Baumgartner (2014) đã khuyến khích cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về chủ đề này.
Lý thuyết các bên liên quan chỉ ra rằng doanh nghiệp không chỉ chịu trách nhiệm trước các cổ đông của mình mà còn phải xem xét lợi ích của các bên liên quan khác (Freeman, 2015). Đồng thời, các hoạt động vì mục tiêu phát triển CS sẽ thúc đẩy sự tin tưởng, cam kết và hợp tác của các bên liên quan đối với doanh nghiệp (Gao và cộng sự, 2016). Điều này ngụ ý rằng các hoạt động CS sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi như sự cam kết, sự gắn bó và sự tham gia của các bên liên quan chủ yếu của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, nhân viên luôn được nhìn nhận là một trong những bên liên quan bên trong quan trọng đối với doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Choi và Yu (2014), hai tác giả đã cho thấy nhận thức của người lao động về thực hành các hoạt động bền vững có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên (SGBNV) đối với doanh nghiệp. Đồng thời, SGBNV là một trong những yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến HQHĐ (Jung và Yoon, 2012; Ghazzawi, 2008; Tuna và cộng sự, 2016). Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động với tổ chức đã được thực hiện ở nhiều quốc gia, trong nhiều ngành và tập trung chủ yếu vào các yếu tố động viên tài chính và phi tài chính. Các nghiên cứu về những yếu tố tác động thuộc phương diện nhận thức về trách nhiệm công dân doanh nghiệp, về đạo đức đối với môi trường gần như ít được chú trọng. Điều này đã tạo cơ hội cho các nghiên cứu về sự tác động của CS đến nhận thức, thái độ và hành vi của nhân viên và vai trò trung gian của sự gắn nhân viên của nhân viên trong sự ảnh hưởng của CS đến HQHĐ.
Ngoài ra, Lo và Sheu đã khẳng định trong nghiên cứu của mình rằng các doanh nghiệp có chiến lược PTBV có nhiều khả năng được các nhà đầu tư khen thưởng với mức định giá doanh nghiệp và cổ phiếu cao hơn trên thị trường tài chính (Lo và Sheu, 2007). Nói cách khác, việc thực hiện các chiến lược bền vững giúp tăng cường sự quan tâm chú ý và dẫn đến sự cam kết của nhà đầu tư (SCKNĐT) đối với doanh nghiệp. Hơn nữa, các nghiên cứu về chủ đề này đã chỉ ra rằng sau khi đầu tư vào các công ty, các nhà đầu tư tổ chức luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện quản trị công ty (Corporate governance) (Hartzell và Starks, 2003; Dong và Ozkan, 2008; Mizuno, 2014). Do đó, cam kết của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng tích cực đến những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tốt (OECD, 2004) (dẫn chiếu OECD Principles of Corporte Governance) và điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao HQHĐ. Điều này
cho thấy, có mối quan hệ cần được khám phá bằng nghiên cứu thực nghiệm về vai trò trung gian của sự cam kết của các nhà đầu tư trong tác động của CS đến HQHĐ. Kiểm định mối quan hệ trung gian này nhằm khẳng định giả định nền tảng lý thuyết các bên liên quan – những thực thể chịu ảnh hưởng và ảnh hưởng bởi các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp.
Lược khảo tài liệu cho thấy, phần lớn các nghiên cứu về CS được thực hiện trong các ngành công nghiệp (Pedersen và cộng sự, 2018; Annunziata và cộng sự, 2018), nơi thường được xem là nguồn chủ yếu của ô nhiễm môi trường và an toàn lao động. Việc nghiên cứu CS trong các ngành dịch vụ là rất hạn chế. Kallio (2018) cho rằng ngành du lịch đang ở thời điểm then chốt, nơi mà tiềm năng và các mối đe dọa liên quan đến ngành du lịch đã thu hút được sự chú ý của toàn cầu. Mặc dù lĩnh vực này mang lại nhiều cơ hội phát triển vì là một trong những ngành lớn nhất toàn cầu, nhưng ảnh hưởng tiêu cực mà ngành du lịch góp phần đối với môi trường như sự nóng lên của trái đất và biến đổi khí hậu cũng đã được thừa nhận. Như một phản ứng, ngành du lịch và giới học thuật đã và đang chuyển hướng sang các diễn thuyết về du lịch bền vững, hay gần đây là du lịch có trách nhiệm, nơi các bên liên quan hướng tới con đường PTBV toàn diện. Kallio (2018) nhấn mạnh giá trị cốt lõi của cuộc tranh luận về du lịch bền vững là khái niệm về trách nhiệm, đặc biệt là khái niệm về trách nhiệm của các bên liên quan đối với tính bền vững trong du lịch.
Lược khảo các nghiên cứu về chủ đề bền vững trong du lịch, tác giả tìm thấy các nghiên cứu tập trung vào khoảng cách thái độ - hành vi của khách du lịch (Juvan and Dolnicar, 2014; Fernandez and Sanchez, 2016) hơn là thái độ - hành vi của sự tham gia của cộng đồng địa phương (STGCĐĐP) vào du lịch, trong khi công đồng địa phương được xem là bên liên quan đặc biệt quan trọng để có được sự bền vững một cách toàn diện (Kallio, 2018). Tuy có rất ít khung khái niệm và lý thuyết về thái độ của cộng đồng địa phương (CĐĐP) đối với phát triển du lịch trong việc làm rõ mối quan hệ giữa thái độ và sự hỗ trợ của CĐĐP đối với sự phát triển du lịch được đề xuất trong tài liệu du lịch (Teye và cộng sự, 2002), nhưng các nghiên cứu về lĩnh vực du lịch đều ủng hộ rằng sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch góp phần đạt được sự phát triển du lịch bền vững (Tosun và Jenkins, 1996; Tosun, 2000; Boiral và cộng sự, 2019). Trong bối cảnh sự quan tâm ngày càng tăng của các nghiên cứu về yếu tố cộng đồng đối với du lịch, những người ủng hộ sự tham gia của cộng đồng vào du lịch cho rằng sự tham gia
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 1
- Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 2
- Mô Hình Mối Quan Hệ Giữa Môi Trường, Kinh Tế Và Xã Hội Với Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Của Kocmanová Và Dočekalová (2011)
- Mô Hình Sự Phát Triển Của Cs Của Wilson (2003)
- Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Địa Phương
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
của cộng đồng như là một sự phát triển nên được các doanh nghiệp xem xét (Gow và Vansant, 1983; Murphy, 1985; Brohman, 1996; Simmons, 1994). Điều này đã tạo khoảng trống cho các nghiên cứu về tác động của CS đến nhận thức, thái độ và hành vi của CĐĐP và vai trò trung gian của STGCĐĐP đối với tác động của CS đến HQHĐ.
Ngoài ra, mặc dù trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) nói chung và bền vững doanh nghiệp (Corporate Sustainability – CS) nói riêng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là từ khi xuất hiện khái niệm PTBV (Sustainable Development – SD) nhưng cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu về CS được tìm thấy đều tập trung ở các nước phát triển (Font và cộng sự, 2014; Witjes và cộng sự, 2017; Murray, 2017; Ashrafi và cộng sự, 2019). Các nghiên cứu về CS ở các nước đang phát triển, nơi mà mức sống người dân còn thấp cũng như có nhiều vấn đề còn tồn tại liên quan đến xã hội và môi trường thì còn rất hạn chế. Điều này cũng phản ảnh một xu hướng mà các nhà xã hội và môi trường gọi là “triển vọng, lợi ích và quan điểm phương Tây chi phối” (Griseri và Seppala, 2010). Đồng thời, chủ đề CS đối với khía cạnh quản lý hay khía cạnh thực tiễn vẫn cho thấy có sự thiếu vắng kiến thức khoa học về cách hai chiều này (khái niệm và thực nghiệm) có thể được tích hợp trong các hoạt động của các doanh nghiệp, cụ thể là việc xây dựng và thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, vẫn cần nghiên cứu sâu rộng hơn nữa liên quan đến chủ đề này và cần có nhiều nghiên cứu hơn về mặt khái niệm và thực nghiệm (Rodrigues và Franco, 2019). Chính vì vậy, việc nghiên cứu tác động của CS đến HQHĐ và khám phá vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP trong tác động của CS đến HQHĐ tại các nước đang phát triển là đề tài có tính cấp thiết về mặt khoa học.
1.1.2 Bối cảnh thực tiễn
Cho đến nay, ngành du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế năm 2019 ước đạt gần 1,5 tỷ lượt, tăng 3,8% so với năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu (+3%) (UNWTO, 2020). Trong năm 2019, Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế. Tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam (+16,2%) cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực, tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, đóng góp trực tiếp của du lịch đạt 9,2% GDP (Tổng cục du lịch, 2020). Ở Việt Nam, du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính phủ đã ban hành “Quyết định 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2030”. Theo đó, “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại”. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có ưu thế vượt trội trong phát triển du lịch biển kết hợp với du lịch khám phá và nghỉ dưỡng. Trong đó, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) được đánh giá là nơi có triển vọng du lịch lớn của Việt Nam, tập trung vào du lịch biển đảo, sinh thái. Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng DHNTB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển du lịch biển – đảo trở thành thế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam. Đến năm 2020 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của vùng DHNTB”.
Vùng DHNTB được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Với ưu thế rất thuận lợi với nhiều kỳ quan, thắng cảnh hùng vĩ, cùng những bãi biển xinh đẹp, cát trắng mịn, nước trong xanh, cùng thảm thực vật đa dạng và các loại sinh vật biển phong phú. Tất cả đã tạo nên cho vùng DHNTB những địa điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Với những lợi thế và tiềm năng của vùng DHNTB rất thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp du lịch (DNDL) đang hoạt động trong vùng DHNTB đang gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Việc thực hiện các hoạt động CS trong vùng DHNTB tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn hạn chế. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, rào cản và thách thức lớn nhất cho việc thực hiện CS tại Việt Nam nói chung và vùng DHNTB nói riêng là nhận thức và thực hành về CS.
Đồng thời, theo Tổng cục du lịch Việt Nam, các DNDL hiện tại phần lớn khai thác điểm đến cho mục đích lợi nhuận của họ mà chưa có sự đền bù và chia sẻ lợi ích thỏa đáng với cộng đồng. Điều này đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp khó nhận được sự ủng hộ và hợp tác của CĐĐP. Bên cạnh đó, việc các DNDL lựa chọn các điểm đến không theo hệ thống quản lý môi trường tốt đã hủy hoại môi trường tự nhiên. Cùng với đó, việc thiếu khảo sát đầy đủ về tác động môi trường của chuỗi cung ứng trong việc phát triển các gói sản phẩm du lịch đã dẫn đến việc sử dụng năng lượng và nước kém hiệu quả, gia tăng rác thải và sự mất mát về đa dạng sinh học. Ngoài ra, việc các DNDL sử dụng lãng phí các tài nguyên như nhiên liệu, điện, nước đã tạo nên sức ép đối với tài nguyên thiên nhiên tại điểm đến.
Thực tế tại Việt Nam, do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện các chiến lược bền vững đem lại, nhiều DNDL đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội và môi trường như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, gây ô nhiễm môi trường và không tuân thủ các quy định. Theo Tổng cục du lịch Việt Nam các DNDL đang tác động tiêu cực và phá hủy hệ sinh thái mong manh của chúng ta. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, việc sử dụng các nguồn tài nguyên ngày càng gia tăng, Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang làm suy giảm nặng nề đến chất lượng môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống của con người.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về CS cũng như một định nghĩa chuẩn tắc về CS gần như chưa được tìm thấy. Phần lớn các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung về chủ đề CSR (Hoàng Thị Thanh Hương, 2015; Trần Thị Hoàng Yến, 2016; Hồ Thị Vân Anh, 2018; Bùi Thị Thu Hương, 2018; Lê Thành Tiệp, 2018; Phan Thị Thu Hiền, 2019). Đồng thời, các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu đối với các ngành công nghiệp như: Hoàng Thị Thanh Hương (2015) với nghiên cứu về CSR trong ngành may đối với trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); Bùi Thị Thu Hương (2018) với nghiên cứu về CSR đối với các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình Bansal và Song (2017) bằng cách đánh giá phân tích một cách sâu sắc sự khác biệt giữa CSR và CS, đã kêu gọi nghiên cứu sâu hơn nữa về từng lĩnh vực riêng lẻ này để khám phá những giao điểm chung của chúng. Do đó, chủ đề nghiên cứu về CS còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu cần được khám phá sâu hơn, đặc biệt là trong điều kiện các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam.
Tóm lại, trên thế giới, đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, CS không còn là vấn đề xa lạ. CS đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới và đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Do vậy, việc nghiên cứu về CS ở Việt Nam, trong bối cảnh ngành du lịch là một tiếp cận nghiên cứu đáng lưu tâm vì những vấn đề môi trường, xã hội gắn liền với du lịch. Nghiên cứu về vấn đề này trong bối cảnh hiện nay là đặc biệt có ý nghĩa và là một yêu cầu khách quan, mang tính cấp thiết về mặt khoa học và thực tiễn để góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam và thế giới.
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Từ bối cảnh nghiên cứu, luận án chỉ ra một số khoảng trống nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu về CS tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế và là một khoảng trống cần được nghiên cứu để khám phá.
Thứ hai, tác động của CS đến HQHĐ trong điều kiện các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam gần như chưa được nghiên cứu. Do vậy, cần có những nghiên cứu thực nghiệm để góp phần củng cố các lý thuyết.
Thứ ba, tác động của CS đến SGBNV và vai trò trung gian của SGBNV trong tác động của CS đến HQHĐ là một khoảng trống nghiên cứu cần được thực hiện để góp phần củng cố lý thuyết về các bên liên quan.
Thứ tư, tác động của CS đến SCKNĐT và vai trò trung gian của sự cam kết của các nhà đầu tư trong tác động của CS đến HQHĐ là một khoảng trống khác nghiên cứu cần được khám phá nhằm củng cố lý thuyết về các bên liên quan.
Thứ năm, tác động của CS đến STGCĐĐP và vai trò trung gian của STGCĐĐP ảnh hưởng đến tác động của CS đến HQHĐ là một khoảng trống nghiên cứu cần được khám phá.
Cuối cùng, bối cảnh thực tiễn về ngành du lịch ở Việt Nam rất cần thiết để nghiên cứu chủ đề này.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định, đo lường mức độ tác động của CS đến HQHĐ của các doanh nghiệp và đưa ra các hàm ý quản trị về tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định và đo lường mức độ tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam;
- Khám phá vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP trong tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL;
- Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về sự tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam;
- Đưa ra các hàm ý quản trị giúp các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam tăng cường HQHĐ của các DNDL.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này phải trả lời các câu hỏi sau đây:
- CS ảnh hưởng như thế nào và mức độ tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam?
- Có hay không vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP đối với tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam?
- Có hay không sự khác biệt giữa các nhóm về sự tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam?
- Những hàm ý quản trị nào cần đưa ra để giúp các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam tăng cường HQHĐ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của CS đến HQHĐ của các doanh nghiệp và vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP.
- Đối tượng khảo sát: các nhà quản trị từ cấp trưởng, phó phòng, giám đốc kinh doanh trở lên tại các DNDL hoạt động tại vùng DHNTB tại Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu các DNDL hoạt động tại vùng DHNTB của Việt Nam gồm các tỉnh thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 6/2018 đến 11/2020.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Nghiên cứu định tính
Từ những khoảng trống nghiên cứu được xác định trong quá trình lược khảo tài liệu. Mô hình nghiên cứu và thang đo ban đầu được tác giả đề xuất. Sau đó, phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia được sử dụng. Tác giả thực hiện việc lấy ý kiến của các chuyên gia, gồm 9 người là thành viên ban giám đốc của các DNDL, cán bộ quản lý nhà nước và các giảng viên của các Trường Đại học. Phương pháp nghiên cứu định tính
này được thực hiện nhằm xây dựng và điều chỉnh các thang đo được rút ra từ các nghiên cứu trước để từ đó thiết kế bảng câu hỏi khảo sát phục vụ cho nghiên cứu định lượng sơ bộ và định lượng chính thức.
1.5.2 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua 2 bước gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu được thực hiện với qui mô mẫu là 100 quan sát. Mẫu trong nghiên cứu sơ bộ được thu thập và đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS 24 nhằm kiểm định độ hội tụ và giá trị phân biệt của các biến quan sát trong thang đo.
- Nghiên cứu chính thức: Đề tài tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi chính thức. Nghiên cứu được thực hiện với qui mô mẫu là 495 quan sát. Dữ liệu nghiên cứu được xử lý và làm sạch. Tác giả sử dụng phầm mềm hỗ trợ SmartPLS 3.2.8 để phân tích mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính. Luận án sử dụng phương pháp PLS-SEM để kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
1.6 Những điểm mới của luận án
Kết quả nghiên cứu cho thấy, luận án có một số điểm mới so với các công trình nghiên cứu trước đây ở các nội dung sau:
Thứ nhất, luận án đề cập đến vấn đề chưa được nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam trước đây là tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL.
Thứ hai, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa các khái niệm nghiên cứu gồm CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ của doanh nghiệp.
Thứ ba, luận án khám phá vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP trong tác động của CS đến HQHĐ của doanh nghiệp mà các công trình trước đây chưa nghiên cứu.
Thứ tư, các yếu tố trung gian là SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP được phân tích theo tiếp cận đối tượng khảo sát là lãnh đạo các DNDL. Đây là sự khác biệt so với các công trình nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu theo tiếp cận là nhân viên, cộng đồng địa phương và nhà đầu tư.
Thứ năm, luận án điều chỉnh các thang đo gốc phù hợp với đặc thù các DNDL đang hoạt động trong vùng DHNRB tại Việt Nam và bổ sung một số biến quan sát mới vào thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Độ tin cậy của các thang đo mới trong mô hình nghiên cứu cho kết quả khá cao nên các nghiên cứu tiếp theo có thể kế thừa.