Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 50171


5.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI


Như đã đề cập về hạn chế của các mô hình trước đây, tác giả đã tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và tác động của rủi ro tín dụng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Do đó, đây chính là những điểm mới của tác giả. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy được những điểm mới sau:


Kết quả nghiên cứu phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD:

- Tỷ lệ nợ xấu năm trước có sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng trong năm sau đó. Dự phòng rủi ro tín dụng cao cũng làm tăng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Kiểm soát nợ xấu và tuân thủ theo quy định của NHNN trong việc trích lập dự phòng là những biện pháp cần thiết nhằm giúp các NHTM hạn chế được rủi ro tín dụng.

- Ngân hàng quản lý chi phí hoạt động không hiệu quả có thể tăng rủi ro tín dụng. Nếu ngân hàng kiểm soát và sử dụng tốt nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì rủi ro tín dụng sẽ không tăng cao.


Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm bằng chứng thống kê cho thấy RRTD có tác động đến hiệu quả kinh doanh:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

- Rủi ro tín dụng xảy ra thực sự làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thông qua mối quan hệ nghịch biến được tìm thấy có ý nghĩa thống kê.

- Quy mô ngân hàng lớn hơn sẽ tạo ra tính kinh tế theo quy mô, làm tăng hiệu suất và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 15

- Quản lý chi phí tốt hơn sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho ngân hàng, làm tăng lợi nhuận ngân hàng từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh thông qua mối quan hệ nghịch biến giữa quản lý chi phí kém hiệu quả và hiệu quả kinh doanh.

- Quản lý không tốt các khoản thu nhập ngoài lãi sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp hơn. Đây được coi là hiệu ứng đảo ngược được tìm thấy có ý nghĩa thống kê.

- Ngân hàng cân đối các khoản huy động vốn và có phương án sử dụng vốn huy động hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.


- Tăng trưởng kinh tế tốt sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, vì vậy đây là một trong những phát hiện quan trọng góp phần đề ra những khuyến nghị đến Chính Phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để ổn định vĩ mô. Ngoài ra, việc ổn định tỷ giá hối đoái cũng giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ổn định hơn.


5.7 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO


5.7.1 Hạn chế


- Dữ liệu từ báo cáo tài chính: hạn chế của nghiên cứu là sử dụng dữ liệu thứ cấp được công bố từ BCTC của các NHTM Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2015 nên chắc chắn khó có thể tránh được những thiếu sót trong thu thập dữ liệu nghiên cứu và ảnh hưởng đến kết quả.

- Một số biến độc lập trong mô hình 1 và 2 bị đổi dấu so với kỳ vọng của tác giả và của một số nghiên cứu khác. Điều này xuất phát từ phía mẫu dữ liệu và điều kiện thực tế tại các NHTM Việt Nam. Hạn chế của tác giả là chưa thực hiện thêm hồi quy để xem xét tính vững của mô hình.

- Tác giả chỉ mới sử dụng tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng đại diện cho rủi ro tín dụng. Chỉ mới sử dụng biến ROE, ROA để đại diện cho hiệu quả kinh doanh.


5.7.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo


Trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả xin đề xuất một số hướng như sau:


- Sử dụng thêm các biến khác để làm biến độc lập đại diện cho rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh.

- Thực hiện thêm một số hồi quy để kiểm tra tính vững của mô hình.

- Thu thập thêm đầy đủ dữ liệu nhằm phân tích hoàn chỉnh thực trạng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam.

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho tất cả NHTM Việt Nam và một số NHTM trong khu vực, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.


TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Trong chương 5, đề tài đã tóm tắt lại những kết quả quan trọng của nghiên cứu. Từ đó đưa ra đề xuất một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế RRTD của các NHTM Việt Nam. Các kiến nghị và giải pháp được xuất phát từ kết quả mô hình hồi quy. Một số giải pháp được kiến nghị cho các NHTM Việt Nam đã được đưa ra. Bên cạnh đó, các giải pháp liên quan đến các yếu tố vĩ mô cũng đã được đề cập.


KẾT LUẬN


Hoạt động NHTM lành mạnh, phát triển sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững, ổn định nền kinh tế vĩ mô, góp phần củng cố an sinh xã hội. Tuy nhiên trước tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng của các TCTD, nợ xấu ngày càng gia tăng đòi hỏi các NHTM và các tổ chức, ban ngành có liên quan phối hợp thực hiện để hạn chế những bất ổn xảy ra đối với hoạt động ngân hàng. Các NHTM phải thường xuyên theo dõi hoạt động tín dụng, đẩy mạnh phát triển tín dụng kèm theo đánh giá chặt chẽ chất lượng tín dụng, đẩy mạnh đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động ngân hàng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các quy trình cấp tín dụng, quy trình kiểm tra giám sát để phát hiện RRTD và tìm giải pháp khắc phục kịp thời. Đối với Chính phủ, NHNN và các cơ quan hữu quan cần phối hợp với nhau và hỗ trợ các NHTM trong việc cụ thể hóa các văn bản pháp luật, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng, duy trì tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái, tăng cường hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các NHTM trong vấn đề cấp tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD cũng như hoàn thiện, xây dựng và phát triển thị trường mua bán nợ để tạo tính thanh khoản cho việc mua bán các khoản nợ xấu của các NHTM.

Bên cạnh đó, tác giả còn nêu ra được những đóng góp mới và hạn chế của đề tài, những điều còn tồn tại về số liệu và quy mô của mẫu nghiên cứu, qua đó tác giả gợi ý một số hướng nghiên cứu tiếp theo để các đọc giả có thể tham khảo và hoàn thiện những nghiên cứu mới, qua đó góp phần xác định được các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc trưng ngân hàng tác động đến RRTD và tìm được các giải pháp nhằm hạn chế RRTD cho các NHTM, góp phần giúp cho hệ thống các NHTM Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ NCS NGUYỄN QUỐC ANH

A. BÀI BÁO

1. Nguyễn Quốc Anh – “Mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần cung ứng vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa tại TP.HCM” - Tạp chí phát triển kinh tế số 162.

2. Nguyễn Quốc Anh – “Chính sách tiền tệ chống lạm phát – Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” - Tạp chí phát triển kinh tế số 210

3. Nguyễn Quốc Anh – Kinh nghiệm phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp ở một số nước và một số giải pháp giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Tạp chí Ngân hàng số 14 tháng 07/2013.

4. Nguyễn Quốc Anh – Đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại Việt nam – Tạp chí phát triển kinh tế số 276s tháng 10/2013.

5. Nguyễn Quốc Anh – “Cổ phần hóa và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Những vấn đề chủ yếu cần được giải quyết” – Hội thảo khoa học “Hội nhập quốc tế về ngân hàng và vấn đề cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước”.

6. Nguyễn Quốc Anh – “Bàn về xử lý nợ xấu của NHTM Việt Nam” – Hội thảo khoa học “Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua thách thức để hội nhập và phát triển” -Viện nghiên cứu phát triển-UBND TPHCM.

7. Nguyễn Quốc Anh – Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng- bằng chứng thực nghiệm tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam- Tạp chí khoa học trường ĐH An Giang số đặc biệt tháng 12/2015.

8. Nguyễn Quốc Anh – Ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến khả năng phá sản các Ngân hàng thương mại Việt Nam- Tạp chí Phát triển & hội nhập trưởng Đại học Kinh tế-Tài chính TPHCM số 27 tháng 3-4/2016.

9. Nguyễn Quốc Anh – Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam- Tạp chí Phát triển & hội nhập trưởng Đại học Kinh tế-Tài chính TPHCM số 29 tháng 7-8/2016.


B. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Đề tài cấp bộ:

Những giải pháp chủ yếu để xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay

- CN đề tài: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn

- Tham gia với tư cách: thành viên

Nghiên cứu giải pháp phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

- CN đề tài: PGS.TS Trần Huy Hoàng

- Tham gia với tư cách: thành viên

Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam

- CN đề tài: TS. Bùi Kim Yến

- Tham gia với tư cách : thành viên

Xây dựng mô hình liên kết và hợp tác chiến lược của các NHTM Việt nam để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển khi hội nhập WTO

- CN đề tài: PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn

- Tham gia với tư cách : thành viên

Quản trị rủi ro của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPHCM trong giai đoạn 2011-2020

- CN đề tài: ThS. Mã Văn Tuệ

- Tham gia với tư cách : thành viên

Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn TPHCM trong giai đoạn 2011-2020 theo chuẩn mực của BASEL III

- CN đề tài: PGS.TS Trần Huy Hoàng

- Tham gia với tư cách: thành viên

2. Đề tài cấp trường:

Các giải pháp hoàn thiện hoạt động của công ty quản nợ và khai thác tài sản, nhằm khắc phục rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở VN

- Mã số: CS - 2003 - 05

- CN đề tài: TS Trần Huy Hoàng

- Tham gia với tư cách : thành viên

Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

- Mã số: CS - 2004 - 19

- CN đề tài: TS. Trầm Thị Xuân Hương

- Tham gia với tư cách : thành viên

Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại các NHTM trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

- Mã số: CS - 2011 - 43

- CN đề tài: Ths Nguyễn Quốc Anh

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng – bằng chứng thực nghiệm tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

- Mã số: CS - 2015 - 83

- CN đề tài: Ths Nguyễn Quốc Anh


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng, 2013. Phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách. http://dl.ueb.edu.vn/handle/1247/10499.

2. Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh, 2013. Bad Debts in Vietnamese Banks - Quantitative Analysis and Recommendations. (November 26, 2013). Available at SSRN:http://ssrn.com/abstract=2524223 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2524223

3. Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Minh Kiều, 2015. Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế 2015. Số 3. Tr. 49 – 63.

4. Nguyễn Thanh Dương, 2013. Phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 9 (19), trang 29-39.

5. Nguyễn Việt Hùng, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt dộng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại. Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản: Nxb Thống kê.

7. Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang, 2013. Các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 85, tháng 4/2013.

8. Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.

9. Võ Thị Quý, Bùi Ngọc Toản, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM - số 3 (36) 2014.

Tiếng Anh

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí