Tương Quan Giữa Đánh Giá Về Sự Hợp Lý Mức Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Với Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện


Tựu chung lại, cơ bản NLĐ vẫn tha thiết, mong muốn được mở rộng chế độ hưởng nhiều hơn 2 chế độ đang có.

3.3.2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức hưởng là mức lương hưu sau khi NLĐ đã đóng đủ thời gian tham gia BHXHTN theo quy định. Kết quả điều tra cho thấy, đa số NLĐ đánh giá về mức hưởng BHXHTN hiện nay là hợp lý với 151 người. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn khá đông NLĐ cho rằng mức hưởng BHXHTN hiện nay là không hợp lý với 49 người (Xem bảng 3.5).

Bảng 3.5. Tương quan giữa đánh giá về sự hợp lý mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện


TT

Mức đóng BHXHTN (đồng)

Đánh giá về mức hưởng BHXHTN

Hợp lý

Không hợp lý

Số người

%

Số người

%

1

Mức 700.000 - 1.000.000

41

27,2

11

22,4

2

Mức 1.050.000 - 1.500.000

49

32,5

26

53,1

3

Mức 1.550.000 - 2.000.000

38

25,2

5

10,2

4

Mức 2.050.000 - 2.500.000

7

4,6

1

2,0

5

Mức 2.550.000 - 3.000.000

3

2,0

1

2,0

6

Mức 3.050.000 - 3.500.000

6

4,0

0

0,0

7

Mức 3.550.000 - 4.000.000

3

2,0

4

8,2

8

Mức 4.050.000 - 4.500.000

2

1,3

0

0,0

9

Mức 4.550.000 - 5.000.000

1

0,7

1

2,0

10

Mức 5.050.000 trở lên

1

0,7

0

0,0

11

Tổng

151

100,0

49

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 12

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020)

Khi xem xét tương quan giữa mức đóng và đánh giá về mức hưởng của BHXHTN. Kết quả điều tra cho thấy, đa số NLĐ đánh giá mức hưởng BHXHTN hiện nay đã hợp lý đối với họ và thường tập trung vào những người có mức đóng thấp chủ yếu từ (700.000 – 2.000.000). Các mức đóng cao hơn từ 2.050.000 trở lên tỷ lệ NLĐ đánh giá hợp lý có tỷ lệ thấp. Vẫn còn khá


đông NLĐ cho rằng mức hưởng BHXHTN là không hợp lý so với mức đóng và thường tập trung vào nhóm có mức đóng thấp từ (700.000 – 2.000.000). Các mức từ 2.050.000 trở lên tỷ lệ NLĐ đánh giá không hợp lý chiếm tỷ lệ không nhiều. Để tìm hiểu sâu hơn đánh giá của NLĐ về mức hưởng BHXHTN, NLĐ cho rằng “Theo chị thấy so với mức đóng thì mức hưởng BHXHTN là hơi thấp, nữ giới tham gia 20 năm đóng BHXHTN thì mới được hưởng 55% lương, nam giới là 45%. Trong quá trình tham gia 20 năm không được hưởng chế độ gì khác, chỉ khi nào đủ 20 năm thì mới được hưởng lương hưu, thẻ BHYT, chế độ tử tuất” (PVS, nữ, 28 tuổi, đang tham gia BHXHTN).

Như vậy, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc hứng thú tham gia BHXHTN. Điều đó cho thấy, chúng ta cần phải có sự thay đổi về mức hưởng BHXHTN cho phù hợp hơn với NLĐ để thu hút NLĐ tham gia BHXHTN.

3.3.3. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thời gian tham gia BHXHTN là khoảng thời gian mà NLĐ phải đóng vào quỹ BHXH đủ thời gian theo quy định. Thời gian quy định đóng BHXH là đóng đủ 20 năm theo quy định của pháp luật về BHXH. Để tìm hiểu đánh giá của NLĐ về thời gian đóng BHXHTN kết quả cho thấy: Đa số NLĐ cho rằng, thời gian đóng BHXHTN là đóng đủ 20 năm như hiện nay là hợp lý với 72,0% (Xem bảng 3.6).

Bảng 3.6. Đánh giá về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện


TT

Thời gian đóng BHXHTN

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

Hợp lý

144

72,0

2

Chưa hợp lý

56

28,0

3

Tổng

200

100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020)

Bên cạnh đó, có 28,0% cho rằng, thời gian đóng BHXHTN như hiện nay là chưa hợp lý, quá lâu. Để tìm hiểu sâu hơn, đánh giá của những người làm công tác chuyên môn về BHXH về thời gian đóng BHXHTN như hiện nay, tác giả tiến hành PVS chuyên viên thu BHXHTN, kết quả chỉ rõ “Thời gian hưởng BHXHTN so với BHXHBB là hợp lý, phải đảm bảo 20 năm vì còn


tính đến yếu tố cân đối quỹ BHXH” (PVS, nữ, 30 tuổi, chuyên viên BHXH huyện). Như vậy, thời gian tham gia BHXHTN đủ 20 năm là hợp lý. Tuy vậy, để thu hút NLĐ tham gia BHXHTN, Nhà nước cần nghiên cứu kế hoạch, lộ trình giảm bớt thời gian đóng BHXHTN để NLĐ có hứng thú hơn với loại hình BHXH này. Thực chất, kết quả chỉ rõ là có đa số người cho rằng thời gian đóng BHXHTN là hợp lý, nhưng tỷ lệ NLĐ cho rằng thời gian đóng BHXHTN là chưa hợp lý vẫn còn tỷ lệ cao với 28,0%. Thời gian tham gia BHXHTN cũng chính là nhân tố gây trở ngại tới việc tham gia BHXHTN của NLĐ “Chị thấy thời gian đóng dài em ạ. Rút ngắn thời gian lại nhưng tăng tiền đóng lên thì hơn. Đợi lâu sốt ruột, lúc trẻ khỏe một vài triệu thấy đơn giản chứ sợ lúc ốm đau, bệnh tật thì khéo lại phải nhờ con em ạ” (PVS, nữ, 37 tuổi, đang tham gia BHXHTN). Chúng ta cần quan tâm tới tỷ lệ (%) cho rằng chưa hợp lý để có định hướng, điều chỉnh và thu hút NLĐ tham gia BHXHTN cho phù hợp.

3.3.4. Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của Nhà nước

Như đã trình bày, để khuyến khích, thu hút NLĐ tham gia BHXH tự nguyện. Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ đóng BHXHTN cho NLĐ khi tham gia BHXHTN, chính sách hỗ trợ này được áp dụng kể từ ngày 01/01/2018 với quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Để đánh giá mức hỗ trợ của Nhà nước, kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ: Đa số NLĐ cho rằng mức hỗ trợ đóng BHXHTN của Nhà nước hiện nay là ở mức trung bình và thấp là chủ yếu. Cụ thể, có 74,5% NLĐ cho rằng mức hỗ trợ của Nhà nước là ở mức trung bình và có 24,0% NLĐ cho là mức hỗ trợ của Nhà nước ở mức thấp, chỉ có 1,5% cho là mức hỗ trợ của Nhà nước là ở mức cao (Xem bảng 3.7).

Khi đánh giá tương quan giữa mức hỗ trợ của Nhà nước với mức đóng BHXHTN của NLĐ cho thấy, đối với NLĐ có mức đóng từ 700.000 cho đến

2.000.000 đánh giá mức hỗ trợ của Nhà nước là trung bình và thấp là chủ yếu. Cụ thể, đối với mức đóng từ 700.000 – 1.000.000 có 39 người đánh giá là mức hỗ trợ của Nhà nước là trung bình (75,0%) và có 11 người đánh giá là mức hỗ


trợ thấp (21,2%). Với mức đóng từ 1.050.000 - 1.500.000 có 53 người đánh giá là mức hỗ trợ trung bình (70,7%) và có 22 người đánh giá là mức hỗ trợ thấp (29,3%). Với mức đóng từ 1.550.000 - 2.000.000 có 33 người đánh giá là mức hỗ trợ trung bình (76,7%) và có 10 người đánh giá là mức hỗ trợ thấp (23,3%).

Bảng 3.7. Tương quan giữa đánh giá về mức hỗ trợ của Nhà nước với mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện


TT


Mức đóng BHXHTN (đồng)

Đánh giá về mức hỗ trợ

của Nhà nước


Tổng

Cao

Trung

bình

Thấp

1

Mức 700.000 -

1.000.000

Số người

2

39

11

52

%

3,8

75,0

21,2

100,0

2

Mức 1.050.000 -

1.500.000

Số người

0

53

22

75

%

0,0

70,7

29,3

100,0

3

Mức 1.550.000 -

2.000.000

Số người

0

33

10

43

%

0,0

76,7

23,3

100,0

4

Mức 2.050.000 -

2.500.000

Số người

0

5

3

8

%

0,0

62,5

37,5

100,0

5

Mức 2.550.000 -

3.000.000

Số người

0

3

1

4

%

0,0

75,0

25,0

100,0

6

Mức 3.050.000 -

3.500.000

Số người

1

5

0

6

%

16,7

83,3

0,0

100,0

7

Mức 3.550.000 -

4.000.000

Số người

0

7

0

7

%

0,0

100,0

0,0

100,0

8

Mức 4.050.000 -

4.500.000

Số người

0

2

0

2

%

0,0

100,0

0,0

100,0

9

Mức 4.550.000 -

5.000.000

Số người

0

1

1

2

%

0,0

50,0

50,0

100,0

10

Mức 5.050.000 trở

lên

Số người

0

1

0

1

%

0,0

100,0

0,0

100,0

11

Tổng

Số người

3

149

48

200

%

1,5

74,5

24,0

100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020)


Các mức đóng còn lại vẫn đánh giá tập trung ở mức hỗ trợ trung bình và thấp với tỷ lệ không nhiều. Như vậy ta thấy, mức hỗ trợ của Nhà nước hiện nay còn chưa cao, điều đó có ảnh hưởng tới việc tham gia BHXHTN của NLĐ. Kết quả phân tích tương quan giữa đánh giá hỗ trợ của Nhà nước với mức đóng BHXHTN đã cho thấy rằng, mức hỗ trợ của Nhà nước là không cao mà mới chỉ là ở mức hỗ trợ trung bình, thấp và tập trung chủ yếu ở mức đóng từ 700.000 – 2.000.000, đây chủ yếu lại là những NLĐ có mức đóng BHXHTN thấp.

Như vậy, về cơ bản mức hỗ trợ của Nhà nước hiện nay chủ yếu mang hình thức hỗ trợ thêm cho NLĐ đóng BHXHTN, thực ra là không cao. Chia sẻ của chuyên viên thu BHXHTN huyện cho rằng “Chị thấy, mức hỗ trợ của Nhà nước chỉ mang tính chất khuyến khích để người dân thấy là không bị bỏ rơi thôi, còn thực ra không nhiều” (PVS, nữ, 30 tuổi, chuyên viên BHXH huyện). Còn NLĐ đang tham gia BHXHTN cũng cho rằng “Mức hỗ trợ của Nhà nước chị thấy vẫn còn thấp quá em ạ” (PVS, nữ, 28 tuổi, đang tham gia BHXHTN). Như vậy ta có thể kết luận, mức hỗ trợ đóng BHXHTN của Nhà nước cũng là nhân tố ảnh hưởng tới việc tham gia BHXHTN của NLĐ. Để khuyến khích NLĐ tham gia BHXHTN nhiều hơn, Nhà nước cần sớm điều chỉnh mức hỗ trợ của Nhà nước cao hơn hiện nay. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ tiền đóng BHXHTN cho NLĐ.

3.4. Ảnh hưởng của truyền thông

Tuyên truyền về BHXHTN là khâu quan trọng, có ý nghĩa rất lớn để đưa chính sách BHXHTN đến gần hơn với NLĐ, Nhân dân. Do đó, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách BHXHTN để nhiều NLĐ và Nhân dân hiểu và tham gia là rất cần thiết. Bởi, công tác tuyên truyền hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém. Nhận thức rõ được điều đó, Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH đã chỉ rõ những hạn chế, yếu kém về công tác BHXH là do: Có nguyên nhân về công tác thông tin,


tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH chưa thật sự tạo được sự tin cậy để thu hút NLĐ tham gia BHXH [1, tr.2]. Để thực hiện triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền về BHXHTN, ngày 21/11/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương thức tuyên truyền BHXH. Đây là chủ trương nhất quán cả trước mắt và lâu dài nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng tuyên truyền, góp phần quan trọng thực hiện thành công Nghị quyết số 28-NQ/TW. Công tác tuyên truyền BHXH phải làm cho đối tượng được tuyên truyền hiểu rõ quyền, lợi ích, của việc tham gia BHXH trên cơ sở nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó tạo sự đồng thuận, thay đổi hành vi nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH [38, tr.2]. Như vậy, tuyên truyền về BHXHTN có ý nghĩa rất quan trọng để NLĐ và Nhân dân hiểu được quyền lợi, vai trò, ý nghĩa của BHXHTN để họ có động cơ tham gia BHXHTN. Vậy ở Đoan Hùng, công tác tuyên truyền về BHXHTN diễn ra như thế nào? Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở Đoan Hùng trong những năm qua, ngành BHXH huyện đã nỗ lực tuyên truyền về BHXHTN bằng nhiều các hình thức khác nhau như mở các hội nghị tuyên truyền, hội thảo về BHXHTN. Phát hành tờ rơi, ấn phẩm tuyên truyền về BHXHTN, mở các hội nghị tuyên truyền về BHXHTN tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tham mưu cho UBND huyện hướng dẫn các xã, thị trấn thành lập các tổ tuyên truyền về BHXHTN, xây dựng kế hoạch triển khai công tác BHXHTN hằng năm, trong đó tập trung vào công tác tuyên truyền là trọng yếu. Nhờ sự tuyên truyền tích cực như vậy, như đã trình bày trong năm 2019 số lượng người tham gia BHXHTN tăng trưởng 161,26% so với năm 2018. Song, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Công tác tuyên truyền chưa được quan tâm chú trọng đúng mức, nội dung tuyên truyền còn dàn trải, mang tính hình thức, chưa có cách tuyên truyền hiệu quả và phù hợp với NLĐ. Đối với NLĐ đang tham gia BHXHTN thì vẫn còn đa số NLĐ chưa


hiểu biết đầy đủ về BHXHTN, dù NLĐ đang tham gia nhưng họ vẫn chưa hiểu đầy đủ về BHXHTN, đây là khoảng trống lớn nhất của khâu tuyên truyền. NLĐ cho rằng “Chị mới tham gia BHXHTN được 07 tháng, trước thì chị tham gia gói bảo hiểm nhân thọ. Chị nói thật lòng luôn, trên thực tế từ ngày chị làm chi hội trưởng chi hội phụ nữ chị mới biết đến loại bảo hiểm này. Cũng không có ai tuyên truyền gì cả đâu nên không hiểu gì nhiều cả, thực tế là chưa thực tốt đâu….Chị không biết tý nào luôn. Cách đây mấy năm phụ nữ cũng triển khai thu bảo hiểm những không ai hiểu nhiều về loại hình này nên không quan tâm” (PVS, nữ, 37 tuổi, đang tham gia BHXHTN). Còn đối với người chưa tham gia BHXHTN thì đa số NLĐ họ không nắm được chính sách này. Bởi vì, công tác tuyên truyền chưa được hiệu quả, chưa làm cho toàn bộ NLĐ trên địa bàn huyện nắm được chính sách này. Khi tìm hiểu sâu nhận thức của NLĐ họ cho rằng “Không hiểu gì luôn nhé, có ai nói gì đâu mà biết. Chị không tham gia gói bảo hiểm nào nên chị không biết nhé” (PVS, nữ, 36 tuổi, chưa tham gia BHXHTN). Quan điểm khác cũng cho rằng, họ chưa hiểu và chưa biết đến BHXHTN cho NLĐ “Cô chưa hiểu một cái gì về BHXHTN đâu. Xã, thôn làm gì có ai đến mà tuyên truyền. Chưa một lần nào tuyên truyền nên không nắm được” (PVS, nữ, 47 tuổi, chưa tham gia BHXHTN). Như vậy ta thấy, đối với NLĐ chính sách BHXHTN vẫn còn rất mơ hồ trong nhận thức của NLĐ. Bởi đa số họ chưa từng nghe nói tới chính sách này, một bộ phận NLĐ đang tham gia thì đã biết đến nhưng vẫn còn mông lung và chưa hiểu đầy đủ.

Vậy, các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương nơi đưa chính sách BHXHTN đi vào cuộc sống thì họ đánh giá như thế nào về công tác tuyên truyền chính sách BHXHTN, đưa BHXHTN đi vào cuộc sống. Người làm trong ngành BHXH huyện đánh giá, công tác tuyên truyền về BHXHTN trên địa bàn huyện trong những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu đi sát, chưa quan tâm đúng mức và chưa có các hình thức tuyên truyền phù hợp “Chị nghĩ phần lớn là công tác tuyên truyền chưa đi sâu đi sát, chưa quan


tâm đúng mức và chưa có các hình thức tuyên truyền phù hợp. Hạn chế do công tác tuyên truyền là lớn nhất, nếu như chúng ta không làm tốt công tác tuyên truyền thì người dân sẽ bị rất nhiều thiệt thòi” (PVS, nữ, 46 tuổi, Phó giám đốc BHXH huyện). Còn về chính quyền địa phương, nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXHTN cũng cho rằng, công tác tuyên truyền về BHXHTN hiện nay tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và hạn chế lớn nhất vẫn là do công tác tuyên truyền “Hằng năm UBND xã đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác BHXHTN để triển khai và thực hiện tới các khu dân cư. Xây dựng thành lập tổ tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXHTN. Nhưng thực chất công tác tuyên truyền để cho NLĐ và toàn thể Nhân dân hiểu về BHXHTN vẫn còn rất hạn chế và chưa hiệu quả. Công tác ban hành các văn bản để triển khai thì rất đầy đủ, khi triển khai tới các khu dân cư thì trững lại ở đó. Nguyên nhân là do các bác trưởng khu dân cư cũng chưa sát sao tới công tác tuyên truyền về BHXHTN, một phần do nhận thức. Ở xã thì có 6 khu dân cư, các đồng chí trưởng khu dân cư đều là các đại lý thu BHXHTN. Nhưng từ khi thành lập đại lý thu tới giờ chưa thấy bất kỳ khu dân cư nào thu được BHXHTN mà NLĐ đóng. Một nguyên nhân nữa là do hệ thống đài truyền thanh của xã thì ít và chưa có những tin bài tuyên truyền hiệu quả về BHXHTN” (PVS, nam, 36 tuổi, Phó chủ tịch UBND xã). Đại lý thu BHXHTN của xã cũng đánh giá “Ở xã mình hiện nay chính sách BHXHTN chưa được đưa sâu tới người dân. Đài truyên thành xã chưa có đưa được thông tin tới toàn thể nhân dân” (PVS, nữ, 28 tuổi, đại lý thu BHXHTN).

Thực tiễn đã khẳng định, dù triển khai bất kỳ chính sách nào thì việc làm đầu tiên là khâu tuyên truyền để cho Nhân dân và NLĐ nắm được bằng đa dạng các khâu tuyên truyền khác nhau. Mặc dù đã được triển khai đến thời điển hiện tại đã hơn 11 năm, song NLĐ ở huyện Đoan Hùng vẫn chưa hiểu và biết đến BHXHTN. Để NLĐ hứng thú và tham gia BHXHTN nhiều, tiến tới BHXH toàn dân thì các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2023