Tình Hình Lao Động Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Du Lịch Huế Giai Đoạn 2016 – 2018

rường ĐạihọcKinhtếHu



Khóa luận tốt nghiệp Ths: Bùi Văn Chiêm


Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty cổ phần đầu tư du lịch Huế giai đoạn 2016 – 2018



Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2017/2016

2018/2017

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Tổng

176

100

179

100

181

100

3

1,7

2

1,12

Theo giới tính

Nam

84

47,7

87

48,6

87

48,1

3

3,57

0

0

Nữ

92

52,3

92

51,4

94

51,9

0

0

2

2,17

Theo trình độ

Đại học/ Trên đại học

32

18,2

35

19,6

34

18,8

3

9,4

-1

-2,9

Cao đẳng/ Trung cấp

110

62,5

111

62,0

116

64,1

1

0,9

5

4,5

Sơ cấp/ Chứng chỉ

24

13,6

24

13,4

22

12,2

0

0

-2

-9,1

Khác

10

5,7

10

5,0

9

4,9

0

0

-1

-1,1

Theo độ tuổi

Dưới 25

48

27,3

42

23,5

29

16,0

-6

-14,3

-13

-44,8

Từ 25 – 45

83

47,2

91

50,8

106

58,6

8

9,6

15

16,5

Trên 45

45

25,5

46

25,7

46

25,4

1

2,2

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại Công ty cổ phần đầu tư du lịch Huế - 6

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)


Trường ĐạihọcKinhtếHuế


Qua bảng 2.1 tình hình lao động của công ty cổ phần đầu tư du lịch Huế giai đoạn 2016 – 2018 ta nhận thấy:

Tổng số lao động qua 3 năm có sự biến động nhẹ, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 3 lao động tương ứng với 1,7%, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 2 lao động tương ứng với 1,12%. Điều này cho thấy công việc kinh doanh của công ty đang gặp thuận lợi, lượng khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại khách sạn tăng, nên mỗi năm đều tuyển thêm nhân viên (chủ yếu là ở bộ phận nhà hàng và bếp) để đảm bảo phục vụ khách hàng được tốt nhất.

Theo giới tính cho thấy tỷ trọng lao động như luôn lớn hơn tỷ trọng lao động nam, điều này cũng dễ hiểu vì công ty kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn nên cần lao động nữ nhiều hơn đặc biệt là ở các bộ phận như lễ tân, nhà hàng… Qua 3 năm ta thấy số lao động nam năm 2017 tăng 3 lao động so với năm 2016 tương ứng với 3,57%, còn năm 2018 so với năm 2017 thì số lao động nam vẫn giữ nguyên. Số lao động nữ năm 2017 so với năm 2016 vẫn giữ nguyên, còn năm 2018 so với năm 2017 thì lao động nữ đã tăng lên 2 tương ứng với 2,17%.

Theo trình độ thì ta thấy phần lớn công ty có người lao động có trình độ cao đẳng/trung cấp và tăng theo mỗi năm, năm 2016 có 110 lao động tương ứng với 62,5%, năm 2017 có 111 lao động tương ứng với 62,0%, năm 116 lao động tương ứng với 64,1%. Trình độ đại học và trên đại học thì không có sự biến động nhiều, năm 2017 tăng 3 lao động so với năm 2016 tương ứng với 9,4% và năm 2018 giảm 1 lao động so với năm 2017 tương ứng với giảm 2,9%. Về trình độ sơ cấp/chứng chỉ nghề và các trình độ khác qua 3 năm đều giảm. Điều này cho thấy công ty đang ngày càng tuyển được thêm nhiều lao động có trình độ cao, tạo điều kiện giúp nâng cao dịch vụ kinh doanh của công ty.

Theo độ tuổi thì ta thấy công ty có lượng lao động trong độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều theo từng năm, cụ thể: Năm 2016 có 83 lao động tương ứng với 47,2%, năm 2017 có 91 lao động tương ứng với 50,8%, năm 2018 có 106 lao động tương ứng với 58,6%, điều này là một tính hiệu tốt cho công ty vì đây là độ tuổi vừa có sức trẻ vừa có kinh nghiệm. Lao động trên 45 tuổi giữ ở mức ổn định, năm 2016 là 45 lao động tương ứng với 25,5%, năm 2017 tăng lên 1 lao động là

Trường ĐạihọcKinhtếHuế


46 lao động tương ứng với 25,7%, năm 2018 vẫn giữ nguyên số lao động nhưng giảm tỷ trọng xuống còn 25,4%, Ngoài ra, lao động dưới 25 tuổi (thường là lao động mới ra trường) đều giảm qua 3 năm, cụ thể: Năm 2017 giảm 6 lao động so với năm 2016 tương ứng với giảm 14,3%, năm 2018 giảm 13 lao động so với năm 2017 tương ứng với giảm 44,8%, đa số lượng lao động dưới 25 tuổi này giảm không phải do người lao động dưới 25 tuổi bỏ việc mà do lượng lao động này qua 3 năm đã tiến vào độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi.

Qua bảng tình hình lao động của công ty cổ phần đầu tư du lịch Huế ta có một nhận xét chung đó là công ty có lực lượng lớn lao động có trình độ cao và lượng lao động có vừa có sức trẻ vừa có kinh nghiệm, điều này tạo điều kiện thuận lợi để công ty có thể tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường kinh doanh của công ty.

Tình hình nguồn vốn kinh doanh

Bảng 2.2: Nguồn vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư du lịch Huế giai đoạn 2016 – 2018

(Đơn vị tính: Triệu đồng)


Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2017/2016

2018/2017

+/-

%

+/-

%

Tổng tài sản

138.745,19

139.431,45

139.852,87

686,26

0,49

421,42

0,30

Tài sản dài hạn

122.921,56

123.044,21

123.763,21

122,65

0,10

719,00

0,58

Tài sản ngắn hạn

15.823,63

16.387,24

16.089,66

563,61

3,56

-297,58

-1,82

Tổng nguồn vốn

138.745,19

139.431,45

139.852,87

686,26

0,49

421,42

0,30

Vốn chủ sở hữu

75.319,34

75.833,12

76.228,51

513,78

0,68

395,38

0,52

Nợ phải trả

63.425,85

63.598,32

63.624,36

172,48

0,27

26,03

0,04

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Qua bảng 2.2 nguồn vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư du lịch Huế giai đoạn 2016 – 2018 ta thấy rằng:

Tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng, năm 2017 tăng 686,26 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng với 0,49%, năm 2018 tăng 421,42 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng với 0,3%, trong đó:

Trường ĐạihọcKinhtếHuế


- Tài sản dài hạn năm 2017 tăng 122,65 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng với 0,1%, năm 2018 tăng 719,00 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng 0,58%. Giai đoạn 2017 – 2018 có mức tăng nhanh như vậy là do công ty đầu tư mua thêm các trang thiết bị cho công ty và cải tạo lại khách sạn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Tài sản ngắn hạn năm 2017 tăng 563,61 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng với 3,56%. Năm 2018 thì giảm 297,58 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng với giảm 1,82%.

Tổng nguồn vốn của công ty có sự thay đổi qua 3 năm cụ thể là:

- Vốn chủ sở hữu năm 2017 tăng 513,78 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 0,68%, năm 2018 tăng 395,38 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng tăng 0,52%. Vốn chủ sở hữu tăng là do công ty đầu tư vào quỹ phát triển của công ty để nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị của khách sạn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Nợ phải trả năm 2017 tăng 172,48 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng

0,27%, năm 2018 tăng 26,03 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng tăng 0,04%.

Nhìn chung, nguồn vốn của công ty tăng do công ty chú trọng đầu tư phát triển cho khách sạn sau khi cổ phần hóa công ty và nhờ kết quả kinh doanh tốt trên thị trường qua 3 năm.

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư du lịch Huế giai đoạn 2016 – 2018

(Đơn vị tính: Triệu đồng)


Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2017/2016

2018/2017

+/-

%

+/-

%

Tổng doanh thu

23.649,17

24.863,64

25.447,96

1.214,47

5,14

584,32

2,35

Tổng chi phí

23.192,43

24.332,52

24.794,12

1.140,09

4,92

461,6

1,90

Tổng lợi nhuận

456,74

531,12

653,84

74,38

16,29

122,72

23,11

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư du lịch Huế giai đoạn 2016 – 2018 cho ta thấy:

Trường ĐạihọcKinhtếHuế


Về tổng doanh thu: Doanh thu của công ty tăng đều hằng năm, năm 2017 tăng 1.214,47 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 5,14%, năm 2018 tăng chậm lại còn 584,32 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng 2,35%,

Về chi phí: Chi phí của công ty năm 2017 tăng 1.140,09 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng với 4,92%, năm 2018 chi phí của công ty tăng chậm lại còn 461,6 triệu đồng tương ứng với 1,9%.

Về lợi nhuận: Năm 2017 lợi nhuận tăng 74,38 triệu đồng tương ứng với 16,29%, năm 2018 lợi nhuận tăng 122,72 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng tăng 23,11%.

Tổng kết lại ta thấy qua 3 năm mặc dù công ty vẫn có lợi nhuận và lợi nhuận tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp do công ty đang chuyển từ lỗ sang lãi, sở dĩ là do năm trước đó 2015 khi chưa cổ phần hóa công ty chịu lỗ 466 triệu đồng (Theo vài viết của trang Cafef.vn). Hiện tại công ty đang cố gắng nâng cấp dịch vụ để có thể tăng doanh thu và mở rộng thị trường kinh doanh.

2.2. Tình hình đãi ngộ nhân sự của công ty giai đoạn 2016 -2018

2.2.1. Đãi ngộ tài chính

2.2.1.1. Đãi ngộ thông qua tiền lương

Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nhân viên làm việc. Tiền lương của người lao động được trả do 2 bên (người lao động và người sử dụng lao động) thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng lao động.

Tiền lương nhân viên tại công ty phụ thuộc vào tính chất công việc và trình độ chuyên môn của người lao động. Người giữ trọng trách lớn, chuyên môn cao và đóng góp nhiều và hiệu quả kinh doanh của công ty thì được trả lương cao và ngược lại.

Hiện công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với tất cả cán bộ nhân viên trong công ty.

Phương thức trả lương: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản cá nhân mở tại Ngân hàng do công ty quy định. Ngân hàng hiện tại công ty liên kết để trả lương cho nhân viên đó là ngân hàng SeaBank.

Trường ĐạihọcKinhtếHuế


Thời gian trả lương: Từ ngày 02 đến ngày 05 của tháng kế tiếp hoặc theo quy định của công ty tại từng thời điểm. Trường hợp ngày trả lương trùng với dịp lễ tết, ngày nghỉ trong tuần thì người lao động sẽ được trả lương và ngày đi làm tiếp theo.

Cách tính lương của công ty:


TL = (LCB + PC(Nếu có) + HT(Nếu có)) x + T(Nếu có)

Trong đó:

- TL: Là tổng thu nhập của người lao động

- LCB: Là mức lương cơ bản của người lao động do công ty quy định

- PC: Là các khoản phụ cấp do công ty quy định

- HT: Là các khoản hỗ trợ do công ty quy định

- N: Là số ngày công đi làm của người lao động

- M: Là số ngày công chế độ trong tháng do công ty quy định

- T: Là mức tiền thưởng phát sinh

Đối với nhân viên thử việc sẽ được hưởng 85% mức lương cơ bản, tỷ lệ % có thể thay đổi nhưng sẽ không thấp hơn so với quy định của nhà nước.

Với hình thức trả lương này nhân viên tại công ty sẽ không phải lo lắng về mức thu nhập của mình trong mỗi tháng, bởi vì số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thì họ bị trừ bấy nhiêu tiền.

2.2.1.2. Đãi ngộ thông qua phụ cấp

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.

Hiện tại công ty đang có các chế độ phụ cấp như:

- Phụ cấp trách nhiệm: Là khoản phụ cấp dành cho những công việc quan trọng, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao giúp công việc của công ty được hoàn thành xuất sắc và hiệu quả. Công ty rà soát, đánh giá yếu tố trách nhiệm đối với công việc để xác định mức phụ cấp trách nhiệm và mức phụ cấp này được tính trả cùng kỳ lương

Trường ĐạihọcKinhtếHuế


hàng tháng. Phụ cấp trách nhiệm thường được trả cho các cán bộ quản lí và các

trưởng/phó phòng trưởng bộ phận.

- Phụ cấp ăn ca: Là khoản phụ cấp dành cho các cán bộ nhân viên có thời gian làm việc xuyên ca, nếu người lao động không ăn ca thì sẽ được nhận lại khoản tiền này vào ngày trả lương với mức 15.000 đồng đối với mỗi ngày công.

- Phụ cấp đi lại, điện thoại: Là khoản phụ cấp dành cho những nhân viên phải làm việc trong điều kiện di chuyển nhiều hoặc sử dụng điện thoại nhiều như những nhân viên đi mua hàng, nhân viên gọi điện thường xuyên giữ liên lạc với khách hàng…

2.2.1.3. Đãi ngộ thông qua trợ cấp

Bảo hiểm xã hội

Công ty thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Công ty đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho tất cả nhân viên biên chế chính thức và người lao động đã kí hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Hàng tháng công ty nộp đủ 26% tiền Bảo hiểm xã hội cho nhà nước. Việc quyết toán nộp Bảo hiểm xã hội được công ty thực hiện theo đúng quy định của điều lệ Bảo hiểm xã hội. Dựa vào mức tiền lương, kế toán tính 26% trên tổng tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty trong đó: 8% trích từ tiền lương cơ bản của người lao động và 18% hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty để nộp cho Bảo hiểm xã hội. Mỗi năm công ty trích từ Bảo hiểm xã hội để chi trả cho các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất của nhân viên.

Chế độ trợ cấp ốm đau

Đối tượng

- Người lao động ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của bộ y tế.

- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có

xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian hưởng chế độ trợ cấp ốm đau: Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau

trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a,b,c khoản 1 Điều 2 của

Trường ĐạihọcKinhtếHuế


Luật Bảo hiểm xã hội tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần và được quy định như sau:

- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đóng Bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Thời gian hưởng chế độ trợ cấp khi con đau ốm: Thời gian hưởng chế độ trợ cấp khi con đau ốm trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi tới dưới 7 tuổi.

Định mức hưởng chế độ ốm đau: Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật, mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định = (tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày) × 75% × số ngày được hưởng chế độ đau ốm. Trong đó: Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày = tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc × tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) × số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính:

- Bằng 60% nếu người lao động đã đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

- Bằng 55% nếu người lao động đã đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

- Bằng 50% nếu người lao động đã đóng Bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 20/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí