua hình thức trực tuyến (sử dụng sổ BHXH điện tử, chốt sổ trực tuyến bằng chữ ký số chuyên dùng …) để rút ngắn thời gian chốt số cho NLĐ; tăng cường các hoạt động giao dịch gián tiếp (trực tuyến hoặc qua bưu điện) trong các khâu của quy

trình: nộp hồ sơ, cung cấp thông tin hưởng TCTN, cung cấp thông tin tìm kiếm việc làm, ... để thuận tiện hơn cho NLĐ thất nghiệp.

Để thực hiện giải pháp này, Bộ LĐ-TB&XH cần chủ động tham mưu Chính phủ sửa đổi quy định của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 về chức năng của tổ chức BHXH, Trung tâm DVVL; tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, từ đó, triển khai và đẩy mạnh các hoạt động giao dịch điện tử trong thẩm định, duyệt hồ sơ, tiếp nhận, xử lý, giải quyết hồ sơ; đồng thời, tiến hành rà soát các TTHC hiện hành được công bố trên trang cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh cải cách TTHC trong lĩnh vực BHTN.

4.3.4 Giải pháp 4: Đổi tên gọi “Bảo hiểm thất nghiệp” thành "Bảo hiểm việc làm"

Mục tiêu của giải pháp này là nhằm hoàn thiện tên gọi của chính sách, để phản ánh đúng bản chất của chính sách BHTN.

Đối tượng thực sự của chính sách BHTN là NLĐ và mục đích cuối cùng của chính sách là tạo điều kiện để NLĐ được đảm bảo việc làm. Do đó, tên gọi "bảo hiểm việc làm" phản ánh đúng bản chất của chính sách BHTN mà Việt Nam đang thực hiện hiện nay, cũng phù hợp với các khuyến nghị của ILO về đối tượng hưởng lợi của BHTN trong các Công ước C044, C102 và C168.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Việc đổi tên này trên thế giới đã từng có tiền lệ. Đó là trường hợp của Canada vào năm 1996 như trình bày ở mục 2.6.1.1 trên đây.

Để thực hiện giải pháp này, Chính phủ cần nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi tên gọi của chính sách trong Luật Việc làm.

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 22

Kết luận chương 4

Ở chương 4, để có cơ sở xây dựng quan điểm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030- thời điểm cả nước thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày thống nhất đất nước và 45 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, tác giả đã tiến hành phác họa bối cảnh Việt Nam và dự báo những tác động đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp đến năm 2030, tìm hiểu quan điểm phát triển bảo hiểm thất nghiệp của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tiến hành dự báo lực lượng lao động, số người thất nghiệp, số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp và số người

được hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030, từ đó, dự báo xu hướng phát triển thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp đến năm 2030.

Trên cơ sở các quan điểm này, tác giả đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam theo hướng “tăng cường hơn nữa tính hiệu lực, công bằng, phù hợp, công khai, minh bạch và hiện đại”. Mỗi giải pháp đều được gắn với mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện cụ thể, giải quyết tất cả các vấn đề bất cập được nêu ra ở chương 3.

PHẦN KẾT LUẬN

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách góp phần đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Tuy mới đi vào cuộc sống hơn 10 năm nhưng nó đã có tác động trực tiếp, thiết thực tới người lao động, người sử dụng lao động, được người lao động, người sử dụng lao động đón nhận một cách tích cực. Tuy nhiên, thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn một số bất cập trên thực tế.

Với 4 chương, luận án “Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” đã nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam từ khi triển khai đến nay, từ đó đưa ra hệ thống quan điểm, giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Các kết quả đã đạt được gồm:

Về mặt lý luận, luận án đã nghiên cứu, hệ thống cơ sở khoa học về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, trong đó kế thừa, bổ sung, phát triển quan niệm về bảo hiểm thất nghiệp, quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp; các nội dung cơ bản, vai trò của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp.

Về mặt thực tiễn, luận án đạt được những kết quả sau đây:

- Luận án góp phần làm sâu sắc thêm kinh nghiệm của các nước về bảo hiểm thất nghiệp và rút ra những giá trị có thể vận dụng để hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.

- Luận án đã đưa ra những nhận xét quan trọng về những đóng góp của chính sách bảo hiểm thất nghiệptrong việc ngăn ngừa, khắc phục, hạn chế tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam.

- Luận án đã đưa ra những đánh giá có cơ sở về những thành công, bất cập của thực trạng thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam từ khi triển khai chính sách đến nay.

- Luận án đã mô tả tương lai trong hơn 10 năm đến về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, có tính đến các tác động có thể có từ bối cảnh hiện tại, nhất là từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Luận án đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tương lai, đưa chính sách bảo hiểm thất nghiệp ngày càng đến được với người lao động thực sự có nhu cầu, nguyện vọng, giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, từ đó, góp phần ổn định xã hội và phát triển đất nước.

Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận án góp phần hệ thống cơ sở khoa học của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp một cách đầy đủ và toàn diện theo cách tiếp cận của khoa học quản lý công, đồng thời cũng góp phần hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam thông qua hệ thống các giải pháp đồng bộ, khả thi, giải quyết tất cả các bất cập đã nêu ở chương 3, trong đó, từng giải pháp được phân tích một cách logic, chặt chẽ và trình bày theo 3 nội dung: mục tiêu của giải pháp, nội dung của giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu lực, công bằng, phù hợp, công khai, minh bạch và hiện đại đáp ứng yêu cầu, hạn chế sự tác động tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, nhất là yêu cầu và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã nhận được nhiều ý kiến góp ý có giá trị của các nhà khoa học, đặc biệt là những đánh giá của các nhà khoa học trong Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện. Với tinh thần hết sức cầu thị, tác giả đã nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh sửa để luận án được hoàn thiện hơn.

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ sở đào tạo, cơ quan công tác, tập thể nhà khoa học hướng dẫn, các Hội đồng bảo vệ đề cương chi tiết, Hội đồng bảo vệ tổng quan nghiên cứu, Hội đồng bảo vệ các chuyên đề tiến sĩ, Hội đồng bảo vệ luận án cấp cơ sở, Hội đồng bảo vệ luận án cấp Học viện, các cơ quan liên quan (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam), các chuyên gia (bà Phạm Thị Hồng Huệ, ông Trần Dũng Hà), người lao động tham gia khảo sát trực tuyến, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án.

Trân trọng./.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Lương Minh Việt- Trương Thị Thu Hiền (2013), “Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra và giải pháp”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 214, tr. 36-40.

2. Lương Minh Việt- Trương Thị Thu Hiền (2014), "Công tác tiếp nhận, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 219, tr. 92-94,113

3. Trương Thị Thu Hiền (2016), "Đánh giá kết quả 7 năm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp", Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 245, tr 71-73.

4. Trương Thị Thu Hiền (2016), “Tổ chức bộ máy thực hiện BHTN ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 251, tr 44-47.

5. Trương Thị Thu Hiền (2017), “Xây dựng, quản lý, lưu trữ và tổ chức thu thập hệ thống chỉ tiêu thống kê trong quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 546, tr 22-24,46.

6. Trương Thị Thu Hiền (2017), “Hướng mở rộng đối tượng tham gia chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 558, tr 12- 13, 63.

7. Trương Thị Thu Hiền (2017), “Đảm bảo nguồn lực vật chất và tài chính trong Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 8 (117), tr 53-57.

8. Trương Thị Thu Hiền (2017), “Những hạn chế và kiến nghị hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 21 (349), kỳ 1- Tháng 11/2017, tr 35-41.

9. Trương Thị Thu Hiền (2018), “Hoàn thiện quy định thu, chi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 264 (1/2018), tr 81-84.

10. Trương Thị Thu Hiền (2018), “Mở rộng độ bao phủ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 2 (123), tr 32-35.

11. Trương Thị Thu Hiền (2018), “Hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 4 (125), tr 1-5.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Huy Ban (2004), Nghiên cứu những nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại- vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam, chuyên đề nghiên cứu khoa học, BHXH Việt Nam, Hà Nội.

2. Hoàng Cảnh (2010), “Bước đầu triển khai bảo hiểm thất nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Lao động và Xã hội, (389), tr. 24-25.

3. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2012), Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Cảnh Chất biên dịch (2005): Hành chính công và Quản lý hiệu quả chính phủ, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.

5. Phùng Thị Cẩm Châu (2013), Hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

6. Lê Chí (2012), “Sau 3 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Thuận”, Lao động và Xã hội, (437), tr. 20-21.

7. Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Thị Thu Huyền, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud (2010), TTLĐ và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian khủng hoảng và phục hồi 2007-2009- Một số nét chủ yếu từ cuộc Điều tra Lao động và Việc làm, Dự án TCTK/IRD-DIAL phối hợp giữa Tổng cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp.

8. Nguyễn Văn Chiều (2013), Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9. Phạm Đức Chính (2005), "Vấn đề thất nghiệp và sự cần thiết phải ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam", Nghiên cứu Kinh tế, (325), tr 3-31.

10. Đặng Anh Duệ (2003), “Để xây dựng và thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”, Hội thảo khoa học Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an sinh xã hội, Bộ Tài chính.

11. Đỗ Thị Dung (2012), “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp sau 3 năm thực hiện ở Việt Nam”, Luật học, (9), tr. 3-10.

12. Phạm Đỗ Dũng (2009), “Bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam và vai trò trong việc góp phần đảm bảo an sinh xã hội”, Thông tin và Dự báo Kinh tế -Xã hội, (47), tr.25-28.

13. Phạm Đỗ Dũng (2010), “Bảo hiểm thất nghiệp sau gần hai năm thực hiện - Thực trạng và giải pháp”, Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, (59), tr. 27-30.

14. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học Kỹ thuật (xuất bản lần thứ 11), Hà Nội.

15. Đặng Quang Điều (2009), “Tham gia bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động”, Lao động và xã hội, (355), tr. 11-12.

16. Phạm Thị Định, Nguyễn Văn Định (2012), Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Định (2000), Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Định (2008), Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, chuyên đề nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Định (2008), “Vấn đề bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”,

Lao động và xã hội, (343), tr. 58-60.

20. Nguyễn Quang Đồng (2016), Khu vực phi chính thức- Nhìn từ góc độ lao động,

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày 26/3/2016

21. Điều Bá Được, “Xung quanh vấn đề thu, chi bảo hiểm thất nghiệp”, Lao động và xã hội, (406), tr. 23-24, 56.

22. Nguyễn Thị Hải Đường (2009), “Nhu cầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”, Lao động và xã hội, (355), tr. 8-10.

23. Bùi Thị Thanh Hà (2006), “Về chính sách trợ cấp thất nghiệp”, Xã hội học, (4), tr. 73-82.

24. Nguyễn Hữu Hải, Nguyễn Thị Huệ, Hoàng Nguyệt Ánh (2014), Giáo trình Đại cương Quản lý nhà nước, NXB Tài Nguyên và Môi trường, Hà Nội.

25. Nguyễn Hữu Hải (2015), Cơ sở lý luận và thực tiễn về Hành chính nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (sách chuyên khảo)

26. Nguyễn Minh Hải (2009), "Một số nội dung cơ bản của chính sách bảo hiểm

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí