Sử dụng chất chiết xuất từ cây hoàng kỳ (astragalus membranaceus) để phòng bệnh mủ gan do vi khuẩn edwardsiella ictaluri trên cá tra (pangasinodon hypophthalmus). - 2


1.1 Giới thiệu


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây phong trào nuôi cá tra(Pangasianodon hypophthalmus) xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gia tăng đáng kể. Thế nhưng, do phát triển quá nhanh không theo quy hoạch nên dịch bệnh trên cá tra nuôi hiện nay xảy ra ngày càng nhiều. Theo Phạm Đình Khôi (2009) trong vòng 5 năm qua, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh đã làm tỷ lệ sống trung bình của cá nuôi giảm từ 90% xuống còn 80%. Theo thống kê của Lý Thị Thanh Loan và ctv. (2006) thì tần suất xuất hiện bệnh ở các tỉnh ĐBSCL là đốm trắng trên gan, thận: 52,80%; xuất huyết: 42,50%; phù đầu, phù mắt: 20,70% và vàng da: 21,60%. Trong đó bệnh đốm trắng xuất hiện trên nội tạng đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi.

Theo nghiên cứu của Từ Thanh Dung và ctv. (2004) thì bệnh đốm trắng trên gan cá tra là do vi khuẩn Edwardsilla ictaluri gây ra, thường xuất hiện vào mùa lũ, cao điểm là tháng 7 và tháng 8. Ngoài ra qua kết quả khảo sát của (Nguyễn Chính, 2005) cho rằng bệnh đốm trắng trên gan thân gây tỉ lệ hao hụt cao ở cá hương giống (10-90%) tổng số cá nuôi, mức độ thiệt hại có thể lên đến 60-80%. Khi dich bệnh xảy ra, để hạn chế thiệt hại người nuôi đã sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh từ đó dẫn đến hiện tượng kháng thuốc. Vi khuẩn E. ictaluri trên cá tra đã kháng với một số loại thuốc kháng sinh như oxytetracyline, oxolinic acid, sulfonamide (Từ Thanh Dung và ctv, 2004), hầu hết tất cả các chủng E. ictaluri biểu hiện tính đề kháng và đa kháng với các loại kháng sinh thường sử dụng trong điều trị bệnh (Nguyễn Hữu Thịnh và ctv, 2007). Kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Thiện Nam (2010) cho thấy đa số các chủng vi khuẩn E. ictaluri đã kháng với nhiều loại kháng sinh như: streptomycin, chloramphenicol (95%), florfenicol, enrofloxacin (77,5%), doxycyline (67,5%). Bên cạnh đó nghiên cứu cũng xác định 97,5% chủng vi khuẩn E. ictaluri biểu hiện sự đa kháng thuốc (kháng ít nhất 3 loại kháng sinh) và khả năng chuyển gen kháng tetracyline của vi khuẩn E. ictaluri cho vi khuẩn E.coli

RC 85 với tần số tiếp hợp trung bình là 2,54x106.

Hiện nay, việc phòng trị bệnh cá tra chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các loại thuốc kháng sinh và hóa chất. Điều này khiến cho việc nuôi và xuất khẩu cá tra của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do danh mục các loại thuốc và hóa chất cấm sử dụng trong


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Vì vậy việc nghiên cứu, phát triển các phương pháp phòng trị bệnh có hiệu quả như sử dụng các loại thảo dược, chất tách chiết từ thảo dược và Vắc-xin là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nghề (Phạm Văn Thư, 2006).

Sử dụng thảo dược và các chất chiết từ thảo dược để phòng trị bệnh trên cá đã được nghiên cứu ở nhiều loài cá có vẩy và cá trơn như cá rô phi (Yin et al., 2006, Ardó et al., 2008), cá chép (Yin et al., 2008), cá nheo mỹ (Zheng et al., 2009) tuy nhiên trên cá tra thì chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến. Chính vì sử dụng thảo dược và các chất chiết từ thảo dược trong phòng bệnh cá là một xu hướng mới có nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới nên đề tài “ Sử dụng chất chiết xuất từ cây Hoàng Kỳ (Astragalus membranaceus) để phòng bệnh mủ gan do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài nhằm tìm hiểu khả năng sử dụng chiết xuất từ cây Hoàng Kỳ (Astragalus radix) để phòng bệnh mủ gan do vi khuẩn E. ictaluri gây ra ở cho cá tra nuôi thâm canh nhằm từng bước thay thế kháng sinh trong việc phòng bệnh này.

Nội dung của đề tài

1. Xác định ảnh hưởng của chiết xuất Hoàng kỳ lên các chỉ tiêu huyết học và miễn dịch của cá tra.

2. Xác định ảnh hưởng của chiết xuất Hoàng kỳ lên sự nhiễm mầm bệnh vi khuẩn

E. ictaluri ở cá tra.


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1.1Tổng quan về nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL

ĐBSCL có một mạng lưới kênh rạch chằng chịt bao gồm các hệ thống sông rạch tự nhiên và các kênh mương nhân tạo với tổng chiều dài trên 5.000 km với nhiều kích thước khác biệt nhau (Lê Anh Tuấn, 2009). ĐBSCL có hai mặt giáp biển Đông và vịnh Thái Lan dài hơn 600 km, mỗi năm vùng đất này nhận hơn 450 tỷ m3 tổng lượng nước từ sông Mêkông. Cùng với hệ thống sông Tiền và sông Hậu là điều kiện

thuận lợi để phát triển nuôi trong thủy sản nước ngọt (Lê Anh Tuấn, 2008), trong đó cá tra là đối tượng nuôi phổ biến mang tính truyền thống từ các hình thức nuôi như tận dụng ao hầm, mương vườn và nguồn thức ăn sẵn có, đến cuối thập niên 90, khi nghề nuôi cá tra đã có những bước tiến vượt bậc sau sự thành công trong việc sản xuất nhân tạo loài cá này (Từ Thanh Dung và ctv, 2004). Kết hợp với điều kiện tự nhiên thuận lợi, áp dụng những kỹ thuật nuôi thích hợp và sự phát triển của thị trường quốc tế đã thúc đẩy cho việc mở rộng diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL. Năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 2.792 ha đến 2007 lên tới 5.429 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,1%/năm. Năm 2008 Cần Thơ là địa phương có diện tích nuôi cá tra cao nhất trong vùng (1.569 ha, chiếm 29%); kế đến là An Giang (1.393 ha, chiếm 25,7%); Đồng Tháp (1.272 ha, chiếm 23,4%) (Hình 2.1) (Dương Công Chinh và Đồng An Thụy. 2009)

Hình 2 1 Diễn biến diện tích và sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1

Hình 2.1 Diễn biến diện tích và sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-2008 và quy hoạch đến năm 2020 (Nguồn: Dương Công Chinh và Đồng An Thụy. 2009)


Hiện nay, khi nghề nuôi cá tra và ba sa phát triển đã kéo theo sự gia tăng về diện tích và sản lượng, do đó mật độ nuôi cũng được nâng lên với thời gian nuôi là 6 tháng thì năng suất trung bình đạt 300-400 tấn/ha/vụ, có hộ đạt đến 700 tấn/ha/vụ. Theo báo cáo của Bộ NN & PTNT (2010) thì diện tích nuôi trồng thủy sản 10 tháng đầu năm 2010 đạt 1,1 triệu ha bằng 103% cùng kỳ năm 2009; sản lượng nuôi ước đạt 2,15 triệu tấn, tăng 8% so cùng kỳ năm 2009.

2.1.2 Tình hình dịch bệnh trên cá tra nuôi ở ĐBSCL

Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá tra phát triển rất mạnh ở ĐBSCL, phổ biến ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ ...từ hình thức nuôi bè nay đã chuyển sang nuôi thâm canh trong ao đất (Trần Thị Minh Tâm và ctv. 2003), đồng thời qui mô nuôi cũng thay đổi theo hướng tập trung hơn (Nguyễn Phú Son, 2007). Việc thâm canh hóa nghề nuôi cá tra nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đã dẫn đến tình trạng phát triển một cách tự phát không theo qui hoạch làm môi trường nước ngày càng ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, không những gây ảnh hưởng đến nghề nuôi mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội.

2.1.2.1 Bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng

Tình hình dịch bệnh trên cá tra nuôi diễn biến khá phức tạp và có chiều hướng gia tăng, trong đó bệnh do vi khuẩn gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi. Qua khảo sát của Châu Hồng Thúy (2008) các bệnh thường gặp do vi khuẩn trên cá tra nuôi ở Trà Vinh là: mủ gan, xuất huyết, trắng gan trắng mang, phù đầu lồi mắt, khảo sát này phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Chính (2005) và Trần Anh Dũng (2005) trên cá tra nuôi thâm canh ở An Giang.

Dịch bệnh trên cá tra nuôi xảy ra quanh năm, thời điểm bệnh bùng phát nhiều nhất là lúc giao mùa do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ, đặc biệt là giai đoạn nước rút, ngoài ra bệnh còn xuất hiện theo loại hình nuôi với tác nhân là ký sinh trùng (trùng bánh xe, sán lá mang, Myxobolus) và nấm (Bùi Quang Tề, 2001; Trần Thị Minh Tâm và ctv, 2003; Trần Anh Dũng, 2005). Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) thì 68,3% hộ nuôi ghi nhận là do sán lá gan, trong khi mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11) 73% hộ nuôi ghi nhận là do trùng bánh xe và sán lá mang, nhưng khi lũ rút thì đa số là do trùng bánh xe có 85,4% hộ nuôi ghi nhận.

Ngoài ra bệnh trên cá tra nuôi còn tùy thuộc vào giai đoạn nuôi. Qua khảo sát các tác nhân gây bệnh trên cá tra nuôi thâm canh ở An Giang cho thấy cá tra giống rất mẫn cảm với ký sinh trùng, đặc biệt là trùng bánh xe và chủ yếu gây hại ở giai


đoạn này. Tuy nhiên đến giai đoạn cá thịt thì tỉ lệ tác nhân gây bệnh do sán lá mang là 68,3% hộ nuôi ghi nhận được đối với loại hình nuôi ao, loại hình nuôi bè là 73,9% và cao nhất là 88% đối với loại hình nuôi đăng quầng. Từ đó cho thấy cá tra nuôi thâm canh rất mẫn cảm với bệnh do sán lá mang và thuộc nhóm khó trị (Trần Anh Dũng, 2005).

2.1.2.2 Tinh hình bệnh mủ gan ở ĐBSCL.

Có thể nói nghiên cứu công bố sớm nhất về bệnh mủ gan (đốm trắng) trên cá tra ở Việt Nam thuộc về Trần Thị Minh Tâm và ctv. (2003) nhưng xác định tác nhân là do 2 loài vi khuẩn Hafnia avlei Plesiomonas shigelloides gây ra, ngoài ra từ các nghiên cứu của Từ Thanh Dung và ctv. (2004) và Nguyễn Quốc Thịnh và ctv. (2004) đã xác định bệnh mủ gan trên cá tra là do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Tuy nhiên trong giới khoa học về bệnh thủy sản vẫn còn nhiều tranh cải về tác nhân gây bệnh mủ gan trên cá. Theo kết quả nghiên cứu của Lý Thị Thanh Loan và ctv. (2006) thì vi khuẩn gây bệnh mủ gan là do vi khuẩn Clostridium sp. Đến năm 2008, tại Hội thảo cá da trơn Châu Á tổ chức tại Cần Thơ, các tác giả (Truong Thi Ho et al., 2008; Crumlish et al., 2008; Khoi et al., 2008, Tu Thanh Dung et al. 2008) đều khẳng định tác nhân gây bệnh mủ gan ở ĐBSCL, Việt Nam là do E. ictaluri. Nồng độ gây chết (LD50) của vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh mủ gan trên các trang trại nuôi

cá tra thâm canh được xác định là 105,17 CFU/ml (Đang Thi Hoang Oanh and

Nguyen Thanh Phuong, 2008) và có thể sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện vi khuẩn E. ictaluri trên cá tra (Đang Thi Hoang Oanh and Nguyen Truc Phuong, 2008).

Theo Từ Thanh Dung (2004) thì bệnh mủ gan trên cá tra xuất hiện từ cuối năm 1998 và trở nên trầm trọng vào năm 1999 ở ĐBSCL, bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa lũ và bộc phát cao nhất vào tháng 7 và 8. Bệnh mủ gan xuất hiện và gây thiệt hại chủ yếu ở giai đoạn cá con (cá giống và cá thịt), tỉ lệ hao hụt lên đến 90% (Trần Thị Minh Tâm và ctv., 2003). Ngoài ra qua kết quả điều tra của Trần Anh Dũng (2005) tại các hộ nuôi cá tra ao ở An Giang thì bệnh mủ gan xuất hiện nhiều vào thời gian lũ về với tỉ lệ 87,8%, còn thời điểm lũ rút thì bệnh xuất huyết lại xuất hiện cao nhất với tỉ lệ 85,4% và bệnh vàng da là 78,1%. Đối với loại hình nuôi bè thì bệnh mủ gan xuất hiện cao nhất vào mùa mưa với tỉ lệ hộ nuôi ghi nhận là 86,9%.


Tình hình bệnh trên cá tra khá phức tạp, qua khảo sát ở các hộ nuôi cá tra bè tại Đồng Tháp, có 16 loại bệnh xuất hiện, trong đó bệnh phù đầu có tần suất xuất hiện nhiều nhất chiếm (60%), kế đến là bệnh gan thận có mủ chiếm tỷ lệ (40,7%) vào thời điểm 2004. Đến năm 2006 tình hình bệnh có một số thay đổi so với 2004, cụ thể bệnh ký sinh trùng và bệnh vàng da xuất hiện ở hầu hết các hộ nuôi nhưng bệnh phù đầu, mủ gan lại xuất hiện với tỉ lệ rất thấp (21,4% và 3,6%) (Nguyễn Quốc Thịnh, 2006).

2.2 Hiện trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi cá tra

2.2.1 Hiện trạng sử dụng

Nuôi trồng thủy sản hiện nay đang phát triển mạnh trên nhiều khía cạnh cả về diện tích, mức độ thâm canh, loại hình nuôi đến đầu tư cơ sở hạ tầng và chế biến sau thu hoạch. Vì thế việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản có một đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của ngành. Từ đó việc sản xuất, kinh doanh thuốc kháng sinh ngày càng thu hút nhiều công ty ra đời và thường xuyên tung ra các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người nuôi về giá thành, tính đa dạng của sản phẩm (Nguyễn Hữu Đức, 2007). Qua kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học (CPSH) trong NTTS của Mai Văn Tài và ctv (2004) cho thấy có ít nhất 373 loại hóa chất và CPSH được sử dụng trong NTTS, trong đó có 14 loại hóa chất xử lý đất và nước, 6 chất gây màu nước, 86 hóa chất khử trùng và diệt tạp, 138 kháng sinh, 47 loại CPSH, 13 loại vitamin, 57 loại thức ăn bổ sung, 10 loại hoocmon, 5 loại không xác định. Đối với nuôi cá ao nước ngọt có 67 loại (trong đó 31 loại là kháng sinh), sản xuất cá giống nước ngọt có 85 loại (trong đó 37 loại là kháng sinh).

Kháng sinh là nhóm có số lượng sản phẩm kinh doanh đứng thứ nhì với mục đích chủ yếu là trị bệnh, ngoài ra còn sử dụng để phòng bệnh bằng cách trộn vào thức ăn (Trần Thị Minh Tâm và ctv., 2003) đồng thời kích thích tăng trưởng (Nguyễn Chính 2005). Chi phí cho sử dụng thuốc trong nuôi cá tra công nghiệp tương đối cao và đứng hàng thứ ba sau chi phí thức ăn và con giống. Thị trường các loại thuốc trị bệnh cho cá hiện nay rất phong phú và đa dạng về số lượng và chủng loại (Nguyễn Quốc Thịnh, 2006).

Tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá tra ở An Giang và Cần Thơ cho thấy nhóm quinolone và sulfonamide có nhiều hoạt chất được sử dụng, cao nhất


là 6 chất, kế đến là nhóm aminoside 4 chất, tetra 3 chất. Về tần suất xuất hiện trong 113 sản phẩm khảo sát thì nhóm quinolone chiếm nhiều nhất là 43 sản phẩm, kế đến là nhóm colistin 32 sản phẩm (thường dùng kết hợp với các nhóm khác), oxytetracylin 17 sản phẩm, ampiciline 15 sản phẩm, flumequine và trimethoprim 12 sản phẩm (Nguyễn Chính, 2005).

Tại Sóc Trăng và Bạc Liêu cho thấy có 74 loại thuốc và hóa chất trong đó có 19 loại kháng sinh, có 20 loại thuốc và hóa chất dùng diệt tạp và tẩy trùng, 10 loại hóa chất dùng xử lý đất và nước; 10 loại men vi sinh; và một số loại thuốc và hóa chất khác như phân bón, sản phẩm dùng tăng cường hệ miễn dịch bổ sung vào thức ăn. Kháng sinh trên thị trường thường ở dạng kháng sinh đơn lẻ chủ yếu là nhóm fluoroquinolones. Trong đó 42,9% số hộ điều tra sử dụng enrofloxacin và 25% số hộ điều tra sử dụng norfloxacin. Ngoài ra, sulfamethoxazol, cortrimoxazol, aminosid, colistin và trimethoprim cũng được sử dụng nhưng chiếm tỉ lệ thấp (Huỳnh Thị Tú và ctv, 2006).

2.2.2 Hiện trạng kháng thuốc

Mặc dù thuốc kháng sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chống lại nhiều bệnh tật cho con người và các loài động vật thuỷ sinh, nhưng do việc sử dụng không đúng cách và sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh nên đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt thủy sản. Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh là khả năng mà một sinh vật có thể chịu được tác động của các loại kháng sinh. Các gen kháng thuốc thường có sẵn trong các loài vi sinh vật tạo ra kháng sinh nhằm bảo vệ chúng khỏi tác động của thuốc kháng sinh này. Những gen này có thể được hình thành trong các loài vi khuẩn khác thông qua sự trao đổi gen với một vi khuẩn tạo ra kháng sinh, do vậy chúng có khả năng tạo ra cơ chế làm trung hoà hoặc phá huỷ các loại thuốc kháng sinh (Bùi Quang Tề và ctv., 2006).

Qua nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nam Kha và ctv (2005) cho thấy oxytetracyline, chloramphenicol, trimethorime/sulfamethoxazole, sulfamidea, ampiciline và streptomycine là những kháng sinh thường dùng trong cá nuôi ở trang trại của Việt Nam với tỷ lệ vi khuẩn kháng lên đến 90% và thể hiện tính đa kháng là 34% (Đặng Thị Hoàng Oanh, 2005). Đặc biệt với kháng sinh cấm chloramphenicol (Bộ thủy sản, 2002) tỷ lệ kháng rất cao (Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv, 2004), bên


cạnh đó còn thể hiện tính đa kháng. Trong 101 vi khuẩn phân lập đều thể hiện tính

đa kháng với ít nhất 4 loại kháng sinh, đa số (80%) là kháng với 6 loại kháng sinh.

Qua phân lập và khảo sát đặc điểm kháng kháng sinh của vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh mủ gan trên cá tra nuôi thâm canh ở một số tỉnh ĐBSCL cho thấy tỷ lệ chủng kháng florfenicol tại Vĩnh Long cao nhất là 45%, kế đến là An Giang 30%, thấp nhất là Cần Thơ 5% trong tổng số 20 chủng kháng florfenicol được khảo sát tại 4 tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre.

Theo Crumlish et al. (2008) vi khuẩn E. ictaluri phân lập từ cá tra bị bệnh từ các trại nuôi từ 2002 đến 2008, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về loài vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên sự kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng phát hiện nhiều. Theo Stock and Bernd (2001) cho rằng tất cả các chủng E.ictaluri thì nhạy cảm với các kháng sinh: tetracyclines, aminoglycosides, ß-lactam, quinolones, antifolates, chloramphenicol, nitrofurantoin and fosfomycin, ngoài ra chúng còn thể hiện tính đề kháng với macrolides, lincosamides, streptogramins, glycopeptides, rifampin and fusidic acid.

2.2.3 Tồn lưu trong môi trường và sản phầm

Xu hướng hiện nay trong việc phát triển nghề nuôi cá tra là thâm canh hóa để gia tăng năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, thâm canh đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước và làm giảm chất lượng sản phẩm mà tác nhân chính là do hậu quả của việc sử dụng hóa chất, kháng sinh không đúng cách, đồng thời tạo hệ vi sinh vật gây bệnh cho người và vật nuôi. Ngoài ra dư lượng hóa chất kháng sinh không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước cũng như qui định của các nước nhập khẩu. Do đó nhiều lô thủy sản xuất khẩu đã bị từ chối hoặc tiêu hủy do phát hiện nhiễm dư lượng hóa chất kháng sinh cấm như: chloramphenicol, nitrofuran, malachite green,...thiệt hại ước tính hàng triệu USD (Lê Thị Huệ, 2006). Vấn đề tồn lưu kháng sinh, hóa chất trong cá thương phẩm trong các trại nuôi cá tra thâm canh ở An Giang và Cần Thơ năm 2005 cho thấy các chỉ tiêu như: chloramphenicol, nitrofuran và nhóm tetracycline đều không phát hiện, nhưng nhóm sulfonamid thì có 8 mẫu (12,5%), nhóm quinolone có 3 mẫu (4,67%) dưới mức giới hạn cho phép theo quyết định 07/2005 của Bộ Thủy sản. Tuy nhiên, malachite green là chất bị cấm sử dụng nhưng lại hiện diện với tỉ lệ 10/64 mẫu (chiếm 15,6%).

Qua đánh giá ảnh hưởng của malachite green (MG) lên sinh lý, sinh hóa và tồn lưu trên cá tra cho thấy sau 6 giờ cá bị gây nhiễm MG ở các nồng độ (0,1 ppm; 0,15

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022