Sự truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua sự truyền dẫn của lãi xuất kết quả thực nghiệm trọng khối ASEAN +3 - 2


Vậy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho thấy tác động của nó đến nhiều nền kinh tế trên thế giới. Để xem xét sự tác động của khủng hoảng đến một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam và quốc gia được cho là có sự tương đồng với Việt Nam đó là Trung Quốc thì trong bài này sẽ làm rõ vấn đề này hơn. Liệu khủng hoảng tài chính có làm thay đổi sự truyền dẫn tại các quốc gia này.


2.2 Những nhân tố khác tác đông lên sự truyền dẫn.


Theo các nghiên cứu trước đây ở nhiều khu vực khác nhau, có nhiều nguyên nhân gây nên sự truyền dẫn không hoàn toàn, hạn chế sự hiểu quả của chính sách tiền tệ. Từ sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hay sự cạnh tranh giữa các loại hình tổ chức tài chính khác nhau, các loại chi phí như chi phí chuyển đổi, chi phí thực đơn, sự cứng nhắc của lãi suất và nhiều nguyên nhân khác nữa. Cụ thể chúng ta có thể biết đến như :

Amarasekara (2009) đã chỉ ra rằng sự truyền dẫn từ lãi suất tiền vay của người môi giới đến lãi suất bán lẻ của ngân hàng là chậm chạp và không hoàn toàn. Một số lý do về sự chậm chạp này nó bao gồm: sự cạnh tranh trong hệ thống tài chính, hành vi thông đồng của các ngân hàng, lựa chọn bất lợi và các vấn đề rủi ro đạo đức, chi phí thực đơn của các ngân hàng thương mại, chi phí chuyển đổi cho khách hàng, sự cứng nhắc trong dịch vụ khách hàng, hành vi chia sẻ rủi ro, bất hợp lý của người tiêu dùng, và tỷ lệ cao các khoản cho vay và tiền gửi lãi suất cố định. Những lý do này có thể có liên quan đến nhau. Nikoloz Gigineishvili (7/2011) đã cho thấy GDP bình quân, lạm phát, lãi suất, chất lượng tín dụng, chi phí hoạt động và sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng đã tạo điều kiện cho quá trình truyền dẫn, nhưng sự biến động thị trường, dư thừa thanh khoản trong hệ thống ngân hàng lại cản trở quá trình này. Sørensen và cộng sự (2008) cho thấy rằng lãi suất cho vay của ngân hàng có xu hướng thấp hơn trong thị trường cạnh tranh. Các ngân hàng bù đắp cho sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn bằng cách cắt giảm lãi suất huy động của họ. Trong dài hạn, lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ tiến gần hơn về lãi suất thị trường nơi có mức độ cạnh tranh cao hơn. Ngụ ý rằng trong dài hạn sự truyền dẫn là hoàn toàn. Norberto Rodríguez và cộng sự (2008)


minh họa cho sự đáp ứng của lãi suất bán lẻ đối với sự thay đổi của chính sách lãi suất có thể là quá trình phức tạp, phụ thuộc vào các biến vĩ mô bao gồm các trạng thái của nền kinh tế. Kết quả của họ ngụ ý rằng sự truyền tải trong ngắn hạn vào lãi suất huy động là không hoàn toàn nhưng trong dài hạn là hoàn toàn. Theo Sophia Mueller-Spahn (10-2008) thì các ngân hàng lớn thể hiện một sự truyền dẫn tốt hơn trong ngắn và dài hạn. Tính thanh khoản cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định sự điều chỉnh không đồng nhất.

Để tăng sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ, nên tiếp tục duy trì môi trường thuận lợi cho cạnh tranh. Bãi bỏ quy định không cần thiết của ngân hàng cùng với di chuyển miễn phí của các dòng vốn chứng minh lợi ích cho việc truyền tải chính sách tiền tệ giữa các nước thành viên EU (xem Rishav Bista và cộng sự - 2011)

2.3 Mức độ và tốc độ truyền dẫn tùy thuộc khu vực và sản phẩm tài chính


Do những điều kiện trên khác nhau trên từng khu vực kinh tế, khác nhau giữa các nước và các thị trường nên dẫn đến sự truyền dẫn cũng khác nhau giữa những khu vực, thị trường này. Cụ thể có những nghiên cứu đã chứng minh điều này.

Cottarelli and Kourelis (1994) đã nhận ra rằng sự truyền dẫn vào lãi suất có sự khác nhau giữa các nước và do đó sự kết dính của lãi suất cho vay có thể được hạn chế bởi một số yếu tố như : sự tồn tại của thị trường thương phiếu ngắn hạn, thị trường ít có biến động lãi suất, và các rào cản để gia nhập thị trường hoặc cạnh tranh là tương đối yếu. Bondt (2002) đã tìm thấy sự truyền dẫn một cách đầy đủ cho hầu hết lãi suất cho vay, nhưng không đầy đủ đối với sự tác động cho cả lãi suất huy động và cho vay từ sự thay đổi của lãi suất trái phiếu chính phủ. Hofmann and Mizen (2004) đã nghiên cứu 13 sản phẩm huy động và thế chấp của các tổ chức tài chính cá nhân ở Anh, thấy sự truyền dẫn đầy đủ vào lãi suất huy động nhưng không đầy đủ đối với lãi suất cho vay thế chấp. Trong khi đó Heffernan (1997) đã kiểm tra mối quan hệ giữa lãi suất thị trường và lãi suất bán lẻ tại Anh. Họ đã tìm thấy sự truyền dẫn đầy đủ vào lãi suất thanh toán thế chấp nhưng có sự truyền dẫn không đầy đủ vào tài khoản séc, tài khoản tiết kiệm của


các ngân hàng Anh và các quỹ hỗ trợ nhà ở . Whilst Paisley (1994) đã không tìm thấy sự truyền dẫn một cách đầy đủ vào trong lãi suất cho vay thế chấp ở các tổ chức hỗ trợ nhà ở của Anh. Theo Harald Sander và cộng sự (10/2006) đối với thị trường cho vay thì sự truyền dẫn đối với các quốc gia ở mức độ khá nhưng không đồng nhất. Đối với thị trường huy động, sự truyền dẫn không đồng nhất giữa các nước. Heffernan (2008) phân tích so sách giữa các công ty tài chính và các sản phẩm của nó. Tốc độ điều chỉnh của lãi suất tiết kiệm nhanh hơn đáng kể so với lãi suất cho vay thế chấp điều này phù hợp với quan điểm chung. Nghiên cứu này chỉ ra rằng sự dẫn truyền là bất cân xứng và không hoàn toàn, đó là do các đặc tính khác nhau rộng rãi của các tổ chức khác nhau. Các công ty tài chính đáp ứng nhanh hơn cho một vài sản phẩm trong khi các loại hình khác lại cần một thời gian trước khi thay đổi lãi suất huy động và cho vay .Tập trung hệ thống ngân hàng có thể liên quan đến sự truyền dẫn vào lãi suất theo những cách khác nhau ở các quốc gia khác nhau tại các thời điểm khác nhau (Z. Chinzara và cộng sự 8/2011)

Một ý tưởng được đặt ra đó là liệu các quốc gia trong khối ASEAN+3 tuy đã có sự hợp tác nhất định, nhưng mỗi quốc gia lại có chính sách điều hành kinh tế khác nhau và các điều kiện vĩ mô khác nhau thì mức độ tương đồng giữa các quốc gia này ở mức độ nào. Như đã nêu ra ở trên, với kỳ vọng các quốc gia trong khối sẽ có sự tương đồng về sự truyền dân nhưng để có bằng chứng cụ thể thì chúng ta cần kiểm tra thực nghiệm cụ thể. Phần kết quả kiểm tra được thể hiện trong phần 4 –kết quả nghiên cứu.

Như vậy, các nghiên cứu về sự truyền dẫn của lãi suất ở các nước đã được thực hiện khá công phu và đưa ra những kết quả đáng chú ý. Tuy nhiên, trong khối ASEAN+3, một trong những khu vực có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới thì chưa có nhiều bài viết được áp dụng. Đặc biệt đối với Việt Nam, một trong những quốc gia có số lượng các bài nghiên cứu được công bố rất ít, cùng với việc hiện nay xu hướng đào tạo sinh viên trong trường Đại Học theo hướng nghiên cứu thì chúng ta sẽ thực hiện bài nghiên cứu này tại Việt Nam để so sánh


kết quả với các nước khác trên thế giới và trong khu vực. Xu hướng các bài nghiên cứu được đưa và áp dụng thực tiễn ngày càng nhiều thì chúng ta cần phải có những bài nghiên cứu tốt hơn. Nhằm tìm hiểu sự truyền dẫn lãi suất tại Việt Nam và trong khu vực thì trong bài này chúng ta sẽ làm rõ. Một vấn đề trọng tâm của bài viết là xác định mức độ truyền dẫn của các nước thay đổi như thế nào qua giai đoạn khủng hoảng 2008 để có những biện pháp đối phó với những cuộc khủng hoảng tương tự.


3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.

3.1 Cơ sở lý thuyết kinh tế.


Như đã nêu ra ở trên, trong bài này chúng ta sẽ kiểm tra sự truyền dẫn của lãi suất chính sách (lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất thị trường tiền tệ) đến lãi suất bán lẻ của các ngân hàng thương mại trước và sau khủng hoảng là như thế nào từ đó hiểu được cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Do đó, sự thay đổi tương tự nhau của các loại lãi suất là cơ sở quan trọng cho bài này.

Như các bài nghiên cứu trước đây, sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ không nhất thiết phải tương xứng, cân đối vì điều này còn phụ thuộc vào tính co giãn của cầu đối với các sản phẩm ngân hàng. Các yếu tố đó như là chi phí chuyển đổi, chi phí thực đơn, khả năng cạch tranh cũng tác động đến vấn đề này nhưng nhìn chung, sự truyền dẫn sẽ không cân xứng nếu tính co giãn của cầu thấp.

Ngoài ra điều kiện kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn. Điều này có thể được quan sát thấy trong thời kỳ tăng trưởng mạnh của thị trường, mức độ truyền dẫn sẽ cao hơn. Tỷ lệ lạm phát cao hơn cũng làm cho mức độ truyền dẫn cao hơn và tốc độ nhanh hơn khi giá cả điều chỉnh thay đổi nhanh hơn và thường xuyên hơn trong môi trường lạm phát cao. Ngược lại, biến động về lãi suất (phản ánh sự bất ổn và không chắc chắn của kinh tế vĩ mô) lại làm suy yếu đi sự truyền dẫn, vì các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất lâu hơn.


Sự truyền dẫn dự kiến sẽ là hoàn toàn trong dài hạn và chậm chạp trong ngắn hạn. Những lý do cho điều này rất đa dạng, có thể kể đến như là : trước tiên, chi phí điều chỉnh và chi phí thực đơn sẽ làm cho các ngân hàng phản ứng chậm chạp với những thay đổi của lãi suất chính sách. Thứ hai, sự không phù hợp về kỳ hạn của các khoản cho vay và huy động sẽ làm cho các ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất cho vay trong thời gian ngắn. Trường hợp các khoản cho vay dài hạn được đảm bảo bởi các khoản huy động dài hạn thì các ngân hàng sẽ không quan tâm nhiều đến việc điều chỉnh lãi suất, lúc này các khoản nợ của ngân hàng sẽ ít nhạy cảm với lãi suất thị trường (Weth, 2002). Cuối cùng, đó là các ngân hàng muốn duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng cách cố gắng giảm sự biến động của lãi suất và duy trì các mối quan hệ kinh doanh.

Tháng 4 năm 1997, ASEAN đề xuất tổ chức hội nghị cấp cao giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tháng 12 năm 1997, hội nghị cấp cao lần thứ nhất đã diễn ra ở Kuala Lumpur. Sau đó, đến năm 2000, tại hội nghị cấp cao lần thứ tư tổ chức tại Singapore, ASEAN+3 chính thức được thể chế hóa. Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN+3 là hội nghị hàng năm giữa các bộ trưởng về kinh tế của các nước thành viên. Tại các hội nghị cấp cao và hội nghị bộ trưởng kinh tế của ASEAN+3, đã có 48 hiệp định trong 17 lĩnh vực được ký kết. ASEAN+3 đã được thành lập từ lâu, với sự hợp tác phát triển toàn diện về mọi mặt trong đó có kinh tế, thì chúng ta kỳ vọng rằng sự truyền dẫn lãi suất của các quốc gia trong khu vực sẽ có phần nào tương đồng với nhau qua đó thể hiện được mức độ hội nhập kinh tế.


3.2 Dữ liệu


Mục tiêu chính của bài này là so sánh sự truyền dẫn của lãi suất trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 ở các nước trong khối ASEAN +3, bao gồm các nước : Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippin, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự truyền dẫn đối với mỗi nước được kiểm tra qua hai giai đoạn. Đối với giai đoạn trước khủng hoảng, dữ liệu lấy từ 1/1999 đến 7/2007, giai đoạn sau khủng hoảng từ 1/2008 đến 7/2012. Dữ liệu


bao gồm lãi suất huy động (dr), cho vay (lr) va lãi suất chính sách (mr). Nguồn dữ liệu lấy từ IFS. Bảng 1 tóm tắt dữ liệu.

Bảng 1: lãi suất nghiên cứu ( nguồn : International Financial Statistics - IFS)

Quốc gia

DR

LR

MR

Việt Nam

Deposit rate

Lending rate

Discount rate

Indonesia

Deposit rate

Lending rate

Money market rate

Thái Lan

Deposit rate

Lending rate

Money market rate

Singapore

Deposit rate

Lending rate

Money market rate

Philippin

Deposit rate

Lending rate

Money market rate

Myanmar

Deposit rate

Lending rate

Discount rate

Malaysia

Deposit rate

Lending rate

Money market rate

Hàn Quốc

Deposit rate

Lending rate

Money market rate

Trung Quốc

Deposit rate

Lending rate

Discount rate

Nhật Bản

Deposit rate

Lending rate

Money market rate

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Sự truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua sự truyền dẫn của lãi xuất kết quả thực nghiệm trọng khối ASEAN +3 - 2

Quá trình truyền dẫn, như đã nêu ở phần trước, có hai giai đoạn truyền dẫn. Giai đoạn một từ lãi suất chính sách sang lãi suất thị trường tiền tệ và giai đoạn hai từ lãi suất thị trường tiền tệ sang lãi suất bán lẻ của các ngân hàng. Tuy nhiên, bài này chúng ta sẽ áp dụng phương pháp chính sách tiền tệ (monetary policy approach - Sander và Kleimeier, 2004a). Tức là giả định sự truyền dẫn giai đoạn một là hoàn toàn nên chúng ta sẽ xác định sự truyền dẫn trực tiếp từ lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ của các ngân hàng

Việc tìm kiếm nguồn dữ liệu tại Việt Nam cũng như một số nước trong khu vực từ khoảng thời gian trước năm 2005 là rất khó khăn do chính sách công bố thông tin và thống kê chỉ mới được chủ trương thực hiện từ những năm gần đây. Do đó, nguồn dữ liệu của chúng ta rất hạn chế khi chỉ tìm được các loại lãi suất chính như lãi suất huy động, lãi suất cho vay và lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất thị trường tiền tệ, còn các loại lãi suất có kỳ hạn ngắn hạn hay dài hạn và cho các mục đích khác nhau như tiêu dùng, mua nhà hiện nay chỉ có thể tìm được từ năm 2005 đến nay nên không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của bài này đó là sự truyền dẫn của lãi suất trước và sau khủng hoảng 2008.

Do đó, bài này chúng ta sẽ thực hiện nghiên cứu tổng quát trên lãi suất chính của từng quốc gia để hiểu được cơ chế truyền dẫn cơ bản nhất. Với dữ liệu theo tháng


từ năm tháng 1 năm 1997 đến tháng 7 năm 2012 và mười quốc gia được nghiên cứu thì chúng ta sẽ sử dụng hồi quy theo dữ liệu Pool data” một dạng của dữ liệu bảng nhưng sẽ cho ra kết quả hồi quy của từng quốc gia.

Đối với mỗi quốc gia thì lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ phụ thuộc và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những loại lãi suất khác nhau. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc chạy các mô hình và đồng bộ giữa các quốc gia chúng ta sẽ chọn lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất thị trường tiền tệ làm lãi suất chính sách theo như một số nghiên cứu trước đây.

Việc thu thập thêm nhiều loại lãi suất theo các kỳ hạn khác nhau và sử dụng lãi suất chính sách khác nhau sẽ góp phần xác định rõ hơn mối quan hệ giữa từng loại lãi suất. Đây cũng chính là một hạn chế của bài viết này nên sẽ là một hướng nghiên cứu mới.

Bài viết này tập trung phân tích 10 quốc gia trong khối ASEAN +3 là : Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippin, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các cuộc khủng hoảng đã có tác động rất xấu đến một vài nền kinh tế như Thái Lan và Indonesia trong khi một số như Malaysia lại ít chịu tác động hơn. Qua biểu đồ lãi suất (Hình 1-10), chúng ta thấy lãi suất của các nước đều thể hiện những bước nhảy rõ rệt trong hai cuộc khủng hoảng 1997 và 2008. Riêng trường hợp của Việt Nam, chúng ta có thể thấy được sự biến dộng rõ rệt của lãi suất. Lãi suất của Việt Nam trong khủng hoảng 2008 đã tăng tới gần 10% điều đó cho thấy Việt Nam rất nhạy cảm với các biến động trên thị trường và chính sách tiền tệ dường như chưa thực sự hiệu quả. Do đó, để xem xét ảnh hưởng toàn diện của khủng hoảng lên sự thay đổi của sự truyền dẫn lãi suất, và rút ra kết luận về cơ chế truyền dẫn, chúng ta sẽ chia dữ liệu thành trước và sau khủng hoảng.



Hình 1 – 10 : Biểu đồ lãi suất của các quốc gia giai đoạn 1997 -2012

35


30

Hình 1: Trung Quoc

25

15


10


5


0

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Hình 2: Indonesia

20

1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

3.0

30

2.5

Hình 3: Nhat Ban

25

2.0

20

Hình 4: Hàn Quôc

1.5

15

1.0

10

0.5

5

0.0

1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

0

1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

14

18

12

16

Hình 6 : Myanmar

Hình 5: Malaysia

10

14

8

12

6

10

4


2

8

0

6

1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

DR_CHI LR_CHI MR_PHI

DR_IND LR_IND MR_IND

DR_JAP LR_JAP MR_JAP

DR_KOR LR_KOR MR_KOR

DR_MAL LR_MAL MR_MAL

DR_MYA LR_MYA MR_MYA

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022