Mục Tiêu: Giới Thiệu Những Kiến Thức Trọng Tâm Cần Khám Phá, Tìm Hiểu Trong Tiết Học Và Cách Thức Lĩnh Hội Các Tri Thức Lịch Sử Trong Bài.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tư duy độc lập để giải thích khái niệm. Phát triển năng lực giao tiếp thông qua hoạt động trả lời câu hỏi của giáo viên; năng lực thuyết trình, tranh luận, phản biện; năng lực hợp tác nhóm; năng lực vận dụng kiến thức được học trong các môn học vào giải quyết tình huống, nhiệm vụ học tậpvà đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Rèn thêm các năng lực riêng của bộ môn như: tái hiện, tạo biểu tượng lịch sử, nhận xét, đánh giá, so sánh; liên hệ kiến thức lịch sử với kiến thức thực tiễn

- Phẩm chất: nhân ái, yêu nước, đoàn kết, trung thực.

- Tích hợp: kiến thức liên môn, dạy học di sản.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch bài giảng

- Powerpoint hỗ trợ giảng dạy.

- Địa chỉ các trang WEB hỗ trợ tìm kiếm tư liệu.

- Tư liệu liên quan đến nội dung bài học: kiến thức Địa lí, Văn học, Giáo dục công dân, nghệ thuật, tin học, các di sản… liên quan bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới:

- Sưu tầm tài liệu, thông tin từ các phương tiện có thể (sách, báo, tạp chí, mạng internet). Những kiến thức liên môn:

- Tìm hiểu những nội dung khó cần giáo viên giải đáp, hướng dẫn.

C. Tiến trình tổ chức dạy học

* Ổn định lớp học

1. Khởi động

1.1.Mục tiêu: Giới thiệu những kiến thức trọng tâm cần khám phá, tìm hiểu trong tiết học và cách thức lĩnh hội các tri thức lịch sử trong bài.

1.2.Thời gian: 3 phút.

1.3.Phương thức - Dự kiến sản phẩm:

- GV chiếu sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của bài: các lĩnh vực văn hóa tiêu biểu của nước ta trong các thế kỉ X - XV (tư tưởng tôn giao, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật).

- Trên cơ sở HS được phân vai theo vấn đề sẽ lên giới thiệu về nhiệm vụ của nhóm trước cả lớp:

Nhóm 1: vai 1 nhà nghiên cứu Phật giáo Thiền Trúc Lâm Việt Nam ở các thế kỉ X - XV.

Nhóm 2: vai nhà nghiên cứu văn học chữ Nôm Việt Nam ở các thế kỉ X - XV.

Nhóm 3: vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách về các công trình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta nói chung và Quảng Ninh nói riêng trong các thế kỉ X

- XV (điêu khắc: bức tượng Phật hoàng trên đỉnh núi Yên Tử, chùa ở Yên Tử, Đông Triều - Quảng Ninh).

- HS ở mỗi nhóm sẽ giới thiệu được nhiệm vụ của nhóm (giới thiệu về tư tưởng, tôn giáo; văn học, các công trình nghệ thuật).

2. Hình thành kiến thức mới: 37 phút

2.1. Tìm hiểu tình hình tư tưởng, tôn giáo

2.1.1.Mục tiêu:Hướng dẫn HS tìm hiểu sự phát triển, đặc điểm tình hình tư tưởng, tôn giáo nước ta trong các thế kỉ X - XV.

2.1.2.Thời gian: 12 phút 2.1.3.Phương thức:

- Tìm hiểu và phân biệt 2 khái niệm tư tưởng, tôn giáo.

- GV nêu các câu hỏi:

? Có những dòng tư tưởng, tôn giáo nào ở Việt Nam trong các thế kỉ X - XV.

? Tình hình tư tưởng - tôn giáo trong các thế kỉ X - XV?

? Biểu hiện phát triển Phật giáo ở nước ta thời Lí - Trần?

? Tại sao Nho giáo ngày càng chiếm ưu thế và độc tôn ở thế kỉ XV thời Lê sơ?

- Sử dụng kiến thức liên môn:

+ Kiến thức GDCD: khái niệm tư tưởng, tôn giáo…

+ Kiến thức Địa lí: vị trí các trung tâm văn hóa, tín ngưỡng tiêu biểu: Bắc Ninh, Thăng Long, Quảng Ninh (thiền phái Trúc Lâm).

+ Kiến thức văn học: những ca dao, truyền thuyết…phản ánh sự phổ biến, phát triển của Phật giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.

- Tích hợp giáo dục di sản: khu di tích Yên Tử (Uông Bí - Quảng Ninh), khu di tích nhà Trần ở Đông Triều.

2.1.4. Dự kiến sản phẩm

- HS phân biệt được điểm khác nhau căn bản của hai khái niệm tư tưởng, tôn giáo. Xác định, phân loại được: tư tưởng Nho giáo; tôn giáo: đạo Phật, đạo Giáo.

- Nêu được tình hình chung của tư tưởng, tôn giáo nước ta trong các thế kỉ X - XV:

+ Nho giáo, Phật giáo, đạo giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc,thời độc lập được phát triển.

+ Thời Lí - Trần: Nho giáo từng bước trở thành hệ tư tưởng chính nhưng ảnh hưởng trong nhân dân còn hạn chế.

Phật giáo trở thành quốc giáo.

+ Thời Lê sơ: Nho giáo độc tôn, Phật giáo bị hạn chế.

+ Đạo giáo: hòa trộn với tín ngưỡng dân gian của nhân dân.

- Nêu được biểu hiện phát triển của Phật giáo:

+ Các tư liệu trong SGK.

+ Kiến thức Địa lí: xác định trên lược đồ những trung tâm văn hóa, tư tưởng.

+ Kiến thức Văn học:

- Tích hợp di sản, gắn kiến thức lịch sử với kiến thức thực tế: đại diện nhóm 1 giới thiệu về quần thể di tích Yên Tử, giới thiệu về Trần Nhân Tông và việc tu hành sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (có vận dụng kiến thức được học trong Tin học về kĩ năng xây dựng, thiết kế bài trình chiếu thuyết trình).

+ Kiến thức Âm nhạc: bài hát Trên đỉnh Phù Vân của nhạc sĩ Phó Đức Phương.

+ Những đền thờ do nhân dân lập ra để nhớ ơn những vị anh hùng dân tộc ở Quảng Ninh như: đền Cửa Ông, đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn.

- Giải thích được Nho giáo chiếm vị trí độc tôn thời Lê sơ (điều kiện chính trị: chính quyền phong kiến hoàn chỉnh, lấy Nho giáo là hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị; điều kiện kinh tế - xã hội: hiện tượng lợi dụng việc đi tu để trốn tránh trách nhiệm với nhà nước,… chính sách và quan điểm trị nước của vua Lê Thánh Tông).

- GV: lấy một số ví dụ minh chứng cho sự hòa quyện của Đạo giáo với tín ngưỡng dân gian, hướng dẫn HS liên hệ thực tế ảnh hưởng của những dòng tư tưởng tôn giáo này trong cuộc sống ngày nay (những qui chuẩn đạo đức của Nho giáo, truyền thống hiếu học, tư tưởng nhân đạo…), kết luận chung về tình hình tư tưởng, tôn giáo.

2.2. Hướng dẫn HS tìm hiểu về tình hình giáo dục nước ta trong các thế kỉ X - XV

2.2.1.Mục tiêu: HS biết được quá trình định hình, xác lập nền giáo dục quốc gia, nội dung, vị trí, vai trò của giáo dục.

2.2.2. Thời gian:6 phút

2.2.3. Phương thức

- GV nêu các câu hỏi:

? Nền giáo dục quốc gia chính thức được thiết lập dưới triều đại nào? Biểu hiện cho sự xác lập đó?

? Nội dung chính của giáo dục?

? Thành tựu và vai trò của giáo dục đối với đất nước?

? Ý nghĩa việc dựng văn bia Tiến sĩ ở Quốc Tử Giám, Hà Nội.

2.2.4. Dự kiến sản phẩm:

- HS trả lời được các câu hỏi nhận thức do GV nêu:

+ Thế kỉ XI: giáo dục quốc gia hình thành dưới thời Lí và từng bước hoàn thiện. 1070: lập Văn Miếu

1075: mở khoa thi đầu tiên.

+ Nội dung: Nho học.

+ Thời Lê sơ: phát triển (các số liệu theo SGK). 1484; dựng bia Tiến sĩ.

+ Vai trò: đào tạo nhân tài, quan lại cho quốc gia.

- Ý nghĩa việc dựng bia Tiến sĩ: ghi nhận, trân trọng người tài, khuyến khích nhân dân học tập, truyền thống hiếu học…

- Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân: tác dụng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước.

- GV: chiếu 1 số hình ảnh minh họa về giáo dục.

2.3. Hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình Văn học nước ta

2.3.1. Mục tiêu: HS biết được những thành tựu tiêu biểu của Văn học, nội dung tư tưởng điển hình được phản ánh trong các tác phẩm Văn học, vận dụng kiến thức Ngữ văn để tìm hiểu.

2.3.2. Thời gian:6 phút

2.3.3. Phương thức

- Vận dụng kiến thức Ngữ văn, HS trả lời những vấn đề cơ bản về Văn họcnướctathế kỉ X - XV:

+ Các dòng Văn học

+ Nội dung tư tưởng:

+ Thành tựu: các tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

- Nêu ví dụ cụ thể về một số tác giả, tác phẩm.

- Liên hệ thực tiễn tại Quảng Ninh: bài thơ trên núi Bài Thơ của vua Lê Thánh Tông.

2.3.4. Dự kiến sản phẩm

- Tình hình Văn học: phát triển mạnh

+ Văn học dân gian

+ Văn học viết Văn học chữ Hán Văn học chữ Nôm

+ Nội dung: thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, ca ngợi quê hương…

- Vận dụng KTLM liên hệ kiến thức lịch sử và kiến thức thực tế: đại diện HS nhóm 2 lên trình bày bài báo cáo nhanh: vận dụng kiến thức Văn học giới thiệu về nhà thơ Lê Thánh Tông và việc sáng lập hội thơ Tao Đàn, nội dung tư tưởng chính của bài thơ do đức vua sáng tác khắc trên núi Bài Thơ (mang đặc điểm nội dung tư tưởng chung của văn học nước ta thế kỉ X - XV). Vận dụng kiến thức Địa lí giới thiệu về núi Bài Thơ, gắn kiến thức lịch sử với kiến thức thực tế.

2.4. Hướng dẫn HS tìm hiểu thành tựu Nghệ thuật nước ta.

2.4.1. Mục tiêu: HS biết được những thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, sân khấu của nước ta trong các thế kỉ X - XV. Hiểu được giá trị của các thành tựu đó trong nền văn hóa truyền thống với những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hiện nay.

Vận dụng KTLM: về nghệ thuật kiến trúc, âm nhạc truyền thống để tìm hiểu. Tích hợp giáo dục di sản, gắn kiến thức lịch sử với kiến thức thực tế (di tích Yên

Tử, di tích nhà Trần ở Đông Triều).

2.4.2. Thời gian:8 phút

2.4.3. Phương thức

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức cơ bản theo một số câu hỏi:

? Nêu những lĩnh vực nghệ thuật tiêu biểu?

? Kiến trúc nước ta thế kỉ X - XV có đặc điểm gì nổi bật?

? Em biết những loại hình âm nhạc truyền thống nào còn gìn giữ tới ngày nay?

- Sử dụng KTLM: âm nhạc để giúp HS gắn kiến thức lịch sử với hiểu biết văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa hiện nay.

- Tích hợp giáo dục di sản: HS nhóm 3 giới thiệu về bức tượng Phật hoàng bằng đồng trên đỉnh núi Yên Tử (sản phẩm điêu khắc) và một ngôi chùa thuộc di tích nhà Trần.

2.4.4. Dự kiến sản phẩm

- Các lĩnh vực nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc.

- Đặc điểm: kiến trúc, điêu khắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, quan niệm Phong thủy truyền thống trong tín ngưỡng dân gian, qui mô nhỏ nhưng tinh tế, sâu sắc.

- Tiêu biểu: (SGK).

- HS nhóm 3 trong vai hướng dẫn viên du lịch, liệt kê các công trình nghệ thuật tiêu biểu ở nước ta thời kì này, tập trung giới thiệu những công trình ở Quảng Ninh theo sự chuẩn bị ở nhà.

- GV cung cấp 1 số video về các loại hình sân khấu, âm nhạc truyền thống, yêu cầu HS nêu tên và liên hệ tình hình các loại hình sân khấu, âm nhạc truyền thống đó trong thực tế. Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể đó của dân tộc.

2.5. Hướng dẫn HS tìm hiểu thành tựu khoa học - kĩ thuật

2.5.1. Mục tiêu: HS thống kê được những thành tựu chính về khoa học - kĩ thuật.

2.5.2. Thời gian:3 phút

2.5.3. Phương thức

- GV nêu mẫu bảng thống kê, hướng dẫn HS hoàn thành bảng

2.5.4. Dự kiến sản phẩm


Lĩnh vực

Tác phẩm

Tác giả

Quân sự

Binh thư yếu lược


Toán học

Đại thành toán pháp

Lập thành toán pháp

Lương Thế Vinh

Vũ Hữu

Sử học

Đại Việt sử kí Lam Sơn thực lực

Đại Việt sử kí toàn thư

Lê Văn Hưu

Địa lí

Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ


Kĩ thuật

Súng thần cơ

Hồ Nguyên Trừng

Thành nhà Hồ

Thời nhà Hồ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh - 15

3. Củng cố, luyện tập

3.1. Mục tiêu: Khái quát, hệ thống lại những kiến thức được học

3.2. Thời gian: 4 phút

3.2. Phương thức

- GV sử dụng sơ đồ tư duy về các lĩnh vực, những thành tựu chính trong mỗi lĩnh vực văn hóa được tìm hiểu trong bài.

- Hướng dẫn HS liên hệ kiến thức lịch sử với kiến thức thực tế: vận dụng kiến thức Giáo dục công dân nói về trách nhiệm và ý nghĩa việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

4. Dặn dò, ra bài tập về nhà, hướng dẫn chuẩn bị bài sau: 1 phút

- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Tìm hiểu thêm về các di sản văn hóa ở Quảng Ninh.

- Chuẩn bị kiến thức bài 21: tìm lược đồ đất nước chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài và nguyên nhân dẫn tới tình trạng đất nước chia cắt

Sưu tầm những tác phẩm Văn học, ca dao nói về tình trạng đất nước chia cắt.

Phụ lục 2.2. BÀI KIỂM TRA NHẬN THỨC SAU TIẾT HỌC THỰC NGHIỆM TRÊN LỚP ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI:

“SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH”

BÀI HỌC THỰC NGHIỆM:

(SGK LỊCH SỬ 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

* Đề kiểm tra:

Họ và tên học sinh:……………………………………………., Lớp:………….. Trường:…………………………………………………………………………...

Em vui lòng hoàn thành bài kiểm tra nhận thức nhanh dưới đây sau khi học xong bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV

- Thời gian làm bài: 10 phút (không tính thời gian giao đề).

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Điền từ còn thiếu điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Trăm năm tích đức tu hành Chưa về …chư thành quả tu”

Câu 2: Vị vua nào của nhà Trần sáng lập dòng Phật giáo Thiền Trúc Lâm ở nước ta?


A. Trần Thánh Tông

B. Trần Thái Tông

C. Trần Nhân Tông

D. Trần Anh Tông

Câu 3: Nét nổi bật nhất của kiến trúc nước ta trong các thế kỉ X - XV là


A. phục vụ nhu cầu của giai cấp thống

trị.

B. có qui mô hoành tráng.

C. mang đậm tính địa phương, vùng miền.

D. chịu ảnh hưởng sâu sắc đạo Phật.

Câu 4: Đền Cửa Ông ở Cẩm Phả - Quảng Ninh thờ


A. Trần Nhân Tông.

B. Trần Quốc Tảng.

C. Trần Quốc Nghiễn.

D. Trần Quốc Toản.

B. Tự luận (6 điểm)

Sử dụng kiến thức liên môn được học trong chương trình để giới thiệu về một thành tựu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam ở các thế kỉ X - XV gắn với địa phương Quảng Ninh được học trong bài?

* Hướng dẫn chấm:

Trắc nghiệm: 1đ/câu trả lời đúng.


Câu

1

2

3

4

Yên Tử

C

D

B

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí