SQL Server - 2

Hình 7.7. Nhập thông số cho tài khoản trong Windows 206

Hình 7.8. Kết quả tạo tài khoản trong Windows thành công 206

Hình 7.9. Tạo login mới 207

Hình 7.10. Khai báo tên tài khoản trong Window 207

Hình 7.11. Danh sách login trong hệ thống 207

Hình 7.12. Chọn tài khoản của hệ điều hành 208

Hình 7.13. Tìm kiếm tài khoản 208

Hình 7.14. Danh sách tài khoản của hệ điều hành 208

Hình 7.15. Màn hình nhập tên tài khoản 209

Hình 7.16. Khai báo tên tài khoản trong SQL Server 209

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 323 trang tài liệu này.

Hình 7.17. Thay đổi thông số cho tài khoản 210

Hình 7.18. Chọn vai trò máy chủ 210

Hình 7.19. Chọn cơ sở dữ liệu cho tài khoản 212

Hình 7.20. Tạo user mới cho cơ sở dữ liệu 213

Hình 7.21. Khai báo tài khoản cơ sở dữ liệu 213

Hình 7.22. Tìm tài khoản người dùng 214

Hình 7.23. Chọn tên người dùng 214

Hình 7.24. Tìm loại giản đồ 214

Hình 7.25. Chọn loại giản đồ 215

Hình 7.26. Gán quyền thao tác dữ liệu 215

Hình 7.27. Chọn chế độ Login 216

Hình 8.1. Mô hình ADO 218

Hình 8.2. Mô hình ADO.NET 219

Hình 8.3. Các lớp OleDb và SqlClient 220

Hình 8.4. Mối liên hệ giữa lớp Command và các lớp khác 223

Hình 8.5. Lớp SqlDataAdapter 226

Hình 8.6. Form quản lý thông tin sinh viên 232

Hình 8.7. Cửa sổ tạo dự án 232

Hình 8.8. Form sắp xếp và tìm kiếm sinh viên 243

Hình 8.9. Tạo một form mới 244

Hình 8.10. Tạo View lớp 244

Hình 9.1. Tạo cơ sở dữ liệu 252

Hình 9.2. Xác định các thông số của cơ sở dữ liệu 252

Hình 9.3. Tạo bảng dữ liệu 253

Hình 9.4. Thiết kế bảng dữ liệu 253

Hình 9.5. Lưu bảng dữ liệu 253

Hình 9.6. Tạo khóa chính 254

Hình 9.7. Tạo khóa ngoại 254

Hình 9.8. Xác định các thông số của khóa ngoại 254

Hình 9.9. Chọn trường cho khóa chính-khóa ngoại 255

Hình 9.10. Tạo ràng buộc duy nhất 255

Hình 9.11. Nhập tên cho ràng buộc duy nhất 256

Hình 9.12. Chọn trường làm ràng buộc duy nhất 256

Hình 9.13. Tạo ràng buộc kiểm tra 257

Hình 9.14. Nhập tên cho ràng buộc kiểm tra 257

Hình 9.15. Nhập điều kiện cho ràng buộc kiểm tra 257

Hình 9.16. Tạo ràng buộc mặc định 258

Hình 9.17. Tạo kết nối giữa các bảng 258

Hình 9.18. Chọn các bảng dữ liệu 258

Hình 9.19. Tạo kết nối 259

Hình 9.20. Kiểm tra trường kết nối 259

Hình 9.21. Xác nhận mối kết nối 259

Hình 9.22. Lưu mối kết nối 260

Hình 9.23. Tạo chỉ mục 260

Hình 9.24. Chọn các thông số cho chỉ mục 260

Hình 9.25. Chọn trường làm chỉ mục 261

Hình 9.26. Chọn chức năng Import 261

Hình 9.27. Chọn dữ liệu nguồn 262

Hình 9.28. Chọn dữ liệu đích 262

Hình 9.29. Chọn phương thức Import 263

Hình 9.31. Thực thi và lưu trữ file đóng gói 264

Hình 9.32. Thực hiện Import 264

Hình 9.33. Tạo view 265

Hình 9.34. Chọn dữ liệu nguồn cho view 265

Hình 9.35. Thiết kế View ý 1 265

Hình 9.36. Thiết kế View ý 2 266

Hình 9.37. Thiết kế View ý 3 267

Hình 9.38. Thiết kế View ý 4 267

Hình 9.39. Thiết kế View ý 5 268


LỜI NÓI ĐẦU

Microsoft SQL Server ra đời đã và đang chứng minh sức mạnh của nó trong kỷ nguyên công nghệ thông tin với nền kinh tế toàn cầu hóa. Chúng góp phần vào quá trình phát triển ứng dụng lưu trữ, xử lý, tích hợp lẫn báo cáo dữ liệu, giúp các nhà hoạch định chiến lược ra quyết định tốt nhất. Môn học SQL Server là môn học bắt buộc và SQL Server là một lựa chọn tốt cho các ứng dụng thương mại điện tử hay quản lý. Để giúp sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định học tốt hơn môn học này và vận dụng để quản lý cơ sở dữ liệu trong quá trình xây dựng và sử dụng các sản phẩm phần mềm, thì việc xuất bản “Tập bài giảng SQL Server” là rất cần thiết.

Tập bài giảng được chia làm 8 chương: Chương 1. Tổng quan về SQL Server

Chương 2. Ngôn ngữ Transaction SQL (T-SQL) Chương 3. Quản lý cơ sở dữ liệu

Chương 4. Thủ tục lưu trữ và hàm người dùng Chương 5. Quản lý Trigger

Chương 6. Sao lưu và phục hồi dữ liệu

Chương 7. Quản lý bảo mật và người dùng Chương 8. SQL Server và lập trình ứng dụng

Mỗi chương trong tập bài giảng đều hệ thống hóa các kiến thức cơ bản, cần thiết. Tương ứng với mỗi nội dung kiến thức đều có các ví dụ minh họa cụ thể, gán với các ứng dụng thực tiễn. Đặc biệt, cuối tập bài giảng, tác giả đưa ra một số bài tập làm thêm để sinh viên vận dụng củng cố lại kiến thức và kỹ năng. Trong đó, bài tập đầu tiên được hướng dẫn giải chi tiết. Điều đó nhằm giúp sinh viên có thể tự học và làm các bài tập tương tự một các dễ dàng.

Với phần lý thuyết chi tiết, đầy đủ được trình bày một cách khoa học, logic và phần bài tập có hướng dẫn giải chi tiết, chúng tôi hy vọng rằng tập bài giảng này sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều điều bổ ích.

Trong quá trình biên soạn, tập bài giảng không tránh khỏi những sai sót, rất mong đồng nghiệp và các em sinh viên góp ý kiến để tập bài giảng ngày càng được hoàn thiện hơn.

Nhóm biên soạn

Nguyễn Văn Thẩm

Vũ Thị Phương-Trần Thị Thuận

Tập bài giảng SQL Server


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ SQL SERVER


1.1. Giới thiệu về SQL Server

Năm 1970, IBM đã khởi tạo ra ngôn ngữ máy tính cho các truy vấn trong cơ sở dữ liệu có tên là SEQUEL (Structured English Query Language). Năm 1970, IBM đã khởi tạo ra ngôn ngữ máy tính cho các truy vấn trong cơ sở dữ liệu có tên là SEQUEL (Structured English Query Language). Sau một thời gian, ngôn ngữ này phát triển không những chỉ thực hiện các truy vấn mà còn có thể xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu. Sau đó, IBM đã phổ biến ngôn ngữ này một cách công khai và trên nhiều phạm vi mà ngày nay bạn biết đến với tên là SQL. Năm 1985, IBM kết hợp với Microsoft để phát triển một số hệ điều hành và các phần mềm hệ thống khác. Hệ điều hành đầu tiên có tên OS/2 được ra đời dựa trên hệ điều hành MS-DOS của Microsoft.

Ngày 16/12/1987, hệ điều hành OS/2 1.0 đã chính thức được phát hành. Nhưng sau đó IBM đã đưa ra phiên bản mới của OS/2 gọi là OS/2 mở rộng (Extended) được tích hợp thêm một phần cơ sở dữ liệu SQL của IBM (hệ quản trị cơ sở dữ liệu DB2). Microsoft nhận thấy rằng nếu IBM có thể đưa ra giải pháp hoàn chỉnh cho OS/2 mở rộng thì liệu có khách hàng nào sẽ mua sản phẩm OS/2 của Microsoft không ?

Vào thời điểm này, Microsoft chưa hề có một sản phẩm thuộc loại quản trị cơ sở dữ liệu. Ngay sau đó, Microsoft đã quay sang kết hợp với công ty Sybase để cùng hợp tác làm ra một sản phẩm thuộc loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System). Với sự hợp tác tốt đẹp, hai công ty này đã thành công cho ra đời một sản phẩm thuộc loại cơ sở dữ liệu có tên rất khó nhớ là Ashton-Tate vào năm 1988, sản phẩm này hoạt động trên môi trường OS/2. Sau đó một thời gian, Sybase đã phát triển sản phẩm này trên môi trường UNIX và đổi tên riêng là DataServer mà ngày nay còn có tên khác là Sybase Adaptive Server.

Microsoft quyết định không phát triển hệ điều hành OS/2 mà thay vào đó cho ra đời một hệ điều hành mạng máy tính có tên là Windows NT Server. Và thế là SQL Server chỉ hoạt động độc lập trên môi trường Windows NT Server mà thôi. Lần lượt các phiên bản của Microsoft SQL Server đã ra đời sau sự kiện này từ 4.2. Sau đó được nâng cấp thành 4.21, 6.0, 6.5, 7.0. Tuy nhiên, các phiên bản của SQL Server phổ biến hiện này trên thị trường là SQL Server 2000, 2005, 2008, và mới nhất là SQL Server 2012.

Microsoft SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relation Database Management System - RDBMS), cung cấp cách tổ chức dữ liệu bằng cách lưu chúng vào các bảng. Dữ liệu quan hệ được lưu trữ trong các bảng và các quan hệ đó được định nghĩa giữa các bảng với nhau. Người dùng truy cập dữ liệu trên


Server thông qua ứng dụng. Người quản trị CSDL truy cập Server trực tiếp để thực hiện các chức năng cấu hình, quản trị và thực hiện các thao tác bảo trì CSDL. Ngoài ra, SQL Server là một CSDL có khả năng mở rộng, nghĩa là chúng có thể lưu một lượng lớn dữ liệu và hỗ trợ tính năng cho phép nhiều người dùng truy cập dữ liệu đồng thời.

1.2. Các mô hình sử dụng trong SQL Server

Hệ thống được thiết kế sử dụng SQL Server sẽ phụ thuộc vào số lượng người dùng truy cập cơ sở dữ liệu đồng thời và loại công việc được thực hiện. Các mô hình có thể được sử dụng là: Client/Server, Destop, SOA.

1.2.1. Mô hình Client/Server

Hình 1 1 Mô hình Client Server Yếu tố cơ bản trong mô hình khách chủ là trong hệ 1

Hình 1.1. Mô hình Client/Server

Yếu tố cơ bản trong mô hình khách chủ là trong hệ thống phải có các máy tính kết nối chung với nhau sử dụng một giao thức bất kỳ nhằm mục đích sử dụng các tài nguyên, dữ liệu của nhau. Hệ thống khách/chủ gồm 3 phần:

- Hệ thống phía Server: xử lý yêu cầu và phục vụ

- Hệ thống phía Client: nơi yêu cầu và nhận dữ liệu

- Hệ thống giao tiếp giữa Client và Server(Network)

Tiến trình xử lý: Trong mô hình khách chủ, ngoài hệ thống mạng máy tính phải có còn đòi hỏi việc tổ chức các xử lý bên dưới sao cho hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu (request) từ các máy trạm phải được máy chủ phúc đáp (response) một cách nhanh chóng, không làm tắc nghẽn hệ thống. Khi thiết kế các ứng dụng theo mô hình khách chủ, người ta chia các xử lý ra làm 2 nhánh: nhánh máy trạm và nhánh máy chủ.

- Nhánh máy trạm (client side): Các ứng dụng sẽ thực hiện các công việc đọc và hiển thị dữ liệu hiện có bên trong cơ sở dữ liệu, tính toán dữ liệu đang hiển thị trên các màn hình ứng dụng, in dữ liệu ra. Các ngôn ngữ dùng để xây dựng ứng dụng là Delphi,


Visual Basic, C++, ASP, C#, …. Các ứng dụng này còn cho phép người dùng có thể thực hiện các thao tác xóa, thêm, sửa dữ liệu hiện có bên trong cơ sở dữ liệu bên nhánh máy chủ. Các ứng dụng khi xây dựng nên tránh việc đọc toàn bộ dữ liệu của bảng (Table) khi truy xuất dữ liệu từ máy chủ mà chỉ nên lấy về đúng các thong tin cần thiết cho các xử lý. Việc này làm giảm đi lượng thông tin lưu thông trên mạng.

- Nhánh máy chủ (server side): Các xử lý được thực hiện trực tiếp trên máy chủ. Để đảm bảo việc bảo mật (security), những người dùng trên mạng phải được cấp phát quyền truy cập thì mới có thể truy xuất được các dữ liệu dùng chung. Việc cập nhật dữ liệu cho phép đồng thời cùng lúc giữa những người dùng hiện hành trên mạng, ví dụ như máy chủ cho phép cùng lúc cả hai người dùng có thể cập nhật thông tin của khách hàng trong bảng khách hàng. Việc sao lưu dữ liệu (backup data) được tự động để đảm bảo dữ liệu không bị mất trong các trường hợp xấu xảy ra.

1.2.2. Mô hình Desktop

Hình 1 2 Mô hình Desktop SQL Server có thể được dùng như một cơ sở dữ liệu 2

Hình 1.2. Mô hình Desktop

SQL Server có thể được dùng như một cơ sở dữ liệu độc lập chạy trên máy tính để bàn (Desktop) hoặc máy tính xách tay (Laptop), gọi chúng là mô hình Destop. Các ứng dụng Client chạy trên cùng máy tính lưu phần mềm SQL Server và cơ sở dữ liệu SQL Server. Trong hệ thống nay chỉ có một máy tính. Như vậy không có kế nối mạng được thực hiện từ phía client tới server, client thực hiện kết nối cục bộ tới chính SQL Server cài đặt cục bộ.

Mô hình Desktop hữu ích trong trường hợp chỉ có một người dùng đơn hoặc một số ít người dùng chia sẻ máy tính truy cập cơ sở dữ liệu ở những thời điểm khác nhau. Mô hình này thường dùng trong trường hợp cơ sở dữ liệu nhỏ.


1.2.3. Mô hình SOA

Hình 1 3 Mô hình OSA Mô hình hướng dịch vụ Service Oriented Architechture – gọi 3


Hình 1.3. Mô hình OSA

Mô hình hướng dịch vụ (Service Oriented Architechture – gọi tắt là mô hình SOA) là một khái niệm về kiến trúc hệ thống nhằm đem lại một cách thuận tiện nhất những chức năng nghiệp vụ, hoặc là những quy trình ứng dụng, tới người sử dụng dưới dạng các dịch vụ hoạt động trên môi trường mạng có khả năng chia sẻ và sử dụng lạị. Dịch vụ ở đây được hiểu là những mô-đun nghiệp vụ hoặc chức năng ứng dụng với giao diện được thiết kế theo quy định và được tương tác bằng cách gửi nhận thông điệp.

1.3. Các tính năng mới của SQL Server 2008

SQL Server 2008, phiên bản kế tiếp của Microsoft SQL Server, cung cấp một nền tảng dữ liệu toàn diện, bảo mật hơn, đáng tin cậy hơn, dễ quản lý hơn và dễ nâng cấp hơn cho các ứng dụng quan trọng của bạn, mà vẫn giúp nhà phát triển tạo ra những ứng dụng mới có thể lưu trữ, sử dụng mọi loại dữ liệu trên mọi thiết bị và giúp mọi người dùng thấu hiểu để quyết định. Các tính năng mới:

- Được tín nhiệm: Bảo vệ thông tin quý giá, đảm bảo nghiệp vụ liên tục, tiên đoán được phản ứng.

- Hiệu suất cao: Để có thể tận dụng các cơ hội mới trong thế giới kinh doanh phát triển nhanh ngày nay, các công ty cần có khả năng tạo và triển khai các giải pháp hướng dữ liệu nhanh chóng. SQL Server 2008 sẽ giảm thời gian và chi phí để quản lý và phát triển các ứng dụng như quản lý theo chính sách, đơn giản hoá việc phát triển ứng dụng, lưu trữ mọi loại thông tin..

- Thông minh: SQL Server 2008 cung cấp một nền tảng toàn diện thông minh mà người dùng mong muốn chẳng hạn như tích hợp mọi dữ liệu, chuyển giao thông tin liên quan, mang lại khả năng thấu hiểu để hành động.


Hình 1 4 Đặc tính mới của SQL Server 1 4 Các phiên bản của SQL Server 2008 4

Hình 1.4. Đặc tính mới của SQL Server

1.4. Các phiên bản của SQL Server 2008:

Trước khi đi vào các thành phần của SQL Server 2008, ta xét các phiên bản của SQL Server 2008. SQL Server 2008 được sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng khác nhau nên Microsoft cung cấp nhiều phiên bản khác nhau cho phù hợp với các yêu cầu về chi phí, thời gian thực hiện, của các tổ chức, cá nhân.

Hầu hết các tổ chức đều chọn trong ba phiên bản SQL Server 2008 Enterprise Edition, SQL Server 2008 Standard Edition, và SQL Server 2008 Workgroup Edition. Các tổ chức chọn một trong ba phiên bản này với lý do là chỉ có các phiên bản Enterprise, Standard, và Workgroup được cài đặt và sử dụng trong môi trường server phục vụ cho hoạt động thực tế.

- Phiên bản phí bảo hiểm (Premium Editions): Datacenter, Parallel Data, Warehouse

- Phiên bản cốt lòi (Core Editions): Enterprise, Standard.

Hình 1 5 Một số phiên bản của SQL Server SQL Server 2008 Enterprise Edition 32 bit 5

Hình 1.5. Một số phiên bản của SQL Server

+ SQL Server 2008 Enterprise Edition (32-bit và 64-bit): Enterprise Edition được sử dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức có các mức yêu cầu xử lý giao dịch trực tuyến trên diện rộng (online transaction processing - OLTP), khả năng phân tích dữ liệu phức tạp cao, hệ thống kho dữ liệu (data warehousing systems) và web sites. Enterprise Edition phù hợp cho các tổ chức lớn và các yêu cầu phức tạp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022