Một Số Chính Sách Về Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp


Kiểm định Wald:

Với giả thuyết H0 là tất cả các hệ số không có ý nghĩa thống kê. Ta chọn tiêu chuẩn kiểm định:

𝑊𝑎𝑙𝑑 = 𝑛𝜔2𝛽̂𝑇[𝐷𝑘𝑘]1𝛽̂ ~𝜒2(𝑘) (2.32)

𝜏 𝜏

𝜏

Trong đó: 𝑛 là kích thước mẫu, 𝛽̂ là véc tơ 𝑘 × 1 các hệ số ước lượng, 𝐷𝑘𝑘 là ma trận covariance của 𝑘 biến cần kiểm định, 𝜔2 = 𝜏(1−𝜏)

𝑓(𝐹−1(𝜏))2


Nếu 𝑊𝑎𝑙𝑑 > 𝜒2(𝑘) thì bác bỏ giả thuyết H0.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Kiểm định Likelihood ratio (LR):

Để kiểm định thu hẹp hoặc mở rộng hồi quy từ mô hình ban đầu, ta gọi 𝑉̂(𝜏) là phần dư của mô hình nhiều ràng buộc hơn và 𝑉(𝜏) là phần dư của mô hình ít ràng buộc hơn.

Tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam - Tiếp cận bằng các mô hình toán kinh tế - 8

Chọn tiêu chuẩn kiểm định là thống kê:


𝐿𝑅 = 𝜔1(𝑉̂(𝜏) − 𝑉(𝜏)) với 𝜔2= 𝜏(1−𝜏)

𝑓(𝐹−1(𝜏))2

(2.33)


Nếu 𝐿𝑅 > 𝜒2(𝑘) thì mô hình được mở rộng.

2.5. Phương pháp hồi quy phi tham số

Trong các phương pháp hồi quy, cách tiếp cận tham số thường được sử dụng với giả định rằng hàm hồi quy có dạng hàm xác định trước, ví dụ như các mô hình tuyến tính theo tham số, bởi điều này đơn giản hóa cả quy trình ước lượng cũng như việc giải thích ý nghĩa kinh tế của các tham số hồi quy. Tuy nhiên, việc giả định về dạng hàm hồi quy có thể là không phù hợp, và từ đó các kết luận và khuyến nghị kinh tế thiếu chính xác. Phương pháp hồi quy phi tham số có thể khắc phục nhược điểm này, bởi nó có thể ước lượng mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập mà không đưa ra một dạng hàm cụ thể.

Xét mô hình hồi quy:

𝑦𝑖𝑡 = 𝑚(𝑥𝑖𝑡) + 𝑢𝑖𝑡 (2.34)

trong đó, 𝑦𝑖𝑡 là biến phụ thuộc; 𝑚(. ) là một hàm chưa biết; {𝑥𝑖𝑡} là tập hợp các biến giải thích; sai số ngẫu nhiên 𝑢𝑖𝑡 và thời gian t.

Phương pháp hồi quy phi tham số ước lượng hàm 𝑚(. ) trong (2.34) thường được tiếp cận và sử dụng là một ước lượng địa phương (local estimation). Phương pháp này xem xét hàm 𝑚 tại mỗi điểm 𝑥 = 𝑥0 và tại những điểm lân cận 𝑥0, khi đó có


thể xấp xỉ 𝑚(𝑥) bởi 𝑚(𝑥0) hoặc bởi xấp xỉ tốt hơn [𝑚(𝑥0) + 𝑚′(𝑥0)(𝑥 − 𝑥0)] (theo xấp xỉ Taylor) với giả định rằng 𝑚(. ) là hàm trơn. Như vậy, việc ước lượng hàm

𝑚(𝑥) tại lân cận của điểm 𝑥0 sẽ chuyển thành ước lượng 𝑚(𝑥0) 𝑚′(𝑥0) từ các quan sát có được. Và việc ước lượng hàm 𝑚(. ) trên một khoảng nào đó sẽ được thực hiện bằng cách như vậy cho mỗi khoảng con. Một trong những phương pháp hiện đại và phổ biến gần đây để ước tính hàm m(.) là hàm Kernel (có thể gọi tắt là hồi quy phi tham số Kernel).

Hàm hồi quy Kernel

Hai phương pháp thường được sử dụng trong hồi quy phi tham số Kernel là phương pháp hằng số địa phương (local – constant) và phương pháp tuyến tính địa phương (local linear). Phương pháp hằng số địa phương được giới thiệu đồng thời bởi Nadaray (1964) và Watson (1964) nên còn có tên gọi là ước lượng N-W (Nadaraya - Watson). Phương pháp này không cần giả sử một dạng cụ thể của hàm hồi quy 𝑚, nhưng một tập các điểm dữ liệu lân cận 𝑥 sẽ chứa một phần thông tin về giá trị của

𝑚(𝑥). Do đó, một công cụ ước lượng trực quan cho hàm trung bình điều kiện 𝑚(𝑥) là trung bình địa phương được thực hiện. Trong đó, phương pháp mới cải tiến là trung bình cục bộ có trọng số.

Giả sử 𝐾 là hàm có giá trị thực gán trọng số. Hàm 𝐾 thường là hàm mật độ có thể đối xứng và được gọi là hàm Kernel. Đặt là độ chia (bandwidth - còn được gọi là tham số làm mịn), đây là một số không âm kiểm soát kích thước của miền lân cận. Kí hiệu 𝐾(. ) = 𝐾(./ℎ)/ℎ. Theo Nadaraya - Watson (1964) ước lượng hồi quy Kernel được cho bởi:

𝑚̂(𝑥) =

𝑛

𝑖=1

𝑛

𝐾(𝑥𝑖−𝑥)𝑌𝑖

𝐾(𝑥𝑖−𝑥)

(2.35)

𝑖=1


với n là tổng số các quan sát 𝑥𝑖 trong lân cận của điểm 𝑥. Hàm Kernel thường được sử

2

dụng là Kernel Gaussian 𝐾(𝑡) = (√2𝜋)−1exp(− 𝑡 ). Trong đó, 𝐾

(. ) là hàm mật độ

2

Kernel được tính với độ chia , hoặc Epanechnikov Kernel 𝐾(𝑡) = 3 (1 − 𝑡2) với

4

|𝑡| ≤ 1.

Dưới những điều kiện thông thường về hàm Kernel, Nadanaya (1964) đã chứng minh rằng ước lượng (2.35) là ước lượng vững của 𝑚(𝑥). Tuy nhiên ước lượng với phương pháp này thường bị chệch ở các giá trị biên và ở những nơi có phân phối không đồng đều.


Phương pháp tuyến tính địa phương (local linear) được đề xuất bởi Fan và Gijbels (1992) đã khắc phục được vấn đề chệch nói trên của phương pháp N-W với tư tưởng như sau:

Tại mỗi lân cận của điểm quan sát 𝑥 nào đó, thay vì giả định 𝑦 nhận giá trị không đổi như với phương pháp N-W, sẽ giả định rằng 𝑦 tuyến tính trong lân cận này. Sau một số biến đổi toán học, bài toán ước lượng tham số được quy về bài toán tối ưu như sau: tại mỗi điểm x, tìm α, β tương ứng để giảm thiểu khoảng cách giữa giá trị thực và giá trị ước tính, được đo như sau:

𝑀𝑖𝑛𝛼,𝛽 𝑖=1−>𝑚 (𝑦𝑖 − 𝛼 − 𝛽(𝑥𝑖 − 𝑥))2 𝐾(𝑥𝑖 , 𝑥, ℎ) (2.36)

trong đó, 𝑛 là tổng số các quan sát 𝑥𝑖 trong lân cận của điểm 𝑥 và phép lấy tổng được thực hiện trên các quan sát 𝑥𝑖 sao cho ||𝑥𝑖 − 𝑥|| < ℎ với là độ chia (bandwidth) được chọn trong quá trình ước lượng.

Trong đó, 𝐾(𝑥𝑖 , 𝑥, ℎ) được định nghĩa như sau:

𝐾(𝑥𝑖 , 𝑥, ℎ) = ∏ 𝐾𝑖 (𝑥𝑖𝑗, 𝑥𝑗, ℎ𝑗)

𝑘

với 𝑘 là số chiều của véc tơ 𝑋𝑖.

Hàm Kernel cho biến liên tục 𝑥𝑖 có dạng:


𝐾𝑗(𝑥𝑖𝑗, 𝑥𝑗, ℎ𝑗) = 𝑘𝑗(


𝑥𝑖𝑗 − 𝑥𝑗

)

𝑗


Trong luận án sử dụng hàm Epanechnikov Kernel, đây là dạng hàm được giới thiệu khá phổ biến trong nhiều tài liệu. Cụ thể:

3

𝑘𝑗(𝑧) = {4√5

(1 − 1 𝑧2) 𝑛ế 𝑢 |𝑧| ≤ √5)

5


(2.37)

0 𝑐ℎ𝑜 𝑐á𝑐 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑧 𝑘ℎá𝑐

Hàm Kernel cho biến rời rạc 𝑋𝑖 có dạng:



𝐾 (𝑥

1 𝑛ế𝑢 𝑥𝑖𝑗 = 𝑥𝑗

, 𝑥 , ℎ ) = {


(2.38)

𝑗 𝑖𝑗 𝑗 𝑗

𝑗 𝑐ℎ𝑜 𝑐á𝑐 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ℎợ𝑝 𝑘ℎá𝑐


Nếu độ chia quá lớn sẽ có nhiều quan sát trong ước lượng của (2.36), phương sai ước lượng nhỏ nhưng sai lệch lớn. Nếu độ chia quá nhỏ, chỉ có một số ít các quan sát cho ước lượng, khi đó phương sai của ước lượng lớn và độ sai lệch nhỏ. Để cân bằng sự đánh đổi giữa độ chệch và độ biến thiên, luận án sử dụng phương pháp cross - validation được Li và Racine (2004) đề xuất trong việc chọn độ chia cho mỗi biến.


Ưu điểm của phương pháp phi tham số là nó không đòi hỏi một dạng hàm cụ thể cho mối quan hệ tương quan cũng như các giả định về dạng phân phối của sai số ngẫu nhiên. Tuy nhiên, khi mô hình có nhiều biến độc lập thì việc ước lượng trở nên phức tạp (Horowitz, 1993), do tính chất phân mảnh số liệu liên tục trong quá trình ước lượng. Vì vậy, luận án sử dụng cả hai loại phương pháp nhằm kiểm tra tính vững chắc của kết quả.


Chương 3

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 - 2018


Chương 3 sẽ đề cập đến lịch sử phát triển QSDĐ nông nghiệp ở Việt Nam và hiệu quả sản xuất nông nghiệp qua các thời kì. Đồng thời chương này cũng đưa ra các phân tích thống kê về quyền sử dụng đất, các yếu tố xã hội học và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018 cùng với mối tương quan giữa chúng.

3.1. Một số chính sách về quyền sử dụng đất nông nghiệp

3.1.1. Lịch sử phát triển QSDĐ nông nghiệp ở Việt Nam

Đất trồng trọt ở Việt Nam đã trải qua nhiều hình thức sở hữu, tùy thuộc vào chế độ xã hội tương ứng. Trong thời kì phong kiến, đất đai thuộc về Nhà vua và Nhà vua trao quyền sử dụng đất cho các quan chức triều đình. Sau đó đất được phân chia cho các hộ gia đình canh tác dựa trên số lao động nam và có thể được phân phối lại sau một thời gian từ ba đến năm năm tính theo sự thay đổi dân số. Sau cách mạng tháng 8, ở miền Bắc, đất đai được thu hồi và tái phân phối lại. Đất canh tác được tịch thu từ địa chủ và sau đó được chuyển cho nông dân. Trong giai đoạn này, 810.000 ha (37%) đất canh tác ở miền Bắc đã được phân bổ cho 2,1 triệu hộ gia đình, trung bình 0,4 ha mỗi hộ. Tuy nhiên, sau đó đất đai được tập thể hóa vào cuối những năm 1950 (Pingali và Xuan, 1992).

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, nhà nước Việt Nam đã tiến hành tái phân phối đất đai trên tinh thần sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Đến năm 1981, từ Chỉ thị 100 của Đảng, chính phủ giao đất cho nông dân trồng trọt và bán sản phẩm cho hợp tác xã theo hợp đồng với giá cố định và sản lượng dư thừa có thể được giữ lại để tiêu thụ hoặc bán cho tư thương, đồng thời các hợp tác xã tiếp tục cung cấp đầu vào và phương tiện sản xuất, nông dân chịu trách nhiệm quản lý cây trồng và chăn nuôi trên đất của họ. Năm 1988, Nghị quyết 10 có hiệu lực, cấp quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Đất được giao cho các hộ gia đình theo một quy trình tương đối công bằng, thường dựa trên quy mô của hộ. Thời hạn sử dụng đất khoảng 10-15 năm đối với cây hàng năm và một hoặc hai chu kỳ trồng rừng và cây lâu năm. Các gia đình nắm quyền kiểm soát các quyết định canh tác và sản lượng sản xuất. Sau cải cách này, năng suất tổng thể trong sản xuất lúa gạo tăng lên đáng kể (Pingali và Xuan, 1992). Để tăng


cường bảo đảm quyền sử dụng, chính phủ đã thông qua luật đất đai vào năm 1988, giao đất cho các hộ gia đình từ 10 đến 20 năm trên cơ sở hợp đồng thuê gia hạn. Nhờ đó, các hộ nghèo nhất đã khá giả hơn trong tiêu dùng, và không có bằng chứng về các hành vi sai trái có hệ thống của chính quyền địa phương (Ravallion và van de Walle, 2004). Việc chuyển QSDĐ nông nghiệp từ tập thể sang hộ gia đình cá nhân vào năm 1988 là một yếu tố then chốt của công cuộc “Đổi mới”. Tuy nhiên Luận đất đai 1988 chưa coi quyền sử dụng đất là quyền tài sản, người có quyền sử dụng đất không được chuyển nhượng quyền sử dụng.

Với luật đất đai 1993, QSDĐ của các hộ gia đình đã được tăng cường hơn nữa, luật này cho phép chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp và thừa kế giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Quốc hội Việt Nam, 1993). Đây là lần đột phá thứ ba trong vấn đề ruộng đất tại Việt Nam. Giấy chứng nhận QSDĐ được cấp cho các hộ gia đình với thời hạn 20 năm đối với đất trồng cây hàng năm, 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm và thường có thể được gia hạn khi thời hạn đã hết. Đến năm 2000, gần 11 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho các hộ gia đình nông thôn, đây là một trong những chương trình cấp quyền sử dụng đất ở nông thôn lớn nhất tại các nước đang phát triển (Do và Iyer, 2008).

Luật Đất đai năm 2003 tiếp tục cải thiện một số điều kiện về QSDĐ nông nghiệp cho người dân. Cụ thể là hạn mức sử dụng đất đã được bãi bỏ, nhà nước không hạn chế về diện tích sử dụng đất mà chỉ hạn chế diện tích đất được giao (hạn mức giao đất). QSDĐ được thừa nhận là một loại quyền đặc biệt về tài sản, được phép tham gia vào các giao dịch trên thị trường thông qua việc chuyển nhượng, cho thuê, chuyển đổi... Đất đai được thừa nhận có giá và nhà nước xác định giá đất để quản lý. Luật Đất đai năm 2003 được ban hành không chỉ bổ sung quyền tặng, cho QSDĐ mà còn dành cho người sử dụng đất quyền được lựa chọn hình thức sử dụng đất. Trong luật đất đai 1993, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do cơ quan cấp tỉnh quản lý, việc này đã dẫn đến nhiều chậm trễ và thiếu thực tế trong quản lý đất đai. Luật 2003 đã cải thiện yếu tố này với quy định, mọi thẩm quyền quyết định về đất đai và quản lý đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện và mọi thẩm quyền quyết định về đất đai và quản lý đất đai đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, nhà đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2003 đã gia tăng sự bình đẳng giới bằng cách đưa yếu tố "giới" vào trong luật. Luật ghi nhận và bảo hộ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quyền sử dụng đất. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất, phân chia ruộng đất theo hướng phân tán rộng để đa dạng


hóa sản xuất. Tuy nhiên, Luật vẫn còn một số điểm hạn chế, như quy định về thời hạn, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là nguyên nhân của khó khăn cho tích tụ đất đai để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên quy mô lớn.

Luật 2013 đã có những thay đổi đáng kể trong QSDĐ nông nghiệp so với luật 2003. Chẳng hạn, thời hạn sử dụng đất được kéo dài từ 20 năm lên đến 50 năm. Đây là một thay đổi tích cực, theo đó người dân có thể đầu tư dài hạn và thay đổi cơ cấu cây trồng. Hộ gia đình, cá nhân được cấp từ 02 – 03 ha cây hàng năm và 10 – 30 ha cây lâu năm không thu tiền thuế đất. Bên cạnh đó, Luật 2013 quy định nhiều quyền hơn cho người sử dụng đất nông nghiệp để họ có thể chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng của mình. Cụ thể, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình đã tăng lên từ 3 đến 5 lần (tùy loại đất và tùy vùng), trong đó, các hộ gia đình có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất với diện tích không lớn hơn 10 lần hạn mức. Điều này mở ra khả năng tích tụ ruộng đất để nâng cao trình độ canh tác và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nhà nước cũng đã ban hành thêm các Nghị định, thông tư để bổ sung và hướng dẫn thực hiện Luật, cụ thể: Nghị định của Chính phủ 43, 47 năm 2014, Nghị định 01 năm 2017, Nghị định 148 năm 2020 ... về hướng dẫn thi hành Luật đất đai trong đó bổ sung các quy định về giá đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Gần đây nhất, thông tư 09 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong việc thực hiện Luật trong đó cho phép thực hiện cơ chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp một cách linh hoạt nhằm phù hợp hơn với cơ chế thị trường; điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tập trung ruộng đất để sản xuất hàng hóa theo mô hình kinh tế trang trại. Đồng thời, Luật cũng đã quy định về chế độ sử dụng đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại, trong đó Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy có những tiến bộ so với luật 2003 và luật sửa đổi bổ sung năm 2009, Luật Đất đai năm 2013 vẫn còn một số bất cập. Thứ nhất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, thời hạn sử dụng các nhóm đất nông nghiệp nói chung đều đã nâng lên đến 50 năm, tuy nhiên, Điều 37 vẫn giữ quy định kỳ quy hoạch là 10 năm. Điều này cho thấy, mặc dù đã được gia tăng thời hạn sử dụng đất, song ở Việt Nam hiện nay, đa số đất nông nghiệp vẫn không được đảm bảo tính bền vững do những thay đổi trong quy hoạch sẽ làm thay đổi về hình thức sử dụng đất. Thứ hai, mặc dù hạn mức nhận quyền sử dụng đất của các hộ đã tăng lên nhưng vẫn bị giới hạn trong khoảng 2 – 3ha, nếu


tập trung quá 10 lần sẽ chuyển sang thuê của Nhà nước; các hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa. Những khó khăn trong việc thống nhất về giá đất khi thỏa thuận chuyển nhượng hoặc cho thuê đất khiến việc thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất khó thành công. Việc cải tạo, xây dựng đồng ruộng yêu cầu chi phí cao do ruộng đất manh mún; bờ vùng, bờ thửa nhiều, hình thành từ lâu đời, trong khi nguồn kinh phí thực hiện các hạng mục quy hoạch, cải tạo lại hệ thống đồng ruộng còn thiếu. Do đó để tập trung ruộng đất mở rộng quy mô sản xuất các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong tìm kiếm nguồn đất cũng như các thủ tục pháp lý. Như vậy, mặc dù Luận đất đai 2013 đã đổi mới và mở rộng hơn về quyền sử dụng đất cho các cá nhân và hộ gia đình nhưng tầm nhìn quy hoạch vẫn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế, dễ dẫn đến sự mất ổn định trong sử dụng, khai thác đất đai, trong đó có đất nông nghiệp.

3.1.2. Nông nghiệp Việt Nam qua các thời kì

Kể từ khi tiến hành đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết 10 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (4/1988) và thực hiện chính sách một giá (năm 1989) đến nay, kinh tế nông nghiệp đã có bước tăng trưởng rõ rệt. Mức tăng bình quân sản lượng lương thực quy ra thóc một năm của giai đoạn 1986 – 1990 là 0,67 triệu tấn, giai đoạn 1991 – 1995 là 1,2 triệu tấn, giai đoạn 1996 – 2000 là 1,2 triệu tấn. Tính chung trong 15 năm đầu đổi mới (1986 – 2000), sản lượng lúa của nước ta tăng 100%, diện tích tăng 28% và năng suất tăng 50%. Tốc độ tăng bình quân của các giai đoạn tương ứng là 3,38%; 5,06%; 5,0% (GSO, 2000). Cơ cấu diện tích gieo trồng từng bước được đa dạng hoá. Từ năm 1986 đến năm 1999, tỷ trọng nhóm cây lương thực giảm từ 91,2% xuống 72,9%, nhóm cây phi lương thực tăng lên, nhất là cây công nghiệp. Trong giai đoạn 2002 – 2012, tốc độ tăng thu nhập bình quân tại nông thôn là 19,1%/năm so với 17,5%/năm tại thành thị. Năm 1999, thu nhập đầu người tại thành thị gấp 2,3 lần so với thu nhập đầu người ở nông thôn; chỉ số này giảm xuống còn xấp xỉ 2 lần vào năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người hộ nông thôn tăng từ 225 nghìn đồng/tháng vào năm 1999 lên 275 nghìn đồng/người/tháng vào năm 2002 lên khoảng 1,6 triệu đồng/người/tháng vào năm 2012. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nông nghiệp giảm dần từ 79,58% năm 1994 xuống còn 77,35% năm 2001 và còn 57,79% năm 2011. Hiện nay, kinh tế hộ đóng góp 90% vào phát triển các ngành nông nghiệp quan trọng của cả nước như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi…

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 16/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí