Câu Hỏi Nghiên Cứu, Giả Thuyết Nghiên Cứu


bảo vệ môi trường du lịch, kiểm soát chất thải và đổi mới cơ chế, phương thức hoạt động và tăng cường sự hợp tác của các bên liên quan.

- Bài báo khoa học “Human-environment Interactions: The Sociological Perspectives” của tác giả O.A. Ogunbameru. Tạp chí Khoa học Journal of Human Ecology, J. Hum. Ecol, 16(1), P.63-68 (2004)” [38]. Bài viết này sử dụng các quan điểm của xã hội học để giải thích về mối quan hệ giữa con người và môi trường. Bài viết đã ứng dụng ba quan điểm của xã hội học điển hình đó là lý thuyết chức năng, lý thuyết xung đột và lý thuyết tương tác để xem xét mối quan hệ giữa con người và môi trường. Các lý thuyết gia thuộc các trường phái này đều nhìn nhận mối quan quan hệ này trên các góc độ khác nhau, tuy nhiên mấu chốt vẫn là do hoạt động của con người ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục và hạn chế những hiểm họa của môi trường do hoạt động của con người gây ra trong khu vực đồng bằng sông Niger-Nigeria.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn hướng tới tìm hiểu thực trạng tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch, thông qua việc nghiên cứu sự tham gia của khách du lịch vào công tác bảo vệ môi trường tự nhiên để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch, từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp để sự tham gia của khách du lịch vào công tác bảo vệ môi trường được tối ưu.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp, bổ sung các dữ liệu về sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.

- Đánh giá được thực trạng tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại khu du lich Sa Pa – Lào Cai. Phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch.

- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giúp cho việc tham gia bảo vệ môi


trường tự nhiên của khách du lịch được dễ dàng và triệt để hơn.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

4.2. Khách thể nghiên cứu

- Cán bộ quản lý môi trường - Phòng Tài Nguyên và Môi trường Sa Pa.

- Khách du lịch Việt Nam đến Sa Pa.

4.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về tình hình tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa

– Lào Cai.

- Phạm vi về không gian: Phạm vi không gian được giới hạn trong Thị xã Sa Pa – Lào Cai.

- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu về tình hình tham gia của khách du lịch trong bảo vệ môi trường tự nhiên giai đoạn 01/2020 – 7/2020

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu trong đề tài nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên những khách du lịch trong khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.

- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Tiến hành phỏng vấn 250 khách du lịch Việt Nam tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai, khách du lịch có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên (nhóm khách du lịch dưới 18 tuổi chưa thận thức rõ ràng về luật pháp). Nội dung bảng hỏi xoay quanh việc tìm hiểu nhận thức và việc tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai hiện nay, cũng như các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch. Theo câu hỏi nghiên cứu và các vấn đề do giả thuyết đặt ra, trong đó chú ý đến vấn đề giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi và nghề nghiệp là những tiêu chí cần phải có trong bảng hỏi để việc cung cấp thông tin có tính khách quan, phân bổ hợp lý để có thể thăm dò ý kiến


của khách du lịch có tính đồng đều và cân đối. Như vậy, các số liệu trong đề tài nghiên cứu được tính trên tỉ lệ khách du lịch trả lời cho việc đánh giá các thái độ, nhận thức, hành vi thông qua ý kiến của khách du lịch về việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 20 khách du lịch và 03 cán bộ phòng tài nguyên – môi trường thị xã Sa Pa, chủ đề phỏng vấn xoay quanh chủ đề tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch đến đây.

- Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là: các tài liệu về xã hội học môi trường trước hết là các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, các luận án, tài liệu của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường, báo cáo về tài nguyên - môi trường tại khu du lịch của trung ương và địa phương.

Bảng 1.1. Cơ cấu mẫu


STT

Nhóm khảo sát

Tiêu chí khảo sát

Số ý kiến

Tỉ lệ (%)

1

Giới tính

Nam

142

56,8

Nữ

108

43,2


2


Trình độ học vấn

Không đi học

27

10,8

Dưới 12/12

25

10

12/12

53

21,2

Cao đẳng, Đại học

89

35,6

Trên Đại học

56

22,4


3


Độ tuổi

20-30

61

24,4

30-45

74

29,6

45-60

55

22

Trên 60

60

24


4


Nghề nghiệp

Công chức, viên chức

68

27,2

Dịch vụ, buôn bán

45

18

Lao động tự do

53

21,2

Đang đi học

18

7,2

Nghỉ hưu

66

26,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 3

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 6/2020)


- Phương pháp quan sát: Phương pháp này hỗ trợ và làm sáng tỏ thêm những thông tin đã được thu thập và làm cơ sở minh chứng cho các giả thuyết và hướng nghiên cứu. Sử dụng các công cụ hỗ trợ để thu thập thông tin, ghi nhận thông tin (như chụp ảnh) về thực trạng tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch ở khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.

- Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: xử lý thông tin định lượng bằng phần mềm SPSS, sau đó nhóm và mã hóa các thông tin theo các tiêu chí quan tâm.

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

6.1. Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu này được vận dụng một số khái niệm, lý thuyết như lý thuyết hành động xã hôi, lý thuyết tương tác biểu trưng, khái niệm sự tham gia, khái niệm ô nhiễm môi trường tự nhiên để tìm hiểu và giải thích những khía cạnh của việc khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên: sự tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch bị tác động bởi những yếu tố gì, những yếu tố đó tác động như thế nào đến việc tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch, nguyên nhân của những khó khăn đó và đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện, khắc phục những khó khăn đó.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.

Nghiên cứu sẽ giúp chính quyền địa phương, tổ chức du lịch và khách du lịch có cái nhìn rõ nét hơn về vai trò của mình trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa nói riêng và Việt Nam nói chung.

Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu, thông tin phục vụ công tác đào tạo sinh viên ngành du lịch.

Góp phần đưa ra các biện pháp cải thiện việc tham gia bảo vệ tự nhiên


của khách du lịch để thúc đẩy du lịch Lào Cai phát triển bền vững.

7. Câu hỏi nghiên cứu, Giả thuyết nghiên cứu

7.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai hiện nay như thế nào?

- Những yếu tố nào đã tác động đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.

7.2. Giả thuyết nghiên cứu

- Khách du lịch đến Sa Pa du lịch có tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên, tuy nhiên tình hình khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai hiện nay còn chưa tốt. Khách du lịch còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Có rất nhiều nhân tố tác động đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai hiện nay như yếu tố: học vấn, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, chính sách, luật pháp, công ty du lịch.

Điều kiện KT-XH; Du lịch và Môi trường tại Sa Pa

Hoạt động trực tiếp

Thực trạng khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên

Giải pháp

Hoạt động gián tiếp

Chủ trương, chính sách của chính quyền về phát triển du lịch và bảo vệ môi trường du lịch

Tổ chức du

8. Khung lý thuyết




Giới tính



Trình độ học




Nghề nghiệp


Độ tuổi




9. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

Chương 2. Thực trạng khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.

Chương 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THAM GIA CỦA KHÁCH DU LỊCH TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TỰ NHIÊN

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.1. Khái niệm tham gia

Theo từ điển Your dictionary, Sự tham gia là quá trình các cá nhân, nhóm và tổ chức được tham vấn hoặc có cơ hội tham gia tích cực vào một dự án hoặc chương trình hoạt động [40].

Theo từ điển Eldis, ở cấp độ cơ bản nhất, sự tham gia có nghĩa là mọi người tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Thông qua sự tham gia, mọi người có thể xác định các cơ hội và chiến lược hành động, đồng thời xây dựng tình đoàn kết để tạo ra sự thay đổi. Sự tham gia có ý nghĩa phụ thuộc vào việc mọi người sẵn sàng và có thể tham gia và thể hiện tiếng nói của họ. Tuy nhiên, điều này có thể là một thách thức khi mọi người cảm thấy bị đe dọa, thiếu kiến thức nhất định hoặc ngôn ngữ thích hợp để hiểu và đóng góp, hoặc thậm chí cảm thấy họ có thể không có quyền tham gia.

Động lực của sự tham gia vì sự phát triển kinh tế sẽ phụ thuộc một phần vào việc ai là người tạo ra không gian để sự tham gia diễn ra, xác định phạm vi và các quá trình liên quan. Sự tham gia đã được sử dụng theo những cách khác nhau bởi các tác nhân khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau [37].

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) sự tham gia có ý nghĩa đòi hỏi các cá nhân được quyền tham gia vào các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến họ, bao gồm cả việc thiết kế, thực hiện và giám sát các can thiệp sức khỏe. Trên thực tế, sự tham gia có ý nghĩa có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cung cấp thông tin khách quan, cân bằng cho người dân, tham khảo ý kiến cộng đồng để thu thập phản hồi từ người dân bị ảnh hưởng, tham gia hoặc làm việc trực tiếp với cộng đồng, cộng tác bằng cách hợp tác với các cộng đồng bị ảnh hưởng trong từng khía cạnh ra quyết định bao gồm việc


phát triển các giải pháp thay thế và xác định các giải pháp, và trao quyền cho cộng đồng để giữ quyền kiểm soát cuối cùng đối với các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến phúc lợi của họ [41].

Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (1995), sự tham gia được định nghĩa là một quá trình tự nguyện trong đó mọi người, bao gồm cả những người yếu thế (về thu nhập, giới tính, dân tộc hoặc trình độ học vấn), tác động hoặc kiểm soát các quyết định ảnh hưởng đến họ. Bản chất của việc tham gia là thực hiện tiếng nói và sự lựa chọn [39].

Brett (2003) lại định nghĩa sự tham gia như một tiến trình giáo dục và trao quyền trong đó người dân (với sự hỗ trợ của đối tác phát triển) tự xác định vấn đề và nhu cầu, huy động nguồn lực và đóng góp trách nhiệm để lập kế hoạch, quản lý, kiểm soát và đánh giá các hành động tập thể và cá nhân mà bản thân họ quyết định [36]. Theo Arnstein (1969), sự tham gia là sự phân phối lại quyền lực mà trong đó những người nghèo trong xã hội được quyền để kiểm soát và gây ảnh hưởng tới những vấn đề mà ảnh hưởng đến cuộc sống của họ [35]. PGS. TS Mai Thanh Cúc và một số tác giả (2019) khái niệm sự tham gia là “quá trình người dân được giác ngộ, có trách nhiệm, tham gia tích cực và bền vững của cộng đồng trong quá trình phát triển, từ xác định vấn đề quy hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá và chia sẻ lợi ích” [5]. Hoàng Mạnh quân (2007) cho rằng sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển có thể hiểu đơn giản là cùng tham dự, chia sẻ và hành động với nhau trong các dự án, là trạng thái mà tri thức, kỹ năng và tài nguyên của cộng đồng được huy động và áp dụng một cách đầy đủ nhất [23].

Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Tác giả Nguyễn Như Ý xuất bản năm 2013 thì Tham gia là hoạt động góp một phần sức lực của bản thân vào một hoạt động chung nào đó, nhằm hướng đến đạt được một hay nhiều mục đích nào đó. Tham gia là hoạt động giúp cho mọi người gắn kết lại với nhau hơn, cùng nhau hướng tới những mục đích chung. Như vậy, nhìn chung khái niệm tham gia là khá trừu tượng và có thể hiểu theo các cách khác nhau [34].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2023