Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên du lịch Công đoàn Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động tại Khách sạn Công đoàn Việt Nam tại Hà nội năm 2015 51

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động tại 4 Chi nhánh Hải Phòng, Quảng Ninh, Sa pa, Hòa Bình năm 2015 52

M Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của KSCĐVN tại Hà Nội giai đoạn 2013- 2015 54

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh thuộc Công ty giai đoạn 2013- 2015 55

Bảng 2.5. Hệ thống nhu cầu của người lao động tại công ty TNHH MTV du lịch Công đoàn Việt Nam 58

Bảng 2.6: Đánh giá của người lao động về phân công công việc 71

Bảng 2.7: Đánh giá của người lao động về Đánh giá thực hiện công việc 73

Bảng 3.1. Bảng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc 89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bảng 3.2. Bảng quy đổi hệ số mức độ hoàn thành công việc (Hệ số công việc)

......................................................................................................................... 91

Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên du lịch Công đoàn Việt Nam - 2

Bảng 3.3. Bảng điểm tiêu chí đánh giá hệ số tham gia lao động 93


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow 14

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức hoạt động của công ty 49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tiền lương đảm bảo sự công bằng và kích thích người lao động làm việc 62

Biều đồ 2.2. So sánh thu nhập bình quân năm 2015 63

Biểu đồ 2.3. Mức lương hiện tại đảm bảo cuộc sống của bản thân, gia đình . 64 Biểu đồ 2.4. Chế độ tiền thưởng tại công ty đem lại hiệu quả, kích thích người lao động làm việc 67

Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng của người lao động về các hoạt động đào tạo, phát triển nhân lực 75

Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng về tổ chức và phục vụ nơi làm việc 78

Biểu đồ 2.7. Bầu không khí tâm lý làm việc thuận lợi, thân thiện, thoải mái 79

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Người ta thường nói: “Sự thành hay bại đều do con người”. Từ thế kỷ VII trước công nguyên, một học giả danh tiếng đã phát biểu quan điểm nổi tiếng: “Nếu anh muốn có kết quả trong một năm thì hãy gieo hạt; Nếu anh muốn có kết quả trong mười năm thì hãy trồng cây; Nếu anh muốn có kết quả trong một đời thì hãy phát triển con người”. Điều đó muốn nói lên tầm quan trọng của yếu tố con người - nguồn nhân lực trong bất cứ tổ chức nào. Làm thế nào để phát huy hết năng lực, trí tuệ của người lao động đã trở thành câu hỏi mà tổ chức nào cũng cố gắng đi tìm câu trả lời, nhất là khi mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn trong thời đại kinh tế thị trường.

Nhà quản lý muốn đạt được mục tiêu về tăng trưởng cũng như lợi nhuận hay mọi mục tiêu khác trong tổ chức thì nhất thiết là phải tạo được động lực cho nhân viên của mình. Khi một cá nhân có động lực làm việc thì sẽ thúc đẩy họ dồn hết tâm lực cho công việc và làm việc một cách hăng say, sáng tạo, với tinh thần trách nhiệm cao để đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động. Vì vậy, tạo động lực cho nhân viên trở thành vấn đề đáng quan tâm hơn hết của mọi tổ chức.

Thực tế cho thấy, mỗi doanh nghiệp muốn phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động thì công tác tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng. Động lực lao động ví như là một đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy người lao động tích cực làm việc, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò quan trọng của tạo động lực lao động đối với sự phát triển của công ty, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên du lịch Công đoàn Việt Nam luôn coi trọng công tác tạo động lực cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Tuy nhiên, Các hoạt động tạo động lực lao động của công ty vẫn còn


tồn tại một số hạn chế, đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải quan tâm thường xuyên hơn cho phù hợp với sự thay đổi trong tình hình mới. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên du lịch Công đoàn Việt Nam” làm thạc sĩ Quản trị Nhân lực của mình, với mong muốn qua nghiên cứu, tìm hiểu, có thể đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các công cụ đãi ngộ, nâng cao hơn nữa động lực cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tạo động lực lao động là nội dung quan trọng của quản trị nhân lực, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy năng suất lao động, hiệu quả làm việc trong tổ chức. Do đó, nhiều tác giả ở Việt Nam và các nước trên thế giới đã nghiên cứu về vấn đề này. Các công trình nghiên cứu về tạo động lực lao động rất đa dạng, bao gồm các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết, các cuốn sách hay luận án tiến sỹ đã nghiên cứu liên quan đến đề tài này với nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu về tạo động lực trong và ngoài nước có thể kể đến là:

2.1. Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài.

Ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, tiêu biểu như các nghiên cứu của Abraham Harold Maslow (1943), Clayton Alderfer (1972), David Mc Clelland, Friderick Herzberg (1959)... Điểm chung của các nghiên cứu trên là các tác giả đều cho rằng: nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu tạo nên động lực thúc đẩy mọi hoạt động của con người. Từ đó các nhà nghiên cứu tập trung phân tích những nhu cầu của con người và sự thỏa mãn chúng có ảnh hưởng như thế nào đến động lực làm việc của họ. Tuy vậy, các nghiên cứu trên mới chỉ lý giải được việc thỏa mãn nhu cầu làm phát sinh động lực lao động, chứ chưa giải thích được rằng tại sao con


người lại có nhiều cách khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu và đạt được mục tiêu của họ.

Một số công trình nghiên cứu khác, xuất phát từ quá trình hình thành động lực để lý giải việc con người lựa chọn các hành vi để thỏa mãn các nhu cầu của họ như thế nào. Công trình nghiên cứu tiêu biểu của J. Stacy Adam (1965) với học thuyết về sự công bằng, cho rằng: con người trong tổ chức mong muốn được đối xử một cách công bằng, và đối xử công bằng sẽ tạo động lực cho nhân viên; Victor Vroom (1964) cho rằng: động lực làm việc phụ thuộc vào sự mong đợi của các cá nhân về khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ và về việc nhận được các phần thưởng như họ mong muốn, động lực làm việc của người lao động sẽ trở nên mạnh mẽ khi họ tin rằng một sự nỗ lực nhất định của họ sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả và phần thưởng như họ mong muốn. L. Porter và E. Lawler thì cho rằng có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của người lao động: khả năng thực hiện công việc, sự nỗ lực làm việc và sự ủng hộ của tổ chức. Nếu một trong ba yếu tố trên không được đảm bảo thì kết quả thực hiện công việc của cá nhân sẽ không đạt được như mong đợi.

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, chỉ khi sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng, thì vấn đề tạo động lực, khơi dậy tiềm năng và phát huy tính tích cực của yếu tố con người mới được quan tâm nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng và Nhà nước ta hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Từ đó đến nay, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, Luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ được thực hiện về chủ đề này.

Luận án tiến sĩ “Vai trò động lực của nhu cầu và vấn đề chủ động định hướng hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức nhu cầu”, của tác giả


Lê Thị Kim Chi (2002), đã phân tích nội dung hoạt động của con người và vai trò động lực của nhu cầu đối với phát triển kinh tế - xã hội, làm rõ các căn cứ xác định nhu cầu cấp bách hiện nay, đồng thời nêu một số giải pháp để đáp ứng những nhu cầu này nhằm phát huy vai trò động lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Luận án tiến sĩ kinh tế “Tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020” – của tác giả Vũ Thị Uyên (2008) của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã phân tích về thực trạng tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước tại Hà Nội, rút ra một số nguyên nhân cơ bản làm giảm động lực làm việc lao động như: cơ cấu của doanh nghiệp còn cồng kềnh, cách thức làm việc quan liêu và cửa quyền còn tồn tại ở một và bộ phận làm giảm khả năng phối hợp trong thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp...Điều đặc biệt là thù lao cho người quản lý chưa thỏa mãn nhu cầu và chưa mang tính cạnh tranh trên thị trường, việc thực hiện thưởng phạt chưa đảm bảo nhất quán dẫn đến triệt tiêu động lực làm việc của những người có tâm huyết với công việc.

Tiếp đến là luận án tiến sĩ: “Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An)” của tác giả Lê Đình Lý (Đại học Kinh tế Quốc dân – 2010), đã đưa ra cơ sở lý luận, thực trạng tạo động lực làm việc của cán bộ công chức, làm rõ các ưu và nhược điểm của chế độ chính sách Nhà nước hiện hành, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm tạo động lực làm việc tốt cho cán bộ công chức nói chung, cũng như cán bộ công chức cấp xã trong tình hình mới.

Qua các công trình nghiên cứu trên có thể thấy rằng các tác giả về cơ bản đã đề cập những vấn đề liên quan đến tạo động lực như khái niệm tạo động lực, các yếu tố của tạo động lực lao động như cá nhân, môi trường làm việc, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến… Tuy nhiên những công


trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu ở tầm vĩ mô, chưa có nhiều công trình nghiên cứu tạo động lực lao động cho từng doanh nghiệp cụ thể. Đặc biệt, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên du lịch Công đoàn Việt Nam. Vì vậy, sau thời gian tìm hiểu tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên du lịch Công đoàn Việt Nam, tác giả đã lựa chọn vấn đề tạo động lực lao động làm đề tài nghiên cứu của mình qua đó nhằm bổ sung và hoàn thiện kiến thức về tạo động lực lao động đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực lao động tại công ty, qua đó kích thích cán bộ, nhân viên trong công ty làm việc hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa lý luận về tạo động lực lao động trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực lao động tại Công ty TNHH MTV du lịch Công đoàn Việt Nam. Chỉ rõ những thành công và hạn chế và các nguyên nhân hạn chế trong các hoạt động tạo động lực lao động của công ty, từ đó đề xuất các giải pháp tạo động lực lao động tại Công ty trong giai đoạn tới

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu

sau:

Nghiên cứu các học thuyết, tài liệu về tạo động lực, các tác phẩm, các

công trình nghiên cứu vấn đề này, từ đó xác định các quan điểm chung và các quan điểm đặc thù của các tác giả khác nhau về tạo động lực lao động. Trên cở sở này đưa ra quan điểm riêng của tác giả về một số vấn đề lý luận cơ bản.

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong nước và thế

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí