Kiểm Định Sự Khác Nhau Của Giá Trị Trung Bình Của Các Tổng Thể


- Độ giá trị hội tụ: Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các hệ số truyền tải nhân tố (Factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (Garbing và Anderson, 1998).

- Phương pháp trích hệ số yếu tố Principal components với phép xoay Varimax để đảm bảo số lượng nhân tố là bé nhất (Hoàng Trọng và Chu Nguyên Mộng Ngọc, 2005)

2.5.4. Kiểm định sự khác nhau của giá trị trung bình của các tổng thể

Trong đề tài này, các thống kê suy diễn sau đây sẽ được sử dụng:

Kiểm định xem giá trị trung bình của mẫu về động lực lao động chung có thể suy rộng ra tổng thể hay không.

Kiểm định sự khác nhau về trung bình của các tổng thể con: Có hay không sự khác nhau về động lực lao động giữa các nhóm nhân viên chia theo giới tính, độ tuổi, vị trí làm việc, thu nhập bình quân, lĩnh vực chuyên môn, trình độ học vấn, thời gian công tác…

Để kiểm định sự khác nhau của động lực lao động của các tổng thể con chia theo đặc điểm nhất định, các kiểm định Independent Sample T-Test và One Way ANOVA đã được sử dụng như sau:

- Phương pháp kiểm định Independent Sample T-Test dùng để kiểm định sự khác nhau về động lực lao động giữa nam và nữ.

- Phương pháp kiểm định One Way ANOVA dùng để kiểm định sự khác nhau về động lực lao động giữa các tổng thể con chia theo độ tuổi, vị trí làm việc, thu nhập bình quân, lĩnh vực chuyên môn, trình độ học vấn và thời gian công tác.


Tiểu kết chương II

Trong chương này, tác giả đã thảo luận với Ban lãnh đạo công ty và đưa ra được quy trình nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu bao gồm: Văn hóa doanh nghiệp, Phong cách lãnh đạo, Đào tạo và thăng tiến, Tiền lương và phúc lợi, Điều kiện làm việc, Tính chất công việc và Mối quan hệ với đồng nghiệp dựa trên nền tảng mô hình 10 nhân tố của Kovach và những học thuyết đã đưa ra ở chương I. Tiếp theo, tác giả xây dựng thang đo nhân tố gồm 06 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc với tổng thể 41 biến quan sát (trong đó có 05 biến quan sát định tính)

Sau khi xây dựng được thang đo nhân tố, tác giả tiếp tục xây dựng bảng câu hỏi và giải thích phương pháp lựa chọn mẫu khảo sát. Số phiếu khảo sát tác giả dự định phát đi là 250 phiếu. Trong chương này, tác giả đã giới thiệu phương pháp nghiên cứu sẽ áp dụng cho đề tài này bao gồm: Thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, Phân tích nhân tố khám phá và Kiểm định sự khác nhau của giá trị trung bình của các tổng thể.

Số liệu thu thập được sau khi khảo sát sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS. Kết quả thu được sau khi xử lý số liệu sẽ đánh giá được nhân tố nào tác động mạnh nhất đến động lực lao động của nhân viên. Kết quả này sẽ được trình bày ở chương III và các giải pháp tác giả sẽ đề xuất trong chương IV.


CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẮC NINH

3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh


3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty

Sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập năm 1997, theo quyết định số 21/UB ngày 03/02/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Công ty Thương mại Bắc Ninh được thành lập trên cơ sở chia tách từ Công ty Thương mại Hà Bắc.

Công ty Thương mại Bắc Ninh là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập.

Năm 2002 Công ty nhận được quyết định số 85/QĐ-UB ngày 09/08/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh “V/v: Cổ phần hóa Công ty Thương mại Bắc Ninh thành Công ty Cổ phần” và quyết định số 552/QĐ-CT ngày 22/04/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh “V/v: Phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Thương mại Bắc Ninh”.

Công ty tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần đầu tiên vào ngày 22/06/2005 và hoạt động kể từ ngày 01/07/2005 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 21.03.000118 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 06/07/2005.

3.1.2. Tên công ty và trụ sở làm việc

Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh Tên tiếng Anh: Bacninh Trading and Tourist Joint Stock Company Tên giao dịch: Bacninh Trading and Tourist Joint Stock Company Tên viết tắt:BANICO. JSCo

Trụ sở chính: Số 15 Nguyễn Văn Cừ, P. Ninh Xá, TP. Bắc Ninh.


3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh là Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa nên cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình công ty cổ phần. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty như sau:

Hình 3 1 Cơ cấu tổ chức công ty Nguồn Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch 1

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức công ty

(Nguồn: Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh) Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và kiểm soát viên. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc có

thể họp bất thường khi có các vấn đề phát sinh cần giải quyết.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh


công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Số thành viên Hội đồng quản trị của công ty là 03 người và nhiệm kỳ không quá 05 năm, có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Hội đồng quản trị có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Trưởng các phòng ban công ty.

Chủ tịch Hội đồng quản trị điều hành các hoạt động của công ty.

Ban kiểm soát của công ty có 03 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trưởng Ban kiểm soát được các Kiểm soát viên bầu theo nguyên tắc đa số. Ban kiểm soát được Đại hội đồng cổ đông bầu ra để giám sát Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.

Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Tổng giám đốc có nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Giúp việc cho Tổng giám đốc là 04 Phó Tổng giám đốc sau:

- Phó Tổng giám đốc điều hành Nhân sự - Hành chính phụ trách các công tác của phòng Nhân sự và Phòng Hành chính: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý hành chính, công tác nhân sự, chính sách tiền lương và các chế độ phúc lợi…

- Phó Tổng giám đốc điều hành tài chính: Quản lý công tác kế toán, tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Phó Tổng giám đốc điều hành kinh doanh phụ trách Phòng Kế hoạch,


Phòng Marketing và điều hành hoạt động kinh doanh các đơn vị thành viên của công ty: Trung tâm Thương mại, Trung tâm Du lịch, Nhà hàng, Xí nghiệp Xăng dầu và Siêu thị Vật liệu xây dựng.

- Phó Tổng giám đốc điều hành dự án: Quản lý và vận hành các dự án của công ty đúng tiến độ, giám sát hoạt động của từng dự án…

3.2. Phân tích thống kê mô tả

Với 250 phiếu khảo sát được phát đi, kết quả thu về được 219 phiếu trả lời, trong 219 phiếu trả lời có 204 phiếu đạt yêu cầu, 15 phiếu trả lời ghi thiếu logic tại nhiều câu hỏi do vậy bị loại ra khỏi phần phân tích dữ liệu. Với cỡ mẫu 204 phiếu trả lời thu về đã đạt yêu cầu về cỡ mẫu tối thiểu có thể phân tích.

Để tiển hành phần tích nhân khẩu học, tác giả phân tích các đối tượng người lao động được khảo sát theo các nhóm: Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Thâm niên công tác, Vị trí làm việc như sau:


3.2.1. Giới tính

Bảng 3.1. Thống kê theo nhóm Giới tính



Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent


Nam

108

11.1

52.9

52.9

Valid

Nữ

96

9.9

47.1

100.0


Total

204

21.0

100.0


Missing

System

766

79.0



Total


970

100.0



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Qua khảo sát đối tượng được phỏng vấn, tỷ lệ nam và nữ là tương đương nhau. Trong tổng số 204 mẫu khảo sát có 52.9% lao động là nam giới và 47.1% là nữ giới. Điều này hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề

mà công ty đang theo đuổi.


3.2.2. Độ tuổi

Bảng 3.2. Thống kê theo nhóm Tuổi



Frequency

Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent


Dưới 25 tuổi

30

3.1

14.7

14.7


Từ 25 đến 30 tuổi

126

13.0

61.8

76.5

Valid

Từ 30 đến 45 tuổi

36

3.7

17.6

94.1


Trên 45 tuổi

12

1.2

5.9

100.0


Total

204

21.0

100.0


Missing

System

766

79.0



Total


970

100.0



(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Kết quả khảo sát cho thấy Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh có đội ngũ lao động còn rất trẻ. Cụ thể là trong số 204 nhân viên được khảo sát thì có tới 14.7% nhân viên trong độ tuổi dưới 25 tuổi và 61.8% nhân viên từ 25 đến 30 tuổi, 23.5% số nhân viên còn lại là trên 30 tuổi. Điều này cho thấy công ty đang sở hữu một lực lượng lao động trẻ trung, tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết.Tuy nhiên, khi tuổi đời của nhân viên còn trẻ thì cũng dễ thay đổi sở thích và mục tiêu công việc trong tương lai gần, do đó việc tạo động lực

cho những nhân viên này gắn bó lâu dài với công ty là điều vô cùng cần thiết.


3.2.3. Trình độ học vấn

Bảng 3.3. Thống kê theo nhóm Trình độ học vấn



Frequency

Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent


Cao Đẳng

6

.6

2.9

2.9

Valid

Đại Học

156

16.1

76.5

79.4

Sau Đại Học

42

4.3

20.6

100.0


Total

204

21.0

100.0


Missing

System

766

79.0



Total


970

100.0



(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kết quả khảo sát về trình độ học vấn của người lao động phản ánh đúng


đặc trưng ngành nghề của công ty. Trong số 235 lao động được khảo sát thì có tới 79.4% nhân viên có trình độ Cao đẳng và Đại học. Số nhân viên có trình độ Sau đại học chiếm 20.6% và chủ yếu là những nhân viên cấp quản lý, trưởng các bộ phận, phòng ban.

3.2.4. Thâm niên công tác

Bảng 3.4. Thống kê theo nhóm Thâm niên công tác



Frequency

Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent


Dưới 2 năm

48

4.9

23.5

23.5


Từ 2 - 5 năm

90

9.3

44.1

67.6


Từ 5 - 10 năm

54

5.6

26.5

94.1

Valid

Từ 10 - 15 năm

6

.6

2.9

97.1


Trên 15 năm

6

.6

2.9

100.0


Total

204

21.0

100.0


Missing

System

766

79.0



Total


970

100.0



(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Kết quả khảo sát cho thấy thời gian làm việc trung bình của nhân viên tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh là chưa cao. Trong số 204 nhân viên được khảo sát thì có tới 67.6% nhân viên làm việc tại công ty dưới 5 năm, 26.5% nhân viên làm việc tại công ty từ 5 - 10 năm, số nhân viên làm việc trên 10 năm tại công ty chỉ chiếm 5.8%. Điều này có thể giải thích như sau: sau khi cổ phần hóa từ Doanh nghiệp Nhà nước, Ban lãnh đạo công ty có chủ trương chính sách tuyển dụng những lao động trẻ có đầy đủ trình độ và kỹ năng vào làm việc tại công ty sau khi đội ngũ nhân viên cũ đã đến độ tuổi nghỉ hưu. Điều này sẽ làm giảm mức độ cam kết gắn bó với công ty của nhân viên. Do đó, nhận diện được vấn đề và phân tích để đề xuất giải pháp nhằm tạo động lực lao động và nâng cao sự gắn bó của nhân viên đối với công ty là công việc cực kỳ cấp

bách và thiết yếu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2023