Cơ Sở Lý Thuyết Về Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp


6. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được bố cục thành 4 chương, bao gồm:

Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu Chương 2. Phương pháp nghiên cứu

Chương 3. Thực trạng sản xuất nông nghiệpquyền sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018

Chương 4. Tác động của quyền sử dụng đất lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam

Cuối cùng là các kết luận, khiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.


1.1. Một số khái niệm

Tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam - Tiếp cận bằng các mô hình toán kinh tế - 3

1.1.1. Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng... Đất nông nghiệp là đầu vào sản xuất chủ yếu và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Theo điều 10 Luật đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất nông nghiệp được phân loại thành: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối và Đất nông nghiệp khác.

Luận án quan tâm đến hiệu quả sản xuất trên đất trồng cây hàng năm, trên đó, người nông dân có thể thay đổi canh tác cũng như lựa chọn loại cây trồng một cách linh hoạt mỗi năm.

1.1.2. Quyền sử dụng đất nông nghiệp

Quyền sở hữu đất là một hệ thống các quyền và thể chế chi phối việc tiếp cận và sử dụng đất đai cùng các tài nguyên khác (Maxell & Wiebe,1999), hoặc quyền sở hữu đất là thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức điều chỉnh việc sử dụng, thế chấp và chuyển nhượng đất, nó gồm một bó quyền như quyền sử dụng, quyền kiểm soát và quyền chuyển nhượng đất (FAO, 2002; Holden và cộng sự, 2013). Mức độ an toàn của quyền sử dụng đất có thể được coi là mức độ “chắc chắn rằng quyền của một người đối với đất đai sẽ được người khác thừa nhận và bảo vệ trong những trường hợp có thách thức cụ thể” (FAO, 2002: p. 18).

Ở Việt Nam, theo điều 53 và 54 của Hiến pháp, đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ” (Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2013). Do đó, cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất bằng hình thức trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng thông qua việc cấp Giấy chứng nhận


quyền sử dụng đất bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định (Luật đất đai, 2013).

Như vậy, quyền sử dụng đất được thể hiện ở các đặc điểm như: được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng với các ràng buộc về thời hạn sử dụng, về điều kiện sử dụng và các điều kiện về cho, tặng, mượn, trao đổi quyền sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (sau đây gọi tắt là quyền sử dụng đất) được cấp bởi ủy ban nhân dân cấp huyện cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư... Theo luật đất đai năm 2003, thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 20 năm, luật 2013 sửa đổi thời hạn giao đất là 50 năm. Khi hết thời hạn này, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định. Quyền sử dụng đất bao gồm: quyền canh tác và hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của luật này. Nghiên cứu của luận án quan tâm đến quyền sử dụng đất của các nông hộ dựa trên xác nhận có hoặc không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

1.1.3. Sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, đây là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất gắn với đất đai để tạo ra lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng. Đây là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản; theo nghĩa rộng, nông nghiệp còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.

Sản xuất nông nghiệp thường được tổ chức với nhiều loại hình kinh tế khác nhau như: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình... Ở Việt nam, hình thức sản xuất nông nghiệp theo hộ gia đình vẫn là chủ yếu với khoảng 9,53 triệu hộ gia đình nông thôn với khoảng 60 triệu người (khoảng 68,2% dân số). Đây là loại hình kinh tế với quy mô nhỏ, lao động chủ yếu được sử dụng là các thành viên trong hộ, trong đó đa phần là lao động ít kĩ năng.

Luận án quan tâm đến sản xuất nông nghiệp hộ gia đình và trong lĩnh vực trồng

trọt.

1.1.4. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Hiệu quả sản xuất là một khái niệm cơ bản bắt nguồn từ quá trình sản xuất,


phản ánh sự tiến bộ trong quá trình biến đổi từ các đơn vị đầu vào thành giá trị và các sản phẩm đầu ra. Đây là một khái niệm có phạm trù rộng, do đó dẫn đến nhiều định nghĩa với các góc nhìn khác nhau, nhưng có thể nói hiệu quả sản xuất phản ánh mức thành công của nhà sản xuất đạt được trong việc phân bổ các đầu vào và đầu ra nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó. Vì nông hộ sản xuất hướng tới mục tiêu lợi nhuận, nên hiệu quả có thể đo bằng lợi nhuận sản xuất nông nghiệp (Ali và Flin, 1989; Kumbhakar và Bhattacharya, 1992), hoặc năng suất nông nghiệp (Sengupta, 1995). Và cũng giống như các ngành sản xuất khác, quá trình sản xuất nông nghiệp bị giới hạn bởi các nguồn lực đầu vào (như đất đai, lao động, vốn cho các chi phí trung gian) nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp là kết quả của “sự tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp, được biểu hiện ở sự tối đa hóa đầu ra hoặc tối thiểu hóa đầu vào” (Coelli và cộng sự, 2005). Hiệu quả sản xuất có được do nông hộ đạt được hiệu quả từ các khía cạnh khác nhau trong quá trình sản xuất, bao gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hoặc hiệu quả theo quy mô (Farrell (1957) dựa trên Debreu (1951) và Koopmans (1951). Cụ thể hơn:

Hiệu quả kĩ thuật (TE) thể hiện khả năng một nông hộ tạo ra sản lượng tối đa từ một tập hợp các yếu tố đầu vào nhất định, (hoặc sử dụng một lượng đầu vào tối thiểu để sản xuất một lượng đầu ra cho trước). Nó thể hiện khía cạnh kĩ thuật trong sản xuất, phản ánh khả năng nông hộ tránh được những lãng phí về nguồn lực sản xuất. Theo cách này, hiệu quả kĩ thuật là sự tiến bộ đạt được về phương thức sản xuất. Koopmans (1951, p. 60) định nghĩa: “một nhà sản xuất đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật khi anh ta muốn gia tăng bất kỳ đầu ra nào sẽ đòi hỏi phải giảm ít nhất một đầu ra khác hoặc tăng ít nhất một đầu vào, và nếu anh ta muốn giảm bất kỳ đầu vào nào thì phải tăng ít nhất một đầu vào khác hoặc giảm ít nhất một đầu ra”.

Hiệu quả phân bổ (AE) thể hiện mức độ thành công của nông hộ trong việc tối đa hóa đầu ra nhờ phân bổ hợp lý về chi phí cho các đầu vào, khi giá của các yếu tố đầu vào đã biết. Nó phản ánh khả năng hộ tránh được những lãng phí về phân bổ chi phí cho các nguồn lực sản xuất.

Sự kết hợp giữa hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ được gọi là hiệu quả tổng thể hay hiệu quả kinh tế (EE) của hộ.

Qua các định nghĩa ở trên cho thấy, để đạt được hiệu quả sản xuất, các đơn vị sản xuất cần có năng lực về công nghệ, phương thức sản xuất, tiến bộ về kỹ năng lao động, trình độ quản lý,...


1.1.5. Đo lường hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Hiệu quả sản xuất: Một nông hộ sản xuất với cặp đầu vào - đầu ra (𝑥, 𝑦) ∈ 𝑇 với 𝑇 là tập hợp các đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, được gọi là hiệu quả (Farrell, 1957) nếu không tồn tại cặp (𝑥, 𝑦) ∈ 𝑇, (𝑥, 𝑦′) ≠ (𝑥, 𝑦) thỏa mãn 𝑥>

𝑥, 𝑦< 𝑦.

Dựa trên Farrell (1957), thước đo hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế có thể thu được bằng cách xem xét lượng đầu vào và đầu ra. Các thước đo này được minh họa trực quan cho trường hợp hiệu quả sản xuất không đổi theo quy mô như sau: Giả sử nông hộ sử dụng hai đầu vào 𝑥1 𝑥2 để tạo ra một đầu ra duy nhất 𝑦, với giả định lợi nhuận không đổi theo quy mô. Đường giới hạn khả năng sản xuất liên quan đến nông hộ hoạt động hiệu quả được đại diện bởi 𝑆𝑆′ trong Hình 1.1. Nếu một hộ bất kì sử dụng số lượng đầu vào được xác định bởi điểm 𝑃, để sản xuất một đơn vị đầu ra, thì hiệu quả sản xuất của hộ đó được xác định là:


x2/y

S

A

P

Q

R

Q’

S’

O

A’

x1/y


Hình 1.1. Hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ

Hiệu quả kỹ thuật, ký hiệu là TE, được đo bởi tỷ số:



𝑇𝐸 =

𝑂𝑄

𝑂𝑃


= 1 −

𝑃𝑄

𝑂𝑄


với 𝑄 là điểm nằm trên đường đẳng lượng hiệu quả. Như vậy, hiệu quả kĩ thuật đo lường khả năng một nông hộ tạo ra sản lượng tối đa từ một tập hợp các yếu tố đầu vào nhất định, nó phản ánh khả năng nông hộ tránh được những lãng phí về nguồn lực sản xuất.


Hiệu quả phân bổ

Nếu tỷ lệ giá đầu vào, được biểu thị bằng độ dốc của đường đẳng phí 𝐴𝐴′ trong Hình 1.1 cũng được biết, thì có thể được tính toán hiệu quả phân bổ của hộ hoạt động tại

𝑃. Hiệu quả phân bổ của nông hộ hoạt động tại 𝑃, kí hiệu là AE, được xác định bởi:

𝑂𝑅

𝐴𝐸 =


với 𝑅 là điểm nằm trên đường đẳng phí.

Hiệu quả kinh tế


𝑂𝑄


Khoảng cách 𝑅𝑄 thể hiện việc giảm chi phí sản xuất sẽ xảy ra nếu hộ đó sản xuất tại điểm hiệu quả cả về mặt phân bổ và kỹ thuật (tức là điểm 𝑄′) chứ không chỉ là ở mức hiệu quả về mặt kỹ thuật, nhưng không hiệu quả về mặt phân bổ (điểm 𝑄). Do đó, hiệu quả kinh tế tổng hợp, kí hiệu là EE, được xác định bởi:

𝑂𝑅

𝐸𝐸 =

𝑂𝑃

= 𝑇𝐸 × 𝐴𝐸

Lưu ý rằng kết quả của hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế (hiệu quả tổng thể) nhận giá trị trong khoảng [0; 1].

1.2. Cơ sở lý luận của luận án

1.2.1. Cơ sở lý thuyết về quyền sử dụng đất nông nghiệp

Quyền tài sản trong đó có QSDĐ là nền tảng cho việc thực hiện và phân phối thu nhập ở các nền kinh tế (Schlager và Ostrom, 1992; Bromley, 2013). Phát triển quyền tài sản như một phản ứng dây chuyền có thể được xác định như sau: Dân số gia tăng và thương mại hóa → Đất đai khan hiếm → Chiếm giữ đất đai → Tranh chấp đất đai → Nhu cầu được bảo vệ về quyền đất đai → Đăng ký quyền sử dụng đất → Tăng cường mức an toàn về quyền sở hữu và giảm tranh chấp → Chi phí giao dịch trao đổi đất thấp hơn → Đầu tư nhiều hơn và năng suất đất đai cao hơn → Thị trường đất đai sôi động hơn → Sử dụng đất hiệu quả hơn → Phát triển thị trường tín dụng → Đầu tư nhiều hơn → Có cơ sở để thu thuế đất… (Platteau, 1996). Đây là mối liên kết quan trọng đối với lịch sử nghiên cứu kinh tế bởi từ đó có thể hiểu được sự thay đổi trong tăng trưởng và phúc lợi giữa các xã hội theo thời gian. Vai trò của nhà nước hoặc chính phủ trong việc này là can thiệp vào thời điểm thích hợp để quá trình diễn ra thuận lợi.


Hệ thống quyền sử dụng đất xác định ai có thể tiếp cận và khai thác các nguồn tài nguyên trong một khu vực cụ thể, và ai có thể mong đợi được thừa kế các nguồn tài nguyên đó về lâu dài. Do đó, quyền sử dụng đất là một đặc điểm văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các thực hành quản lý tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của các hệ sinh thái – xã hội (Hardin, 1968, Costanza và cộng sự, 2001). Theo Trung tâm Định cư của Liên hợp quốc (UNCHS), tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa QSDĐ và quyền tài sản. Lý do chính để bảo đảm quyền sở hữu tài sản đối với đất là nó cung cấp các khuyến khích đầu tư vào đất và phát triển bền vững. Sự phát triển của quyền tài sản và ảnh hưởng của nó đối với đầu tư là những vấn đề trọng tâm của nền kinh tế chính trị. Hơn nữa, vai trò của Nhà nước trong việc hệ thống hóa và bảo vệ các quyền đó là quan trọng trong việc cung cấp các điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế.


Hình 1.2: Nguyên nhân và hậu quả có thể có của thay đổi quyền sử dụng đất


Nguồn: Được sửa đổi từ Maxwell và Wiebe (1999)

Cơ sở của lý thuyết quyền tài sản có từ thế kỷ 17 (Hobbes, 1651; Hume, 1739). Một câu hỏi trọng tâm trong lịch sử điều tra lâu dài này là yếu tố nào dẫn đến việc áp dụng các hệ thống sở hữu đất đai khác nhau (Acheson và cộng sự, 2015). Hình 1.2 cho thấy những nguyên nhân và hậu quả có thể có của việc thay đổi QSDĐ. Như vậy, QSDĐ có thể xảy ra do có sự thay đổi về dân số, công nghệ,… hoặc do cải cách thể chế. Hệ thống chiếm hữu đất ban đầu cũng có thể thay đổi với sự can thiệp của nhà nước bằng cách tiến hành cải cách ruộng đất. Hai nguyên nhân chính của thay đổi


quyền sử dụng đất không độc lập mà liên kết với nhau, vì những thay đổi về dân số, công nghệ và thị trường cũng có thể là lý do để một nhà nước can thiệp vào hệ thống chiếm hữu đất của mình (Platteau, 1996). Việc phân phối lại đất đai đã góp phần gây ra sự mất an toàn về quyền hưởng thụ và làm suy yếu các động lực đầu tư (Deininger và Jin, 2006). Tăng cường quyền của cá nhân và hộ gia đình đối với đất đai được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư ở cấp độ hộ, năng suất và an ninh lương thực (Prosterman, 2001).

Thay đổi hệ thống chiếm hữu đất lần lượt dẫn đến thay đổi về sử dụng tài nguyên từ đó thay đổi về năng suất và thu nhập. Nó cũng có giá trị đặt thay đổi QSDĐ trong bối cảnh chung của thay đổi cơ cấu kinh tế, ví dụ, kích hoạt thị trường đất đai, bằng cách cho thuê hoặc bán, có thể dẫn đến thay đổi năng suất và xuất hiện sự tích lũy đất của một số hộ gia đình hay rời bỏ sản xuất nông nghiệp của những gia đình khác. Có thể nói QSDĐ là một thể chế, tức là các quy tắc xã hội để điều chỉnh hành vi. Các quy tắc này xác định cách thức phân bổ quyền tài sản đối với đất đai trong các xã hội. Các thể chế về quyền sử dụng đất đai từ lâu đã được xem xét và đánh giá tác động đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nhưng cải cách ruộng đất cũng thay đổi rộng rãi theo các vùng địa lý (Maxwell và Wiebe, 1998). Một số quốc gia đã trải qua cuộc cải cách chiếm hữu ruộng đất mang tính cách mạng, nơi tất cả đất đai đều được biến thành đất của nhà nước và đất đai sẽ được canh tác bởi các tập thể hoặc nông trường quốc doanh. Trong hầu hết các trường hợp, các tập thể hoạt động không tốt và do đó QSDĐ được chuyển giao cho các hộ gia đình (Prosterman, 2001). Ở Mỹ Latinh, cải cách ruộng đất là những thay đổi về quy mô nắm giữ đất đai thông qua việc phân phối lại tài nguyên đất đai cho nông dân và phá bỏ các điền trang lớn. Trong khi ở Đông Á, cải cách ruộng đất có nghĩa là "có đất cho dân cày" hoặc phá vỡ quan hệ địa chủ / tá điền. Ở Châu Phi, cải cách QSDĐ thường đề cập đến những thay đổi pháp lý trong các hình thức sử dụng đất để tăng cường mức an toàn về quyền sử dụng với mục đích nâng cao năng suất và khuyến khích các hành vi canh tác nhằm bảo tồn đất tốt hơn.

Quyền sở hữu đối với các nguồn lực sản xuất trong đó có đất đai từ lâu đã được coi là điều kiện quan trọng để tăng trưởng kinh tế (Smith, 1776, Marshall, 1890). Gần đây hơn, quyền tài sản đã được đề cao ( North, 1990; De Soto, 2000; Acemoglu và cộng sự, 2001), kết hợp với các điều kiện mới trong nền kinh tế toàn cầu. Những điều kiện được đề xuất bao gồm: sự cạnh tranh ngày càng tăng về các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là đất đai, gây ra bởi sự suy thoái đất do biến đổi khí hậu, sự gia tăng mật độ và sự dịch chuyển dân số, do xung đột và cơ hội thị trường (Conning và Deb, 2007). Hệ thống quyền sử dụng đất yếu kém đã dẫn đến kết quả đáng thất vọng của quá trình

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 16/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí