Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu - 11


tính đặc thù của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng so với các hội, hiệp hội là các tổ chức chính trị, xã hội thuần tuý.

Về phía các hiệp hội, cần khuyến khích tất cả các doanh nghiệp thuộc trong các lĩnh vực khác nhưng có liên quan đến ngành hàng xuất khẩu cùng tham gia hiệp hội, chẳng hạn như một số doanh nghiệp về giao nhận, giám định chất lượng, bảo hiểm, ngân hàng... ; để tạo ra sự phối hợp giữa các ngành trong việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Ngoài ra, để tập hợp và phát huy tối đa được sức mạnh vật chất và tinh thần của cộng đồng doanh nghiệp, cần mở rộng hơn nữa sự tham gia của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) tham gia bình đẳng vào hiệp hội như các doanh nghiệp 100% vốn trong nước, đảm bảo phù hợp với nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia của WTO.

Thêm vào đó, cần tích cực xúc tiến và tăng cường phối hợp với các bộ ngành trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO. Việc liên kết với các chủ thể nước ngoài, nhất là đội ngũ đông đảo Việt kiều, lôi kéo họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, tham gia vào hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trên phạm vi toàn cầu; hay hợp tác giữa các hiệp hội ngành hàng Việt Nam với các tổ chức hiệp hội ngành hàng quốc tế nhằm nâng cao vị thế và uy tín của các ngành trong cộng đồng quốc tế cũng là những hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội.

2.1.6 Tích cực tham gia hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu

Vị trí của một quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu phản ánh khả năng cạnh tranh của quốc gia đó. Do vậy, liên kết mạng, chuỗi, biến mình trở thành một mắt xích trong mạng, chuỗi khu vực và toàn cầu là một đòi hỏi bức thiết đối với Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hịên nay.


Chuỗi quá trình tạo giá trị toàn cầu xét một cách cơ bản nhất có ba phân khúc: Nghiên cứu và phát triển - Sở hữu trí tuệ, Sản xuất, Phân phối - Xây dựng Thương hiệu. Trong đó, hai phân khúc đầu và cuối là các phân khúc tạo ra nhiều giá trị gia tăng và có sức mạnh nhất. Đó là các phân khúc mà các cường quốc đang nắm giữ và bỏ lại phân khúc phải làm nhiều nhưng không tạo ra nhiều giá trị cho các nước đang phát triển. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp Việt chỉ tham gia vào tạo những giá trị gia tăng rất thấp trong phân khúc sản xuất - phân khúc tạo giá trị thấp nhất, chủ yếu cung cấp sức lao động phổ thông và nguyên vật liệu thô. Vì vậy, vươn lên cạnh tranh ở hai khúc giá trị gia tăng cao là mục tiêu hướng tới của Việt Nam nếu muốn tạo ra nội lực thực sự và nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường quốc tế.

Trong điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa thể ngay lập tức tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu & phát triển - sở hữu trí tuệ, nhưng hoàn toàn có thể tranh đua với thế giới trong hai lĩnh vực thương hiệu. Trên thực tế, sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam còn yếu do chưa xây dựng được một nhãn hiệu cạnh tranh. Chẳng hạn nhưcác sản phẩm chè xuất khẩu ở Việt Nam chủ yếu ở dạng thô, hoặc mới chỉ sơ chế và không có nhãn hiệu hay thương hiệu. Nhiều sản phẩm trong số này lại được đóng gói và dán nhãn ở các nước khác nhau và chính những nước thứ 3 này lại được hưởng phần lớn giá trị gia tăng của thành phẩm. Do đó, Nhà nước cũng như bản thân các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một thương hiệu riêng để tăng giá trị của sản phẩm và tạo dựng hình ảnh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường nội địa cũng như quốc tế.

Bên cạnh đó, cũng phải tập trung đầu tư vào các khâu từ khâu thiết kế tới khâu sản xuất, tiêu thụ, không nên chỉ phụ thuộc vào vấn đề gia công như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

2.2. Các giải pháp vi mô


Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu - 11

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập WTO thì thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ do những yếu kém của nền kinh tế mà còn do những yếu kém của bản thân doanh nghiệp. Do vậy, điều tất yếu là các doanh nghiệp phải nhận thức rõ những thách thức này đồng thời có những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Sau đây, xin đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam.

2.2.1.Đổi mới tư duy kinh tế của doanh nghiệp

Việt Nam bước sang nền kinh tế thị trường đã gần 20 năm, nhưng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước vẫn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân mà phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn và kinh nghiệm, thì lại có tư tưởng làm ăn chộp giật, theo mùa vụ.

Đó thực sự là vấn đề đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập. Bởi gia nhập WTO đồng nghĩa với việc bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước về cơ hội kinh doanh, thủ tục hành chính, giấy phép, hạn ngạch, các loại thuế… sẽ bị hạn chế và loại bỏ. Hơn nữa, tham gia WTO là tham gia vào thị trường toàn cầu với các đối tác phần lớn là công ty xuyên quốc gia, kinh doanh với họ phải là kinh doanh lớn và làm ăn lâu dài. Như vậy, các doanh nghiệp tất nhiên sẽ phải tự thân vận động nếu muốn đứng vững trong cuộc cạnh tranh vốn đã gay gắt, nay lại càng khốc liệt hơn khi Việt Nam đã tham gia vào một sân chơi lớn với rất nhiều các đối thủ đến từ khắp nơi trên thế giới. Rõ ràng, trước tiên là chính bản thân các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy làm ăn kinh tế của mình, đó là sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp phải hoàn toàn dựa trên cơ sơ uy tín và năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, đổi mới tư duy kinh tế phải xuất phát từ chính những người quản lý, phải quán triệt từ người lãnh đạo cho đến người người


lao động, có như thế mới đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lãnh đạo có tư duy kinh tế mới mẻ sẽ vạch ra được đường lối, chiến lược kinh doanh táo bạo, có lợi cho doanh nghiệp và người lao động. Nhân viên có tư duy kinh tế mới thì phải hiểu và ủng hộ các quyết định của lãnh đạo, đồng thời có thể đề xuất các ý kiến mới đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Chỉ có những doanh nghiệp thực sự có tư duy kinh doanh theo nhu cầu thị trường mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài, có uy tín và vị thế trên thị trường quốc tế và nội điạ.

2.2.2.Nắm vững các cam kết cụ thể của Việt Nam khi gia nhập WTO

Trước hết, các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu luật pháp, các tập quán thương mại của các nước thành viên WTO, đặc biệt là luật chơi của WTO, nghiên cứu kỹ những cam kết song phương, đa phương để tận dụng triệt để những lợi thế của mình khi đã là thành viên WTO.

Điểm yếu chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là thiếu thông tin thị trường trong và ngoài nước, đối thủ cạnh tranh, hệ thống pháp lý và hệ thống thương mại quốc tế…Theo điều tra của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 45% doanh nghiệp chưa có kế hoạch chuẩn bị cho việc thực hiện các yêu cầu của Hiệp định thương mại Việt-Mỹ; 31% doanh nghiệp không biết về WTO…

Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã gặp phải khoảng 20 vụ kiện bán phá giá. Ngoài những vụ kiện bán phá giá cá basa, tôm tại thị trường Mỹ, còn có một số vụ EU kiện Việt Nam bán phá giá xe đạp, bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện(compact), chốt cài không gỉ và các phụ kiện xuất khẩu. Tất cả cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc hiểu rõ các thông tin, quy định trong thương mại quốc tế.

Như vậy, bên cạnh việc phải nắm bắt các nguyên tắc chung của WTO về thương mại, thông tin về thị trường, thì các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu các quy định, thù tục pháp lý trong kinh doanh thương mại quốc tế


mà các nước nhập khẩu đang áp dụng như: các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, đánh giá họp chuẩn, các yêu cầu về nhãn mác, đóng gói, bao bì…). Các doanh nghiệp cũng phải chú ý đến các thoả thuận cụ thể trong ngành, lĩnh vực, mặt hàng mà mình tham gia để đảm bảo không có những vi phạm đáng tiếc nào xảy ra.

2.2.3.Đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuẩt

Sức mạnh của một doanh nghiệp thường được đánh giá trước tiên thông qua trình độ công nghệ của sản xuất và dịch vụ, bởi thiết bị đem lại cho doanh nghiệp từ 40-50% năng lực sản xuất. Hơn nữa, khi gia nhập WTO, các sản phẩm của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hoá do nước ngoài sản xuất; do đó việc đổi mới, cải tiến, nâng cao trình độ công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu. Con số này ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước có trình độ công nghệ dưới mức trung bình của khu vực và thế giới, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất lạc hậu so với thế giới từ 10-20 năm, so với khu vực từ 3-4 thế hệ. Khu vực liên doanh với nước ngoài trình độ có khá hơn, song cũng chỉ đạt mức trung bình của khu vực, chủ yếu tập trung ở một số ngành công nghiệp nhẹ như chế biến thực phẩm, đồ gia dụng… Khu vực ngoài quốc doanh, công tư ty nhân thì có trình độ công nghệ còn lạc hậu hơn nữa, nhất là các dây chuyền về dệt, da giầy, thép… Chỉ có một số dây chuyền thiết bị công nghệ về công nghiệp chế biến thực phẩm, nhựa… đạt công nghệ tiên tiến trung bình của khu vực.


Do vậy, các doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuất, thay thế các công nghệ cũ, năng suất lao động thấp, hoạt động kém hiệu quả để tăng năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một mặt, đầu tư vào công nghệ mới làm giảm đáng kể giá thành sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nên thị trường quốc tế. Mặt khác, nó còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu về bao bì đóng gói, an toàn vệ sinh, quy trình chế biến. Như vậy, đầu tư vào công nghệ mới giúp cho các doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của thị trường, có đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác, từ đó mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu tiêu thụ hàng hoá.

Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới công nghệ, cần lưu ý rằng không phải cứ áp dụng công nghệ cao và hiện đại là đã tốt. Vấn đề là ở chỗ doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình công nghệ phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất, nếu không sẽ trở thành lãng phí khi công nghệ không được sử dụng khai thác triệt để. Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nếu doanh nghiệp xem đây là khâu đột phá, có tính chất cách mạng, và sẵn sàng đầu tư tài chính xứng đáng cho nó.

2.2.4.Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm

Một trong những nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đưa hoạt động xuất nhập khẩu phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là thương hiệu sản phẩm. “Thương hiệu” thể hiện sự thành công của một sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu ở các doanh nghiệp vẫn còn yếu, và chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì lẽ đó mà trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ kiện đối với hàng hoá Việt Nam, chẳng hạn như vụ kiện cá basa bị cấm dùng cái tên “catfish” ở thị trường Mỹ, và một số nhãn hiệu của các thương hiệu khác như nhãn hiệu “Trung Nguyên”


của công ty cà phê Trung Nguyên, nhãn hiệu “Vinataba” của Tổng công ty thuốc lá… bị đăng ký ở nước ngoài, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, có hơn 80 nước và vùng lãnh thổ có đối tượng sở hữu công nghiệp xin bảo hộ ở Việt Nam, chủ yếu là các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật… Trong khi đó, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất ít. Theo Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam thì tính từ đầu năm 2005 đến ngày 31 tháng 10 năm 2005, chỉ có 20 đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài được cục gửi đi. Chính vì số lượng nhãn hiệu đăng ký bảo hộ ở nước ngoài còn rất ít, cho nên cả nhà nhập khẩu, phân phối hàng hoá ở nước ngoài hầu như chưa biết đến các nhãn hiệu hàng hoá xuất phát từ Việt Nam.

Thực tế đã cho thấy các doanh nghiệp phải trả giá rất đắt vì nhận thức thấp về vai trò của thương hiệu. Đó chính là việc hao phí thời gian và công sức vào các vụ kiện tụng đòi lại thương hiệu mà chưa chắc đã thắng lợi. Các doanh nghiệp không những có thể không đòi lại thương hiệu của mình mà còn phải mất tiền mua lại, hoặc mất công thiết kế khuếch trương thương hiệu mới, chấp nhận từ bở thương hiệu cũ.

Như vậy, các doanh nghiệp nếu muốn thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của thương hiệu, và việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hàng hoá. Nếu doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, thì có thể liên hệ với các công ty quảng cáo, các công ty chuyên về xây dựng thương hiệu để được tư vấn về cách xây dựng thương hiệu cho mình sao cho hiệu quả nhất.

2.2.5.Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh

Theo những khảo sát gần đây, có đến hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có thói quen đưa các ứng dụng CNTT vào quản lý sản xuất – kinh doanh, chưa quan tâm đến giao dịch thương mại điện tử. Trong khi đó, lợi ích


của hương mại điện tử là rất rõ ràng như nâng cao khả năng tìm kiếm và tiếp xúc khách hàng, tiếp cận các nguồn thông tin, mở rộng thị trường,…; từ đó có thể giảm chi phí bán hàng trung gian, chi phí trong quá trình tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thương thảo hợp đồng, tăng khả năng bán hàng trực tiếp đến các thị trường, Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường toàn cầu đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, các doanh nghiệp cần áp dụng ngay thương mại điện tử vào kinh doanh.

Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí đầu tư cho công nghệ. Tuy nhiên, do thương mại điện tử là việc kinh doanh trên các thiết bị điện tử nên nó sẽ bị tác động theo sự thay đổi của công nghệ. Vì vậy người tham gia kinh doanh không những phải có khả năng sử dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo mà còn phải luôn học hỏi để theo kịp sự thay đổi đó.

Vấn đề còn lại chính là sự hỗ trợ từ phía Nhà nước với các điều kiện pháp lý cụ thể để các doanh nghiệp có thể yên tâm với một phương thức kinh doanh hiện đại mới, mở rộng cánh cửa đưa sản phẩm Việt Nam tiến ra thị trường thế giới. Chẳng hạn các vụ tranh chấp về tên miền cho thấy cần có quy chế quản lý thích hợp với loại tài nguyên đặc biệt này, việc gửi thư điện tử quảng cáo thương mại với số lượng lớn đòi hỏi phải có biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, v.v. Do đó cần xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan tới thương mại điện tử, đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản đã ban hành. Nhà nước cũng nên xây dựng một tổ chức chứng nhận những website thương mại điện tử uy tín, giúp người tiêu dùng có lòng tin khi tham gia mua bán, từ đó khuyến khích phát triển loại hình giao dịch hiện đại này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022