Các Mốc Thay Đổi Về Luật Đất Đai Và Tình Trạng Nông Nghiệp Ở Việt Nam Từ Cải Cách Ruộng Đất 1954 Đến Nay


Sản xuất tập thể với tiền công cố định

Sản xuất theo hộ

gia đình sản lượng

khoán

Sản xuất theo hộ gia đình bán sản phẩm trên thị trường

1954

1988

1993

2013

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Đến nay

- Hiệu quả sản xuất thấp.

- Thiếu lương thực.

- Phá rừng ở mức cao.

- Đất bị suy thoái và xói mòn cao.

- Năng suất đất được cải thiện.

- Thiếu lương thực,

nhập khẩu ròng gạo.

- Phá rừng ở mức cao.

- Đất bị suy thoái và xói mòn cao.

- Năng suất đất được cải thiện đáng kể.

- Xuất khẩu ròng gạo và các sản phẩm

nông nghiệp khác.

- Tăng độ che phủ rừng.

- Đất bị suy thoái và xói mòn đất ở mức trung bình.

Hình 3.1. Các mốc thay đổi về Luật đất đai và tình trạng nông nghiệp ở Việt Nam từ cải cách ruộng đất 1954 đến nay

Nguồn: Được sửa đổi từ Nguyen và cộng sự (2016)

Như vậy, trong hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì ở mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,5%/năm, mức cao ở khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Sau thời kỳ thiếu lương thực kéo dài, từ năm 1989, Việt Nam đã dầ̀n trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản trên thế giới. Giai đoạn 2008 – 2017, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành Nông nghiệp Việt Nam đạt bình quân 2,66%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt trung bình 3,1%. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp có xu hướng chậm lại (do sự sụt giảm của các yếu tố đầu vào và tỷ lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp), bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 2,7%. Cụ thể, năm 2018 tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt 3,76%; Mặc dù diện tích gieo trồng lúa trên cả nước giảm 134,8 nghìn ha, nhưng năng suất tăng cao (bình quân cả nước 58,1 tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha), năm 2018, sản lượng lúa đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn so với năm 2017. Năm 2019, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng 2,2%; sản lượng lúa đạt 43,45 triệu tấn, tăng 12,2%; sản lượng rau các loại tăng 80,5%, trái cây tăng 50% (GSO, 2020). Cùng với tăng trưởng nhanh, cơ cấu sản xuất nông - lâm - thủy sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, gắn với nhu cầu thị trường. Năm 2020 tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,2 tỉ USD; Trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; Thu nhập của dân cư nông thôn đạt 43 triệu đồng/người. Từng chuyên ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế và thị trường thuận lợi đã tăng nhanh về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng và tỉ trọng đóng góp cho tăng trưởng. Hiện năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông Nam


Á, đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và 1,5 lần so với Ấn Độ; trở thành quốc gia có chỉ số bền vững an ninh lương thực cao hơn phần lớn các quốc gia đang phát triển ở châu Á.

Sự phát triển nông nghiệp nông thôn được coi là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế nông thôn ở Việt Nam (Deininger và Jin, 2008, Newman và cộng sự, 2015). Nhưng theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP đã giảm mạnh, năm 1990 tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP là 40,5% đến năm 2016 xuống còn 16,3%. Trong khi tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế năm 2016 là 6,21% thì ngành nông nghiệp chỉ tăng 1,36%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011 (GSO, 2016). Năng suất lao động trung bình của ngành nông nghiệp là 32,9 triệu đồng / lao động trong khi các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lần lượt đạt 112 triệu đồng / lao động và 103,5 triệu đồng / lao động (Tran và Nguyen, 2018). Nguyên nhân chủ yếu khiến năng suất lao động của ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn thuộc nhóm thấp là do quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của nông dân thấp, thể trạng người nông dân yếu, lao động trực tiếp trên đồng ruộng chủ yếu là người không được đào tạo chuyên môn.

Các số liệu điều tra gần đây cho thấy, dù bộ mặt nông thôn đã thay đổi nhiều, thu nhập và đời sống của phần lớn nông dân dù đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp, tăng thu nhập giai đoạn 2002 – 2016 của hộ nông dân đạt 5,75%/năm, nghĩa là thu nhập của nông thôn tăng theo thời gian nhưng với tốc độ chậm, trong khi chi tiêu cũng tăng, nên khả năng tích lũy thực tế của hộ nông thôn rất thấp, năm cao nhất chỉ đạt trên 22 triệu đồng, chưa bằng 50% hộ thành thị. Tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn cao gấp 3,7 lần thành thị, 40% hộ nông thôn không có tích lũy, 84% lao động nông nghiệp không có tiền để dành (Khôi và Thắng, 2019). Tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhanh, nhưng thiếu bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao. Với tiềm lực tài chính thấp, nông dân rất khó tự đầu tư mở rộng sản xuất, tự nâng cao trình độ, hay tự ứng phó với những cú sốc về giá hoặc tai biến về thời tiết, dịch bệnh. Trong khi đó, đến tháng 7/2020, khu vực nông thôn cả nước có 16.880,47 nghìn hộ dân cư với 62.885,27 nghìn nhân khẩu. Tính ra, trong 5 năm (2016

– 2020), khu vực nông thôn tăng 5,59% về số hộ và tăng 9,05% về số nhân khẩu. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng cư dân nông thôn, trong đó, sự chia tách hộ; đồng thời quá trình phát triển kinh tế – xã hội và đô thị hóa nông thôn, nhất là địa bàn nông thôn có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm thương mại, dịch vụ đã thu hút ngày càng nhiều lao động và theo đó là hộ dân cư từ khu vực thành thị trở về quê hương lập nghiệp hoặc đến định cư. Đối với số nhân khẩu, ngoài những


nguyên nhân chủ yếu nêu trên còn có sự gia tăng quy mô hộ gia đình, từ mức bình quân 3,61 người/hộ năm 2016 lên 3,73 người/hộ năm 2020 (GSO, 2020).

Cùng với đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các quyền đối với tài sản đất đai của các hộ gia đình vẫn chưa được hoàn thiện và không phải lúc nào cũng được bảo vệ tốt nhất. Ví dụ, Markussen và cộng sự (2011) sử dụng số liệu VARHS 2008 cho thấy nhiều hộ gia đình phải đối mặt với những hạn chế ràng buộc trong việc lựa chọn cây trồng; Anderson và Davidsen (2011) chỉ ra rằng việc cấp đất được cho là bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tham nhũng, và Markussen và Tarp ( 2014) sử dụng số liệu VARHS 2008 – 2012 cho thấy nguy cơ chính phủ thu hồi đất là đáng kể và phụ thuộc vào việc một hộ gia đình có quan hệ không chính thức với các quan chức chính quyền địa phương hay không. Khai và cộng sự (2013) cho rằng, trong khi các giao dịch trên thị trường đất đai dường như làm tăng hiệu quả cũng như tính công bằng của việc sử dụng đất, thị trường đất đai vẫn rất mỏng ở nhiều khu vực ở Việt Nam.

Do sinh kế truyền thống của nông dân dựa vào sản xuất nông nghiệp, nghĩa là dựa vào đất, nên nhiều nông dân có tâm lý giữ đất phòng thân, khiến quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp khó khăn và chậm chạp. Hơn nữa, mặc dù Việt Nam đã tiến hành cải cách đất trồng trọt để tự do hóa nông nghiệp, nhưng có rất nhiều bằng chứng cho thấy hiệu quả sử dụng đất trồng trọt vẫn bị hạn chế bởi nhiều biện pháp hành chính khác nhau. Một trong những hạn chế này là chính sách phân vùng đối với lúa nước. Đây là chính sách của chính phủ hạn chế việc chuyển đổi ruộng lúa từ trồng lúa sang sản xuất cây trồng khác. Markussen và cộng sự (2011) cho thấy rằng, ở cấp độ mảnh đất, khoảng 36% số mảnh được lấy mẫu trong nghiên cứu của họ phải trồng lúa trong tất cả các mùa mặc dù người sử dụng ưa thích các loại cây trồng khác. Kết quả khảo sát cho thấy năm 2014 tỷ lệ hộ cho thuê đất nông nghiệp chỉ ở mức 10,5% và tỷ lệ đất nông nghiệp cho thuê dưới mức 5%, thậm chí cá nhân hộ gia đình cho thuê đất phần lớn chỉ giới hạn trong gia đình, họ hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2017). Thị trường trao đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa phát triển, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng rườm rà và tốn kém, làm mất thời gian và tăng chi phí giao dịch (Huy và cộng sự, 2016). Ví dụ, một giao dịch đất đai chính thức được ghi lại ở tỉnh An Giang đã trải qua 23 bước hành chính (Smith và cộng sự, 2007). Cùng với đó, thu hồi đất vẫn là hình thức diễn ra khá phổ biến khi Nhà nước cần tích tụ hay tập trung đất đai.


3.2. Thực trạng hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018

3.2.1. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018

Từ sau “Đổi mới kinh tế” (1986), Việt Nam đã trải qua một trong những bước chuyển đổi cơ kinh tế với tốc độ nhanh và đạt hiệu quả mạnh mẽ. Với mục tiêu tạo ra một nền kinh tế thị trường, thoát khỏi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn, Việt Nam đã có mức tăng trưởng GDP thực tế cao hơn mức trung bình 4 – 8% hàng năm (World bank, 2019). Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm 4,06% từ năm 1986 đến năm 2018. Nông nghiệp tạo sinh kế cho 9,53 triệu hộ gia đình nông thôn và 60 triệu người (68,2% dân số), đóng góp hơn 16% GDP cho nền kinh tế. Đặc biệt, mặc dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nhưng nông nghiệp, nông thôn vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá ổn định và đảm bảo cân đối nền kinh tế (Tran và cộng sự, 2018).


Hình 3 2 Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp và GDP tỉ VNĐ Nguồn Tác giả 1

Hình 3.2: Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp và GDP (tỉ VNĐ)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê

Từ Hình 3.2 cho thấy thu nhập nông nghiệp vẫn tăng đều đặn theo các năm, tuy nhiên, tỉ trọng của ngành nông nghiệp vẫn khá thấp trong GDP. Cụ thể, từ năm 2012 tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp chỉ tăng từ 425.446 tỉ đồng lên 500.567 tỉ đồng vào năm 2018 (tức tăng khoảng 17,66%); trong khi đó GDP tăng từ 2,4 triệu tỉ đồng lên 3,5 triệu tỉ đồng (tức tăng khoảng 44,79%). Mặc dù tăng trưởng nông nghiệp liên tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất tăng từ 57% năm 2010 lên 64,7% năm 2013; 67,8% năm 2014 và khoảng 68% năm 2015, nhưng năm 2012 giá trị sản phẩm nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 18% GDP, đến năm 2016 chiếm khoảng 15% GDP và đến 2018 chỉ còn chiếm khoảng 14% GDP. Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là một trong những ngành then chốt trong nền kinh tế, tạo ra


85% việc làm cho cư dân nông thôn và là nguồn sinh kế kiếm sống của hơn 65% dân số cả nước (GSO, 2017). Kết quả này cũng cho thấy hiệu quả sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì trong các điều kiện sản xuất có nhiều biến động.

Vượt qua nhiều thử thách không thuận lợi về thiên tai và thị trường, năm 2017, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt 2,94%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra là 2,84%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 36,37 tỷ USD, vượt hơn 4 tỷ USD và thặng dư tuyệt đối của ngành đạt 8,55 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018). Mặc dù vậy, nông nghiệp phát triển chưa bền vững, nền nông nghiềp chưa hình thành được chuỗi giá trị nông sản bền vững và hiệu quả.


Hình 3 3 Doanh thu và lợi nhuận bình quân từ trồng cây ngắn ngày của các hộ 2

Hình 3.3: Doanh thu và lợi nhuận bình quân từ trồng cây ngắn ngày của các hộ theo năm

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 2012 – 2018.

Theo thống kê từ bộ dữ liệu VARHS 2012 – 2018 ở Hình 3.3, thu nhập và lợi nhuận từ cây ngắn ngày bình quân của các hộ nông dân theo tỉnh có sự chênh lệch khá lớn. Trong đó năm 2012 doanh thu trung bình từ cây ngắn ngày của các hộ khoảng 14,850 triệu đồng và lợi nhuận khoảng 9,380 triệu đồng. Năm 2016 doanh thu trung bình từ cây ngắn ngày khoảng 16,869 triệu đồng và lợi nhuận khoảng 10,967 triệu đồng và năm 2018 là 17,761 triệu đồng và 10,607 triệu đồng. Như vậy doanh thu từ cây ngắn ngày có tăng lên qua các năm nhưng lợi nhuận nông nghiệp tăng không lên đáng kể. Điều này cho thấy hiệu quả lợi nhuận trong sản xuất trồng trọt đang có xu hướng giảm dần.

Trong các tỉnh được quan sát ở Hình 3.4, nông dân ở Lâm Đồng và Long An có doanh thu bình quân từ cây ngắn ngày cao nhất vào khoảng 36 – 40 triệu đồng/ năm, nhưng tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu chỉ chiếm hơn 50%. Các tỉnh có doanh thu nông


nghiệp thấp nhất là Phú Thọ, Quảng Nam và nông dân ở Nghệ An trồng trọt với mức lợi nhuận thấp nhất. Kết quả này cho thấy điều kiện tự nhiên, công nghệ và môi trường kinh tế xã hội khác nhau sẽ tác động đến hiệu quả năng suất và lợi nhuận trồng trọt của các hộ nông dân.


Hình 3 4 Tổng doanh thu và tổng lợi nhuận nông nghiệp bình quân của hộ theo 3

Hình 3.4: Tổng doanh thu và tổng lợi nhuận nông nghiệp bình quân của hộ theo tỉnh

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 2012 – 2018.

Những năm qua, mặc dù sản xuất nông nghiệp nói chung đã có tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) bình quân cao, với 5,2%/năm giai đoạn 2011-2018, cao hơn tốc độ tăng bình quân của khu vực công nghiệp và xây dựng (3%/năm) và khu vực dịch vụ (3,1%/năm), tuy nhiên khu vực nông nghiệp vẫn có mức NSLĐ thấp nhất trong các khu vực kinh tế.


Hình 3 5 TFP nông nghiệp theo tỉnh Nguồn Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 4

Hình 3.5: TFP nông nghiệp theo tỉnh

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 2012 – 2018.


Năm 2018 thu nhập từ nông nghiệp đạt 39,8 triệu VND/lao động, chỉ bằng 38,9% NSLĐ của toàn nền kinh tế, bằng 30,4% NSLĐ của khu vực công nghiệp và xây dựng, bằng 33,7% khu vực dịch vụ. Theo Worldbank (2017) nông nghiệp Việt Nam hiện đang phát triển chưa bền vững và chưa hình thành được chuỗi giá trị nông sản hiệu quả. Mô hình nông nghiệp của Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa trên các yếu tố về lượng hơn là về chất, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên (đất và nước, sinh vật..), lạm dụng và đầu tư quá mức về hóa chất, dẫn đến chất lượng nông sản nông sản thấp, ô nhiễm và suy giảm môi trường.

3.2.2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất

Quyền sử dụng đất nông nghiệp

Dựa trên số liệu nghiên cứu của tác giả trích từ bộ số liệu VARHS thì tỉ lệ mảnh đất trồng trọt được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các năm còn khá thấp và chưa có dấu hiệu cải thiện. Hình 3.6 cho thấy, tỉ lệ các mảnh đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo các năm chỉ vào khoảng hơn 62% và không thay đổi nhiều qua các năm. Như vậy vẫn còn khá nhiều các mảnh đất đang trồng trọt mà chưa được sự công nhận về quyền sử dụng. Năm 2013, luật đất đai đã sửa đổi và quan tâm hơn nữa đến cấp quyền sử dụng đất, nhưng đất nông nghiệp vẫn thường xuyên bị quy hoạch lại, do đó, tỉ lệ đất được cấp quyền sử dụng vẫn không tăng lên đáng kể. Thực tế này đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đầu tư và tổ chức sản xuất của nông dân.

2012

2016

2018

Có GCN quyền sử dụng

Không có GCN quyền sử dụng

Hình 3.6: Tỉ lệ mảnh đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 2012 – 2018.

Theo Tổng cục Thống kê (2018), đến cuối năm 2016, Việt Nam có tổng diện tích đất nông nghiệp là 27,3 triệu ha, chiếm 82,3% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong


số diện tích này, 42,26% được sử dụng cho sản xuất trồng trọt (15,16% lúa, 10,45% cây hàng năm khác và 16,63% cây lâu năm). Quyền sử dụng đất nông nghiệp là một trong những yếu tố được các nhà quản lý chính sách và người dân đặc biệt quan tâm, nhưng kết quả thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Thống kê cụ thể về tình trạng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ở Hình 3.7 cho thấy trong 35,77% mảnh đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng ở năm 2012 thì có 11,04% các mảnh đất đang được chờ cấp sổ và 24,74% là các mảnh đất khai hoang hoặc trong tình trạng có tranh chấp. Năm 2016 số mảnh đất chờ cấp giấy chứng nhận là 17,53% và đất khai hoang hoặc tranh chấp là 16,74%. Tỉ lệ các mảnh đất này tiếp tục tăng ở năm 2018 là 20,81% và 17,27%. Thực trạng này cho thấy, sự biến động về quyền sử dụng đất nông nghiệp là khá lớn, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư và các quyết định sản xuất dài hạn của nông dân.

Hình 3 7 Thống kê về quyền sử dụng đối với đất nông nghiệp Nguồn Tác 5

Hình 3.7: Thống kê về quyền sử dụng đối với đất nông nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 2012 – 2018.

Bên cạnh đó, theo thống kê tỉ lệ các mảnh đất có diện tích lớn được cấp giấy chứng nhận thấp hơn nhiều so với các mảnh đất có diện tích mảnh nhỏ.

Hình 3 8 Tỉ lệ mảnh đất được cấp GCN quyền sử dụng theo diện tích 6

Hình 3.8: Tỉ lệ mảnh đất được cấp GCN quyền sử dụng theo diện tích

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 2012 – 2018.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 16/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí