Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 28


M Lãi



vốn chưa thu hồi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 28

y


yM


x

0 xMX


Điểm hoà vốn cũng có thể tính cho từng năm tuỳ theo mục tiêu cần thẩm định, người ta có thể tính các loại điểm hoà vốn sau:

+ Điểm hoà vốn lý thuyết (điểm hoà vốn lãi lỗ) công thức xác định chúng như đã trình bày trên nhưng chỉ khác ở chỗ tổng định phí chỉ được tính cho một năm của đời dự án.

Công thức tính điểm hoà vốn lý thuyết tính cho một năm của đời dự án như sau:

Sản lượng tại điểm hoà vốn lý thuyết:

f

x =

p - v

Trong đó: f là định phí tính cho năm xem xét của đời dự án Doanh thu tại điểm hoà vốn lý thuyết

Oh = xp hoặc Oh

= f

p

1 - v


+ Điểm hoà vốn tiền tệ (điểm hoà vốn hiện kim) là điểm mà tại đó dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao.

Công thức xác định điểm hoà vốn tiền tệ cho một năm của đời dự án như sau:

Sản lượng tại điểm hoà vốn tiền tệ:

f - D x1 =

P - v

D là khấu hao của năm xem xét.


f là định phí tính toán cho năm xem xét của đời dự án.

Doanh thu tại điểm hoà vốn tiền tệ của năm xem xét được tính:


O = x p hoặc O

= f - D

v

ht t ht

p

1 -


+ Điểm hoà vốn trả nợ là điểm mà tại đó dự án có đủ tiền để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập.

Công thức xác định điểm hoà vốn trả nợ cho một năm của đời dự án như sau:

Sản lượng tại điểm hoà vốn trả nợ

f – D + N + T

xn =

P - v

Doanh thu tại điểm hoà vốn trả nợ được xác định:


O = x .p hoặc O

= f - D + N + T

v

hn n hn

p

1 -


Ví dụ: Một DAĐT có tổng định phí là 3.280.000.000 đồng, biến phí cho một đơn vị sản phẩm là 3.500 đồng, giá bán một đơn vị sản phẩm là

6.500 đồng.

1. Hãy xác định sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn của dự án

2. Giả sử số lượng sản phẩm sản xuất của cả đời dự án là 2.000.000 sản phẩm thì giá bán sản phẩm thấp nhất là bao nhiêu để dự án không bị lỗ vốn.

3. Hãy xác định mức lỗ và lãi của dự án khi sản xuất và tiêu thụ được:

a. 1.000.000 sản phẩm

b. 1.500.000 sản phẩm Lời giải:

1. Sản lượng hoà vốn của dự án là:

3.280.000.000

x =

6.500 – 3.500

Doanh thu hoà vốn của dự án là:

= 1.093.333 sản phẩm

Oh = 1.093.333 x 6.500 = 7.106.664.500 đồng

2. Giá bán sản phẩm thấp nhất để dự án không bị lỗ vốn đó là giá để dự


án hoà vốn khi sản xuất và tiêu thụ hết 2.000.000 sản phẩm. Nó được xác định theo phương trình sau:

3.280.000.000

2.000.000 =

p – 3.500

Từ đây suy ra p = 5.140 đồng

+ Nếu dự án sản xuất và tiêu thụ được 1.000.000 sản phẩm thì dự

án sẽ bị lỗ vốn (vì sản lượng sản xuất và tiêu thụ < sản lượng hoà vốn), mức của dự án là:

(1.000.000 – 1.093.333) (6.500 – 3.500) = - 279.999.000 đồng

Nếu dự án sản xuất và tiêu thụ được 1.500.000 sản phẩm thì dự án có lãi (sản lượng sản xuất và tiêu thụ > sản lượng hoà vốn).

Mức lãi của dự án là:

(1.500.000 – 1.093.333) (6.500 – 3.500) = 1.220.001.000 đồng

Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư

Độ an toàn về mặt tài chính của dự án là một nội dung cần xem xét trong quá trình phân tích và thẩm định tài chính của DAĐT. Nó là một căn cứ quan trọng để đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án.

Tính khả thi về tài chính của dự án được đánh giá không chỉ qua các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án như: IRR, NPV... mà còn được thực hiện thông qua việc xem xét độ an toàn về tài chính. Độ an toàn về mặt tài chính của dự án được thể hiện trên các mặt sau:

+ An toàn về nguồn vốn

+ An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ.

+ An toàn cao cho các chỉ tiêu hiệu quả tính toán (tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả dự kiến của dự án). Sự phân tích này được thực hiện thông qua phân tích độ nhạy của dự án.

+ An toàn về nguồn vốn:

Để xem xét độ an toàn về nguồn vốn của dự án cần phải chú ý đến các vấn đề sau:

Các nguồn vốn huy đồng phải được đảm bảo không chỉ đủ về số lượng


mà còn phải phù hợp về tiến độ cần bỏ vốn.

Tính đảm bảo về pháp lý và cơ sở thực tiễn của các nguồn vốn huy

động.


Xem xét các điều kiện cho vay vốn, hình thức thanh toán và trả nợ vốn. Ngoài ra, trong việc huy động vốn cần đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa vốn tự

có (bao gồm cả vốn góp cổ phần và liên doanh) và vốn đi vay (tỷ lệ này phải đảm bảo > 1)

+ An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ:

An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn được thể hiện qua việc xem xét chỉ tiêu: tỷ lệ giữa tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn (còn được gọi là tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành) = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn.

Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ lệ này phải > 1 và được xem xét cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh.

An toàn về khả năng trả nợ của dự án: Đối với dự án vay vốn để đầu tư cần phải xem xét khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và (nợ gốc và lãi) phải trả hàng năm của dự án. Việc xem xét này được thể hiện thông qua bảng cân đối thu chi và tỷ số khả năng trả nợ của dự án [18]

Tỷ số khả năng trả nợ của dự án

Nguồn nợ hàng năm của dự án

=

Nợ phải trả hàng năm (gốc và lãi)

Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm lợi nhuận (sau khi trừ thuế thu nhập), khấu hao cơ bản và lãi phải trả hàng năm.

Nợ phải trả hàng năm của dự án do người vay quyết định có thể theo mức đều đặn hàng năm hoặc có thể là trả nợ gốc đều trong một số năm, lãi trả hàng năm tính trên số vốn vay còn lại, có thể trả nợ theo mức thay đổi hàng năm...

Tỷ số khả năng trả nợ của dự án được so sánh với mức quy định chuẩn. Mức này được xác định theo từng ngành nghề. Dự án được đánh giá có khả


năng trả nợ khi tỷ số khả năng trả nợ của dự án phải đạt được mức quy định chuẩn.

Ngoài ra khả năng trả nợ của dự án còn được đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng và doanh thu tại điểm hoà vốn trả nợ.

Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu được các nhà cung cấp tín dụng cho dự án đặc biệt quan tâm và coi là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không.

* Thẩm định rủi ro của dự án: Thẩm định DAĐT vay vốn tại ngân hàng được thực hiện kỹ trước khi quyết định cho vay và mục tiêu của nó là đánh giá chính xác và trung thực khả năng thu hồi nợ khi cho vay dự án. Đánh giá khả năng xảy ra của một biến cố không chắc chắn trong các giai đoạn của dự án. Rủi ro tiềm ẩn trong mọi giai đoạn dự án. Do vậy, thẩm định đúng rủi ro sẽ tạo điều kiện thực hiện dự án đúng như đã định.

Các kỹ thuật thẩm định rủi ro thường sử dụng, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm: thẩm định độ nhay, phương pháp toán xác suất, phương pháp mô phỏng của Monte Carlo và thẩm định dự án trong trường hợp có trượt giá và lạm phát.

- Thẩm định độ nhạy của dự án: Là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ...) khi các yếu tố có liên quan chỉ tiêu đó thay đổi. Thẩm định độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan. Hay nói một cách khác, thẩm định độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó.

Thẩm định độ nhạy của dự án giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay nói một cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác thẩm định độ nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn cho những kết quả dự tính. Dự án có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt được hiệu quả khi


những yếu tố tác động đến nó thay đổi theo những chiều hướng không có lợi.

Thẩm định độ nhạy cảm của dự án được thực hiện theo các phương pháp sau:

Phương pháp 1: Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét.

Trong trường hợp này, phương pháp phân tích gồm các bước như sau:

Xác định các biến chủ yếu (những yếu tố liên quan) của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét của dự án.

+ Tăng giảm mỗi yếu tố đó theo cùng một tỷ lệ % nào đó.

+ Tính lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét.

+ Đo lượng tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố. Yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì dự án nhạy cảm với yếu tố đó. Yếu tố này cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tác động xấu, phát huy các tác động tích cực đến sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét.

Ví dụ: Ta quan sát sự thay đổi của chỉ tiêu IRR do sự thay đổi của các yếu tố vốn đầu tư ban đầu, chi phí khả biến, giá cả sản phẩm, tuổi thọ của dự án.

Kết quả tính toán thể hiện ở bảng sau:



Các yếu tố thay đổi


IRR

%thay đổi của IRR

∆IRR/IRR

- Không đổi

18,2

0

- Vốn đầu tư tăng 10%

17,5

- 3,84

- Chi phí khả biến tăng 10%

16,3

- 10,43

- Giá cả sản phẩm giảm 10%

14,5

- 20,32

- Tuổi thọ của dự án giảm 10%

(từ 10 năm xuống còn 9 năm)

17,1

- 6,04

Như vậy IRR nhạy cảm nhiều nhất với giá cả sản phẩm rồi đến chi phí khả biến. Trong quản lý dự án cần đặc biệt quan tâm đến 2 yếu tố này, cần tìm các biện pháp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.


Khi các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn nhất định theo hướng bất lợi nếu chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét vẫn đạt hiệu quả (chẳng hạn NPV > 0, IRR > r giới hạn) thì dự án xem xét được coi là có độ an toàn cao.

Ví dụ: Khi mức giá bán ra thay đổi tăng giảm 10% và 20%, chỉ tiêu NPV, IRR của một dự án được tính theo bảng sau:


Chỉ tiêu

Mức bán giá thay đổi

- 20%

- 10%

0

10%

20%

NPV (tr $)

107

741

1350

1998

2630

IRR (%)

10,5

14,8

18,1

22,03

25,4

Tỷ suất chiết khấu của dự án là 10%

Qua bảng tính trên ta thấy mặc dù giá bán ra giảm xuống 10% và 20% nhưng NPV của dự án vẫn dương và IRR của dự án vẫn đảm bảo > 10%. Dự án xem xét có độ an toàn cao cho các kết quả dự tính.

Phương pháp 2: Thẩm định ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố (trong các tình huống tốt xấu khác nhau) đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án.

Vi du: Xem xét sự thay đổi của chỉ tiêu IRR của DAĐT khi mức giá tăng giảm 10% và 20%. Chi phí khả biến cũng tăng giảm 10% và 20%. Cho biết dự án vay vốn với lãi suất 10% năm.

Kết quả tính toán được thể hiện qua bảng sau:


Mức thay đổi

giá bán

Mức biến

đổi chi phí khả biến


- 20%


- 10%


0


10%


20%

- 20%

15,2%

18,9%

22,6%

25,8%

29,1%

- 10%

13,0%

16,7%

20,4%

23,9%

27,2%

0

10,5%

14,8%

18,1%

22,03%

25,4%

10%

8,15%

12,3%

16,1%

19,7%

23,1%

20%

7,5%

9,8%

13,7%

17,5%

21,2%

Qua bảng trên cho thấy trong các tình huống tốt:


+ Giá bán tăng 10% đồng thời chi phí khả biến giảm 10% hoặc 20%.

+ Giá bán tăng 20% đồng thời chi phí khả biến giảm 10% hoặc 20%. Trong các trường hợp này IRR của dự án đạt được từ 23,9% đến

29,1%.

Trong trường hợp rủi ro, giá bán giảm và có thể xảy ra như sau:

+ Giá bán giảm 10% đồng thời chi phí khả biến giảm 10% và 20%, dự án vẫn đạt hiệu quả (IRR > 10%)

+ Giá bán giảm 20% đồng thời chi phí khả biến giảm 10% và 20%, dự án vẫn đạt hiệu quả (IRR > 10%)

Trong trường hợp rủi ro nhất: giá bán giảm 10% và 20% chi phí khả biến tăng 10% và 20% thì chỉ có một trường hợp là đạt tiêu chuẩn hiệu quả. IRR = 12,3% > 10% (khi giá giảm 10% đồng thời chi phí khả biến tăng 10%). Trong ba trường hợp còn lại (giá bán giảm 10% chi phí khả biến tăng 20%, giá bán giảm 20% chi phí khả biến tăng 10% hoặc 20%) dự án đều không đạt hiệu quả (IRR < 10%). Như vậy trong các trường hợp này, để đánh giá chính xác độ an toàn của dự án cần phải có them thông tin về xác suất dự kiến xảy ra trong các tình huống rủi ro đó.

Phương pháp 3: Cho các yếu tố có liên quan chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường, người đầu tư và quản lý dự án chấp nhận được. Mỗi một sự thay đổi ta có một phương án. Lần lượt cho các yếu tố thay đổi ta có hàng loạt các phương án. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường, của người đầu tư hoặc quản lý để lựa chọn phương án có lợi nhất.

Vi dụ: Hãy lựa chọn phương án theo chỉ tiêu điểm hoà vốn khi biết các thông tin sau đây:

+ Tổng chi phí cố định của dự án là 3.280.000.000đ

+ Biến phí của một đơn vị sản phẩm là 3.250đ

Số sản phẩm dự kiến cả đời dự án là 2.000.000 đơn vị.

Khả năng tiêu thụ của thị trường khi giá một đơn vị sản phẩm (P) khác nhau như sau:

P = 4.000 đồng: thị trường tiêu thụ 2,5 triệu sản phẩm P = 4.890 đồng: thị trường tiêu thụ 2,0 triệu sản phẩm

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí