Tổng Hợp Kết Quả Bốn Mô Hình Chính


thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX), thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành (NEDs) có mức ý nghĩa >0,1 tức là khi hồi quy theo phương pháp GLS không có ý nghĩa thống kế. Riêng đối với biến cổ đông lớn (LARGEST) khi hồi quy theo mô hình GLS có mức ý nghĩa < 0,05, trong khi hồi quy theo mô hình OLS, REM và FEM đều không có ý nghĩa thống kê. Về mối tương quan của các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình GLS cũng tương tự như mối tương quan trong cả ba mô hình OLS, FEM và REM đã được tác giả trình bày ở trên.

4.5. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC MÔ HÌNH

Sau tiến hành các kiểm định và đưa ra mô hình khắc phục các khuyết tật của mô hình, kết quả hồi quy của các mô hình được tổng hợp qua bảng sau.

Bảng 4. 13: Tổng hợp kết quả bốn mô hình chính



MH (1)-OLS

MH (2)-FEM

MH (3)-REM

MH (4)-GLS

STATE

-0.0448***

-0.0271

-0.0624***

-0.0635***


[-2.96]

[-0.63]

[-3.19]

[-4.31]

COLL

-0.0345***

-0.0345***

-0.0351***

-0.0329***


[-5.02]

[-5.29]

[-5.43]

[-7.99]

GROW

0.0345***

0.0276***

0.0294***

0.0216***


[5.86]

[5.13]

[5.45]

[6.96]

SIZE

0.0341***

0.0459***

0.0378***

0.0333***


[19.06]

[12.99]

[15.61]

[17.50]

PROF

-1.769***

-1.180**

-1.327***

-1.551***


[-3.45]

[-2.46]

[-2.78]

[-4.29]

TAX

-2.419

-1.248

-2.126

0.848


[-1.34]

[-0.70]

[-1.24]

[0.69]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9


NEDs

-0.0179

-0.0379***

-0.0253**

0.00862


[-1.54]

[-2.73]

[-2.03]

[1.16]

LARGEST

0.0151

0.0390

0.0268

0.0315**


[0.95]

[1.48]

[1.33]

[2.13]

_cons

0.305***

0.0796

0.235***

0.313***


[9.13]

[1.22]

[5.28]

[8.79]

R-sq

0.742

0.613



Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata 13 (Phụ lục 13)


Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%


Bảng tổng hợp đã cho thấy rằng mức độ giải thích của mô hình ở mức trung bình, các biến độc lập đã giải thích được 61.8% thay đổi của biến phụ thuộc. Kết quả này gần với kết quả của Trần Đình Khôi Nguyên (2006) khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Rient Group và Florian Heider (2009), nghiên cứu về các quyết định trong cấu trúc vốn của các ngân hàng.

- Biến quy mô (SIZE): Biến quy mô tác động đồng biến lên đòn bẩy tài chính của ngân hàng với mức ý nghĩa 1%. Điều này đồng nghĩa rằng với quy mô ngân hàng càng tăng thì đòn bẩy tài chính càng tăng. Đối với ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, việc huy động vốn của các ngân hàng là một hình thức vay mượn tiền mà không có tài sản thế chấp, do đó sự tín nhiệm đối với ngân hàng là điều hết sức quan trọng. Vì thế ngân hàng có quy mô càng lớn sẽ càng nhận được sự tín nhiệm cao hơn. Do đó biến quy mô có tác động tương quan thuận lên đòn bẩy tài chính là hợp lý.

Kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu của Monica Octavia và Raya Brown (2008), Rient Group và Florian Heider (2009) khi nghiên cứu về cấu trúc vốn


ngân hàng tại các nước trên thế giới. Và cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2016) trong công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị ở Việt Nam.

- Biến tăng trưởng (GROW): Biến tăng trưởng tác động đồng biến lên đòn bẩy tài chính. NHTM Việt Nam có mức tăng trưởng càng cao thì tỷ lệ nợ càng tăng. Điều này phù hợp với lý thuyết về đánh đổi cấu trúc vốn và chi phí đại diện bởi khi tài sản của một doanh nghiệp tăng hàm ý về những kết quả kinh doanh khả quan và sẽ tạo điều kiện cho một ngân hàng tăng nợ một cách dễ dàng hơn. Vì vậy khi tổng tài sản của ngân hàng càng tăng trưởng nhanh cho thấy quy mô ngân hàng có xu hướng tăng làm cho việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng trở nên dễ dàng hơn vì vậy tỷ lệ đòn bẩy tài chính tăng. Kết quả này cũng được chứng minh trong nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2006) khi nghiên cứu cấu trúc vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

- Biến lợi nhuận (PROF): Biến lợi nhuận có tác động ngược chiều lên biến đòn bẩy tài chính của ngân hàng với mức ý nghĩa 1%. Lợi nhuận của NHTM Việt Nam càng cao thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng tăng. Điều này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng, các công ty có tỷ lệ sinh lời nhiều có xu hướng sử dụng nguồn vốn bên trong hơn là bên ngoài. Và trong nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown (2008), Trần Đình Khôi Nguyên (2006) cũng khẳng định về điều này. Nhưng kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Qigui Liu và các cộng sự (2011) theo kết quả của Liu thì ROA tác động nghịch với biến LEV và ở mức ý nghĩa 1%. Theo kết quả nghiên cứu của Albert và Appiah Richard, (2014) cũng cho ra kết quả là tỷ suất sinh lời của tài sản cũng có tác động nghịch với biến đòn bẩy tài chính ở mức ý nghĩa 5%.

- Biến tài sản thế chấp (COLL): Biến tài sản thế chấp có quan hệ ngược chiều với biến đòn bẩy tài chính cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ tài sản đảm bảo cao thì xu hướng có tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp hơn. Và điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown (2008) khi nghiên cứu về Cấu trúc


vốn của ngân hàng tại các nước đang phát triển. Điều này phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam khi người dân gửi tiền vào ngân hàng thường chú trọng đến hình thức bên ngoài của ngân hàng như trụ sở, cơ sở vật chất cố định, quy mô ngân hàng chứ ít chú trọng đến tổng tài sản hữu hình của ngân hàng như thế nào. Vì vậy, với quan niệm ngân hàng là nơi gửi tiền an toàn nên người gửi tiền ít quan tâm đến tài sản thế chấp. Mặc dù cho đến nay, các NHTMCP đang phát triển rất tốt, tuy nhiên cái bóng của các NHTM nhà nước quá lớn. Sự tồn tại của các ngân hàng này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế, do đó, Chính phủ sẽ không để một trong số những ngân hàng này phá sản. Điều đó mặc nhiên rằng, việc gửi tiền vào các ngân hàng này là an toàn tuyệt đối.

- Biến sở hữu nhà nước (STATE): Kết quả hồi quy hiệu chỉnh cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao sẽ tác động tiêu cực đến đòn bẩy tài chính với mức ý nghĩa 1%. Mặc dù kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Qigui Liu và các cộng sự (2011) khi nghiên cứu các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại Trung Quốc. Tuy nhiên, kết quả của tác giả phù hợp với kết quả nghiên cứu của Do Xuan-Quang, Wu Zhong-Xin (2013) khi nghiên cứu tại thị trường Việt Nam. Điều này có thể lý giải là tùy vào đặc điểm của mỗi quốc gia và loại hình doanh nghiệp tài chính hay phi tài chính mà tác động của tỷ lệ sở hữu nhà nước sẽ cho những kết quả phân tích khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, tỷ lệ sở hữu nhà nước có mối tương quan nghịch chiều với đòn bẩy tài chính. Điều này cũng có nghĩa là sở hữu nhà nước có liên quan đến việc kiểm soát nợ trên tổng tài sản của ngân hàng TMCP Việt Nam.Với kết quả này cho thấy sự phù hợp của các nghiên cứu trong khu vực Đông nam Á như nghiên cứu của Bunkanwanicha et al (2006) khi nghiên cứu các công ty niêm yết ở Thái Lan và Indonesia cho thấy tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn là nhà nước trong các công ty có ý nghĩa quan trọng và nghịch đảo với đòn bẩy tài chính. Hơn nữa, mối quan hệ này càng thể hiện mối quan hệ mạnh mẽ trong thời kỳ suy thoái.

- Biến NEDs (tỷ trọng thành viên HĐQT không tham gia điều hành) sẽ tác động nghịch chiều với đòn bẩy tài chính với hệ số hồi quy là 0.082198, kết quả này


phù hợp với giả thuyết đặt ra nhưng biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Giả thuyết này khi phân tích thực trạng trong bài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ không tham gia của Thành viên HĐQT cũng tác động tiêu cực đến đòn bẩy tài chính trong mô hình nghiên cứu cho thấy khi sự tham gia của thành viên HĐQT càng ít thì sự độc lập của Ban điều hành sẽ càng cao, và sẽ có sự khách quan trong việc quan sát hoạt động của công ty.

Mặc dù cho kết quả xét dấu là đúng với giả thuyết đặt ra nhưng biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Nhưng theo lý thuyết quản lý cho rằng khi Chủ tịch HĐQT giữ vai trò Giám đốc điều hành thì quyền lực càng được củng cố và gia tăng, hiệu quả quản lý được tăng cường hơn, từ đó sẽ tăng tối đa hóa lợi ích của cổ đông. Vì vậy, để gia tăng lợi ích thì các giảm đốc sẽ gia tăng tài sản và vì vậy tác động tiêu cực đến đòn bẩy tài chính.

-Tương tự, kết quả của biến TAX chi phí thuế TNDN sẽ tác động nghịch với tỷ lệ đòn bẩy tài chính, và phù hợp với giả thuyết đặt ra nhưng biến này cũng không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.


5.1. KẾT LUẬN

Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng, sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam; giai đoạn nghiên cứu từ năm 2010 đến 2017; sử dụng các phương pháp hồi quy OLS, FEM, REM, FGLS với biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính nhằm xác định mô hình phù hợp. Từ đó, tác giả xác định được các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có xu hướng sử dụng nợ vay nhiều hơn sử dụng nợ từ nguồn chiếm dụng vốn. Điều này phù hợp với đặc thù của ngành ngân hàng khi luôn có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao. Đề tài xác định được mô hình phù hợp nhằm làm rõ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc là tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Kết quả phân tích định lượng đã cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê liên quan đến tác động của cấu trúc sở hữu đến hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam. Kết quả phân tích thực nghiệm từ các mô hình kinh tế lượng đề xuất có thể tóm lược trong bảng sau:

Bảng 5. 1: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Đòn bẩy tài chính

(LEV)

Mức ý nghĩa

Sở hữu nhà nước (STATE)

-

1%

Tài sản thế chấp (COLL)

-

1%

Tăng trưởng tài sản (GROW)

+

1%

Quy mô (SIZE)

+

1%

Lợi nhuận sau thuế (PROF)

-

1%

Thuế TNDN (TAX)

-

>10%

Thành viên HĐQT không kiêm nhiệm ban

điều hành (NEDs)

-

1%

Cổ đông lớn (LARGEST)

+

5%

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả


Qua bài nghiên cứu, tác giả tìm thấy được các yếu tố tác động của các biến độc lập được đề cập trong đề tài nghiên cứu đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng TMCP Việt Nam là tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, tỷ lệ sở hữu cao nhất của tổ chức/cá


nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tài sản thế chấp, quy mô ngân hàng. Các biến độc lập này tác động đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính và có độ tin cậy ở mức cao từ 90% đến 99%. Đề tài nghiên cứu đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu được tác giả đặt ra. Thông qua hai biến sở hữu nhà nước và biến thành viên HĐQT không tham gia Ban điều hành, kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc sở hữu có mối tương quan với đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Cụ thể, sở hữu nhà nước và thành viên HĐQT không tham gia điều hành đều tác động tiêu cực đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng TMCP. Theo lý thuyết đại diện cho rằng với đa số thành viên HĐQT sẽ là HĐQT hiệu quả khi thành viên không tham gia điều hành thì tạo ra sự giám sát độc lập hơn, giúp công ty có kết quả hoạt động tốt hơn. Lý thuyết này đã giúp giải thích cho kết quả phân tích của tác giả rằng khi tỷ lệ số thành viên HĐQT không tham gia vào ban điều hành càng cao thì đòn bẩy tài chính của công ty sẽ càng thấp. Vì như vậy sẽ có sự độc lập của Ban giám đốc, từ đó có sự giám sát độc lập giữa hội đồng quản trị và ban điều hành. Mặt khác, hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại còn được thể hiện qua hệ số tỷ suất sinh lời chia cho tổng tài sản, tỷ suất này tăng lên thì đòn bẩy sử dụng sẽ giảm xuống, tương tự tỷ lệ nợ vay cũng sẽ tăng lên khi tỷ suất sinh lời giảm. Theo đó lý thuyết trật tự phân hạng giải thích thứ tự ưu tiên trong quyết đinh lựa chọn nguồn vốn tài trợ là sử dụng lợi nhuận giữ lại.

Nhìn chung, kết quả hồi quy cho thấy mối tương quan âm giữa sở hữu nhà nước và đòn bẩy tài chính. Điều này hàm ý rằng các ngân hàng được quan sát trong đề tài nghiên cứu, khi có nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ vốn góp Nhà nước càng cao thì có xu hướng hạn chế sử dụng nợ vay. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả nghiên cứu các công ty phi tài chính tại Trung Quốc của Qigui Liu. Điều này cho thấy, với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, tác động của sở hữu nhà nước đối với đòn bẩy tài chính của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Hơn nữa, hệ thống các công ty nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước phần lớn được hình thành từ các quyết định hành chính. Vì vậy hành vi sở hữu nhà nước trong hoạt động của các ngân hàng có vốn nhà nước hiện nay như một kênh để nhà nước


can thiệp sâu hơn về các định hướng kinh tế. Việc các ngân hàng TMCP có sự sở hữu của nhà nước cao hiện nay đều là các ngân hàng có quy mô lớn cho thấy sự chênh lệch cao về khả năng tài chính trong nhóm các ngân hàng TMCP. Điều hiển nhiên, các ngân hàng TMCP nhà nước ở Việt Nam hiện nay có quy mô lớn hơn các ngân hàng TMCP khác vì vậy những ngân hàng này sẽ dễ dàng tiếp cận với vốn vay hơn.

Tóm lại, nghiên cứu các tác động của cấu trúc sở hữu lên đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam giúp tác giả có thêm bằng chứng thực nghiệm để củng cố các lý thuyết liên quan đến cấu trúc sở hữu, cấu trúc vốn trong ngân hàng. Ngoài ra, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn còn giúp cho những nhà quản lý tài chính đưa ra các quyết định đòn bẩy tài chính phù hợp. Dựa vào kết quả nghiên cứu của các đề tài liên quan đến tác động của cấu trúc sở hữu lên đòn bẩy tài chính còn giúp cho nhà nước đưa ra các chính sách phù hợp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng đã và đang diễn ra. Qua đề tài nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ đóng góp thêm vào góc nhìn thực nghiệm về tỷ lệ nợ, đặc biệt là nợ vay cũng như cơ cấu nguồn vốn của nhóm ngành ngân hàng TMCP Việt Nam.

5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH


Từ kết quả nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của nhóm NHTM Việt Nam cho thấy các yếu tố liên quan đến cấu trúc sở hữu như sở hữu nhà nước, sự kiệm nhiệm của thành viên HĐQT và Giám đốc điều hành, cổ đông lớn có tác động không nhỏ đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, để xác định tỷ lệ đòn bẩy tài chính phù hợp với mỗi ngân hàng cần dựa trên các yếu tố sau:

- Đặc điểm của từng ngân hàng như quy mô, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng:


+ Các ngân hàng lớn hơn có thể áp dụng một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn so với những ngân hàng có quy mô nhỏ hơn.

+ Những ngân hàng có mức lợi nhuận cao thường có xu hướng sử dụng ít nợ từ bên ngoài hơn do việc ưu tiên sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu trước nhằm đảm bảo an toàn vốn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2024