Quyết định hình phạt trong đồng phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 - 4

tội danh, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, quyết định hình phạt.

Khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự quy định: "Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm". Lý luận luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nước ta đã thừa nhận người thực hành (hoặc người thực hiện tội phạm nói chung) không chỉ là người trực tiếp thực hiện tội phạm mà còn là người trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm cùng với những người khác (có thể họ chỉ thực hiện một phần trong chuỗi hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm). Người thực hành cũng có thể là người sử dụng người khác như một phương tiện để thực hiện ý định phạm tội của mình. Ví dụ, sử dụng người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người không có năng lực trách nhiệm hình sự, người không nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, người bị cưỡng bức về tinh thần đến mức không có điều kiện lựa chọn quyết định thực hiện hành vi theo ý muốn của mình v.v. Rò ràng, khái niệm người thực hành quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự chưa thể hiện hết các dạng người thực hành trên. Do vậy, khái niệm này cần được mô tả cụ thể, chi tiết hơn theo hướng Bộ luật hình sự không quy định khái niệm đồng phạm mà chỉ quy định khái niệm người thực hiện tội phạm (người thực hành) và các loại người tổ chức thực hiện tội phạm, người xúi giục thực hiện tội phạm, người giúp sức thực hiện tội phạm. Sau đó quy định người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thực hiện tội phạm (có thể là người đồng phạm hoặc không phải đồng phạm theo quy định hiện hành) phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều luật tương ứng Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, nghĩa là điều luật quy định về trách nhiệm hình sự của người thực hiện tội phạm, đồng thời có viện dẫn quy định về người tổ chức, người xúi giục hay người giúp sức thực hiện tội phạm.

1.2.2. Người tổ chức

Người tổ chức được đề cập đầu tiên trong Quốc triều hình luật với các tên gọi người khởi xướng, người đứng đầu, kẻ chủ mưu, trong đó nguyên tắc trừng trị người tổ chức được đặt ra là: "kẻ chủ mưu nặng tội nhất, còn kẻ khác đều xử giảm một bậc".

Các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước ta được ban hành sau Cách mạng tháng Tám [31, tr. 260, 193] cho đến khi Bộ luật hình sự ra đời, cũng như các bộ luật trên đều không có quy phạm định nghĩa về người tổ chức. Các văn bản này chỉ quy định về người tổ chức với các tên gọi chủ mưu, cầm đầu, tổ chức, chỉ huy.

Luật hình sự của nhiều nước như Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Thụy điển, Vương quốc Nhật Bản… đều không đề cập khái niệm người tổ chức. Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về người tổ chức như sau: "Người tổ chức là người tổ chức hoặc lãnh đạo việc thực hiện tội phạm hay là người thành lập, lãnh đạo tổ chức phạm tội hoặc cộng đồng phạm tội".

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 thì: "người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm".

- Người chủ mưu: là người chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm, có sáng kiến thành lập các băng, nhóm tội phạm, đề xuất những âm mưu và vạch ra đường lối, phương hướng hoạt động chung cho tổ chức, kích động, thúc đẩy đồng bọn hoạt động.

- Người cầm đầu: là người đứng ra thành lập các băng, ổ, nhóm tội phạm, hoặc tham gia soạn thảo kế hoạch, phương hướng chính cho tổ chức phát triển và hoạt động hoặc các kế hoạch để thực hiện tội phạm.

- Người chỉ huy: là người giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện tội phạm cụ thể của đồng bọn trong băng, ổ nhóm phạm tội; trực tiếp đôn đốc đồng bọn làm theo mệnh lệnh của mình hay theo kế hoạch phạm tội đã định sẵn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Những vai trò trên có thể do những người phạm tội khác nhau đảm nhận, nhưng cũng thể chi do một người nắm giữ. Người tổ chức là người giữ vai trò tổ chức thực hiện một tội phạm cụ thể hoặc thành lập băng, nhóm phạm tội hoặc một tổ chức phạm tội có cơ cấu phối hợp chặt chẽ sẽ là điều kiện hoạt động của đồng bọn trong tổ chức nên hành vi phạm tội của người tổ chức nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm. Vì vậy, đoạn 2 khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự quy định nguyên tắc xử lý là "nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy…"

1.2.3. Người xúi giục

Quyết định hình phạt trong đồng phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 - 4

Các bộ luật trước đây như Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ dù chưa có quy phạm định nghĩa nhưng đều đề cập người xúi giục. Điều 21 Hoàng Việt luật lệ quy định: "90 tuổi trở lên, 07 tuổi trở xuống, dù có phạm tội chết cũng không phải chịu tội phạm nào. Có ai xúi giục thì bắt tội người ấy".

Sau Cách mạng tháng 8, sắc lệnh của Nhà nước ta cũng không đề cập gì đến người xúi giục. Tuy nhiên, tại Hội nghị tổng kết công tác ngành tòa án năm 1968, Tòa án nhân dân tối cao đưa ra khái niệm "người xúi giục" như sau: "kẻ xúi giục là kẻ biết có tổ chức phản cách mạng, hưởng ứng mục đích của tổ chức phản cách mạng, không biết hoặc không biết đầy đủ về toàn bộ tổ chức phản cách mạng…" [31, tr. 30-31]

Luật hình sự của nhiều nước trên thế giới như Cộng hòa liên bang Đức, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Nhật Bản… có quy phạm định nghĩa về người xúi giục. Bộ luật hình sự Vương quốc Nhật Bản đưa ra khái niệm về người xúi giục như sau: "Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm sẽ bị xử lý như người chính phạm" [Dẫn theo 30, tr. 52].

Khoản 2 Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm".

Xúi giục là hành vi tác động đến tư tưởng người khác, làm xuất hiện ý thức phạm tội và thúc đẩy thực hiện ý định đó. Người xúi giục là người nghĩ ra việc phạm tội và thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện thông qua người khác. Người xúi giục đã có hành vi tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác khiến người này từ chỗ chưa có ý định phạm tội đến chỗ nảy sinh ý định phạm tội và thực hiện ý định đó. Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm thể hiện rất đa dạng như mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ, lừa phỉnh, đe dọa… nhưng khái quát lại chỉ có hai phương thức thực hiện đó là: thuyết phục và bắt buộc.

Phương thức thuyết phục tức là dùng lý lẽ, vật chất để người khác tin theo mà thực hiện tội phạm, như cho tiền, quà tặng, dụ dỗ, lừa phỉnh.

Phương thức bắt buộc tức là buộc người khác phải chất nhận thực hiện tội phạm như đe dọa, cưỡng ép, khống chế. Việc lựa chọn phương thức nào phụ thuộc vào bản chất của người xúi giục và mối quan hệ của người xúi giục và người bị xúi giục.

Hành vi xúi giục phải trực tiếp, cụ thể. Nghĩa là người xúi giục phải trực tiếp nhằm vào một hoặc một số người cụ thể và phải nhằm gây ra việc thực hiện một tội phạm cụ thể. Hành vi xúi giục được thực hiện bằng lỗi cố ý. Người xúi giục nhận thức được hành vi xúi giục của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu quả của hành vi ấy nhưng vẫn thực hiện vì mong muốn người bị xúi giục thực hiện tội phạm.

Hành vi xúi giục có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau phụ thuộc vào bản chất của người xúi giục, người bị xúi giục cũng như mối quan hệ giữa họ với nhau.

Xúi giục người có nhân thân xấu, có tiền án, tiền sự phạm tội khác với trường hợp xúi giục người có nhân thân tốt. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sự nhẹ dạ của những người vị thành niên để thúc đẩy, xúi giục họ phạm tội là trường hợp có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội.

Giữa hành vi của người xúi giục và hành vi của người bị xúi giục có mối quan hệ nhân quả. Hành vi xúi giục là nguyên nhân dẫn đến tội phạm do người bị xúi giục thực hiện, còn hành vi phạm tội của người bị xúi giục là mục đích và là kết quả của hành vi xúi giục. Thực tiễn xét xử cho thấy người xúi giục có thể hoặc không cùng trực tiếp tham gia thực hiện tội phạm với người bị xúi giục.

Với những tội phạm luật hình sự quy định động cơ, mục đích là động cơ bắt buộc trong cấu thành tội phạm, để thỏa mãn điều kiện của đồng phạm, người xúi giục và người bị xúi giục phải có cùng động cơ, mục đích phạm tội. Còn trong những trường hợp khác, người xúi giục và người bị xúi giục có thể có động cơ và mục đích khác nhau.

Lý luận luật hình sự và thực tiễn áp dụng hình sự nước ta cũng đã thừa nhận trường hợp một người xúi giục người khác phạm tội nhưng sự xúi giục không có kết quả, người bị xúi giục không nghe theo thì chỉ riêng người xúi giục phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã xúi giục. Nếu một người đã giúp sức người khác thực hiện một tội phạm nhưng người này đã không thực hiện tội phạm đó, hoặc không sử dụng sự giúp sức thì người giúp sức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã xúi giục [41, tr. 40]. Trong trường hợp này, vẫn giữ nguyên trình tự và nội dung quy định tại khoản 1 và 2 Điều 20 Bộ luật hình sự hiện hành nhưng tại khoản 2 điều luật này, sau khi quy định khái niệm các loại người đồng phạm, cần bổ sung một đoạn theo hướng: trong trường hợp người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thực hiện tội phạm không phải là người đồng phạm thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về hành vi tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức thực hiện tội phạm của mình theo điều luật tương ứng Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự về tội phạm mà người đó tổ chức, xúi giục hay giúp sức và viện dẫn điều khoản quy định về người tổ chức, người xúi giục hoặc giúp sức thực hiện tội phạm.

1.2.4. Người giúp sức

Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, các bộ luật như Quốc Triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ, đều chưa đưa ra khái niệm người giúp sức. Hoàng Việt hình luật có khái niệm về người giúp sức nhưng nội hàm của khái niệm này rộng bao gồm cả những hành vi liên quan đến tội phạm như che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm.

Sau Cách mạng tháng 8, những văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước ta có đề cập đến người giúp sức với thuật ngữ tòng phạm song cũng không có quy phạm định nghĩa về loại người đồng phạm này. Tuy nhiên, khái niệm giúp sức lại được nêu ra trong sách báo pháp lý: "Người giúp sức là những người có hành vi giúp đỡ cho việc thực hiện tội phạm của những kẻ cộng phạm khác được dễ dàng".

Bộ luật hình sự năm 1999 tại khoản 2 Điều 20 quy định: "Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm".

Theo định nghĩa nêu trên thì người giúp sức chỉ là người tạo ra những điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho người thực hành thực hiện tội phạm chứ người giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi giúp sức thường được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động; có thể được thực hiện trước hoặc trong khi tội phạm đang xảy ra.

Dựa vào những dấu hiệu khách quan, hành vi giúp sức được chia làm hai loại: giúp sức về vật chất và giúp sức về tinh thần.

Giúp sức về vật chất: là cung cấp công cụ, phương tiện để sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, giúp sức về kỹ thuật, giúp đỡ bằng chân, tay, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường, che giấu người phạm tội, xóa các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết khác để người thực hành thực hiện tội phạm dễ dàng, thuận lợi.

Giúp sức về tinh thần: là những hành vi tạo những điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm nhưng không mang tính chất như chỉ dẫn, góp ý, cung cấp thông tin liên quan đến thực hiện tội phạm; hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội che giấu các công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tiêu thụ các vật có được bằng việc thực hiện tội phạm [30, tr. 60]

Hành vi giúp sức khác hành vi xúi giục ở chỗ nó làm cho người thực hành đã có ý định phạm tội quyết tâm thực hiện tội phạm, còn hành vi xúi giục tác động mạnh đến tư tưởng, ý chí của người bị xúi giục (người thực hành) làm cho người này nảy sinh ý định phạm tội và thực hiện ý định đó. Phạm vi trách nhiệm hình sự của người giúp sức được giới hạn bởi giai đoạn phạm tội mà người thực hành đạt được [6, tr. 228].

Hành vi giúp sức khác hành vi xúi giục ở chỗ nó làm cho người thực hành đã có ý định phạm tội quyết tâm thực hiện tội phạm, còn hành vi xúi giục tác động mạnh đến tư tưởng, ý chí của người bị xúi giục (người thực hành) làm cho người này nảy sinh ý định phạm tội và thực hiện ý định đó. Phạm vi trách nhiệm hình sự của người giúp sức được giới hạn bởi giai đoạn phạm tội mà người thực hành đạt được [5, tr. 131].


1.3. CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM


Khoa học luật hình sự Việt Nam căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan để phân loại các hình thức đồng phạm.

- Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm được chia thành hai loại: đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.

Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm đều có vai trò là người thực hành. Những người đồng phạm không có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Trong trường hợp này, mỗi người đồng phạm đều thực hiện hành vi khách

quan được mô tả trong cấu thành tội phạm của điều luật thuộc phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Dấu hiệu cơ bản để phân biệt đồng phạm giản đơn với đồng phạm có một người thực hành là mỗi người thực hành có thể thực hiện một phần hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, nhưng tổng hợp hành vi của những người đồng phạm thỏa mãn dấu hiệu khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm thì tội phạm do những người đồng thực hành thực hiện vẫn được coi là tội phạm hoàn thành, đặc điểm này để phân biệt với hình thức đồng phạm chỉ có một người thực hành. Đồng phạm giản đơn còn có đặc điểm đặc trưng là thời gian, địa điểm phạm tội của những người đồng thực hành trùng hợp nhau. Khi định tội danh đối với hành vi của những người đồng phạm ở hình thức đồng phạm đồng thực hành, ta căn cứ vào điều luật tương ứng thuộc phần các tội phạm của Bộ luật hình sự mà không cần viện dẫn điều luật quy định đồng phạm thuộc phần chung của Bộ luật hình sự.

Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm có sự phân công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm. Hành vi phạm tội của những người đồng phạm không những khác nhau ở nội dung phạm tội và hình thức phạm tội mà còn khác nhau về thời gian, địa điểm phạm tội. Phần lớn các hình thức đồng phạm có thông mưu trước, bởi vì hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức thường được tiến hành trước thời điểm người thực hành thực hiện hành vi phạm tội. Sự thỏa thuận giữa những người đồng phạm ở hình thức đồng phạm này có thể trước thời điểm thực hiện tội phạm một thời gian dài, cũng có thể ngay trước thời điểm thực hiện tội phạm. Sự khác nhau cơ bản giữa đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp ở chỗ đồng phạm phức tạp thì chỉ có một người hoặc một số người đồng phạm thực hiện hành vi trong cấu thành tội phạm trong khi đó, ở đồng phạm giản đơn thì tất cả những người đồng phạm đều thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí