Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam - 2

của pháp luật Việt Nam. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề: Khái niệm sở hữu chung, sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; thực hiện quyền sở hữu chung hợp nhất;….

Luận văn nghiên cứu chủ yếu các quy định về tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Luật HN&GĐ và các luật khác liên quan (Luật Dân sự, Luật Đất Đai,...) trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Nghiên cứu vấn đề sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng một cách có hệ thống và làm rõ hơn sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 được ban hành cho đến nay, việc áp dụng các quy định của pháp luật về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, những vấn đề liên quan chưa được đề cập trong Luật HN&GĐ năm 2000. Đồng thời, luận văn nêu một số vấn đề trong thực tiễn áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

Bên cạnh đó, luận văn còn có sự phân tích, đối chiếu, so sánh với quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong pháp luật một số nước khác để tham khảo trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong Luật HN&GĐ của nước ta. Mặt khác, luận văn cũng hệ thống sơ lược những quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật của nhà nước ta từ năm 1945 đến khi Luật HN&GĐ năm 2000 được ban hành.

4. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở khoa học

- Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về HN&GĐ. Đồng thời luận văn còn kế thừa các công trình nghiên cứu của tập thể và các cá nhân liên quan đến đề tài.

- Cơ sở pháp lý: Luận văn được nghiên cứu dựa trên các văn bản luật hiện

hành có liên quan đến quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng: Luật HN&GĐ năm 2000, Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất Đai năm 2003,… và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó đặc biệt coi trọng các phương pháp sau:

Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam - 2

+ Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu chế độ sở hữu chung của vợ chồng qua các thời kỳ ở Việt Nam;

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên quan đến chế độ sở hữu chung của vợ chồng và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn;

+ Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam cũng như pháp luật của một số nước khác quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng. Qua đó, phân tích nét tương đồng và đặc thù của pháp luật Việt Nam quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng, phù hợp với điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội và tập quán của gia đình truyền thống Việt Nam;

+ Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn hoạt động xét xử của ngành Tòa án, với các số liệu cụ thể giải quyết các tranh chấp từ quan hệ HN&GĐ liên quan đến tài sản giữa vợ và chồng. Tìm ra mối liên hệ giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn áp dụng đã phù hợp hay chưa? Các lý do? Từ đó xem xét nội dung quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng, với thực tiễn của đời sống xã hội nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này.

5. Những điểm mới của luận văn

Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu và phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam.

Ngoài những điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về chế độ tài sản

của vợ chồng, với đề tài này, luận văn được trình bày với những điểm mới sau đây:

- Xây dựng và phân tích khái niệm sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Hệ thống quy định của pháp luật về: căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với loại tài sản này; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng theo luật định.

- So sánh chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước khác để thấy rõ nét tương đồng và đặc thù.

- Luận văn làm rõ việc xác định "thời kỳ hôn nhân" là căn cứ chung để xác lập tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp cụ thể:

+ Khi một bên vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;

+ Khi một bên vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trở về;

+ Khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: chế độ tài sản của vợ chồng được hiểu và áp dụng như thế nào, sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng;

+ Xác lập tài sản chung của vợ chồng với trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn mà được công nhận là vợ chồng (trước đây còn gọi là “hôn nhân thực tế”) theo pháp luật hiện hành.

- Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

- Qua việc phân tích thực tiễn áp dụng luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng, luận văn chỉ rõ những vấn đề bất cập, không hợp lý, chưa bảo đảm được tính khoa học về những quy định của luật thực định khi điều chỉnh chế độ tài sản chung của vợ chồng; từ đó, nêu các kiến nghị hoàn thiện các quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật hiện hành.

- Với những kết quả nghiên cứu trong luận văn đã là căn cứ khoa học, đáp ứng được những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn để giúp cơ quan lập pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật quy định về tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Hoàn thành luận văn này, tác giả hy vọng rằng, những kiến thức khoa học

trong luận văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta; đặc biệt, đối với chuyên ngành luật HN&GĐ và pháp luật Dân sự.

Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi cá nhân, đặc biệt là cho các cặp vợ chồng tìm hiểu các quy định về chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; biết được cơ sở pháp lý tạo lập các loại tài sản chung của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ, chồng đối với tài sản chung này; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. Từ đó, góp phần thực hiện pháp luật, xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng

Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiện quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU CHUNG HỢP NHẤT CỦA VỢ CHỒNG

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm về sở hữu, quyền sở hữu

* Khái niệm sở hữu

Theo Giáo trình Luật dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội thì sở hữu là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao động (ngày nay còn gồm cả những tư liệu sản xuất) của xã hội loài người [62, tr.173].

Sở hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan xuất hiện và phát triển song song cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người. Mối quan hệ giữa người với người trong sự chiếm hữu và sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội là quan hệ sở hữu [62, tr.174]. Ở đây, quan hệ sở hữu không phản ánh mối quan hệ giữa người với vật mà nó phản ánh quan hệ giữa người với người đối với vật.

Nội dung của quan hệ sở hữu được xét trên hai mặt:

- Thứ nhất: Xét về mặt pháp lý, sở hữu được luật pháp hoá thành các quyền, bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đạt... và cơ chế để thực hiện các quyền đó gọi là chế độ sở hữu.

- Thứ hai: Xét về mặt kinh tế, khi sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế, nó gắn liền với lợi ích và thu nhập của chủ sở hữu đối với của cải, mang lại thu nhập cho chủ sở hữu. Mỗi hình thức sở hữu mang lại hình thức thu nhập khác nhau cho chủ sở hữu:

- Sở hữu cổ phần thu nhập là cổ tức;

- Sở hữu ruộng đất thu nhập là địa tô.

Khi quan hệ sở hữu được luật pháp hoá thành các quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt... và cơ chế để thực hiện các quyền phát sinh gọi là chế độ sở hữu. Ở bất kỳ xã hội nào, chế độ sở hữu đều là vấn đề căn bản nhất của chế độ kinh tế xã hội đó. Bởi vì nó là nội dung quan trọng nhất trong quan hệ sản xuất, quyết định đến tính phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ

phát triển của lực lượng sản xuất. Chỉ có trên cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu mới có căn cứ để giải quyết các vấn đề về động lực, vấn đề lợi ích kinh tế, vấn đề chính trị, vấn đề pháp quyền và các vấn đề xã hội.

Theo từ điển Tiếng Việt thì sở hữu được hiểu là: “Chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ của cải vật chất trong xã hội” [39, tr.899].

Như vậy, qua các khái niệm trên ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về sở hữu: Sở hữu là sự thừa nhận về mặt pháp lý cũng như xã hội về một tài sản nào đó thuộc chủ sở hữu và chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản của mình sở hữu.

* Khái niệm quyền sở hữu

Trong bất cứ một chế độ xã hội nào cũng tồn tại những cách thức nhất định về việc chiếm hữu, làm chủ của cải vật chất của con người. Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu của cải vật chất đó làm phát sinh các quan hệ sở hữu. Các quan hệ sở hữu này tồn tại một cách khách quan cùng với sự phát triển của xã hội. Khi Nhà nước và pháp luật ra đời, địa vị của giai cấp thống trị trong việc phân phối của cải vật chất trong xã hội được ghi nhận bằng những quyền năng hạn chế mà Nhà nước trao cho người đang chiếm giữ của cải vật chất đó. Lúc này, các quan hệ sở hữu đã được điều chỉnh bằng pháp luật và hình thành nên quyền sở hữu của các chủ thể có tài sản.

Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu có từ khi xuất hiện Nhà nước và chỉ mất đi khi xã hội không còn sự phân chia giai cấp và không còn sự tồn tại của Nhà nước.

Theo từ điển Tiếng Việt, quyền sở hữu được hiểu là “Quyền chiếm giữ, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình” [39, tr.843].

Dưới góc độ pháp lý, quyền sở hữu là “phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội” [62, tr.177].

Khái niệm quyền sở hữu có thể hiểu theo nghĩa rộng là pháp luật về sở hữu trong một hệ thống pháp luật nhất định. Vì vậy, quyền sở hữu là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những tài sản khác theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005.

Theo nghĩa hẹp, quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những điều kiện nhất định. Theo nghĩa này, có thể nói quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu nhất định đối với một tài sản cụ thể, được xuất hiện trên cơ sở nội dung của quy phạm pháp luật về sở hữu.

Theo phương diện quyền sở hữu được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự - quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Theo nghĩa này quyền sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự: chủ thể, khách thể, nội dung như mọi quan hệ pháp luật dân sự bất kì [62, tr.179].

BLDS năm 2005 không nêu trực tiếp khái niệm về quyền sở hữu, nhưng có quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” [49, Điều 164]. Như vậy trong BLDS năm 2005, khái niệm quyền sở hữu được đưa ra dưới dạng liệt kê những nội dung của quyền sở hữu và chủ thể của quyền này. Đây có thể xem là một phương pháp lập pháp rất riêng của Việt Nam, vì qua nghiên cứu luật dân sự của các nước trên thế giới, chúng ta thấy họ không đưa ra khái niệm về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự, mà khái niệm này chỉ tồn tại trong khoa học luật.

Quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng cơ bản:

- Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản tức là việc người chiếm hữu giữ vật trong phạm vi kiểm soát của mình, ví dụ cất tiền bạc, tư trang trong tủ,...Quản lý tài sản: được hiểu là việc người chiếm hữu, kiểm soát sự tồn tại của tài sản và việc sử dụng tài sản;

- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản;

- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản.

Từ nội dung trên cho thấy chủ sở hữu một tài sản có toàn quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.

Như vậy, qua những khái niệm trên có thể đưa ra định nghĩa về quyền sở hữu: Quyền sở hữu là toàn bộ quyền năng của chủ tài sản đối với tài sản mà mình sở hữu, những quyền năng này gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật.

1.1.2. Khái niệm về sở hữu chung

Trong các hình thức sở hữu được quy định tại BLDS năm 2005 thì hình thức sở hữu chung được quy định với nhiều điều luật nhất (13 Điều, từ Điều 214 đến Điều 226).

Trong BLDS năm 2005 đã nêu ra khái niệm sở hữu chung: “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản... Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung” [49, Điều 214]. Cơ sở xác lập sở hữu chung là sự thỏa thuận giữa các chủ sở hữu đối với tài sản được gọi là đồng chủ sở hữu. Các đồng chủ sở hữu có quyền chung nhau chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Nhưng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, mỗi đồng chủ sở hữu lại có tư cách là một chủ sở hữu độc lập.

Các đặc điểm của sở hữu chung trong pháp luật dân sự:

- Khách thể của sở hữu chung là thống nhất, đó là một tài sản hoặc một tập hợp tài sản mà nếu đem chia tách về mặt vật lý, tức là chia ra các phần khác nhau... thì sẽ không còn giá trị sử dụng như ban đầu; các chủ sở hữu sẽ không khai thác được công dụng vốn có của nó.

- Về chủ thể, mỗi đồng chủ sở hữu chung khi thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung sẽ liên quan đến quyền lợi của tất cả các đồng chủ sở hữu khác. Tuy nhiên, mỗi đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung có vị trí độc lập và tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là một chủ sở hữu độc lập.

- Việc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung của các đồng chủ sở hữu cũng có những đặc điểm riêng. Tuy rằng, địa vị mỗi đồng chủ sở hữu cũng có tính chất độc lập nhưng quyền năng của mỗi chủ sở hữu lại thống nhất đối với toàn bộ khối tài sản chung mà không phải chỉ riêng với phần giá trị tài sản mà họ có.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí