Tương Quan Giữa Lợi Nhuận Bình Quân Và Quyền Sử Dụng Đất


Tỉ lệ các mảnh đất dưới 400m2 được cấp giấy chứng nhận là 81,21%; các mảnh đất có diện tích từ 400 – 1200m2 được cấp giấy chứng nhận là 67,63%; và các mảnh có diện tích trên 1200m2 được cấp giấy chứng nhận chỉ là 49,89% (Hình 3.8).

Hình 3.9 cho thấy, lợi nhuận thu được từ trồng trọt của những hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng lớn hơn rõ rệt so với những hộ chưa được cấp quyền sử dụng đất. Năm 2012, lợi nhuận bình quân của các mảnh đất đã có giấy chứng nhận khoảng 4,4 nghìn đồng/m2 trong khi đất không có giấy chứng nhận chỉ đạt 2,8 nghìn đồng/m2. Năm 2016 giá trị lợi nhuận tương ứng là 5,38 nghìn đồng/m2 và 3,18 nghìn đồng/m2. Đến năm 2018 giá trị lợi nhuận tương ứng là 4,58 nghìn đồng/m2 và 3,78 nghìn đồng/m2. Số liệu thống kê này cho thấy vai trò tích cực của quyền sử dụng đất trong hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân.

Hình 3 9 Tương quan giữa lợi nhuận bình quân và quyền sử dụng đất Nguồn 1

Hình 3.9: Tương quan giữa lợi nhuận bình quân và quyền sử dụng đất

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 2012 – 2018.


Diện tích trồng trọt

Theo thống kê, diện tích bình quân đất nông nghiệp/người của Việt Nam tiếp tục giảm và ở mức thấp của thế giới, năm 2016 vẫn còn hơn 50% hộ có diện tích nhỏ hơn 0,5ha; điều đó đã và đang tác động trực tiếp đến những hạn chế trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, khai thác lợi thế theo quy mô, cũng như việc triển khai ứng dụng các mô hình nông nghiệp tiên tiến (Worldbank, 2016). Bên cạnh đó diện tích canh tác bình quân dao động từ 0,2 đến 2 ha/hộ và chỉ đạt 0,34 ha/lao động. Kết quả khảo sát về quy mô sử dụng đất của nông hộ qua thời gian 10 năm, 2006 – 2016, cho thấy quy mô đất nhỏ, thay đổi ít, số hộ không trực tiếp sử dụng đất tăng từ 18,23% lên 21,38%, số hộ sử dụng từ 0,2 đến dưới 0,5 ha giảm từ 32,29% xuống còn 27,11%, số hộ có quy mô diện tích đất nông nghiệp dưới 0,2 ha chỉ tăng từ 21,17% lên 22,49%, số hộ có quy mô đất nông nghiệp từ 0,5 đến dưới 1 ha tăng chỉ từ


16,44% lên 16,75%; chỉ có khoảng 5% hộ nông dân có quy mô ruộng đất trên 3 ha (Khôi và Thắng, 2019).


Hình 3 10 Tỉ lệ đất trồng trọt theo diện tích Nguồn Tác giả tổng hợp 2

Hình 3.10: Tỉ lệ đất trồng trọt theo diện tích

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 2012 – 2018.

6


5


4


3


2


1


0

area < = 1500

1500 < area < = 4000

area > 4000

Nghìn đồng/m2

Hình 3.10 cho thấy, các mảnh đất trồng trọt chủ yếu dưới 2000m2, số mảnh đất trên 10000m2 tức lớn hơn 1ha chỉ chiếm 6%. Tỉ lệ này còn chênh lệch giữa các tỉnh, trong đó các tỉnh phía Bắc có diện tích mảnh đất trồng trọt nhỏ hơn khá nhiều so với các mảnh đất ở phía Nam do điều kiện về địa lý. Việc tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp nhưng chưa gắn kết đồng bộ giữa kinh tế của nông hộ, các hợp tác xã, hệ thống doanh nghiệp với khoa học - công nghệ và thị trường nên chưa thực sự mang lại hiệu quả mong muốn.





















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.


Hình 3.11: Lợi nhuận bình quân theo quy mô sản xuất

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 2012 – 2018.

Hình 3.11 thể hiện tương quan giữa lợi nhuận trồng trọt bình quân theo diện tích.


Từ thống kê cho thấy, các hộ trồng trọt với diện tích nhỏ hơn có lợi nhuận bình quân cao hơn các hộ trồng trọt trên diện tích lớn. Cụ thể, các hộ trồng trọt với diện tích nhỏ hơn 1500m2 có lợi nhuận bình quân khoảng 5,02 nghìn đồng/m2. Các hộ trồng trọt với diện tích từ 1500m2 đến 4000m2 có lợi nhuận bình quân khoảng 3,9 nghìn đồng/m2, trong khi các hộ trồng trọt trên diện tích lớn hơn 4000m2 có lợi nhuận trung bình khoảng 2,06 nghìn đồng/m2.

Giáo dục

Một yếu tố quan trọng khác cũng có tác động rõ ràng hiệu quả và TFP nông nghiệp là trình độ học vấn của chủ hộ. Theo thống kê, trình độ học vấn của nông dân còn khá thấp, với 40,71% chủ hộ mới học hết tiểu học, 36,24% chủ hộ học xong trung học cơ sở và chỉ có 23,04% chủ hộ đang học từ trung họp phổ thông trở lên. Điều này có ảnh hưởng rõ nét đến trình độ canh tác và tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất. Với những chủ hộ mới học xong tiểu học thì tỉ lệ quyết định đầu tư cải tạo đất chỉ chiếm 42%, trong khi các chủ hộ học xong trung học cơ sở quyết định đầu tư 50%

Hình 3 12 Tỉ lệ về trình độ học vấn của chủ hộ Nguồn Tác giả tổng 3

Hình 3.12: Tỉ lệ về trình độ học vấn của chủ hộ

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 2012 – 2018.

mảnh đất trồng trọt và các chủ hộ đã học qua trung học cơ sở đầu tư 52%. Lao động nông nghiệp Việt Nam đa số vẫn còn ở trình độ thấp, thể hiện qua con số: có khoảng 70% số lao động chưa qua bất kỳ một khóa đào tạo chuyên môn nào; mới có 4% lao động qua đã qua đào tạo (Tổng cục thống kê, 2019), lao động có trình độ đại học chỉ chiếm khoảng 9%. Do ít được đào tạo, nên lao động nông nghiệp thiếu kiến thức khoa học, thiếu kiến thức quản trị đồng ruộng, quản trị trang trại; lại thêm hệ thống thông tin thị trường chưa phát triển nên chưa giúp doanh nghiệp và nông dân có quyết định đúng để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Ngoài ra, lao động nông nghiệp vẫn còn dư thừa tương đối ở các vùng sâu vùng xa.


5


4


3


2


1


0

educ < = 5 5 < educ < = 9

educ > 9

Lợi nhuận bình quân theo học vấn của chủ

hộ

1.4

1.2

1

0.8

0.6

0.4

0.2

0

educ < = 5 5 < educ < = 9 educ > 9

Sản lượng lúa bình quân theo học vấn của chủ hộ

kg/m2

Nghìn đồng/m2

Trong khi đó, ở các vùng ven đô, xu hướng đô thị hóa khiến một bộ phận nông dân mất cơ hội sản xuất nông nghiệp trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc chuyển đổi ngành nghề.
































Hình 3.13: Tương quan giữa sản lượng, lợi nhuận bình quân với trình độ học vấn của chủ hộ

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 2012 – 2018.

Sản lượng lúa và lợi nhuận bình quân của các hộ có chủ hộ với trình độ học vấn khác nhau cũng hoàn toàn khác biệt. Trong Hình 3.13, khi chủ hộ có số năm đi học lớn hơn thì năng suất trồng trọt và lợi nhuận lớn hơn.

Tuổi của chủ hộ


Hình 3 14 Tương quan giữa lợi nhuận nông nghiệp bình quân với tuổi của chủ 4

Hình 3.14: Tương quan giữa lợi nhuận nông nghiệp bình quân với tuổi của chủ hộ

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu VARHS 2012 – 2018.

Một yếu tố khác về nhân khẩu học cũng có tác động đến lợi nhuận sản xuất đó là tuổi của chủ hộ. Hình 3.14 cho thấy, các chủ hộ dưới 40 tuổi có lợi nhuận bình quân


thấp hơn các chủ hộ trên 40, nhưng các chủ hộ trên 60 tuổi lại có lợi nhuận bình quân nhỏ hơn các chủ hộ tuổi từ 40 – 60. Đặc biệt, ở năm 2012 các chủ hộ lớn tuổi nhất sản xuất với lợi nhuận bình quân thấp nhất. Thống kê cho thấy, các chủ nông hộ có độ tuổi tương đối lớn, chỉ có 21,48% các chủ hộ dưới 40 tuổi, trong đó có khoảng 26% các chủ hộ trên 60. Điều đáng lưu ý là, xu hướng di cư ra khỏi khu vực nông thôn đang diễn ra mạnh nhưng số lượng tuyệt đối các hộ sống ở nông thôn vẫn tiếp tục tăng. Nông dân chuyển đổi sinh kế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, nhưng tỷ lệ lao động làm việc phi chính thức rất cao, khoảng 55% vào năm 2016. Tỷ lệ người già phụ thuộc (từ 65 tuổi trở lên) chiếm hơn 10% tổng dân số nông thôn và sẽ tiếp tục tăng cùng với việc hàng triệu lao động từ các khu công nghiệp sẽ quay về nông thôn do tác động của cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư, nhiều khả năng cũng là một gánh nặng không nhỏ cho phát triển nông thôn.


Tổng kết chương

Nông nghiệp vẫn là một trong những ngành then chốt trong nền kinh tế nước ta. Vượt qua nhiều thử thách không thuận lợi về điều kiện tự nhiên và thị trường, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng lên qua mỗi năm. Bên cạnh đó một thực tế cần nhìn nhận là nông nghiệp phát triển chưa bền vững và ngày một chiếm tỉ trọng nhỏ hơn trong nền kinh tế. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên các yếu tố tự nhiên mà chưa thực sự thay đổi về công nghệ.

Từ những phân tích thống kê ở trên cho thấy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2018 vẫn ở mức thấp, đặc biệt là hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp, tỉ lệ lợi nhuận trong doanh thu nhỏ và không đồng đều giữa các địa phương.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua. Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu tiên có thể kể đến, với số lượng mảnh đất trồng trọt được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ chiếm trên 60%. Trong khi đó, kết quả phân tích cũng cho thấy những khác biệt đáng kể trong đầu tư cải tạo đất trồng cho đến hiệu quả sản xuất của hai loại hình đất đai này. Mối tương quan này thúc đẩy những quan tâm nghiên cứu sâu hơn nữa về ảnh hưởng của quyền đất đai đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ngoài tác động của quy mô trồng trọt thì các yếu tố về nhân khẩu học cũng có mối tương quan chặt chẽ với hiệu quả sản xuất. Trình độ học vấn và tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng rõ rệt lên hiệu quả, trong đó các hộ có kết quả sản xuất tốt hơn khi chủ hộ có số năm đi học lớn hơn.

Những phân tích về thực trạng sản xuất nông nghiệp và sự thay đổi về quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy có một mối tương quan khá chặt chẽ giữa quyền sử dụng đất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục làm rõ mối quan hệ này bằng các mô hình định lượng trong chương tiếp theo của luận án.


Chương 4

TÁC ĐỘNG CỦA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


Chương 4 trình bày các phân tích thực nghiệm về hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Ngoài phần giới thiệu về số liệu và các biến số, chương này bao gồm hai nội dung chính. Trong nội dung thứ nhất, luận án ước lượng 3 thành phần của hiệu quả, bao gồm: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế, phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp tiếp cận biên ngẫu nhiên dựa trên hàm lợi nhuận và hàm chi phí sản xuất. Nội dung thứ hai trình bày các mô hình đánh giá tác động của các yếu tố, trong đó quan tâm chính đến quyền sử dụng đất, lên các thành phần hiệu quả trên. Trong nội dung này, luận án sử dụng các mô hình khác nhau, bao gồm mô hình số liệu mảng cơ bản, mô hình số liệu mảng với phương pháp ước lượng tổng quát GEE, mô hình hồi quy phân vị với số liệu mảng. Việc sử dụng các mô hình khác nhau này nhằm xem xét bài toán dưới các góc độ khác nhau. Ngoài ra, luận án cũng trình bày kết quả hồi quy phi tham số và đối chiếu với các kết quả hồi quy tham số nêu trên nhằm kiểm tra tính vững của kết quả ước lượng.

4.1. Số liệu và biến số

4.1.1. Số liệu

Bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2012, 2016 và 2018 (VARHS) được nghiên cứu sinh sử dụng trong luận án. Đây là cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MIP), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (IPSARD), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội (MoLISA) và nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) thuộc Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen, nhằm tìm hiểu quá trình chuyển dịch kinh tế nông thôn và những tác động của nó đối với các khía cạnh của đời sống nông dân; Bộ số liệu này chú trọng việc tiếp cận thị trường đất đai, lao động, vốn và quá trình đầu tư tiếp cận các nguồi lực sản xuất như thủy lợi, chất lượng đất canh tác, điều kiện thời tiết… (là những nhân tố sản xuất chính) cùng với các thể chế liên quan. Các câu hỏi đưa ra nhằm tiếp cận dịch vụ công dựa trên dữ liệu từ hơn 3500 hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên từ 12 tỉnh đại diện cho các khu vực trong cả nước gồm: Hà Tây cũ (Hà Nội), Phú Thọ, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Quảng


Nam, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Long An. Với các câu hỏi mở rộng về các vấn đề liên quan đến đất đai, sản xuất và tiêu thụ nông nghiệp, thu nhập, chi tiêu, tài sản, đầu tư, liên kết thị trường…

Bên cạnh bộ dữ liệu chính ở trên, luận án cũng sử dụng số liệu PCI cấp tỉnh đại diện bằng chỉ số khả năng tiếp cận đất đai, nhằm đánh giá tác động từ những chính sách của địa phương trong quản trị đất đai đến tâm lý đầu tư và từ đó đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ giữa các tỉnh trong cả nước.

4.1.2. Các biến số sử dụng trong các mô hình

Để ước lượng hiệu quả sản xuất nông nghiệp có thể sử dụng các thước đo như hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế (Bravo‐Ureta và Pinheiro, 1997; Khai và cộng sự, 2008; Thabethe, 2013; Samarpitha và cộng sự, 2016; Yan, 2019) hoặc các thước đo về năng suất (Deininger và cộng sự, 2006, 2011; Hồ Đình Bảo, 2012; Ghebru và Holden, 2015). Nghiên cứu của luận án quan tâm đến tất cả các khía cạnh này của hiệu quả, để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các nông hộ Việt Nam và tìm ra những yếu tố tác động đến các mức hiệu quả này.

Dựa trên các nghiên cứu về các tác động đến hiệu quả sản xuất, rất nhiều lập luận đã chỉ ra rằng quyền đất đai được bảo đảm cho phép nông dân làm việc và đầu tư vào đất đai của họ với kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận mà không sợ rằng tài sản của họ có thể bị tịch thu một cách tùy tiện (Feder và Feeny, 1991; de Soto, 2000; Deininger, 2003; Bruce, 2012). Để đo lường về quyền sử dụng đất có thể kể đến các thước đo như “thời hạn giao đất”, “quy mô giao đất”, “quy định về chuyển quyền sử dụng đất”... Do nghiên cứu của luận án quan tâm đến hiệu quả sản xuất của các hộ trồng cây hàng năm nên những quy định về thời hạn, quy mô... cho các hộ là như nhau, vì vậy nghiên cứu sử dụng biến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” với quy ước “có” hay “không có” giấy chứng nhận để đại diện cho quyền sử dụng đất của các hộ nông dân. Thước đo này đã được sử dụng khá nhiều ở các nước có quy định về quyền đất đai tương đồng với Việt Nam như trong các nghiên cứu về đánh giá tác động đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Ethiopia (Ahmed và cộng sự, 2002), Bangladesh (Rahman và cộng sự, 2009), Ấn Độ (Manjunatha và cộng sự, 2013) và tại Việt Nam (Huy và cộng sự, 2019).

Ngoài ra, các biến về diện tích trồng trọt, lao động, chi phí, sản lượng, doanh thu,... được sử dụng để ước lượng hiệu quả. Các biến về nhân khẩu học như trình độ học vấn, tuổi, giới tính, dân tộc của chủ hộ được xem xét như các yếu tố liên quan đến trình độ, tâm lý và tập quán canh tác của các hộ đến hiệu quả trồng trọt như hầu hết

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 16/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí