1.1.2. Khái niệm khách du lịch
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 và Điều 10 Luật Du lịch 2017 có quy định về khái niệm và phân loại của khách du lịch như sau:
Khách du lịch là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Cụ thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa như sau:
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài [20].
Trong nghiên cứu này chỉ nghiên cứu nhóm khách du lịch là công dân Việt Nam, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên nhóm khách du lịch đến đây là rất ít.
1.1.3. Khái niệm môi trường tự nhiên
1.1.3.1. Khái niệm môi trường không khí
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 1
- Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 2
- Câu Hỏi Nghiên Cứu, Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Số Lượng Khách Du Lịch Ở Sa Pa Trong Giai Đoạn 2010-2019
- Mức Độ Nhận Thức Về Tác Động Của Du Lịch Đến Môi Trường Tự Nhiên Theo Trình Độ Học Vấn
- Biểu Kết Quả Khảo Sát Về Nhận Thức Của Khách Du Lịch Về Tầm Quan Trọng Của Việc Chia Sẻ Thông Tin Bảo Vệ Môi Trường Lên Mạng Xã Hội
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Theo tài liệu hội thảo nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường được tổ chức tại Đồng Nai năm 2013, Môi trường không khí được định nghĩa là hỗn hợp các khí bao bọc quanh trái đất có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên toàn bộ bề mặt trái đất [3].
Môi trường không khí có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố không thể
thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong 5 phút.
1.1.3.2. Khái niệm môi trường nước
Môi trường nước được hiểu là môi trường mà những cá thể tồn tại, sinh sống và tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước. Môi trường nước có thể bao quát trong một lưu vực rộng lớn như biển, sông, hồ hoặc chỉ chứa trong một giọt nước.
1.1.3.3. Khái niệm môi trường đất
Môi trường đất hay môi trường thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vât. Các thành phần chính của môi trường đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt…, môi trường đất không chỉ là môi trường để con người xây dựng cơ sở hạ tầng để sinh sống và là mặt bằng để sản xuất nông nghiệp mà còn là môi trường sinh sống của rất nhiều loại sinh vật, vi sinh vật khác.
1.1.3.4. Khái niệm môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái là một mạng lưới hoàn chỉnh gồm các đất, nước, không khí và các cá thể sống trong toàn cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bất kì một vấn đề gì xảy ra sẽ đều ảnh hưởng đến tất cả môi trường.
1.1.4. Khái niệm bảo vệ môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học [18]. Như vậy, bảo vệ môi trường vừa được hiểu là bảo vệ chất lượng môi trường nói chung, vừa bảo vệ chất lượng của từng thành phần môi trường như bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học...
Theo điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Bảo vệ môi trường là Hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành [19].
Có rất nhiều khái niệm về bảo vệ môi trường nhưng tất cả các khái niệm đều có một mục đích chung hướng tới là việc bảo vệ môi trường là hoạt động làm cho môi trường được giữ nguyên hiện trạng vốn có của nó.
1.1.5. Khái niệm sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên
Từ khái niệm sự tham gia và khái niệm bảo vệ môi trường ở trên, khái niệm sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên trong nghiên cứu này được hiểu là: Sự lôi cuốn khách du lịch tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường để họ có thể tự khởi xướng, quyết định, triển khai và giám sát, quản lý các hoạt động nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại khu du lịch, làm tăng chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình khi đến đây tham quan, nghỉ dưỡng.
Khi áp dụng vào thực tế, sự tham gia thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Sự tham gia là một khái niệm khó nắm bắt mà sự phân biệt giữa các dạng tham gia là không dễ dàng. Tuy nhiên, trong bản tóm tắt của các dự án phát triển của các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ có gợi ý rằng ba dạng khác nhau của sự tham gia trong thực tế là: đóng góp, tổ chức và trao quyền. Ở nghiên cứu này tập trung nghiên cứu sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở dạng đóng góp.
Tham gia là đóng góp: Theo cách hiểu này, sự tham gia nhấn mạnh đến sự tự nguyện hay các dạng khác của sự đóng góp của khách du lịch để quyết định trước việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Ở trong nghiên cứu này việc tham gia của khách du lịch vào các hoạt động bảo vệ môi trường theo 2 hình thức là tham gia trực tiếp và tham gia gián tiếp.
Tham gia trực tiếp: Các hoạt động trực tiếp bảo vệ môi trường của khách du lịch trong nghiên cứu này là các hoạt động của con người tác động trực tiếp đến môi trường không qua các yếu tố trung gian như vứt rác thải đúng nơi quy định, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, di chuyển bằng các phương tiện thân thiện với môi trường, tham gia dọn dẹp vệ sinh tại nơi du lịch.
Tham gia gián tiếp: Các hoạt động gián tiếp bảo vệ môi trường của khách du lịch trong nghiên cứu này là các hoạt động của con người thông qua các yếu tố trung gian nhắm tới mục đích cuối cùng là bảo vệ môi trường tự nhiên như tuyên truyền cho khách du lịch khác, chia sẻ thông tin bảo vệ môi trường lên các trang mạng xã hội, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.
Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa cũng được thể hiện qua việc thực hiện các nội quy tại khu du lịch Sa Pa như không săn bắn chim, thú; không hái hoa bẻ cành; không đốt lửa trong rừng; đi vệ sinh đúng nơi quy định; không mang các chất độc hại khi đi tham quan; không cho động vật hoang dã ăn; không khắc chữ lên thân cây; không gây ồn ào khi đi tham quan.
1.2. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội
Lý luận về hành động xã hội của M.Weber là một trong những lý luận quan trọng nhất trong xã hội học hiện đại của M.Weber. Theo M.Weber: xã hội học chính là khoa học về hành động xã hội. Mọi hiện tượng và sự kiện xã hội đều có thể giải thích bằng lý luận hành động xã hội, vì suy cho cùng xã hội thống nhất bởi các quan hệ xã hội mà quan hệ xã hội lại do con người tạo ra. Tóm lại, con người tạo ra xã hội và xã hội không phải tổng cộng số học của những cá thể mà là tổng hòa của các hành động xã hội, Và chính vì thế mà nhiệm vụ của xã hội học là tiếp cận, giải thích, tìm hiểu hành động xã hội, cũng như giải thích một cách nhân quả về quá trình và kết quả tác động của nó.
Sau này lý thuyết hành động xã hội được Talcott Parsons bổ sung và cải tiến, theo ông hành động xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:
- Chủ thể hành động là những cá nhân;
- Các chủ thể theo đuổi các mục đích;
- Chủ thể phát triển theo các phương diện khác nhau để đạt được mục đích
- Chủ thể đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau, những hoàn cảnh gây tác động đến việc lựa chọn mục địch và phương tiện;
- Chủ thể bị điều khiển bởi các giá trị và chuẩn mực tác động đến việc lựa chọn mục đích và phương tiện.
Luận văn sử dụng lý thuyết về hành động xã hội để tiếp cận, giải thích tại sao các cá nhân lại tham gia hoặc không tham gia bảo vệ môi trường và từ đó xem xét các góc độ biểu hiện ý kiến đối với các vấn đề môi trường, qua đó có thể thấy được dựa vào việc có hoặc không tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch sẽ có tác động như thế nào đến môi trường tự nhiên.
1.2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng
Nguồn gốc của thuyết tương tác biểu trưng là các quan niệm xã hội học của Max Weber, George Simmel, Robert Park và một số nhà Triết học khác.
Thuyết tương tác biểu tượng hay thuyết tương tác biểu trưng là một quan điểm xã hội học là có ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực của ngành xã hội học. Nó đặc biệt quan trọng trong microsociology và tâm lý xã hội. Tương tác tượng trưng được bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dụng Mỹ và đặc biệt là từ các tác phẩm của George Herbert Mead.
Luận điểm gốc của Thuyết tương tác biểu trưng cho rằng: xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân; bất kỳ hành vi và cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau; hành vi và cử chỉ nào của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng. Đặc trưng của chủ nghĩa tương tác biểu trưng đó là nhìn theo tiến trình của xã hội, nó là quá trình thích nghi liên tục của những người tham gia, hành vi của mình với hành vi của những người khác dựa trên cơ sở sự thấu hiểu của
các tâm trạng chủ quan của những người khác.
Thuyết tương tác biểu trưng gồm 7 nguyên tắc cơ bản, bao gồm:
- Loài người, không giống như các loài vật, được thiên phú cho khả năng tư duy;
- Khả năng tư duy được định hình bởi các tương tác xã hội;
- Trong tương tác xã hội, mọi người có thể học được các ý nghĩa và biểu tượng cho phép họ thực hành khả năng tư duy riêng biệt;
- Các ý nghĩa và biểu tượng cho phép mọi người thực hiện hành động và tương tác mang tính con người riêng biệt;
- Mọi người có khả năng bổ sung hay thay đổi các ý nghĩa và các biểu tượng họ sử dụng trong hành động và tương tác trên cơ sở diễn dịch của họ về hoàn cảnh;
- Mọi người có thể thực hiện những bổ sung và thay đổi này bởi vì, một phần nhờ khả năng tương tác nhau của họ, cho phép họ kiểm nghiệm các dạng hành động khả dĩ, định giá các thuận lợi và bất lợi tương đối rồi chọn ra một cái;
- Các khuôn mẫu bện lấy nhau của hành động và tương tác tạo ra các nhóm và các xã hội.
Thuyết tương tác biểu trưng cho rằng xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số cá nhân, bất kỳ hành vi cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau, hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng. Do đó luận văn đã sử dụng lý thuyết tương tác biểu trưng để làm sáng tỏ vai trò, đóng góp của khách du lịch trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Sự thể hiện vai trò của cá nhân khách du lịch được nhìn nhận thông qua sự tương tác của họ với các khách du lịch khác trong hoạt động tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên và trong quá trình tương tác đó các cá nhân sẽ hiểu và thừa nhận sự đóng góp của mỗi người trong quá trình bảo vệ môi trường tự nhiên. Lý thuyết tương tác biểu trưng góp phần cung cấp cơ sở lý luận trong phân tích ý nghĩa các biểu trưng thông qua quá trình tương tác giữa các cá nhân khách du lịch trong
thời gian đến Sa Pa du lịch. Vai trò của khách du lịch sẽ được thể hiện rõ nét thông qua sự tương tác của họ với những khách du lịch khác tại Sa Pa.
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có thung lũng Ngòi Đum ở phía đông và thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam.
Thị xã Sa Pa nằm ở phía tây tỉnh Lào Cai cách Thành phố Lào Cai 38km, cách Hà Nội 376km. có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai;
Phía tây giáp các huyện Tam Đường, Tân Uyên, tỉnh Lai Châu; Phía nam giáp huyện Văn Bàn;
Phía bắc giáp huyện Bát Xát.
- Địa hình
Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp. Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ
1.200 m đến 1.800 m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m và thấp nhất là suối Bo cao 400 m so với mặt biển.
Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng đặc trưng sau:
Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn, San Sả Hồ. Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42% diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao trung bình của khu vực từ 1.400 - 1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng hiểm trở.
Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, chiếm
29,72% diện tích của huyện. Đây là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của đỉnh Phan Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500 m, địa hình ít bị phân cắt, phần lớn có kiểu đồi bát úp.
Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: Gồm 7 xã phía Nam của huyện là Bản Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ có diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86 % diện tích của huyện. Đặc trưng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp sâu.
- Khí hậu
Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc Bán Cầu vì vậy khí hậu Sa Pa mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới. Đây là địa điểm tránh nóng lý tưởng cho du khách vào mùa hè, bởi không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở Sa Pa khó dự đoán chính xác vì có thể “sáng nắng, chiều mưa” bất kỳ lúc nào.
Khi trải nghiệm một ngày ở Sa Pa, du khách sẽ ấn tượng vì thời tiết một ngày ở đây thường có đủ bốn mùa. Buổi sáng, tiết trời ở Sa Pa giống như mùa xuân, buổi trưa nắng nhẹ như mùa hạ, buổi chiều sương xuống cho cảm giác giống mùa thu, và đêm đến mang cái rét lành lạnh của mùa đông.
Do khí hậu ở Sa Pa chịu ảnh hưởng bởi địa hình núi đồi phức tạp, nên nhiệt độ trung bình trong năm là khoảng 15°C, nhiệt độ cao nhất là 33°C vào tháng 4, nhiệt độ thấp nhất là 0°C vào tháng Giêng. Độ ẩm trung bình ở Sa Pa là 85 – 90%, lượng mưa 2.762 mm. Vì vậy, khi đến Sa Pa, du khách có thể lựa chọn thời điểm một trong bốn mùa dưới đây:
Mùa xuân: Thời tiết mùa xuân ở Sa Pa thường có ngưỡng nhiệt độ lý tưởng từ 15 – 18°C, vào khoảng thời gian từ tháng 2 cho đến đầu tháng 5. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp bạt ngàn của những rừng hoa mận, hoa đào khoe sắc, và cảm nhận hương vị mùa xuân ở từng trồi non mơn mởn và cuộc sống nhộn nhịp của người dân nơi đây.
Mùa hè: Thường bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 8 hàng năm. Mùa hè ở Sa Pa không phải chịu cái nắng gay gắt như ở các tỉnh đồng bằng