Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thang đo Likert 21

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Cô Tô năm 2017 28

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất các ngành qua các năm ở huyện Cô Tô 29

Bảng 3.3: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2015-2017. 29 Bảng 3.4: Tình hình phát triển du lịch tại huyện Cô Tô từ năm 2015- 2017 36

Bảng 3.5: Xây dựng tuyến điểm du lịch tại huyện Cô Tô 38

Bảng 3.6: Thống kê phân bổ cơ sở lưu trú du lịch huyện Cô Tô 39

Bảng 3.7: Thống kê cơ sở ăn uống phân theo địa bàn tại huyện Cô Tô 40

Bảng 3.8: Phương tiện giao thông tham gia vào hoạt động du lịch năm 2017 42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Bảng 3.9: Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch tại huyện Cô Tô 46

Bảng 3.10: Số lượng cán bộ thực thi nhiệm vụ phát triển du lịch huyện Cô Tô năm 2017 48

Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 2

Bảng 3.11: Thống kê nguồn nhân lực tham gia các lớp nghiệp vụ cho phát triển du lịch huyện Cô Tô 49

Bảng 3.12: Đánh giá về công tác tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch huyện Cô Tô 50

Bảng 3.13: Ngân sách và phương tiện xúc tiến du lịch của huyện Cô Tô 51 Bảng 3.14: Đánh giá công tác quản lý công tác xúc tiến du lịch huyện Cô Tô 52

Bảng 3.15: Đánh giá công tác quản lý khách du lịch tại huyện Cô Tô 54

Bảng 3.16: Thống kê đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô qua các năm 2015-2017 55

Bảng 3.17: Đánh giá công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch tại huyện Cô Tô 56


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 3.1: Biểu đồ dân số huyện Cô Tô qua các năm 2015-2017 31

Hình 3.2: Bộ máy quản lý du lịch tại huyện Cô Tô 47


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định cần đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ (trong đó có dịch vụ du lịch) đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP. Tại Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng chuyên nghiệp, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm; phát triển đồng thời du lịch nội địa và quốc tế.

Trong giai đoạn 2011-2016, ngành Du lịch đã có bước phát triển đáng kể. Cơ chế, chính sách phát triển du lịch, luật pháp du lịch từng bước được hình thành và hoàn thiện, Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện.

Cô Tô là một huyện đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh: bao gồm những hòn đảo chơi vơi ngoài tuyến khơi xa bờ nhất, huyện trẻ nhất (mới thành lập), diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất, nhưng lại giữ vị trí tiền đồn hết sức quan trọng trước vùng biển đông bắc của Tổ Quốc, có tiềm năng kinh tế đa dạng, từng chịu những biến động quyết liệt nơi đầu sóng ngọn gió và hiện đang phát triển nhanh về kinh tế, xã hội. Toàn huyện gồm 30 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó 29 hòn đảo quây quần thành quần đảo Cô Tô mà trung tâm là đảo Cô Tô Lớn và đảo Thanh Lân. Hòn đảo lớn còn lại là đảo Chằn (còn gọi là đảo Trần hoặc Chàng Tây) đứng riêng về phía đông bắc. Vùng biển phía bắc. Cô Tô giáp vùng biển Vĩnh Thực TP Móng Cái và vùng biển Cái Chiên huỵên Quảng Hà; phía tây giáp vùng biển Vân Hải (Minh Châu - Quan Lạn) huyện Vân Đồn; phía nam giáp vùng biển Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng; phía đông giáp hải phận quốc tế và xa hơn là vùng biển đảo Hải Nam, Trung quốc


Trong năm qua, lượng khách quốc tế đến với Cô Tô đạt 2.200 khách, cao hơn năm trước 1.542 khách, tăng 225,4%. Doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt khoảng 570 tỷ đồng, tăng 42,5% so với năm 2016. Du lịch đã giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động trực tiếp và khoảng 2.000 lao động gián tiếp trên địa bàn huyện. Hiện nay công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện còn bộc lộ một số hạn chế như công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch chưa thực hiện theo lộ trình; việc tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương còn khá cồng kềnh và nặng nề; quản lý công tác xúc tiến du lịch địa phương; quản lý khách du lịch còn chưa chuyên nghiệp và bài bản; công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch của địa phương chưa chặt chẽ.

Chính vì vậy, để du lịch của huyện được khai thác triệt để, tận dụng được thế mạnh của địa phương nên tác giả đã nghiên cứu đề tài: Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô”, góp phần tăng ngân sách và phát triển kinh tế địa phương và phát triển du lịch huyện bền vững, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô, góp phần tăng ngân sách và phát triển kinh tế địa phương và phát triển du lịch huyện bền vững, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý du lịch tại địa phương

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng là quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại huyện Cô Tô.

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thông tin, số liệu từ năm 2015

- 2017, số liệu thứ cấp được điều tra năm 2018.

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô, kiến nghị giải pháp đến năm 2020.

4. Đóng góp của Luận văn

- Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý du lịch huyện trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô. Ngoài ra, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị thuộc ngành du lịck và các đơn vị quản lý du lịch cấp huyện để có thêm kinh nghiệm trong quá trình quản lý du lịch cấp huyện.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương như

sau:


Cô Tô


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý du lịch tại địa phương

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý du trên địa bàn huyện Cô Tô

Chương 4: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý du trên địa bàn huyện


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý du lịch tại địa phương

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Khái niệm quản lý

Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

1.1.1.2. Khái niệm du lịch

Theo quan điểm của Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization-UNWTO): “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”

Theo cuốn địa lí du lịch do PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ cùng nhóm tác giả biên soạn: “Du lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao kèm theo vệc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá (I.IPirôgionic, 1985).”

Theo luật Du lịch Việt Nam 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.


1.1.1.3. Quản lý du lịch

Quản lý du lịch là tất cả các hoạt động của một địa phương để thu hút lượt khách du lịch, ngày ở của khách du lịch, thị trường khách du lịch và chất lượng sản phẩm du lịch của doanh nghiệp.

Quản lý du lịch trong các loại hình kinh doanh du lịch bao gồm:

*) Kinh doanh cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch, gồm: khách sạn, nhà nghỉ kinh doanh du lịch, biệt thự kinh doanh du lịch, làng du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, bãi cắm trại du lịch. Kinh doanh cơ sở lưu trú là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời bằng việc phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng và các dịch vụ cần thiết khác trong cơ sở lưu trú đó. Sản phẩm của cơ sở lưu trú phải kể đến đầu tiên là dịch vụ cho thuê phòng ngủ, đây cũng được xem như một chức năng chủ yếu của hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú. Nhưng nhu cầu của khách rời khỏi nơi cư trú đầu tiên không phải chỉ có ngủ mà còn có nhiều nhu cầu khác như ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin mua hàng… như vậy sản phẩm của cơ sở lưu trú còn bổ sung các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của khách. Dựa vào tính chất là cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ nhu cầu của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, chúng ta có thể khái quát được sản phẩm của cơ sở lưu trú là toàn bộ dịch vụ phục vụ khách diễn ra trong quá trình từ khi nghe lời yêu cầu đầu tiên của khách đến khi tiễn khách rời khỏi cơ sở lưu trú, do đó, không thể xem sản phẩm của cơ sở lưu trú chỉ là những hàng hóa dịch vụ đơn lẻ mang tính kỹ thuật khô cứng.

*) Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Tại Điều 57 mục 3 của Luật Du Lịch ban hành ngày 27/06/2005 có quy định: Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch. Hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch nhằm mục đích sinh lời thông qua việc sử dụng, cho thuê các phương tiện vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển. Để

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023