Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 15


Tuy nhiên, Điều 647 BLDS 2005 quy định về người lập di chúc vẫn còn tồn tại những bất cập. Theo quy định như trên thì người đã thành niên có quyền lập di chúc (trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình), nhưng đối với trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 23 BLDS 2005) khi lập di chúc luật không quy định là có cần phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó hay không.

Theo khoản 1 Điều 23 BLDS 2005 quy định: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”, nhưng khoản 2 điều luật này lại quy định: “Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày”.

Nếu theo quy định tại khoản 1 Điều 647 BLDS 2005, thì những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 23 BLDS 2005, vẫn có quyền lập di chúc với tư cách của người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mà không cần có người đại diện. Nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 23 BLDS 2005, thì một người tuy có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhưng đã bị hạn chế theo quyết định của bản án có hiệu lực pháp luật, thì khi người đó xác lập giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện.

Như vậy, trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi lập di chúc mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (khoản 2 Điều 23 BLDS 2005), thì di chúc do người đó lập ra có hiệu lực pháp luật hay không luật cũng chưa quy định rõ.


* Sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc

Đối với trường hợp người lập di chúc là người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi khi lập di chúc luật quy định cần phải có sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ, tuy nhiên luật lại chưa quy định được rõ về một số vấn đề sau:

Thứ nhất, về thời điểm mà cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý: Khoản 2 Điều 652 BLDS 2005 chỉ quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc “…phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”. Như vậy, hiểu như thế nào là “được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý’’? Sự đồng ý ở điều luật trên là ý kiến của họ về việc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc? Hay là phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về nội dung của di chúc thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi mới được lập di chúc?

Thứ hai: Pháp luật hiện hành không quy định về sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho người lập di chúc ở độ tuổi đủ 15 cho đến chưa đủ 18 tuổi nhưng không nói rõ thời điểm mà cha mẹ đồng ý được thể hiện khi nào, trước khi con lập di chúc, sau khi con lập di chúc hay trong khi con lập di chúc? Hay cả ba thời điểm trên mà có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ cho người ở độ tuổi này lập di chúc đều có giá trị pháp lý?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Thứ ba: Về hình thức đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc thì điều luật cũng chưa quy định, do vậy sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau. Hình thức đồng ý này phải được thể hiện bằng văn bản riêng hay chỉ cần cha, mẹ hoặc người giám hộ ký tên vào di chúc.

Do vậy, pháp luật nên quy định cụ thể về việc cha, mẹ, người giám hộ chỉ được nêu ý kiến của mình về việc có cho phép người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc mà không được quyết định về nội dung theo hướng nào.

Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 15


Đồng thời nên quy định về hình thức sự đồng ý của cha mẹ về việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc có thể bằng văn bản hoặc có bút tích của cha, mẹ vào cuối bản di chúc và thời điểm đồng ý là trước, trong hay sau khi di chúc được lập thì di chúc vẫn được coi là hợp pháp.

Như vậy, theo tôi khi sửa đổi, bổ sung những quy định về thừa kế trong BLDS nên quy định:

1. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý bằng văn bản hoặc có bút tích của cha, mẹ hoặc người giám hộ vào cuối bản di chúc do người này lập ra.

3. Sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc được thể hiện trước khi, trong khi hoặc sau khi di chúc được lập đều có giá trị pháp lý.

4. Bổ sung khoản 3 Điều 647 BLDS: “Quy định tại khoản 1 Điều 647 không được áp dụng đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 23 của Bộ luật này”.

3.2.3. Về truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

BLDS ghi nhận người lập di chúc được truất quyền hưởng di sản “của người thừa kế”. Như vậy, pháp luật chỉ cho phép truất quyền hưởng di sản của “người thừa kế” chỉ có thể truất quyền hưởng di sản của một người có quyền hưởng di sản. Người thừa kế có thể là người thừa kế theo pháp luật, người thừa kế theo di chúc và trong khuôn khổ truất quyền hưởng di sản, người thừa kế chỉ có thể là “người thừa kế theo pháp luật”. Về chủ đề này, Điều 11 Pháp lệnh thừa kế quy định rõ hơn Bộ luật dân sự vì đã nêu rõ khả năng truất quyền của người để lại di sản đối với “một hoặc nhiều người thừa


kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do”. Thiết nghĩ, chúng ta cũng nên quy định rõ về vấn đề này để tránh nhiều cách hiểu khác nhau về chủ thể bị truất quyền hưởng di sản thừa kế dẫn đến người lập di chúc sử dụng quyền của mình không chính xác giống như ví dụ ở phần 3.1.1 đã đưa ra.

Người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế luôn là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Trong trường hợp người lập di chúc truất quyền hưởng di sản thừa kế của một hay nhiều người thừa kế thì theo nguyên tắc chung người bị truất quyền sẽ không được hưởng di sản thừa kế trừ trường hợp có người thừa kế theo Điều 669 BLDS 2005. Như vậy, hậu quả pháp lý của truất quyền hưởng di sản là người bị truất sẽ bị mất quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc lẫn theo pháp luật. Trong trường hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật nghĩa là việc truất quyền hưởng di sản không còn giá trị thì tư cách người thừa kế theo luật của những người nói trên không ảnh hưởng. Đối với trường hợp di chúc có hiệu lực pháp luật hoặc có phần di chúc không có hiệu lực pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của việc truất quyền hưởng di sản thì tư cách người thừa kế theo luật của họ đương nhiên bị mất, do đó nếu có phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực sẽ được chia theo luật thì người đó vẫn không được hưởng.

Như vậy, theo tôi cho rằng: “Một người thừa kế theo pháp luật bị truất quyền hưởng di sản nếu trong di chúc, người lập di chúc tuyên bố một cách minh bạch trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản”.

3.2.4. Về Di tặng, thờ cúng

Điều 670 BLDS 2005 và điều 671 BLDS 2005 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng không bị hạn chế về số lượng, giá trị di sản đã ảnh hưởng đến quyền thừa kế hợp pháp của những người thừa kế theo pháp luật. Nên chăng, pháp luật cần quy định giới hạn của di sản dùng vào việc thờ cúng


một cách cụ thể để ngăn chặn việc áp dụng không đúng quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng. Bởi vì, hiểu như thế nào cho đúng quy định tại khoản 1 Điều 670 BLDS 2005: “Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế…”, không đơn giản và có thể còn có sự suy đoán chủ quan. Qua phân tích trên, nên chăng pháp luật cần quy định di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng chiếm tỉ lệ nhất định trong khối di sản người chết để lại, sau khi đã thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản của người đó tránh tình trạng giải quyết không thỏa đáng giữa di sản để chia thừa kế và di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng.

Trong vụ việc được bình luận, bà Biết “di tặng tài sản riêng và chung của vợ chồng tôi cho ba đứa cháu ngoại là Hùng, Diễm và Hoàng”. Với nội dung này, bà Biết đã di tặng toàn bộ di sản của mình và do đó không phù hợp với quy định vừa nêu. Bộ luật không quy định rõ trong trường hợp nào vượt quá “một phần di sản” thì cần phải xử lý như thế nào? Di chúc này có hiệu lực hay không?

Pháp luật cũng cần phải quy định cụ thể trường hợp người lập di chúc đã định đoạt toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng thì quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc cũng vẫn được xác định đúng theo quy định tại điều 669 BLDS 2005, nghĩa là mỗi người trong số những người này vẫn được hưởng thừa kế bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (nếu như di sản được chia theo pháp luật) mà họ được nhận và như vậy phải trích từ di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng.

Về hình thức ngôn ngữ, tại đoạn 3 khoản 1 Điều 670 BLDS 2005 có cụm từ thiếu thống nhất với tên của điều luật: Tên của Điều 670 là “Di sản dùng vào việc thờ cúng” nhưng tại đoạn 3 khoản 1 Điều 670 BLDS 2005 lại quy định: “Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã


chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về những người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”.

Cụm từ “thì phần di sản dùng để thờ cúng” không những được dùng không thống nhất với tên của Điều luật (Điều 670), mà còn làm sai lệch về bản chất của di sản dùng vào việc thờ cúng mà nội dung Điều luật đã phân tích cụm từ: “Di sản dùng vào việc thờ cúng” khác biệt về nghĩa của cụm từ “Di sản dùng để thờ cúng”. Điều 670 BLDS 2005 quy định di sản dùng vào việc thờ cúng là dựa vào tính kinh tế của loại di sản đó, do vậy di sản dùng vào việc thờ cúng cũng thuộc phạm vi tài sản theo quy định tại Điều 163 BLDS 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Như vậy, cụm từ “di sản dùng vào việc thờ cúng” không những phù hợp với nội dung Điều luật, mà còn được hiểu “di sản dùng vào việc thờ cúng” khác biệt với “di sản dùng để thờ cúng”. Quy định trên của điều 670 BLDS 2005 là một quy định mở liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng, mà không bó hẹp trong phạm vi những đồ vật để thờ cúng mang tính truyền thống: như bàn thờ, câu đối, lư hương, bình hương, lục bình, đại tư…Vì vậy cần có sự sửa đổi câu chữ để tạo sự thống nhất trong cùng một điều luật và phù hợp với bản chất của việc dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng của người lập di chúc.

3.2.5. Về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

Như đã phân tích tại mục 2.1.6 phần 2 chương 2 của luận văn về việc người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc mình đã lập trước đó. Tuy nhiên, BLDS 2005 chưa quy định về hình thức cụ thể là như thế nào. Hình thức phần sửa đổi, bổ sung có thể được viết thêm vào di chúc đã lập hoặc được viết vào một bản khác biệt. Tuy nhiên, để tránh việc tẩy xóa, thêm bớt trong một bản di chúc làm giảm tính xác thực của di chúc, do đó, theo tôi nên chăng quy định “Việc sửa đổi, bổ sung di chúc phải được thực hiện bằng văn bản kèm theo di chúc đã lập”.


Trong BLDS 2005, các nhà làm luật không quy định về hình thức hủy bỏ di chúc, do đó các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Pháp luật nước ta chỉ xác định một trường hợp được coi là hủy bỏ di chúc: Khi người lập di chúc thay thế di chúc đã lập. Trên thực tế việc hủy bỏ di chúc còn có thể được người lập di chúc thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: Theo tôi, có thể coi một người đã hủy bỏ di chúc khi người lập di chúc có hành vi hủy bỏ di chúc một cách minh thị như xé, đốt, tiêu hủy di chúc nếu hành vi xé, đốt di chúc xuất phát từ phía người lập di chúc. Trong trường hợp người lập di chúc định đoạt lại tài sản bằng hành vi khác di chúc như tặng cho, mua bán thì hệ quả đối với di chúc cũ cũng tương tự như trường hợp hủy bỏ di chúc trước bằng di chúc mới: “Việc hủy bỏ di chúc có thể ngầm định khi người lập di chúc có một hành vi sau này không tương thích với nội dung trong di chúc như di tặng hay bán cho người khác chính tài sản đã nêu trong di chúc”. Giải pháp này được ghi nhận trong pháp luật hiện hành của Pháp và tôi cho rằng chúng ta cũng nên quy định như vậy bởi thực tế đã có nhiều tình huống tương tự như vậy xảy ra.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã chỉ ra và phân tích thực tiễn áp dụng các quy định về quyền của người lập di chúc. Trên cơ sở những bất cập mà tác giả phân tích, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về quyền của người lập di chúc. Qua chương 3, tác giả đã giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất: Xác định một số nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như tình trạng các vụ án thừa kế thường xảy ra liên quan đến vấn đề quyền của người lập di chúc.

Thứ hai: Quy định về quyền của người lập di chúc cần phải được sửa đổi, bổ sung trong một số trường hợp như: Về sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ đối với việc lập di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, về các tình huống dự liệu khác của hủy bỏ di chúc, hình thức sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc…

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/01/2024