3.500.000 có 4 người tham gia, các mức từ 3.550.000 trở lên có 5 người tham gia. Trong khi đó các mức thu nhập từ 4,5 triệu trở xuống số lượng lựa chọn tham gia ở mức cao là rất ít và hạn chế (Xem bảng 3.3).
Bảng 3.3. Tương quan giữa thu nhập và lựa chọn mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động
Nhóm thu nhập của NLĐ | Tổng | |||||
Dưới 2,5 triệu đồng | Từ 2,5 đến dưới 3,5 triệu đồng | Từ 3,5 đến 4,5 triệu đồng | Trên 4,5 triệu đồng | |||
Mức 700.000 - 1.000.000 đồng | Số người | 11 | 18 | 10 | 13 | 52 |
% | 21,2 | 34,6 | 19,2 | 25,0 | 100,0 | |
Mức 1.050.000 - 1.500.000 | Số người | 9 | 19 | 25 | 22 | 75 |
% | 12,0 | 25,3 | 33,3 | 29,3 | 100,0 | |
Mức 1.550.000 - 2.000.000 đồng | Số người | 3 | 7 | 11 | 22 | 43 |
% | 7,0 | 16,3 | 25,6 | 51,2 | 100,0 | |
Mức 2.050.000 - 2.500.000 đồng | Số người | 1 | 2 | 2 | 3 | 8 |
% | 12,5 | 25,0 | 25,0 | 37,5 | 100,0 | |
Mức 2.550.000 - 3.000.000 đồng | Số người | 0 | 0 | 1 | 3 | 4 |
% | 0,0 | 0,0 | 25,0 | 75,0 | 100,0 | |
Mức 3.050.000 - 3.500.000 đồng | Số người | 1 | 0 | 1 | 4 | 6 |
% | 16,7 | 0,0 | 16,7 | 66,7 | 100,0 | |
Mức 3.550.000 - 4.000.000 đồng | Số người | 0 | 3 | 2 | 2 | 7 |
% | 0,0 | 42,9 | 28,6 | 28,6 | 100,0 | |
Mức 4.050.000 - 4.500.000 đồng | Số người | 0 | 0 | 1 | 1 | 2 |
% | 0,0 | 0,0 | 50,0 | 50,0 | 100,0 | |
Mức 4.550.000 - 5.000.000 đồng | Số người | 0 | 0 | 0 | 2 | 2 |
% | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 100,0 | 100,0 | |
Mức 5.050.000 đồng trở lên | Số người | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 |
% | 100,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 100,0 | |
Tổng | Số người | 26 | 49 | 53 | 72 | 200 |
% | 13,0 | 24,5 | 26,5 | 36,0 | 100,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Trọng Người Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Giai Đoạn (2016 – 2019)
- Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Của Người Lao Động
- Ảnh Hưởng Của Giới Tính Người Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Tương Quan Giữa Đánh Giá Về Sự Hợp Lý Mức Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Với Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 13
- Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 14
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020)
Mặt khác ta thấy, nếu NLĐ có thu nhập thấp thì việc tham gia BHXHTN là rất khó đối với họ. Kết quả cho thấy, với nhóm thu nhập trên 4,5 triệu thì họ có khả năng tham gia BHXHTN chiếm đa số với 72 người tham gia, chiếm 36,0%. Nhóm có thu nhập từ 3,5 đến 4,5 triệu là 53 người chiếm 26,5%. Số lượng và tỷ lệ tham gia có xu hướng thấp dần khi thu nhập của NLĐ ở mức thu nhập thấp, tương ứng là 49 người chiếm 26,5% ở nhóm thu nhập từ 2,5 đến dưới 3,5 triệu. Thấp nhất là nhóm dưới 2,5 triệu với 26 người chiếm 13,0%. Như vậy, NLĐ có thu nhập thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia BHXHTN, nguồn tài chính không đảm bảo thì NLĐ khó có thể lựa chọn tham gia BHXHTN“Bây giờ mình chưa có điều kiện mình chưa đóng, sau này điều kiện cho phép thì đóng để đỡ đi một gánh nặng cho mình và gia đình khi về già” (PVS, nữ, 47 tuổi, chưa tham gia BHXHTN), NLĐ khác cũng cho rằng “Chưa có ý tưởng vì chưa có tiền” (PVS, nữ, 36 tuổi, chưa tham gia BHXHTN).
Ta có thể kết luận, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn mức đóng và tham gia BHXHTN của NLĐ. NLĐ có nhóm thu nhập cao thì họ sẽ có cơ hội tham gia nhiều hơn và mức đóng có xu hướng cao hơn với những người có thu nhập thấp. Ngược lại, với những nhóm có thu nhập thấp thì khả năng tham gia BHXHTN của họ sẽ bị hạn chế lớn.
3.2. Ảnh hưởng nhận thức, hiểu biết của người lao động về bảo hiểm xã hội tự nguyện
3.2.1. Ảnh hưởng của nhận thức
Nhận thức, hiểu biết về sự cần thiết của BHXHTN có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia BHXHTN của NLĐ. Nhìn vào (bảng 3.4) cho thấy, trong tổng số 200 người được hỏi thì nhận thức về sự cần thiết của BHXHTN có sự phân hóa rõ rệt.
Chỉ có 44 NLĐ cho rằng BHXHTN là rất cần thiết đối với họ, trong khi đó có tận 155 NLĐ cho rằng BHXHTN là cần thiết và 01 người cho rằng không cần thiết.
Bảng 3.4. Tương quan giữa nhận thức về sự cần thiết với mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức đóng BHXHTN (đồng) | Nhận thức về sự cần thiết BHXHTN | ||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | |||||
Số người | % | Số người | % | Số người | % | ||
1 | Mức 700.000 - 1.000.000 | 14 | 31,8 | 38 | 24,5 | 0 | 0,0 |
2 | Mức 1.050.000 - 1.500.000 | 17 | 38,6 | 57 | 36,8 | 1 | 100,0 |
3 | Mức 1.550.000 - 2.000.000 | 7 | 15,9 | 36 | 23,2 | 0 | 0,0 |
4 | Mức 2.050.000 - 2.500.000 | 3 | 6,8 | 5 | 3,2 | 0 | 0,0 |
5 | Mức 2.550.000 - 3.000.000 | 1 | 2,3 | 3 | 1,9 | 0 | 0,0 |
6 | Mức 3.050.000 - 3.500.000 | 1 | 2,3 | 5 | 3,2 | 0 | 0,0 |
7 | Mức 3.550.000 - 4.000.000 | 0 | 0,0 | 7 | 4,5 | 0 | 0,0 |
8 | Mức 4.050.000 - 4.500.000 | 0 | 0,0 | 2 | 1,3 | 0 | 0,0 |
9 | Mức 4.550.000 - 5.000.000 | 1 | 2,3 | 1 | 0,6 | 0 | 0,0 |
10 | Mức 5.050.000 trở lên | 0 | 0,0 | 1 | 0,6 | 0 | 0,0 |
11 | Tổng | 44 | 100,0 | 155 | 100,0 | 1 | 100,0 |
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020)
Bên cạnh đó, khi so sánh, phân tích tương quan giữa nhận thức về sự cần thiết với mức đóng BHXHTN ta thấy cũng có sự phân hóa rõ rệt giữa các mức đóng với sự cần thiết. Ở nhận thức về BHXHTN là “Rất cần thiết” ta thấy, với mức đóng từ 700.000 – 1.000.000 thì có 14 người cho rằng là rất cần thiết (chiếm 31,8%), số lượng này cao hơn ở mức 1.050.000 – 1.500.000 có 17 người cho rằng là rất cần thiết (chiếm 38,6%). Mức từ 1.550.000 – 2.000.000 có xu hướng cho rằng BHXHTN là rất cần thiết chiếm số lượng thấp dần với 7 người
lựa chọn (chiếm 15,9%). Các mức từ 2.050.000 trở lên đánh giá sự rất cần thiết của BHXHTN chiếm số lượng, tỷ lệ rất thấp và mờ nhạt.
Ở nhận thức về BHXHTN là “Cần thiết” ta thấy có sự khác biệt lớn. Với mức đóng từ 700.000 – 1.000.000 thì có 38 NLĐ cho rằng BHXHTN là cần thiết (chiếm 24,5%), số lượng này cao nhất ở mức 1.050.000 – 1.500.000 với 57 người (chiếm 36,8%). Mức 1.550.000 – 2.000.000 cũng có số lượng và tỷ lệ khá cao NLĐ cho rằng BHXHTN là cần thiết với 36 người (chiếm 23,2%), các mức còn lại từ 2.050.000 trở lên có nhận thức về sự cần thiết của BHXHTN có xu hướng thấp dần.
Như vậy ta thấy, nhận thức giữa sự cần thiết với các mức đóng BHXH tự nguyện của NLĐ có sự khác biệt khá rõ rệt trong nhận thức với các mức đóng BHXHTN và tập trung chủ yếu ở nhận thức về BHXHTN là “Cần thiết” ở các mức đóng từ 700.000 – 2.000.000 chiếm đa số. Như tác giả đã trình bày ở chương 1, BHXHTN có vai trò rất quan trọng, rất cần thiết góp phần đảm bảo ASXH cho NLĐ. Việc nhận thức của NLĐ tập trung đa số cho rằng BHXHTN là “Cần thiết” thôi thì chưa đủ. Với nội dung này, chúng ta cần tích cực công tác tuyên truyền những lợi ích, ý nghĩa của việc tham gia BHXHTN để NLĐ nhận thức rõ ràng hơn.
3.2.2. Ảnh hưởng của hiểu biết
Để thu hút đông đảo NLĐ tham gia BHXHTN, đầu tiên là phải để cho NLĐ hiểu biết đầy đủ và rõ ràng về quyền, lợi ích mà BHXHTN đem lại cho cuộc sống của NLĐ. Nói cách khác, để cho NLĐ tham gia BHXHTN thì trước hết phải làm cho NLĐ hiểu biết đầy đủ về chính sách BHXHTN. Trên thực tế, mặc dù NLĐ đang tham gia BHXHTN nhưng phần lớn NLĐ vẫn thiếu thông tin nên chưa hiểu biết rõ về chính sách BHXHTN.
60.0%
50.5%
50.0%
48.0%
40.0%
30.0%
20.0%
10.0%
1.5%
0.0%
Biết rất rõ
Biết nhưng chưa rõ
Không biết
Biểu đồ 3.2. Hiểu biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020)
Theo kết quả điều tra cho thấy, có đa số NLĐ đang tham gia BHXHTN họ đã biết đến BHXHTN nhưng chưa được rõ ràng và đầy đủ, một phần là hoàn toàn không biết. Kết quả chỉ rõ, có 50,5% NLĐ đã biết đến chính sách BHXHTN nhưng chưa rõ ràng và 1,5% là không biết nhưng thấy người khác tham gia là mình cũng tham gia (biểu đồ 3.2).
Như vậy, phần lớn NLĐ đang tham gia BHXHTN ở huyện Đoan Hùng họ vẫn thiếu những thông tin, hiểu biết cần thiết về chính sách BHXHTN. Do vậy mà đa số NLĐ đã biết đến chính sách BHXHTN nhưng chưa được rõ, chưa được đầy đủ và một phần là hoàn toàn không biết. Để tìm hiểu sâu quan điểm, hiểu biết của NLĐ về BHXHTN tác giả tiến hành PVS NLĐ đang tham gia BHXHTN. Kết quả PVS cho thấy, NLĐ vẫn chưa hiểu biết được đầy đủ về chế độ, chính sách của BHXHTN “Thành thật mà nói là chị chưa hiểu hết đâu, tràn man lắm. Trải qua 2 buổi hội nghị tuyên truyền chính sách BHXHTN, một buổi nghe ở hội trường xã năm ngoái và một buổi vừa hôm qua đi tập huấn ở huyện nữa chị mới hiểu phần nào thôi em ạ, chưa được đầy đủ và rõ ràng lắm” (PVS, nữ, 37 tuổi, đang tham gia BHXHTN). Như vậy ta thấy, đây là lỗ hổng quá lớn về mức độ hiểu biết của NLĐ. Khi NLĐ bỏ tiền ra để tham gia BHXHTN nhằm phục vụ lợi ích cho cuộc sống của chính NLĐ, vậy mà NLĐ vẫn chưa hiểu rõ về chính sách của BHXHTN đem lại cho NLĐ. Nguyên nhân này là lỗi của công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
pháp luật về BHXHTN đối với NLĐ còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tuy nhiên, bên cạnh những người biết chưa rõ và không biết thì có 48,0% người trả lời cho thấy họ đã biết rất rõ về chính sách BHXHTN.
Đối với những người đang tham gia BHXHTN mà có đến 52,0% gồm (biết nhưng chưa rõ 50,5% và không biết 1,5%) thì những NLĐ chưa tham gia BHXHTN thì họ có hiểu biết như thế nào về BHXHTN. Khi tiến hành PVS NLĐ chưa tham gia BHXHTN thì họ cho rằng họ chưa hiểu, chưa biết gì về BHXHTN. NLĐ cho biết“Cô chịu, cô chưa hiểu biết gì về BHXHTN đâu. Cô chưa nghe nói bao giờ, phải được tuyên truyền, phải đi dự tập huấn mới biết được chứ. Nếu được tuyên truyền mà hiễu rõ rồi thì cô sẽ tham gia, bây giờ chưa hiểu, chưa nắm bắt được gì thì cô chưa tham gia” (PVS, nữ, 47 tuổi, chưa tham gia BHXHTN). Như vậy ta thấy, với nhóm NLĐ chưa tham gia BHXHTN là do họ không nắm được thông tin, họ chưa hiểu biết về BHXHTN nên họ chưa tham gia. Ngược lại, với những NLĐ đang tham gia BHXHTN thì đa số họ đã biết đến BHXHTN nhưng chưa rõ ràng và đầy đủ, một phần là hoàn toàn không biết.
Chính vì vậy, ta có thể kết luận: Đa số NLĐ ở huyện Đoan Hùng còn chưa hiểu biết đầy đủ và chưa nắm được chính sách BHXHTN. Đây là một hạn chế, nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc tham gia BHXHTN của NLĐ. Để cho NLĐ biết rõ về BHXHTN để họ hứng thú tham gia thì cần phải làm tốt công tác truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật về BHXHTN. Phải làm cho NLĐ hiểu rõ ràng và đầy đủ về quyền, lợi ích khi tham gia BHXHTN từ đó mơi thu hút được NLĐ tham gia BHXHTN.
3.3. Ảnh hưởng của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
3.3.1. Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Như đã nói, BHXHBB có 5 chế độ hưởng bao gồm (ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất) thì BHXHTN chỉ có 2 chế độ hưởng đó là (hưu trí và tử tuất). Như vậy, khi so sánh ta thấy rất rõ sự khác biệt, không tương xứng. Khi tìm hiểu đánh giá của NLĐ về phạm vi
được hưởng, đa số NLĐ đều cho rằng, phạm vi, chế độ được hưởng của BHXHTN hiện nay là ít và rất ít.
Biểu đồ 3.3. Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020) Kết quả điều tra chỉ rõ, có 49,0% cho rằng chế độ được hưởng của BHXHTN là ít và 8,5% cho rằng chế độ được hưởng là rất ít. Bên cạnh đó có
42,5% NLĐ cho là chế độ được hưởng như hiện tại là hợp lý đối với họ, và họ
hoàn toàn thỏa mãn khi có hai chế độ là hưu trí và tử tuất (Biểu đồ 3.3). Để tìm hiểu sâu hơn những suy nghĩ của NLĐ, tác giả tiến hành đặt câu hỏi PVS đối với NLĐ đang tham gia BHXHTN, họ cho rằng “Chị thấy chế độ được hưởng của BHXHTN là ít em ạ. Cùng là tiền đóng vào giữa NLĐ tự do và người làm trong các công ty, doanh nghiệp… lại có sự chênh về chế độ chị thấy không công bằng lắm” (PVS, nữ, 37 tuổi, đang tham gia BHXHTN).
Nhìn chung một cách toàn diện, là người nghiên cứu tôi hoàn toàn đồng tình ý kiến cho rằng, chế độ được hưởng của BHXHTN như hiện nay là ít. Đây không phải là ý kiến chủ quan của cá nhân người nghiên cứu, mà dựa trên kết quả điều tra, khảo sát đã chỉ rõ được nhân tố này. Cũng không chỉ riêng nghiên cứu này, mà các nghiên cứu khác trước tôi cũng đều chỉ ra nhân tố này. Đặc biệt, những nghiên cứu phạm vi của ngành BHXH cũng đã nhìn nhận được phạm vi hưởng của BHXHTN là ít thông qua điều tra, đánh giá NLĐ. Đơn cử như nghiên cứu của tác giả Phạm Thanh Tùng (2017) đã chỉ rõ “Qua điều tra, khảo sát cho thấy một nguyên nhân nữa dẫn đến NLĐ chưa tham gia BHXHTN là do chế độ hưởng ít, với 63,4% người được điều tra
mong muốn được hưởng nhiều hơn 2 chế độ là hưu trí, tử tuất như hiện nay của chính sách BHXHTN” [40, tr.34].
Như vậy, chế độ hưởng của BHXHTN như hiện nay là ít và chưa hợp lý đối với mong muốn của NLĐ ở huyện Đoan Hùng. Để NLĐ tham gia BHXHTN nhiều hơn thì cần phải có cơ chế, chính sách mở rộng chế độ hưởng của loại hình BHXH này.
Vậy NLĐ ở huyện Đoan Hùng có mong muốn như thế nào? Kết quả điều tra chỉ rõ, đa số NLĐ ở huyện Đoan Hùng có mong muốn cần mở rộng chế độ hưởng BHXHTN sang các chế độ khác nữa ngoài 2 chế độ hưu trí và tử tuất như hiện nay.
Biều đồ 3.4. Mong muốn của người lao động
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020)
Biểu đồ 3.4 cho thấy, có 85,5% NLĐ cho rằng cần phải mở rộng chế độ hưởng BHXHTN sang các chế độ khác. Như hiện nay, chế độ được hưởng là ít, chưa phù hợp với mong muốn của NLĐ. Cũng có 14,5% NLĐ cho rằng chế độ được hưởng như hiên nay là phù hợp với họ và không cần mở rộng sang các chế độ khác. Kết quả ở (biểu đồ 3.3) cho thấy có tới 42,5% cho rằng chế độ hưởng hiện nay là hợp lý, nhưng khi xem xét nhu cầu thì đa số thường là mong muốn cần mở rộng thêm chế độ hưởng “Chị thấy chế độ hưởng hiện nay ít quá, cần mở rộng sang các chế độ khác nữa. Như chị đang tham gia không được chế độ gì ngoài 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Cần mở rộng thêm chế độ thai sản… chẳng hạn” (PVS, nữ, 28 tuổi, đang tham gia BHXHTN).