Ảnh Hưởng Của Giới Tính Người Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện


Tiểu kết chương 2

Ở chương 2 tác giả đã tiến hành mô tả thực trạng tham gia BHXHTN của NLĐ ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy: Số lượng người tham gia BHXHTN hằng năm có xu hướng tăng lên nhưng tỷ lệ tham gia vẫn còn rất nhỏ bé so với số người trong độ tuổi lao động thuộc diện tham gia. Thời gian tham gia BHXHTN của NLĐ còn ngắn. Mức thu nhập lựa chọn đóng thường ở các mức thu nhập thấp, điều đó phản ánh một phần thu nhập của NLĐ. Phương thức đóng thường tập trung chủ yếu ở các mốc thời gian 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng/1 lần đóng, các phương thức còn lại ít NLĐ lựa chọn đóng, do các yếu tố liên quan tới thời gian, tần suất thu nhập của NLĐ. Đối tượng tham gia BHXHTN trong gia đình chủ yếu là người vợ, người chồng cũng có xu hướng tham gia khá đông, tỷ lệ số lượng cả chồng, vợ và con tham gia BHXHTN trong các hộ gia đình ở huyện Đoan Hùng còn khá khiêm tốn. Việc xác định mục đích, lợi ích khi tham gia BHXHTN của NLĐ tương đối rõ ràng, tuy nhiên vẫn còn khá đông NLĐ chưa xác định được đầy đủ, đúng đắn mục đích và lợi ích khi tham gia BHXHTN. Đồng thời, NLĐ cũng nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của BHXHTN đối với họ. Đa số NLĐ vẫn có thái độ, bày tỏ mong muốn tiếp tục tham gia BHXHTN.


Chương 3

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN HIỆN NAY CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Ảnh hưởng đặc điểm cá nhân người tham gia

3.1.1. Ảnh hưởng của giới tính người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Khi phân tích ảnh hưởng của giới tính người tham gia BHXHTN, tác giả muốn tìm hiểu sâu, hiểu kỹ và chính xác với mục đích là để tìm hiểu xem giới tính của người tham gia BHXHTN có ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia BHXHTN của NLĐ ở huyện Đoan Hùng, đồng thời so sánh tương quan giữa giới tính của người tham gia BHXHTN với giới tính của người tham gia BHXHBB để làm rõ hơn sự ảnh hưởng của giới tính đến việc tham gia BHXHTN của NLĐ. Tác giả tiến hành thu thập số liệu từ cơ quan BHXH huyện để tiến hành phân tích tương quan. Kết quả phân tích cho thấy, trong tổng số 974 người tham gia BHXHTN năm 2019 thì nữ có số lượng và tỷ lệ người tham gia chiếm đa số với 572 người, chiếm 58,73%. Nam có số lượng và tỷ lệ tham gia BHXHTN thấp hơn nữ (tương ứng là 402 người, chiếm 41,27%) (Xem bảng 3.1).

Bảng 3.1. Tương quan giữa giới tính với tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội

TT

Giới tính của người tham gia

Loại hình BHXH

BHXHTN

BHXHBB

Số người

%

Số người

%

1

Nam

402

41,27

2.542

29,83

2

Nữ

572

58,73

5.981

70,17

3

Tổng

974

100,0

8.523

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 10

(Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng, 2019)


Từ kết quả phân tích cho thấy, loại hình BHXHTN đã thu hút nữ giới tham gia nhiều hơn nam giới. Vậy, có những nguyên nhân nào khiến nữ giới tham gia BHXHTN nhiều hơn nam giới là do khi đủ điều kiện hưởng lương hưu thì nữ có mức hưởng lương hưu cao hơn nam, đồng thời độ tuổi đủ điều kiện để hưởng lương hưu của nữ giới bao giờ cũng sớm hơn nam giới. Nhân viên đại lý thu BHXHTN chia sẻ “Chị thấy nữ tham gia BHXHTN nhiều hơn nam. Tại vì có hai nguyên nhân: Một là, khi hưởng lương hưu thì nữ hưởng mức cao hơn nam, theo quy định khi đủ điều kiện hưởng lương hưu thì nữ được hưởng 55%, trong khi đó nam chỉ được hưởng 45%. Hai là, độ tuổi để hưởng lương hưu cũng khác nhau, nữ thì được hưởng lương hưu sớm hơn nam” (PVS, nữ, 28 tuổi, đại lý thu BHXHTN). Còn chuyên viên thu BHXHTN huyện cũng đồng tình cho rằng “Với chính sách BHXHTN thì rõ rồi, cùng đóng như nhau nhưng nữ bao giờ cũng hưởng cao hơn nam, cùng đóng 20 năm nhưng nữ họ hưởng 55% còn nam thì chỉ có 45%. Còn đối với BHXHBB thì nữ họ có thêm chế độ thai sản hưởng hẳn 06 tháng lương với 02 tháng trợ cấp, lại còn hưởng trợ cấp dưỡng sức, nam thì có được đâu. Độ tuổi để hưởng BHXH cũng là nguyên nhân khiến nữ tham gia BHXH nhiều hơn nam, nữ thì chỉ có 55 tuổi đủ điều kiện để hưởng lương hưu nhưng nam lại phải đủ 60 tuổi mới được hưởng lương hưu. (PVS, nữ, 30 tuổi, chuyên viên BHXH huyện). Bên cạnh đó có một nguyên nhân nữa khiến nữ giới tham gia BHXHTN nhiều hơn nam giới là do: Các yếu tố liên quan tới khuôn mẫu giới, phụ nữ họ thường quan tâm hơn, toan tính hơn những cái được, cái mất cho tương lai của người phụ nữ và gia đình hơn nam giới. Chính vì vậy đó cũng là nguyên nhân khiến nữ giới tham gia BHXHTN nhiều hơn nam giới “Chị thấy một nguyên nhân nữa là nữ giới là người hay phải lo tính toán nên họ cũng muốn đảm bảo cho cuộc sống gia đình sau này, nên họ đóng nhiều hơn nam, nam ít suy nghĩ những vấn đề này” (PVS, nữ, 30 tuổi, chuyên viên BHXH huyện). NLĐ đang tham gia BHXHTN cũng cho rằng “Đôi khi phụ nữ thiệt


thòi nhiều thứ nên mong muốn đóng BHXHTN để sau này có tý lương, quà bánh cũng được, khỏi phải nhờ vả rồi làm khổ các con em ạ (PVS, nữ, 37 tuổi, đang tham gia BHXHTN). Tương tự ở loại hình BHXHBB, số lượng nữ tham gia BHXHBB cũng luôn nhiều hơn nam là do chế độ hưởng của nữ có nhiều ưu việt hơn nam. Kết quả cho thấy, trong loại hình này số lượng nữ tham gia là 5.981 người, chiếm 70,17% trong khi đó nam chỉ có 2.542 người tham gia chiến 29,83%.

Như vậy, qua phân tích ta thấy dù ở loại hình BHXHBB hay BHXHTN thì nữ giới có tỷ lệ tham gia nhiều hơn nam giới là do có 3 nguyên nhân cơ bản như sau:

Một là: Mức hưởng lương hưu của nữ giới luôn cao hơn nam giới.

Hai là: Độ tuổi để hưởng lương hưu của nữ giới sớm hơn nam giới.

Ba là: Nữ giới thường tính toán, quan tâm cho tương lai của họ và gia đình hơn nam giới.

Ta có thể kết luận, giới tính của người tham gia BHXHTN có ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia, lựa chọn tham gia BHXHTN của NLĐ. Nữ giới được ưu tiên về quyền lợi, thời gian hơn nam giới, tính toán, lo toan cho bản thân và gia đình hơn nam giới, chính vì thế mà nữ giới tham gia BHXHTN, BHXHBB nhiều hơn nam giới.

3.1.2. Ảnh hưởng của tuổi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Từ kết quả thống kê tuổi của người tham gia BHXHTN tác giả đã tiến hành phân tích, so sánh giữa tuổi của người tham gia BHXHTN với tuổi của người tham gia BHXHBB. Kết quả cho thấy, tuổi của người tham gia BHXHTN tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 31- 40 tuổi với 432 người, chiếm 44,35%. Ở nhóm tuổi từ 41 – 50 tuổi cũng có số lượng người tham gia BHXHTN khá cao với 345 người, chiếm 35,42%. Ở những độ tuổi (31 – 50 tuổi) NLĐ đã nhận thức được việc tự ASXH cho chính bản thân và gia đình mình, giảm bớt gánh nặng cho con cái khi về già. Nguồn tài chính tích lũy sẽ


được NLĐ lựa chọn đóng BHXHTN để khi về già họ được hưởng lương hưu hàng tháng, được cấp thẻ BHYT… chính vì vậy, ở nhóm tuổi này NLĐ lựa chọn tham gia BHXHTN chiếm đa số (Xem bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tương quan giữa tuổi người tham gia với việc tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội‌

TT

Tuổi của người tham gia

Loại hình BHXH

BHXHTN

BHXHBB

Số người

%

Số người

%

1

Từ 20 tuổi trở xuống

0

0,0

149

1,75

2

Từ 21 – 30 tuổi

121

12,42

2.793

32,77

3

Từ 31 – 40 tuổi

432

44,35

3.455

40,54

4

Từ 41 – 50 tuổi

345

35,42

1.647

19,32

5

Trên 51 tuổi

76

7,80

479

5,62

6

Tổng

974

100,0

8.523

100,0

(Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng, 2019) Đối với nhóm tuổi từ 21 – 30 tuổi xu hướng NLĐ lựa chọn tham gia BHXHTN ở mức thấp, chỉ có 121 người tham gia với 12,42%, đa số những NLĐ trong nhóm tuổi này họ thường đi làm các công ty, doanh nghiệp… vì thế họ đã tham gia BHXHBB, một phần nhận thức của NLĐ về BHXHTN trong độ tuổi này chưa được đầy đủ nên không lựa chọn tham gia. Đối với NLĐ ở nhóm tuổi trên 51 tuổi số lượng người tham gia BHXHTN chiếm tỷ lệ thấp nhất. Bởi vì, ở nhóm tuổi này yếu tố tuổi tác rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hưởng hưu trí của NLĐ, chính vì thế nên rất ít NLĐ lựa chọn tham gia vào độ tuổi này mà chủ yếu là những người đã tham gia từ trước và những người đã tham gia BHXHBB nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu thì chuyển sang đóng tiếp BHXHTN để đợi đủ điều kiện

hưởng lương hưu, còn đối tượng NLĐ tham gia mới thì rất ít.


Đặc biệt với độ tuổi từ 20 tuổi trở xuống không có bất kỳ NLĐ nào lựa chọn tham gia BHXHTN. Luật BHXH quy định, “người tham gia BHXH tự nguyện là người từ 15 tuổi trở lên…”. Thế nhưng, điều đặc biệt ở độ tuổi này lại không có bất kỳ NLĐ nào lựa chọn tham gia BHXHTN, do trong độ tuổi này khá đông NLĐ còn đang đi học hoặc đã tham gia BHXHBB và một lý do khác nữa là nhận thức việc tham gia BHXHTN chưa đầy đủ. Để tìm hiểu sâu hơn ảnh hưởng của tuổi NLĐ đến việc tham gia BHXHTN, nhân viên đại lý thu BHXHTN chia sẻ “Trong quá trình thu BHXHTN chị thấy những người có độ tuổi khoảng từ 35 – 50 tuổi là tham gia nhiều nhất, do khi đó người ta làm được kinh tế mà thời gian tham gia đóng lại rất hợp lý, vừa đủ 20 năm. Đối với những người từ 15 – 20 tuổi thì vẫn còn là học sinh, người ta không quan tâm đâu, khi đi làm thì người ta mới tiếp cận được. Còn với những người từ 21 – 30 tuổi thì nhiều trường hợp sẽ đi làm công ty nên tham gia BHXHBB rồi, những trường hợp tham gia trên 50 tuổi thường rất ít, bởi nếu tham gia ở độ tuổi này thì thời gian hưởng sẽ muộn hơn, kinh tế phải phụ thuộc nhiều vào con cái” (PVS, nữ, 28 tuổi, đại lý thu BHXHTN).

Đối với loại hình BHXHBB, NLĐ tham gia BHXHBB cũng tập trung đa số ở độ tuổi từ 31 – 40 tuổi với 3.455 người, chiếm 40,54%. Khác với loại hình BHXHTN, ở loại hình BHXHBB độ tuổi từ 21 – 30 tuổi tham gia khá đông với 2.793 người, chiếm 32,77%. Như vậy, ở loại hình BHXHBB thì độ tuổi tham gia nhiều nhất là từ 21 – 40 tuổi, điều này cũng rễ ràng lý giải là vì đây là độ tuổi lao động phù hợp nhất để tham gia thị trường lao động, có khát vọng, xu hướng tìm kiếm việc làm để tham gia vào các QHLĐ bằng việc đi làm ở các công ty, doanh nghiệp, các đơn vị hành chính, sự nghiệp... để tạo ra thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình NLĐ.

Khi những NLĐ ở độ tuổi này đã có QHLĐ thì đương nhiên họ sẽ tham gia BHXHBB. Chính vì vậy, ở độ tuổi này NLĐ tham gia BHXHBB chiếm tỷ lệ tham gia đông nhất. Các độ tuổi còn lại số lượng người tham gia có xu


hướng giảm dần, thấp nhất là trên 51 tuổi và từ 20 tuổi trở xuống. Yếu tố tuổi tác cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia BHXHBB của NLĐ.

Như vậy ta có thể kết luận, tuổi của người tham gia có ảnh hưởng lớn đến việc tham gia BHXHTN của NLĐ. Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì việc lựa chọn tham gia BHXHTN cũng khác nhau.

3.1.3. Ảnh hưởng học vấn của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Học vấn là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới nhận thức của NLĐ về BHXHTN. Để NLĐ có nhận thức đầy đủ về BHXHTN ngoài các yếu tố liên quan tới tuyên truyền ra thì còn phụ thuộc vào học vấn của NLĐ. Học vấn của NLĐ sẽ ảnh hưởng và tác động tới nhận thức. Từ kết quả điều tra 200 người đang tham gia BHXHTN ở huyện Đoan Hùng, kết quả cho thấy: Học vấn của NLĐ tham gia BHXHTN ở Đoan Hùng đa số là những người có học vấn ở bậc trung học cơ sở (THCS) (46,0%) và trung học phổ thông (THPT) (43,0%) là chủ yếu (Xem biểu đồ 3.1).

100

90

80

70

60

92

46.0

86

43.0

50.0

45.0

40.0

35.0

30.0

50

40

30

20

10

0

25.0

20.0

15.0

Slượng

Tl

17

8.5

5

2.5

10.0

5.0

0.0

Tiu hc THCS THPT TC, CĐ, ĐH trlên


Biểu đồ 3.1. Học vấn của người lao động

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020)

Đối với những người có học vấn từ trung cấp, cao đẳng, đại học (TC, CĐ, ĐH) trở lên tham gia ít nhất với 2,5%, bởi những NLĐ có học vấn ở bậc


này là những người có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao, thường làm việc trong cách công ty, doanh nghiệp… có QHLĐ, vì vậy đa số họ tham gia BHXHBB, một tỷ lệ rất nhỏ tham gia BHXHTN thường là những NLĐ này đã từng tham gia BHXHBB nhưng phải nghỉ việc vì lý do bất khả kháng nào đó nên chuyển sang đóng tiếp BHXHTN.

Còn đối với NLĐ có học vấn ở bậc tiểu học (học vấn thấp) thì có tỷ lệ tham gia ít với 8,5%. Những NLĐ ở bậc tiểu học thường có nhận thức, hiểu biết chưa được rõ ràng do hạn chế về học vấn. Đồng thời những NLĐ có học vấn ở bậc tiểu học (học vấn thấp) cũng ảnh hưởng đến nghề nghiệp và thu nhập của NLĐ. Do vậy, những NLĐ ở bậc tiểu học tham gia BHXHTN rất ít.

Từ kết quả phân tích trình độ học vấn của NLĐ cho thấy, những người có học vấn từ THCS đến THPT có xu hướng tham gia BHXHTN nhiều hơn rất nhiều so với những NLĐ có học vấn ở bậc tiểu học (học vấn thấp). Như vậy, ta có thể kết luận học vấn có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXHTN của NLĐ. Học vấn càng cao thì nhận thức tham gia BHXHTN càng rõ ràng hơn với những người có học vấn thấp.

3.1.4. Ảnh hưởng thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia BHXHTN của NLĐ. Để tìm hiểu ảnh hưởng thu nhập của người tham gia BHXHTN, tác giả tiến hành phân tích tương quan giữa thu nhập với mức đóng BHXHTN.

Kết quả phân tích cho thấy, đối với nhóm thu nhập trên 4,5 triệu đồng họ có khả năng tham gia BHXHTN nhiều hơn với các nhóm có thu nhập thấp hơn. Đồng thời, với nhóm thu nhập trên 4,5 triệu họ thường có xu hướng lựa chọn mức đóng cao để sau này hưởng lương hưu cao.

Kết quả phân tích cho thấy, với các mức thu nhập lựa chọn đóng thì từ mức 2.050.000 – 2.500.000 ở nhóm thu nhập trên 4,5 triệu có 3 người tham gia, mức 2.550.000 - 3.000.000 cũng có 3 người tham gia, mức 3.050.000 -

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2023