Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 14


20. Hoàng Thị Nga (2017), Giáo trình Xã hội học đại cương, Khoa xã hội học

– Trường Đại học Công Đoàn, Hà Nội.

21. Võ Năm (2017), “Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Bình Định thực trạng và giải pháp”, Đề tài khoa học cơ sở, mã đề tài CS11-16 tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định.

22. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đoan Hùng (2016), Báo cáo công tác lao động việc làm – tệ nạn xã hội năm 2016, Đoan Hùng, Phú Thọ.

23. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Đoan Hùng (2017), Báo cáo công tác lao động việc làm – tệ nạn xã hội năm 2017, Đoan Hùng, Phú Thọ.

24. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Đoan Hùng (2018), Báo cáo công tác lao động việc làm – tệ nạn xã hội năm 2018, Đoan Hùng, Phú Thọ.

25. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Đoan Hùng (2019), Báo cáo công tác lao động việc làm – tệ nạn xã hội năm 2019, Đoan Hùng, Phú Thọ.

26. Dương Thảo Phương (2014), “Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện – Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Hồ Phương (2019), “Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức trên địa bàn tỉnh Phú Yên”, Đề tài khoa học cơ sở, mã đề tài ĐTCS.005/18 tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên.

28. Trương Thị Phượng, Nguyễn Thị Hiển (2013), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên”, Tại chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Đại học Nha Trang (2), tr.181-186.


29. Phạm Thị Lan Phương (2015), “Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

30. Quốc hội (1994), Bộ luật Lao động số 35-L/CTN ngày 23/06/1994.

31. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012.

32. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đăng Công báo/số 1003+1004/Ngày 29-12-2013.

33. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, ngày 20/11/2014.

34. Quốc hội (2019), Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, ngày 20/11/2019.

35. Vũ Hào Quang (2017), Giáo trình Các lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

36. Hà Văn Sỹ (2016), “Tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

37. Hồ Sỹ Sà (2000), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.

38. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 Quyết định Phê duyệt đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội.

39. Trung tâm biên soạn từ điểm bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam 1, NXB Từ điểm Bách Khoa, Hà Nội.

40. Phạm Thanh Tùng (2017), “Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình, (5), tr.31-37.

41. Lưu Quang Tuấn (2013), “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách khuyến khích tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, nông dân có mức thu nhập thấp từ trung bình trở xuống” Đề tài khoa học cấp bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nhánh 2, Mã số CT2011 -02 -02.


42. Hoàng Thu Thủy, Bùi Hoàng Minh Thư (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân: Trường hợp địa bàn tỉnh Phú Yên”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, (4), tr.54-62.

43. Nguyễn Thị Thúy (2017), “Phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tự do”, Tạp chí công thương, http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich-thuc-trang-tham-gia-bao- hiem-xa-hoi-tu-nguyen-cua-nguoi-lao-dong-tu-do-50586.htm, truy cập ngày 04/03/2020.

44. Ủy ban nhân dân huyện Đoan Hùng (2019), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, Đoan Hùng, Phú Thọ.

45. Nguyễn Viết Vượng (2006), Giáo trình kinh tế bảo hiểm, NXB Lao động, Hà Nội.

Tiếng Anh

46. ILO (1999), “Social Security in the world”, ISBN 92-2-110736-1.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng hỏi

THAM GIA BHXHTN HIỆN NAY CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Kính thưa Ông (bà)!

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu việc tham gia BHXH tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ làm luận văn Thạc sĩ xã hội học. Kết quả của cuộc nghiên cứu này phụ thuộc rất nhiều vào những thông tin mà ông (bà) cung cấp. Tôi xin cam kết mọi thông tin ông (bà) cung cấp dưới đây chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Cách trả lời:Ông (bà) khoanh tròn (O) vào những lựa chọn phù hợp với quan điểm của ông (bà) hoặc điền câu trả lời vào khoảng trống (…..) sau mỗi câu. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào là đúng hoặc sai, tất cả các câu trả lời của ông (bà) đều có giá trị hữu ích cho nghiên cứu của tôi.

Xin cảm ơn!

PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI THAM GIA BHXHTN

1. Tuổi……………………............. 2. Giới tính: …………………………….

1. Số khẩu trong hộ………………..4.Trình độ học vấn…………………… 5. Nghề nghiệp……………………………

6. Thu nhập của ông (bà) trên/ 1 tháng là?..........................................................

PHẦN 2: THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN HIỆN NAY CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

7. Thời gian tham gia BHXH tự nguyện của ông (bà)……………...………….

8. Mức căn cứ đóng BHXH tự nguyện mà ông (bà) lựa chọn?


A. Mức 700.000 – 1.000.000

B. Mức 1.050.000 – 1.500.000

C. Mức 1.550.000 – 2.000.000

D. Mức 2.050.000 - 2.500.000

E. Mức 2.550.000 – 3.000.000

F. Mức 3.050.000 – 3.500.000

G. Mức 3.550.000 – 4.000.000

H. Mức 4.050.000 – 4.500.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 14

K. Mức 5.050.000 trở lên

I. Mức 4.550.000 – 5.000.000


A. Đóng hàng tháng

B. Đóng 3 tháng một lần

C. Đóng 6 tháng một lần

D. Đóng 12 tháng một lần

E. Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần


10. Ông (bà) cho biết trong gia đình ai là người tham gia BHXH tự nguyện?


A. Chồng

B. Vợ

C. Con

D. Cả chồng và vợ

E. Ý kiến khác (ghi rõ)…………………………………………………………

11. Mục đích tham gia BHXH tự nguyện của ông (bà) là gì?

Ông (bà) có thể lựa chọn nhiều phương án?

A. Nâng cao giá trị bản thân

B. Tiết kiệm cho tương lai

C. Được hưởng lương hưu, bảo hiểm y tế khi hết tuổi lao động

D. Mục đích khác (ghi rõ)……………………………………………………

12. Theo Ông (bà) khi tham gia BHXH tự nguyện có những lợi ích gì?

Ông (bà) có thể lựa chọn nhiều phương án?

A. Được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già

B. Được cấp thẻ BHYT trong suốt thời gian hưởng lương hưu

C. Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia

D. Lương hưu được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng

E. Được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp thu nhập của bản thân

F. Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng (10 lần lương cơ sở) và chế độ tuất khi người tham gia qua đời

13. Ông (bà) đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của BHXH tự nguyện?


A. Rất cần thiết

B. Cần thiết

C. Không cần thiết

D. Ý kiến khác (ghi rõ)…………….

14. Ông (bà) có nhu cầu tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện nữa không?


A. Tiếp tục tham gia

B. Không tham gia nữa

C. Đang lưỡng lự



14.1. Lý do tại sao ông (bà) không có nhu cầu tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện?

A. Mức đóng quá cao

B. Hỗ trợ của Nhà nước còn thấp

C. Thời gian hưởng quá lâu

D. Mức hưởng còn thấp

E. Tất cả các phương án trên


PHẦN 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BHXHTN HIỆN NAY CỦA NLĐ Ở HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

15. Ông (bà) đã hiểu biết đầy đủ về chính sách BHXH tự nguyện chưa?


A. Biết rất rõ

B. Biết nhưng chưa rõ

C. Không biết

16. Đánh giá của ông (bà) về chế độ hưởng của BHXH tự nguyện?


A. Hợp lý

B. Ít

C. Rất ít

17. Đánh giá của ông (bà) về thời gian đóng BHXH tự nguyện?


A. Hợp lý

B. Chưa hợp lý

18. Đánh giá của ông (bà) về mức hưởng BHXH tự nguyện?


A. Hợp lý

B. Không hợp lý

19. Theo ông (bà) mức hộ trợ đóng BHXH tự nguyện của Nhà nước hiện nay như thế nào?

A. Cao

B. Trung bình

C. Thấp

20. Theo ông (bà) chính sách BHXH tự nguyện hiện nay chỉ có 2 chế độ là (hưu trí và tử tuất). Vậy có nên mở rộng sang các chế độ khác không?

A. Cần mở rộng sang các chế độ khác

B. Không cần mở rộng sang các chế độ khác

21. Ông (bà) có kiến nghị, đề xuất gì với các cấp chính quyền trong việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện hiện nay (nêu rõ kiến nghị đề xuất).

…………………………………………………………………………………

Xin cảm ơn!

Phụ lục 2: Phỏng vấn sâu

1. Người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện

Câu 1: Ông (bà) tham gia BHXH tự nguyện được bao nhiêu thời gian?

Ông (bà) biết đến chính sách BHXH tự nguyện từ những kênh thông tin nào? Ông (bà) đã hiểu đầy đủ về chính sách BHXH tự nguyện chưa, cụ thể như (chế độ chính sách, thủ tục, thời gian, phương thức, mức đóng, mức hưởng) của BHXH tự nguyện.

Câu 2: Ông (bà) cho biết mục đích ông bà tham gia BHXH tự nguyện là gì? Mục đích nào quan trọng nhất. Lợi ích của BHXH tự nguyện mang lại như thế nào. Đánh giá của Ông (bà) về tầm quan trọng của chính sách BHXH tự nguyện?

Câu 3: Ông (bà) có đánh giá như thế nào về chế độ chính sách BHXH tự nguyện hiện nay, đã phù hợp chưa, nếu chưa thì chưa phù hợp ở chỗ nào? Mức đóng, mức hưởng, thời gian đóng, hưởng, hỗ trợ của nhà nước đã phù hợp chưa? Ông (bà) có kiến nghị gì không?

Câu 4: Theo ông (bà) vấn đề thu nhập có ảnh hưởng tới việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động hiện nay không?

Câu 5: Ông (bà) cho biết đánh giá của ông (bà) về việc tuyên truyền chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXH tự nguyện của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương? Theo ông (bà) cần phải làm gì để tất cả người dân nắm được chính sách BHXH tự nguyện.

2. Đại lý thu BHXH tự nguyện

Câu 1: Ông (bà) cho biết tình hình tham gia BHXH tự nguyện hiện nay của người lao động diễn ra như thế nào? Bình quân/1 tháng khoảng bao nhiêu người tham gia? Độ tuổi, thu nhập, giới tính thường thuộc vào những nhóm người nào? Có những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động?

Câu 2: Ông (bà) cho biết người tham gia BHXH tự nguyện thường lựa chọn đóng theo phương thức đóng nào, lựa chọn mức đóng nào là chủ yếu, tại sao?

Câu 3: Theo ông (bà) cần phải làm gì để người lao động biết đến chính sách BHXH tự nguyện và hứng thú tham gia loại hình BHXH này?

3. Lãnh đạo BHXH huyện, chuyên viên BHXH huyện Đoan Hùng

Câu 1: Ông (bà) cho biết tình hình tham gia BHXH tự nguyện hiện nay của huyện đang diễn ra như thế nào? Có tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện không? Nếu không tương xứng với tiềm năng phát triển theo ông (bà) là do những nguyên nhân nào? Có những nguyên nhân căn bản nào tác động trực tiếp đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động (đặc điểm cá nhân, chế độ chính sách, truyền thông về BHXH tự nguyện).

Câu 2: Ông (bà) cho biết việc tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện thu BHXH tự nguyện được thực hiện như thế nào? Quá trình tổ chức triển khai có gặp rào cản gì không?

Câu 3: Ông (bà) có đánh giá như thế nào về chế độ chính sách BHXH tự nguyện đã phù hợp chưa? Mức đóng, mức hưởng, thời gian đóng, hưởng, hỗ trợ của Nhà nước đã phù hợp chưa? Ông bà có kiến nghị gì không?

Câu 4: Trong những năm qua BHXH huyện đã có những giải pháp gì để phát triển BHXH tự nguyện? Giải pháp nào là giải pháp căn bản nhất? Giải pháp nào khó thực hiện nhất? Trong thời gian tới cần phải làm gì để nâng cao nhận thức của người lao động để họ tích cực tham gia BHXH tự nguyện.

4. Lãnh đạo UBND xã

Câu 1: Ông (bà) cho biết trong những năm qua thực hiện chính sách BHXH tự nguyện tình hình người lao động tham gia BHXH tự nguyện của xã hiện nay đang diễn ra như thế nào? Có tương xứng với tiềm năng hiện có của xã không?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2023