hoặc ven biển. Nhiệt độ ban ngày là khoảng 20 – 25°C, nhiệt độ ban đêm thấp hơn với 13 – 15°C. Do đó, nếu muốn tránh thời tiết oi bức, nóng nực vào mùa hè, du khách có thể đến Sapa nghỉ dưỡng và thưởng thức phong cách cùng khí hậu tuyệt vời nơi đây.
Mùa thu: Thời điểm đến Sa Pa đẹp nhất trong năm có lẽ là vào mùa thu từ cuối tháng 8 cho đến tháng 11. Tiết trời mùa thu Sa Pa mát mẻ và trong lành, không khí khô, lạnh vừa phải. Đặc biệt, đây là mùa lúa chín vàng trên những cung ruộng bậc thang, tạo nên phong cảnh tuyệt đẹp.
Mùa đông: Đến Sa Pa vào mùa đông, du khách phải là người chịu được cái rét đặc trưng của vùng núi miền cao. Mùa này, Sa Pa thường có mây mù bao phủ, nhiệt độ đôi khi còn ở mức dưới 0°C. Tuy nhiên, nếu muốn được nhìn thấy tuyết rơi, hoặc băng giá, du khách có thể đến Sapa vào khoảng thời gian từ tháng 12 cho đến tháng 3 hàng năm [27].
- Dân cư
Sa Pa là vùng đất xinh đẹp không chỉ vì cảnh quan mà còn bởi sự hội tụ của nhiều sắc tộc cùng chung sống. Đến nơi đây ngày chợ phiên du khách sẽ không khỏi thích thú với đủ mọi váy áo rực rỡ của các dân tộc H'Mông Đen, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Mỗi dân tộc là một sự khác biệt về trang phục, lối sống, tập tục, phương thức canh tác..., cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú và bí ẩn.
Theo thống kê năm 2019, thị xã Sa Pa có diện tích 681,37 km², dân số là 81,857 người, mật độ dân số đạt 96 người/km².
Các đồng bào dân tộc cư trú ở 10 xã, 6 phường, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan. Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thương mại [27].
1.3.2. Đặc điểm về du lịch và môi trường
Vào thời kháng chiến chống Pháp, sau khi chiếm được Sa Pa vào năm 1887 thực dân Pháp đã bắt đầu xây dựng Sa Pa thành một nơi nghỉ dưỡng. Họ
đã đưa các kiến trúc sư nổi tiếng tại Pháp tại thời điểm đó và huy động một lực lượng lớn lao động từ các vùng miền trên cả nước tham gia xây dựng Sa Pa trở thành một khu nghỉ dưỡng quy mô cho họ. Đến năm 1915, tại Sa Pa đã có rất nhiều khách sạn lớn được dựng lên phục vụ cho việc nghỉ dưỡng của người Pháp. Đến năm 1945 Sa Pa đã có khoảng hơn 300 ngôi biệt thự do người Pháp xây dựng, các địa điểm du lịch nổi tiếng ngày này như Hang đá, Thác bạc, Cầu mây cũng đã được đi vào hoạt động. Tuy nhiên cho tới ngày nay các khu biệt thự nghỉ mát này hầu như đã bị phá hủy do chiến tranh biên giới năm 1949.
Sau khi đất nước hòa bình, Năm 1954 Sa Pa đã mở cửa trở lại đón khách nội địa đến đây tham quan, nghĩ dưỡng, du lịch thời đó tại đây chưa thể phát triển, cho đến tận năm 1992, sau khi nhà nước ta có chủ trương mở cửa đón khách Quốc tế tại Sa Pa, du lịch ở đây mới thực sự phát triển.
Cho đến nay Khu du lịch Sa Pa có diện tích tự nhiên 67.864 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22007'04'' đến 22028'46'' vĩ độ bắc và 103043'28'' đến 104004'15'' độ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Bát Xát. Phía Nam giáp huyện Văn Bàn. Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng. Phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường- tỉnh Lai Châu. Trung tâm khu du lịch Sa Pa là thị trấn Sa Pa cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu.
Tài nguyên động vật và thực vật: Hệ động, thực vật, phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại, đặc biệt có nhiệu loại động, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Trên dãy núi Hoàng Liên thuộc khu du lịch sapa có những loại dược liệu quý, hiếm, là "mỏ" của loài gỗ quý như thông dầu. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong "sách đỏ Việt Nam". Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
Cảnh quan: Khu du lịch Sapa có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Động Tả Phìn, đỉnh núi Fansipan, vườn
quốc gia Hoàng Liên... Đặc biệt bãi đá cổ xã Hầu Thào & Tả Van đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Nhà nước. Đó là một trong những di sản của người Việt cổ, đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang được đề nghị tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cùng với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa là những đỉnh núi cao, những ruộng bậc thang lượn sóng.
Khi đến đây du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch tại Sa Pa , khách du lịch có thể chọn lựa đến 31 địa điểm nổi tiếng tại Sa Pa như: Sunworld Fansipan Legend, Bản Cát Cát, Thung lũng hoa hồng Sa Pa, Nhà thờ đá Sa Pa, Núi Hàm Rồng, Thác Tiên Sa, Thác Bạc, Thác Tình Yêu - suối Vàng, Dinh thự Hoàng A Tưởng, Cầu Mây, Tả Van, Thung lũng Mường Hoa, Bãi đá cổ Sa Pa, Suối Mường Hoa, Tu viện cổ Tả Phìn, Bản Tả Phìn, Bản Tả Van, Cổng trời Sa Pa, Đèo Ô Quy Hồ, Bản Sín Chải, Bản Lao Chải, Bản Hồ, Hang Tiên, Thanh Kim – Sâu Châu, Tả Giàng Phình, Giàng Tả Chải – Sử Pán, Bản Ý Lình, Hồ Động, Cốc San, Chợ phiên Cán Cấu, Chợ tình Sa Pa, Bảo tàng Sa Pa, Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Sa Pa còn là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, có nhiều ngôi nhà nhỏ chênh vênh trên đỉnh núi, có nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng [27].
Môi trường: Hiện tại môi trường tự nhiên của khu du lịch Sa Pa cơ bản vẫn giữ được những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng, với lợi thế nằm ở vùng núi cao, ở Sa Pa thời tiết luôn dễ chịu quanh năm, mùa hè không quá nóng, chính vì vậy mùa hè thu hút lượng lớn khách du lịch muốn đến đây tránh nóng, còn mùa đông lại thu hút khách du lịch muốn một lần được nhìn thấy băng tuyết trong đời.
Theo thống kê, hiện Sa Pa có 571 cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch với tổng số 6.786 phòng, 13.642 giường; 275 nhà hàng lớn, nhỏ, 64 nhà hàng trong các khách sạn; 20 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, 46 cơ sở kinh doanh dịch vụ xông hơi, massage… Các cơ sở dịch vụ du lịch hoạt động trên cơ sở quy định của Nhà nước và quy định về giá, danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai
giá trên địa bàn tỉnh.
Chất lượng sản phẩm du lịch cao, nhiều cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ du lịch có chất lượng cao đã được cộng đồng trong nước và ngoài nước biết đến và đánh giá cao [28].
Chính vì những đặc điểm nổi bật trên mà du lịch tại Sa Pa đặc biệt phát triển mạnh các năm gần đây, lượng khách du lịch đến Sa Pa năm 2019 ước đạt
3.294.000 lượt, vượt 10,98% KH, tăng 22% so với năm 2018. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 9.300 tỷ đồng, vượt 4,8% KH; tăng 68% so với năm 2018. Số ngày lưu trú du lịch trung bình 2,4 ngày/người [28].
Bảng 1.1: Số lượng khách du lịch ở Sa Pa trong giai đoạn 2010-2019
Năm | Số lượng khách (người) | Bình quân số ngày lưu trú/ lượt khách | |
1 | 2010 | 495.750 | 2,01 |
2 | 2011 | 532.000 | 2,07 |
3 | 2012 | 602.000 | 2,10 |
4 | 2013 | 720.000 | 2,12 |
5 | 2014 | 1.024.000 | 2,18 |
6 | 2015 | 1.308.058 | 2,22 |
7 | 2016 | 1.620.000 | 2,26 |
8 | 2017 | 1.972.000 | 2,33 |
9 | 2018 | 2.420.000 | 2,38 |
10 | 2019 | 3.294.000 | 2,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 2
- Câu Hỏi Nghiên Cứu, Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Khái Niệm Sự Tham Gia Của Khách Du Lịch Trong Việc Bảo Vệ Môi Trường Tự Nhiên
- Mức Độ Nhận Thức Về Tác Động Của Du Lịch Đến Môi Trường Tự Nhiên Theo Trình Độ Học Vấn
- Biểu Kết Quả Khảo Sát Về Nhận Thức Của Khách Du Lịch Về Tầm Quan Trọng Của Việc Chia Sẻ Thông Tin Bảo Vệ Môi Trường Lên Mạng Xã Hội
- Biểu Kết Quả Khảo Sát Về Tình Hình Tham Gia Hoạt Động Thu Gom Rác Thải Tại Khu Du Lịch Sa Pa Của Khách Du Lịch
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020; nhiệm vụ giải pháp trọng tâm năm giai đoạn 2020-2025 –
Thị xã Sa Pa)
Qua bảng số liệu 1.1 ta có thể thấy lượng khách du lịch đến Sa Pa thay đổi qua từng năm và có xu hướng tăng rất mạnh trong các năm gần đây. Số lượng khách du lịch tăng mạnh đã góp phần phát triển thị xã Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung, tuy nhiên việc số lượng khách du lịch đến Sa Pa
tăng nhanh chóng cũng làm tăng sức ép đến môi trường tự nhiên nơi đây, chính vì vậy môi trường tự nhiên tại Sa Pa cũng có những thay đổi mang tính tiêu cực.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, trong nội dung của chương 1 tác giả đã làm rõ nội hàm và phạm vi của một số khái niệm cơ bản của luận văn như: môi trường tự nhiên, tham gia, bảo vệ môi trường, khu du lịch… cũng như cách vận dụng trong nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, luận văn sử dụng lý thuyết hành động xã hội và lý thuyết tương tác biểu trưng để nghiên cứu về sự tham gia của khách du lịch trong bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa – Lào Cai. Ngoài ra còn đưa ra một số đăc điểm về địa bàn nghiên cứu từ đặc điểm tự nhiên đến đặc điểm kinh tế - xã hội để giúp tác giả phân tích các giả thuyết được thuận lợi hơn.
Chương 2
THỰC TRẠNG KHÁCH DU LỊCH THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TẠI KHU DU LỊCH SAPA – LÀO CAI
2.1. Mức độ nhận thức và thái độ của khách du lịch hiện nay về bảo vệ môi trường
Qua tình hình thực tế về mức độ phát triển nhanh chóng về du lịch trong những năm gần đây tại khu du lịch Sa Pa đã cho thấy những sức ép của quá trình phát triển du lịch đến môi trường tự nhiên tại đây, việc tăng nhanh lượng khách du lịch đến đây nghỉ dưỡng sẽ tăng mạnh lượng chất thải sinh hoạt ở đây, chính vì vậy khách du lịch chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường tại đây.
2.1.1. Mức độ nhận thức của khách du lịch về ô nhiễm môi trường do du lịch gây ra
Qua nghiên cứu tại khu du lịch Sa Pa về mức độ nắm rõ của khách du lịch về tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên, kết quả khảo sát thu được cho thấy sự chênh lệch giữa nhóm người không nắm được và nắm được ít về tác động của du lịch đến môi trường còn chiếm tỉ lệ cao, tỉ lệ này cao hơn rất nhiều so với nhóm người nắm được, điều đó đã phần nào cho thấy lượng khách du lịch quan tâm đến vấn đề môi trường còn chưa cao.
Biểu đồ 2.1: Biểu kết quả khảo sát về mức độ nhận thức về tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 6/2020)
Từ biểu đồ số liệu trên, có thể thấy được tỉ lệ người không nắm được và nắm được ít còn khá cao (58%), tỉ lệ nắm được rõ chỉ chiểm 22%, điều đó chứng tỏ số lượng khách du lịch không quan tâm hoặc ít quan tâm đến việc môi trường bị ảnh hưởng như thế nào khi du lịch phát triển còn khá cao.
Qua khảo sát thực tế thì mức độ nắm bắt tình trạng ô nhiễm môi trường do ở đây trên các đặc trưng về giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, nơi sinh sống là có sự khác nhau. Trong khảo sát cho thấy rằng nhận thức về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện tại của Sa Pa giữa nam giới và nữ giới là khác nhau.
Bảng 2.1: Mức độ nhận thức về tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên theo giới tính
Mức độ nhận thức về tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên | Giới tính | ||||
Nam | Nữ | ||||
N | % | N | % | ||
1 | Không nắm được | 15 | 10,5 | 20 | 18,5 |
2 | Nắm được ít | 56 | 39,4 | 48 | 44,4 |
3 | Nắm được bình thường | 45 | 31,7 | 26 | 24,1 |
4 | Nắm được rõ | 26 | 18,4 | 14 | 13 |
Tổng | 142 | 100,0 | 108 | 100,0 |
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 6/2020)
Trong khảo sát thu được, tỉ lệ nam giới không nắm được và nắm được ít về tác động của phát triển du lịch đến môi trường tự nhiên gần 50%, tỉ lệ này ít hơn tỉ lệ nữ giới không nắm được và nắm được ít (62,9%), tương tự như vậy việc tỉ lệ nam giới nắm được bình thường hoặc nắm được rõ về tình hình ô nhiễm môi trường cũng cao hơn so với nữ giới về ô nhiễm môi trường tại Sa Pa. Qua bảng số liệu trên có thể đánh giá được là đối với vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay thì nam giới quan tâm nhiều hơn nữ giới.
Kết quả phỏng vấn sâu với câu hỏi “Anh (chị) có thường xuyên theo dõi các tin tức liên quan đến môi trường hay không?” đã trả lời cho vấn đề trên: