Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Cấu Thành Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay

3.2.1.2 Ở địa phương

Việc ban hành hướng dẫn văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện BHTN trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc TW đều được tiến hành kịp thời: Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của TW, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW ban hành các chỉ thị, kế hoạch, công văn chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành liên quan tổ chức thực thi chính sách BHTN tại địa phương. Trên cơ sở đó, các sở, ngành liên quan, trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành văn bản hướng dẫn, thống nhất quy trình thực hiện và xây dựng quy chế phối hợp để tổ chức thực thi BHTN. Các quy trình, quy chế này thường xuyên được sửa đổi, bổ sung ở địa phương cho phù hợp với sự thay đổi chính sách của TW cũng như hơn với đòi hỏi của thực tiễn triển khai chính sách.

Chẳng hạn tại Thành phố Hồ Chí Minh, một trong số ít các địa phương có TTLĐ sôi động và số người thất nghiệp đề nghị hưởng BHTN nhiều nhất cả nước, việc hướng dẫn văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện BHTN trên địa bàn hết sức quyết liệt ngay từ những năm đầu triển khai BHTN: UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành các văn bản: Kế hoạch số 2046/KH-UBND ngày 11/5/2009 triển khai Luật BHXH về BHTN tại TP. Hồ Chí Minh; Công văn số 85/UBND-VX ngày 11/01/2010 chỉ đạo các sở, ngành có liên quan như Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh, UBND quận, huyện, BHXH TP. Hồ Chí Minh cùng phối hợp triển khai thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 25/2011/CT-UBND ngày 01/08/2011 của UBND TP. Hồ Chí Minh về tăng cường thực hiện Luật BHXH và Luật BHYT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; Sở LĐ-TB&XH ban hành các văn bản: công văn số 8921/SLĐTBXH-LĐ ngày 16/11/2009 hướng dẫn quy trình thực hiện các chế độ BHTN đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và NLĐ thuộc đối tượng thực hiện BHTN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; công văn số 6503/SLĐTBXH-LĐ ngày 30/5/2013 về việc thông báo tình hình sử dụng lao động trên địa bàn thành phố; đồng thời phối hợp với BHXH TP. Hồ Chí Minh xây dựng và ban hàng Quy chế phối hợp liên ngành LĐTBXH- BHXH TP về việc triển khai chính sách BHTN; Sở Nội vụ ban hành công văn số 1424/SNV-CCVC ngày 11/11/2009 hướng dẫn về đối tượng tham gia BHTN.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của UBND và Sở LĐ-TB&XH, Trung tâm DVVL TP. Hồ Chí Minh xây dựng quy trình tiếp nhận đăng ký và giải quyết chế độ BHTN; BHXH TP. Hồ Chí Minh ban hành Hướng dẫn số 1643/HD-BHXH ngày 15/6/2009 về thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. xây dựng quy trình thu- chi quỹ BHTN; Trung tâm DVVL TP. Hồ Chí Minh và BHXH TP. Hồ Chí Minh phối hợp xây dựng quy trình phối hợp chi trả các chế độ BHTN cho NLĐ.

3.2.2 Hệ thống văn bản pháp luật cấu thành thể chế quản lý nhà nước về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Hệ thống văn bản pháp luật cấu thành nên thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam hiện nay bao gồm:

Một là, hệ thống văn bản mang tính định hướng, chiến lược liên quan đến an sinh xã hội nói chung và Bảo hiểm thất nghiệp nói riêng:

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) [187].

- Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 [187].

- Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII [187].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020 [156].

- Nghị quyết 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 15/NQ/TW về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020 [184].

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 13

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012- 2020 [158].

- Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 20/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 [202].

- Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững [204].

- Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội [157].

- Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội [185].

Hai là, Hệ thống các văn bản pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các cơ quan thuộc bộ máy Quản lý nhà nước về Bảo hiểm thất nghiệp:

- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 16/11/2013 [197].

- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 [177].

- Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia BHTN [200].

- Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN [201].

- Quyết định số 15/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/4/2016 về mức chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT giai đoạn 2016- 2018 [203].

- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN [179].

- Nghị định số 21/2016/NĐ- CP ngày 31/3/2016 quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH [181].

- Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ Quỹ BHXH, BHYT, BHTN [182].

- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số điều Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN [165].

- Thông tư số 139/2015/TT-BQP ngày 16/12/2015 của Bộ Quốc phòng hướng

dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN trong Bộ Quốc phòng [167].

- Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN [169].

- Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25/3/2016 của liên Bộ LĐ-TB&XH- Quốc phòng- Công an hướng dẫn thực hiện Khoản 6 Điều 32 của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN về việc thông báo biến động lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an [166].

Ba là, Hệ thống các văn bản quy định chế độ công vụ, công chức:

- Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 [190].

- Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 [194].

- Luật Thi đua- Khen thưởng số 15/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung mộtsố điều theo Luật số 47/2005/QH11, Luật số 32/2009/QH12 và Luật số

39/2013/QH13.

Bốn là, Hệ thống các văn bản quy định về tài phán hành chính nhằm giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp đối với công dân, người lao động, người sử dụng lao động:

- Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13.

- Luật Tố cáo số 03/2011/QH13.

- Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13.

- Luật Thanh tra số 56/2010/QH12.

- Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 12/2017/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH12.

- Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13.

Năm là, Hệ thống các thủ tục hành chính về Bảo hiểm thất nghiệp: gồm 11 TTHC do Bộ LĐ-TB&XH xây dựng, ban hành và công khai trên Cổng thông tin cơ sở dữ liệu Quốc gia về Thủ tục hành chính (http://csdl.thutuchanhchinh.vn), từ mã

số B-BLD-286073-TT đến mã số B-BLD-286083-TT.

3.2.3 Nội dung chủ yếu của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam hiện nay bao gồm rất nhiều nội dung, trong đó có 7 nội dung chủ yếu, gồm:

3.2.3.1 Quy định về hình thức tham gia, đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp

- Hình thức tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Chỉ có một hình thức tham gia BHTN duy nhất là bắt buộc.

- Về đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng áp dụng BHTN là NLĐ làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV không xác định thời hạn; HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (trừ người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người giúp việc gia đình) trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLV hoặc HĐLĐ.

3.2.3.2 Quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Có 4 chế độ mà NLĐ tham gia BHTN được hưởng khi đủ điều kiện, gồm: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, GTVL; hỗ trợ học nghề và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho NLĐ. Nội dung các chế độ bảo hiểm thất nghiệp như phụ lục 2.

Ngoài bốn chế độ trên, người đang hưởng TCTN được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT do tổ chức BHXH đóng BHYT cho người đang hưởng TCTN từ Quỹ BHTN.

3.2.3.3 Quy định về tổ chức bộ máy, nhân sự quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp

a. Quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp

Từ ngày 01/01/2009, chính sách BHTN chính thức được thực thi ở Việt

Nam. Thời gian này, bộ máy tổ chức tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN được thực hiện thông qua Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện theo quy định tại Thông tư số 04/2009/TTBLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH ban hành ngày 22/01/2009.

Đến tháng 10/2009, toàn bộ trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng BHTN, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ BHTN được chuyển từ Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện sang Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, thành phố trực thuộc TW (nay là Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, thành phố trực thuộc TW) thuộc Sở LĐ-TB&XH theo quy định tại Thông tư 34/2009/TT- BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 04/2009/TTBLĐTBXH. Và hiện nay, trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ BHTN thuộc về Trung tâm DVVL tỉnh, thành phố trực thuộc TW).

Hiện nay, theo quy định của Luật Việc làm, Chính phủ thống nhất QLNN về BHTN; Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về BHTN; Bộ Tài chính phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH trong quản lý thu- chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHTN; BHXH Việt Nam được giao chức năng thực hiện quản lý sự nghiệp thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ BHTN; Trung tâm DVVL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW được giao chức năng tiếp nhận, giải quyết các chế độ BHTN cho người thất nghiệp.

Tổ chức bộ máy QLNN về BHTN được tổ chức như phụ lục 3. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan QLNN về BHTN được quy định như phụ lục 4.

b. Quy định về tổ chức nhân sự quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp

Nhân sự QLNN về BHTN ở Việt Nam là cán bộ, công chức hiện đang công tác tại các cơ quan, đơn vị được giao chức năng QLNN về BHTN, họ được bố trí ngay trong chính các cơ quan QLNN về BHTN, trong đó, mỗi người được phân công một phần nhiệm vụ QLNN về BHTN mà cơ quan đó được giao. Việc tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về BHTN được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước tại Luật cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Thi đua- Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về chế độ tiền lương: Đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về BHTN được hưởng mức tiền lương hiện hành theo chế độ tiền

lương theo ngạch bậc đối với cán bộ, công chức do Nhà nước quy định, được tính bằng hệ số lương theo bảng lương nhà nước (cộng phụ cấp chức vụ, nếu có) nhân với mức lương cơ sở do nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

3.2.3.4 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

- Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam: là cơ quan giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của BHXH Việt Nam về BHTN và tư vấn về chính sách BHTN, gồm đại diện lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định. Hội đồng có Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm. Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại mục 5, Điều 3, Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam [178].

- BHXH Việt Nam: là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, chịu sự QLNN của Bộ LĐ-TB&XH về BHTN; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với quỹ BHTN; được giao chức năng tổ chức thu, chi BHTN; quản lý và sử dụng quỹ BHTN; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHTN; Trình Thủ tướng Chính phủ đề án bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHTN sau khi được Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua; tổ chức thực hiện chiến lược, các kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt [178]. BHXH Việt Nam gồm: BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an và BHXH Ban Cơ yếu chính phủ.

- Trung tâm DVVL tỉnh, thành phố trực thuộc TW: là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố trực thuộc TW, có chức năng: tổ chức tiếp nhận hồ sơ hưởng BHTN, xem xét và thực hiện thủ tục giải quyết chế độ BHTN; tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTN; tổ chức tư vấn, GTVL, tổ chức dạy nghề phù hợp cho người đủ điều kiện hỗ trợ từ quỹ BHTN; lưu trữ hồ sơ của NLĐ hưởng BHTN; thực hiện chế độ báo cáo về BHTN.

- Các cơ sở dạy nghề: có trách nhiệm tổ chức thực hiện dạy nghề cho người thất nghiệp theo yêu cầu của Sở LĐ-TB&XH.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân thực hiện BHTN; tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHTN theo quy định của pháp luật.

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, NSDLĐ và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. VCCI là tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính. Liên quan đến thực hiện BHTN, VCCI có chức năng đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và NSDLĐ ở Việt Nam với các nhiệm vụ: Tổ chức lấy ý kiến, tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tham mưu cho Nhà nước các vấn đề về pháp luật BHTN; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật BHTN.

- Người lao động: khi thuộc diện tham gia BHTN bắt buộc, NLĐ là đối tượng QLNN về BHTN. NLĐ có các quyền: Nhận sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận đầy đủ về việc đóng BHTN khi chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV; được hưởng các chế độ BHTN theo quy định khi đủ điều kiện; được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng TCTN, nhận quyết định hưởng TCTN theo quy định ; được yêu cầu NSDLĐ cung cấp thông tin về việc đóng BHTN; yêu cầu Trung tâm DVVL, tổ chức BHXH cung cấp thông tin liên quan đến BHTN ; được khiếu nại, tố cáo về BHTN theo quy định của pháp luật. NLĐ có các nghĩa vụ: đóng BHTN đủ và đúng theo quy định; thực hiện đúng quy định về việc tham gia BHTN, bảo quản, sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định; trong trường hợp đang đóng BHTN, nghỉ việc rồi có việc làm mới, phải thông báo với NSDLĐ kế tiếp để tiếp tục tham gia BHTN theo quy định; nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN, hỗ trợ học nghề theo quy định tại Trung tâm DVVL khi có nhu cầu ; thực hiện các giao dịch với Trung tâm DVVL theo đúng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024