đó, doanh số mua và doanh số bán của năm 2011 cùng đạt được là 44.000 USD. Năm 2012, tình hình kinh doanh ngoại tệ phát triển khá tốt, đạt 130.953 USD tăng 42.953 USD, tương ứng với 48,81%. Trong đó doanh số mua là 65.445 USD, tăng 21.445 USD, vào khoảng 48,74%.
- Hoạt động kinh doanh kiều hối: Chi nhánh đã thực hiện các nghiệp vụ chuyển nhận kiều hối qua Swift, Western Union, Bank of New York... Chi nhánh đã triển khai thêm 05 điểm chi trả kiều hối mới. Doanh số chi trả kiểu hối năm 2012, không có tăng trưởng, bằng với doanh số chi trả kiều hối của năm 2011 là 918 USD.
Có thể thấy, thu về từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và kiều hối chiếm tỷ trọng gần 50% tổng thu dịch vụ chung toàn Chi nhánh. Thông qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, Chi nhánh đã thu hút được khách hàng sử dụng các dịch vụ khác, đặc biệt là dịch vụ tiền gửi thanh toán, dịch vụ chuyển tiền trong nước, các dịch vụ tư vấn về tài chính,... tăng thu dịch vụ khách ngoài tín dụng cho Chi nhánh. Ngoài ra, Chi nhánh cũng được Agribank hỗ trợ phí điều tiết nội bộ do bán ngoại tệ cho hệ thống.
- Dịch vụ bảo lãnh: Đến 31/12/2012, doanh số bảo lãnh đạt 169 tỷ đồng, tăng 87,78% so với thời điểm năm 2011, số món bảo lãnh đạt 150 món.
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Agribank Cầu Giấy
2.2.1. Thực trạng nguồn vốn tại Chi nhánh Agribank Cầu Giấy
Nguồn vốn được xem là nguyên liệu đầu vào cho sự tồn tại và mọi hoạt động của NHTM. Trong quá trình hình thành và phát triển, quy mô vốn của Agribank Cầu Giấy không ngừng tăng lên, thể hiện sự lớn mạnh về uy tín trong thị trường tài chính và tạo điều kiện tốt nhất cho mọi hoạt động của Chi nhánh.
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | ||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | |
Tổng nguồn vốn | 2.685,24 | 100 | 2.711,06 | 100 | 2.784,3 | 100 |
Vốn chủ sở hữu | 195,73 | 7,29 | 276,59 | 10,20 | 357,02 | 12,82 |
Vốn Nợ | 2.458,3 | 91,55 | 2.209,3 | 81,49 | 2216 | 79,59 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Theo Bản Chất Các Nghiệp Vụ Huy Động Vốn
- Thực Trạng Hoạt Động Huy Động Vốn Của Chi Nhánh Agribank Cầu Giấy
- Kết Quả Kinh Doanh Chủ Yếu Của Chi Nhánh Agribank Cầu Giấy Giai Đoạn 2010 – 2012
- Tỷ Trọng Các Nguồn Tiền Gửi Có Kỳ Hạn Năm 2011 Và 2012
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Trong Hoạt Động Huy Động Vốn Của Chi Nhánh Agribank Cầu Giấy
- Đối Với Huy Động Vốn Từ Các Doanh Nghiệp, Các Tổ Chức Kinh Tế Và Tổ Chức Xã Hội
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
(Nguồn : Phòng Kế hoạch kinh doanh)
37
Trong bảng số liệu trên, phần chênh lệch giữa tổng nguồn vốn với vốn chủ sở hữu và vốn nợ chính là nguồn vốn khác của Chi nhánh, bao gồm: nguồn vốn ủy thác đầu tư hàng năm cho các dự án và các khoản thanh toán không dùng tiền mặt (L/C, ủy nhiệm thu, chi,…)
Là một Chi nhánh trực thuộc, chịu sự điều hành và chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam do đó, Agribank Cầu Giấy có những hạn chế nhất định đối với những nguồn vốn ủy thác. Nguồn vốn nợ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Với lượng vốn dồi dào, Chi nhánh luôn có danh mục tín dụng đa dạng, khối lượng tín dụng cao, chủ động về thời gian, thời hạn và mức lãi suất cho vay. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh cũng giúp ngân hàng đa dạng hóa đầu tư, phân tán rủi ro hoạt động, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tài chính cho thị trường. Từ đó, tạo được lợi thế trong kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng, khả năng sinh lời, thu hút nhiều vốn nhàn rỗi.
Mặt khác, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn huy động cũng luôn được duy trì trên mức an toàn và ngày càng được nâng cao. Cụ thể: Năm 2010, tỷ lệ này là 7,29% thì đến năm 2012, tỷ lệ này đã được tăng lên là 12,82%. Tỷ lệ này có thể giúp Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy đảm bảo khả năng thanh toán .
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: %
Vốn chủ sở hữu Vốn nợ Khác
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
1,16%
8,31%
7,59%
91,55%
81,49%
79,59%
7,29%
10,20%
12,82%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
(Nguồn: Cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh)
38
2.2.2. Thực trạng huy động vốn của Chi nhánh Agribank Cầu Giấy
Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh, Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy đã tập trung nhiều giải pháp huy động vốn với nhiều hình thức sản phẩm tiện ích cho khách hàng. Cụ thể:
Bảng 2.6 : Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị tính : Tỷ đồng, %
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | ||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | |
Tổng vốn huy động | 2.458,3 | 100 | 2.209,3 | 100 | 2.216 | 100 |
1. Vốn huy động phân loại theo đối tượng | 2.458,3 | 100 | 2.209,3 | 100 | 2.216 | 100 |
- Tiền gửi dân cư | 745,68 | 30,33 | 837,88 | 37,93 | 801 | 36,15 |
- Tiền gửi TCKT, TCXH | 1.599,62 | 65,07 | 1.371,42 | 62,07 | 1.415 | 63,85 |
- Tiền gửi TCTD,TCTC, khác... | 113 | 4,6 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2. Huy động vốn theo thời gian | 2.458,3 | 100 | 2.209,3 | 100 | 2.216 | 100 |
- Tiền gửi không kì hạn | 492,66 | 20,04 | 572,34 | 25,89 | 597,57 | 26,97 |
- Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng | 556,63 | 22,64 | 447,08 | 20,23 | 763,09 | 34,44 |
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng | 955,19 | 38,86 | 873,21 | 39,51 | 660,43 | 29,80 |
- Tiền gửi trên 24 tháng | 453,82 | 18,46 | 316,67 | 16,79 | 194,91 | 8,79 |
3. Huy động vốn theo loại tiền | 2.458,3 | 100 | 2.209,3 | 100 | 2.216 | 100 |
- Nội tệ | 2.078,7 | 84,56 | 1.855,27 | 83,98 | 1.948 | 87,91 |
- Ngoại tệ ( quy VNĐ) | 379,6 | 15,44 | 354,03 | 16,02 | 268 | 12,09 |
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh)
39
Trong bảng số liệu trên có thể thấy rõ nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy chủ yếu là từ tiền gửi dân cư và tiền gửi của các TCKT, với các kỳ hạn khác nhau bằng cả đồng nội tệ và ngoại tệ. Bởi với tính chất là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh có những hạn chế nhất định đối với những hình thức huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá, đi vay trên thị trường liên ngân hàng và vay của NHNN. Chi nhánh không được vay vốn trực tiếp của NHNN, việc phát hành giấy tờ có giá lại phụ thuộc vào từng đợt phát hành của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận, triển khai và phân phối các trái phiếu đó theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam.
Kết quả trên cũng cho thấy trong giai đoạn 2010-2012, Chi nhánh Agribank Cầu Giấy đã có một cơ cấu huy động tương đối hợp lý, cân đối giữa các nguồn huy động vốn. Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy luôn xác định được vai trò của nguồn vốn, từ đó vấn đề khách hàng luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng, coi trọng khách hàng và Ngân hàng là bạn hàng thực hiện đi vay để cho vay nhằm huy động tạo lập nguồn vốn lớn. Mặc dù năm 2011, huy động vốn đạt 2.209,3 tỷ đồng giảm 11,2% so với năm 2010 nhưng khối lượng vốn huy động vẫn được đánh giá là khá lớn. Giai đoạn 2008 – 2011, cũng đã được dự đoán là nguồn vốn có khả năng giảm mạnh, nguyên nhân là do sự suy thoái của nên kinh tế thế giới nói chung và sự thay đổi về cơ chế chính sách dẫn đến nguồn tiền gửi của một số khách hàng lớn bị giảm sút và gần có nguy cơ bị rút khỏi ngân hàng. Thêm vào đó, theo như tình hình phân tích đánh giá, vào thời điểm đó, tốc độ lạm phát của năm là 12%, cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Sang đến năm 2012, huy động vốn đã có sự tăng trưởng trở lại, lên mức 2.216 tỷ đồng ( tăng 0,3% so với năm 2011). Có thể nói trong lúc việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh lãi suất quyết liệt giữa các NHTM trên địa bàn, lãi suất huy động liên tục tăng trong khi lãi suất cho vay không thể tăng cùng tốc độ, thì đây là kết quả rất đáng khích lệ. Nguồn vốn huy động tăng có thể thấy là nhờ việc Chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng hơn, nâng cao được uy tín của mình đồng thời chủ trương đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng và liên tục triển khai các hình thức huy động vốn mới. Mặt khác, Chi nhánh cũng khá nhạy bén trong cạnh tranh bằng cách đưa ra các mức lãi suất huy động phù hợp, các hình thức dự thưởng hấp dẫn...
2.2.2.1. Thực trạng huy động vốn theo đối tượng
Đối với nghiệp vụ huy động vốn, việc xác định một cách chính xác, đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan đến hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn,
40
kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xác định được nguồn vào từ đó sẽ điều tiết được luồng tiền sao cho hợp lý, đảm bảo được tính thanh khoản ở mức cao nhất.
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo đối tượng
Đơn vị tính: %
4,60
30,33
65,07
Năm
2010
37,93
62,07
Năm 2011
Tiền gửi dân cư
Tiền gửi TCKT,
TCXH
Tiền gửi TCTD,
TCTC
36,15
63,85
Năm 2012
(Nguồn: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012)
41
Qua số liệu ở bảng 2.6 và biểu đồ 2.7 có thể thấy:
- Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế xã hội:
Một trong những điều đặc biệt ở Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy, đó là trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi của tổ chức kinh tế có tỷ trọng khá lớn. Nó thể hiện vai trò, vị thế của Agribank Cầu Giấy so với các đơn vị khác trên địa bàn. Lượng khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của chi nhánh là rất lớn. Từ lâu chi nhánh đã thấy được tầm quan trọng của lượng khách hàng này và đã có những giải pháp hữu hiệu để thu hút. Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản mở tại ngân hàng. Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội không giống nhau. Vì vậy ngân hàng luôn có thể sử dụng khoản tiền nhàn rỗi này để cấp tín dụng, đầu tư, tài trợ cho các dự án bởi vì trong quá trình lưu chuyển vốn của ngân hàng có sự chênh lệch giữa các khoản tiền gửi vào và rút ra của các doanh nghiệp. Là kênh huy động vốn chủ yếu của Chi nhánh, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động (trên 60%) . Qua bảng trên ta thấy quy mô và tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội biến động qua các năm nhưng tương đối ổn định. Tỷ trọng cao nhất vào năm 2010, chiếm 65,07% tổng vốn huy động, nhưng đến năm 2011 lại giảm cả về quy mô và tỷ trọng, cụ thể là giảm 16,64% và tỷ trọng chỉ còn 62,07% tổng vốn huy động. Năm 2012, nguồn vốn này đã tăng 3,08% lên 1.415 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 63,85%. Đây là cố gắng rất lớn của Chi nhánh. Bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế sau suy thoái, nhận thức được những cơ hội và thách thức, Ngân hàng đã cùng doanh nghiệp suy nghĩ, tháo gỡ những khó khăn, đưa ra các loại hình dịch vụ mới, đáp ứng một cách tốt nhất cho doanh nghiệp về thanh toán, bảo lãnh... Chính vì vậy trong con mắt của các tổ chức kinh tế, Ngân hàng là một người bạn đáng tin cậy, có thể chia sẻ, giúp đỡ doanh nghiệp trong kinh doanh. Không thụ động ngồi chờ khách hàng tìm đến với mình, Ngân hàng luôn chủ động tìm kiếm các khách hàng mới. Có rất nhiều các khách hàng lớn như: Công ty Điện Lực Cầu Giấy, Công ty Xây dựng Vinaconex 3, Công ty cổ phần Xây dựng và Thương Mại Bắc Hà... với số dư tiền gửi ở Ngân hàng lên tới hàng trăm tỷ đồng. Ngoài ra phần lớn khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ cá thể.
Việc thanh toán với khối lượng lớn, cự ly xa nếu sử dụng tiền mặt thường có chi phí lớn, không an toàn và tốn kém thời gian. Cho nên việc thanh toán qua ngân hàng thực sự trở thành ưu thế được mọi doanh nghiệp và tổ chức chấp nhận và sử dụng, đặc biệt là khi Chi nhánh thực hiện triển khai đồng bộ hệ thống IPCAS và đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt cho mọi khách hàng thì số lượng và quy mô tài khoản tăng lên nhanh chóng. Trong huy động vốn, đặc điểm của nhóm khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội thường ít quan tâm tới lãi suất mà tập trung tới chất lượng thanh
42
toán, công nghệ thanh toán, phong cách giao tiếp, khả năng đáp ứng các phương tiện thanh toán kịp thời, đầy đủ… Nhất là trong điều kiện thị trường có tính cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy cần chủ động và có các biện pháp chỉ đạo tốt hơn nữa để giữ vững, mở rộng và phát triển mối quan hệ tốt với nhóm khách hàng này. Từ đó duy trì nguồn vốn huy động, có chính sách chăm sóc khách hàng cho từng nhóm đối tượng khách hàng theo tiêu chí ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn hoạt động. Đây là nhóm khách hàng mang lại cho Chi nhánh nhiều lợi ích chiến lược, giúp Chi nhánh lớn mạnh hơn.
- Tiền gửi dân cư:
Tiền gửi của khu vực dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn. Nguồn tiền gửi của dân cư qua các năm có nhiều biến động song nhìn chung xu hướng tăng dần về tỷ trọng. Nếu như năm 2010, số dư tiền gửi là 745,68 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng là 20,33% thì đến năm 2011 đã tăng lên là 837,88 tỷ và năm 2012 con số này giảm 4,6% còn 801 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,15% trên tổng vốn huy động.
Trong nguồn vốn huy động từ dân cư của Chi nhánh thì lượng tiền gửi giao dịch thường chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là huy động thông qua phát hành thẻ ATM cho các cá nhân có nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt hoặc gửi vào tài khoản một số tiền nhỏ rồi rút dần cho chi tiêu và thông qua việc mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ để nhận tiền từ nước ngoài gửi về. Chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động từ dân cư thường là tiền gửi tiết kiệm. Có thể nói nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm là nghiệp vụ có đầu tiên của bất cứ Ngân hàng nào từ xưa đến nay. Các tầng lớp dân cư đều có khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với Ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các Ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ như tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau, tiết kiệm bằng ngoại tệ, bằng vàng...). Chính vì vậy đây là khu vực có mức độ cạnh tranh cao nhất giữa các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Vì tính ổn định của nguồn tiền này rất cao nên trong những năm qua, Agribank Cầu Giấy đã liên tục đưa ra các chính sách gia tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm và các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức phong phú nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền vào ngân hàng. Các sản phẩm tiết kiệm mới có thể kể đến như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trả lãi trước định kỳ, tiết kiệm trả lãi sau định kỳ,…
43
- Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác:
Đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và các dịch vụ tương ứng. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng có quy mô và chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn huy động. Điều này chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của chi nhánh trên địa bàn bởi NHNo&PTNT trong nhiều năm qua liên tục đạt danh hiệu là NHTM nhà nước lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những ngân hàng có quan hệ đại lý lớn nhất Việt Nam với 784 ngân hàng trên toàn thế giới. Tại Chi nhánh Cầu Giấy, với các dịch vụ có chất lượng cao, có nhiều hướng đầu tư hiệu quả, kết hợp với những ưu thế sẵn có, Chi nhánh cần những giải pháp để thu hút nhiều tổ chức tín dụng hơn nữa.
Tóm lại, có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có cơ cấu đa dạng và nhìn chung khá ổn định. Điều này đã cho thấy được chi nhánh cũng đã có những chính sách và biện pháp hiệu quả trong việc huy động vốn của mình. Tuy nhiên việc suy giảm trong tổng nguồn vốn huy động và tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội, các tổ chức tín dụng vẫn còn thấp, chưa tương xứng với vị thế của Chi nhánh cũng đặt ra những mục tiêu cần giải quyết. Việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng là rất quan trọng, nó vừa giúp Chi nhánh ổn định hoạt động của mình, xây dựng được chính xác chiến lược phát triển lâu dài, đặc biệt là xác định được đúng đối tượng khách hàng, từ đó có những chính sách hợp lý, tạo điều kiện để nâng cao hoạt động kinh doanh, cũng như việc hoạch định chính sách huy động vốn sao cho có hiệu quả.
2.2.2.2. Thực trạng huy động vốn theo thời gian
Ngoài việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế thì không thể bỏ qua tiêu chí kỳ hạn của nguồn vốn huy động. Từ việc xác định chính xác lượng tiền huy động trong các kỳ hạn, Chi nhánh sẽ có những chính sách hoạt động hợp lý, nhất là xây dựng được các nguồn vốn tài trợ cho các dự án có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn lâu hơn. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn huy động được thể hiện dưới bảng sau:
44