Căn Cứ Quyết Định Hình Phạt Trong Pháp Luật Hình Sự Một Số Nước Trên Thế Giới.

hơn tình trạng pháp lý của bị cáo và đồng thời cũng thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự Việt Nam, ngoài những tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại khoản 1 Điều 48, Hội đồng xét xử không được coi bất kỳ tình tiết nào khác là tình tiết tăng nặng TNHS cho bị cáo. Khoản 1 Điều 48 quy định: “Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

2. Có thể nói, bằng quy định này, BLHS năm 1999 đã đảm bảo quyền lợi của bị cáo, tránh tình trạng lạm dụng tình tiết khác làm tăng nặng TNHS của bị cáo một cách trái pháp luật.

Thứ tư: Trong quá trình cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS cần chú ý khi có từ hai tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 46, Toà án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn 2, tr.29.

Ngược lại, các tình tiết tăng nặng TNHS chỉ có giá trị làm tăng TNHS của bị cáo trong phạm vi một khung hình phạt cụ thể. Vì vậy, dù bị cáo có nhiều tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại khoản 1 Điều 48 thì Toà án cũng không được quyết định hình phạt vượt quá giới hạn mức tối đa của khung hình phạt. Tất cả các quy định của luật hình sự về áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS và tăng nặng TNHS trên đây đều xuất phát từ tính pháp chế, bản chất nhân đạo và yêu cầu có tính nguyên tắc là chỉ làm có lợi mà không làm xấu hơn tình trạng pháp lý của bị cáo để đạt mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền lợi của người phạm tội, đảm bảo hiệu quả của hình phạt trong thực tiễn.

Tóm lại: Các căn cứ quyết định hình phạt được quy định tại Điều 45 BLHS năm 1999 là những đòi hỏi của luật, có tính bắt buộc đối với Hội đồng xét xử nhằm đảm bảo cho hình phạt được quyết định tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và có giá trị cao trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội. Qua tìm hiểu quy định về phân loại tội phạm, về khung hình phạt trong Phần các tội phạm của BLHS năm 1999 cho thấy việc lựa chọn đúng loại hình phạt đã khó nhưng việc

quyết định được mức hình phạt cụ thể lại càng khó hơn. Điều đó là do khoảng cách giữa mức tối thiểu với mức tối đa trong phạm vi một khung hình phạt vẫn còn quá chênh lệch. Ví dụ về loại hình phạt tù có thời hạn cho thấy: 101/656 khung hình phạt tù có thời hạn có khoảng cách chênh lệch giữa mức tối thiểu với mức tối đa là 8 năm tù; 94/656 khung hình phạt tù có thời hạn có khoảng cách chênh lệch giữa mức tối thiểu với mức tối đa là 7 năm tù... Vì vậy, để lựa chọn mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội trong giới hạn của khung hình phạt đó cần phải tuân thủ đầy đủ các căn cứ quyết định hình phạt. Trong đó, việc tuân thủ căn cứ “các quy định của Bộ luật hình sự” có tính chất quyết định đối với việc vận dụng đúng đắn các căn cứ quyết định hình phạt còn lại và đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật hình sự khi quyết định hình phạt. Nói cách khác, nếu không dựa vào các quy định của BLHS thì việc quyết định hình phạt sẽ trở nên tuỳ tiện và việc tuân thủ các căn cứ còn lại cũng trở nên vô tác dụng. Chỉ trên cơ sở các quy định của BLHS thì Hội đồng xét xử mới có thể cân nhắc được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và lựa chọn được đúng loại hình phạt đã được luật hình sự quy định để áp dụng cho bị cáo. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chính là cơ sở pháp lý chính xác nhất để Hội đồng xét xử có thể quyết định một mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Chính vì vậy, cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ quan trọng nhất của quyết định hình phạt, đảm bảo cho hình phạt được tuyên tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, để có thể đạt được các mục đích của hình phạt thì loại và mức hình phạt cụ thể đó không những phải phù hợp với khả năng giáo dục, cải tạo mà con phải phù hợp với hoàn cảnh của người phạm tội để không gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Bởi vậy, cân nhắc nhân thân người phạm tội trên cơ sở các quy định của BLHS là căn cứ có tác dụng hỗ trợ cho căn cứ thứ hai, đảm bảo cho hình phạt được tuyên đạt được hiệu quả thực tế khi áp dụng đối với

người phạm tội. Để giúp cho việc cân nhắc đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội, BLHS đã quy định tương đối đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS với tính chất là căn cứ thứ tư của quyết định hình phạt. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS chính là những biểu hiện cụ thể trong vụ án hình sự, phản ánh rõ hơn mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội. Vì vậy, chúng có tác dụng hướng dẫn cho việc đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội. Qua đó giúp cho hình phạt được tuyên có tính sát thực hơn với từng hành vi phạm tội cụ thể. Như vậy, căn cứ vào các quy định của BLHS là tiền đề cho việc cân nhắc đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Ngược lại, việc tuân thủ đúng căn cứ thứ hai, căn cứ thứ ba, căn cứ thứ tư chính là cơ sở đảm bảo cho các quy định của BLHS được thực hiện triệt để.

2.3. Căn cứ quyết định hình phạt trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới.

Quyết định hình phạt là một hoạt động thực tiễn của Toà án nhằm đảm bảo cho các quy định của BLHS (chủ yếu là các quy định về hình phạt) được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Tuy nhiên, trong một thế giới mà các giá trị nhân văn của con người ngày càng được đề cao và được bảo vệ một cách nghiêm ngặt thì quyết định hình phạt không thể là hoạt động tuỳ tiện và chỉ tuân theo ý chí của những người tiến hành tố tụng. Chính vì vậy, qua tìm hiểu luật hình sự của một số nước trên thế giới cho thấy hầu hết BLHS của các quốc gia đều quy định về căn cứ quyết định hình phạt có giá trị bắt buộc Toà án phải tuân theo khi quyết định hình phạt. Dĩ nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ và kỹ thuật lập pháp hình sự mà quy định về các căn cứ quyết định hình phạt trong BLHS của mỗi nước là không giống nhau hoặc có tính đặc thù. Cụ thể:

Khoản 3 Điều 61 BLHS của Cộng hoà liên bang Nga năm 1996 quy định: “Khi quyết định hình phạt, Toà án cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ hình phạt, cũng như ảnh hưởng của hình phạt đến sự cải tạo của người phạm tội và điều kiện sinh hoạt của họ13, tr.66. Có thể nói, khoa học pháp lý hình sự của Việt nam từ khi hình thành đến khi BLHS đầu tiên ra đời năm 1985 đã chịu ảnh hưởng lớn của khoa học pháp lý hình sự của Liên Xô trước đây. Rất nhiều nhà khoa học pháp lý hình sự của Việt Nam hiện nay đã từng được đào tạo tại các trường Đại học hoặc cấp, bậc nghiên cứu khác nhau ở Liên Xô. Do đó, quy định về căn cứ quyết định hình phạt trong BLHS của Việt Nam cũng khá tương đồng về nội dung và kỹ thuật lập pháp với BLHS của Cộng hoà liên bang Nga. Đối chiếu vào nội dung của khoản 3 Điều 61 BLHS Cộng hoà liên bang Nga cho thấy việc quyết định hình phạt được thực hiện dựa trên các căn cứ là: Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm; Nhân thân người phạm tội; Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ hình phạt; Ảnh hưởng của hình phạt đến sự cải tạo của người phạm tội và điều kiện sinh hoạt của gia đình họ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Như vậy, BLHS Cộng hoà liên bang Nga đã không ghi nhận “các quy định của BLHS” là một căn cứ quyết định hình phạt trong khoản 3 Điều 61. Tuy nhiên, xuất phát từ lập luận nếu không dựa vào quy định của BLHS thì không thể xác định được tội phạm và cũng không thể giải quyết được vấn đề TNHS và hình phạt đối với người phạm tội. Vì vậy, chúng tôi cho rằng kỹ thuật lập pháp đã quy định “ẩn” căn cứ này mà không chính thức ghi nhận trong luật vì sự tuân thủ căn cứ này khi quyết định hình phạt là đương nhiên. Ngược lại, BLHS năm 1985, năm 1999 của Việt Nam đều ghi nhận cụ thể căn cứ này trong luật là xuất phát từ nguyên tắc pháp chế nhằm tránh sự tuỳ tiện trong điều kiện trình độ pháp lý của cán bộ Toà án nước ta chưa cao và chưa thật sự đồng đều. Ngoài việc tuân thủ căn cứ nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ hình phạt, khoản 3 Điều 61 BLHS Cộng

hoà liên bang Nga năm 1996 đã bổ sung thêm một căn cứ quyết định hình phạt mới buộc Toà án phải cân nhắc khi quyết định hình phạt là “ảnh hưởng của hình phạt đến sự cải tạo của người phạm tội và điều kiện sinh hoạt của gia đình họ19, tr.18. Sự cải tạo và điều kiện sinh hoạt là những yếu tố thuộc về nhân thân người phạm tội nhưng lại được tách thành một căn cứ quyết định hình phạt độc lập có ý nghĩa quan trọng đối với việc quyết định hình phạt. Việc cân nhắc căn cứ này nói lên sự cần thiết phải áp dụng hình phạt và mức độ hình phạt được áp dụng sao cho phù hợp. Qua đó giúp cho hình phạt được tuyên phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của người phạm tội, đảm bảo cho hình phạt đó không gây ra những hậu quả bất lợi cho xã hội và gia đình người phạm tội. Có như vậy mới có khả năng cao nhất để hình phạt đạt được các mục đích và hiệu quả trong thực tiễn áp dụng đối với người phạm tội.

Căn cứ quyết định hình phạt - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 11

Coi trọng nhân thân người phạm tội trong quyết định hình phạt nhằm đạt được các mục đích của hình phạt trong thực tiễn cũng được thể hiện rất rõ trong BLHS Cộng hoà Pháp. Điều 132.24 quy định: “Trong giới hạn luật định, Toà án tuyên hình phạt và định chế độ của hình phạt tuỳ thuộc vào các tình tiết của tội phạm và nhân thân của người phạm tội. Khi Toà án tuyên hình phạt tiền, Toà sẽ quyết định số tiền phạt có tính toán đến thu nhập và gánh nặng gia đình của người bị án14. Khác với quy định của BLHS Việt Nam, căn cứ “các quy định của BLHS” chỉ được Điều 132.24 BLHS Cộng hoà Pháp quy định gián tiếp là “Trong giới hạn luật định”. Còn lại, việc quyết định hình phạt cũng được dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm “Toà án tuyên hình phạt và định chế độ của hình phạt tuỳ thuộc vào các tình tiết của tội phạm“ và nhân thân người phạm tội. Tuy nhiên, nhân thân người phạm tội trong quy định này được chỉ ra cụ thể là “có lý do nghiêm trọng về bệnh tật, gia đình, nghề nghiệp hoặc xã hội

14 để định hướng cho hoạt động quyết định hình phạt của Toà án được chính xác và thống nhất hơn.

80

Trong BLHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1997, căn cứ quyết định hình phạt được quy định tại Điều 61 như sau: “Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cần phải căn cứ vào thực tế tính chất, tình tiết và mức độ gây nguy hại cho xã hội của hành vi phạm tội theo những quy định có liên quan trong Bộ luật này15, tr.11.

Theo quy định của Điều 61 nêu trên, căn cứ quyết định hình phạt bao gồm: Tính chất, mức độ gây nguy hại cho xã hội của hành vi phạm tội; Quy định của BLHS. So với Điều 45 BLHS Việt Nam năm 1999, các căn cứ này tương ứng với căn cứ thứ nhất và căn cứ thứ hai của việc quyết định hình phạt. Như vậy, nhân thân người phạm tội đã không được nhà làm luật Trung Quốc sử dụng làm căn cứ quyết định hình phạt. Điều này có thể do các đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội đã được nhà làm luật Trung Quốc sử dụng trong việc quy định về các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ. Điều 62 BLHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định: “Khi có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ đã quy định trong Bộ luật này, thì người phạm tội bị áp dụng một hình phạt trong phạm vi khung hình phạt mà điều luật quy định

15, tr.11.

Tương tự như BLHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, BLHS Thuỵ Điển cũng không coi nhân thân người phạm tội là một căn cứ quyết định hình phạt độc lập. Điều 1 chương 29 BLHS Thuỵ Điển quy định: “Hình phạt được quyết định căn cứ vào kết quả xét xử và khung hình phạt áp dụng, tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đã thực hiện. Để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, cần xét đến thiệt hại hoặc mối nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra mà người phạm tội không thấy trước nhưng đáng lẽ phải thấy trước, cũng như phải tính đến mục đích và động cơ của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đó 16, tr.105- 106. Như vậy, căn cứ quyết định hình phạt trong BLHS Thuỵ Điển chỉ là: kết quả xét xử và khung hình phạt áp dụng; Tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đã thực hiện. Tuy nhiên, điều luật này không chỉ dừng lại ở

81

việc quy định các căn cứ quyết định hình phạt mà còn quy định rõ những tiêu chí để Toà án xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Những tiêu chí đó là: thiệt hại, mối nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra, mục đích và động cơ của người phạm tội. Theo quan điểm của chúng tôi, quy định của BLHS Thuỵ Điển như trên có thể xem như là một ưu điểm và ít thấy trong BLHS của các nước khác, nhằm giúp cho Toà án đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để quyết định một hình phạt đúng đối với người phạm tội.

Khác với cách quy định về căn cứ quyết định hình phạt của các BLHS trên đây, để định hướng và tạo cơ sở cho việc quyết định hình phạt, Điều 46 BLHS Cộng hoà liên bang Đức đã quy định nguyên tắc quyết định hình phạt là: “Theo điều luật này, khi quyết định hình phạt, Toà án phải dựa trên cơ sở lỗi của người phạm tội, đồng thời phải cân nhắc đến ảnh hưởng của hình phạt sẽ tuyên đối với cuộc sống sắp tới của họ19, tr.130. Theo nguyên tắc này, cơ sở của việc quyết định hình phạt là dựa trên lỗi và mức độ ảnh hưởng của hình phạt đối với người phạm tội. Để cụ thể hoá, Điều 46 BLHS Cộng hoà liên bang Đức quy định tiếp: “Khi quyết định hình phạt, Toà án cân nhắc các tình tiết có lợi cũng như không có lợi cho người phạm tội trong mối liên hệ với nhau. Trong đó cần chú ý: a) Động cơ và mục đích của người phạm tội; b) Thái độ thể hiện từ hành vi, ý chí đối với việc thực hiện hành vi; c) Mức độ vi phạm; d) Quá khứ, hoàn cảnh riêng tư và hoàn cảnh kinh tế của người phạm tội; e) Thái độ sau khi phạm tội, đặc biệt là sự cố gắng khắc phục thiệt hại”. 19, tr.130. Có thể nói, trên cơ sở nguyên tắc quyết định hình phạt, Điều 46 BLHS Cộng hoà liên bang Đức đã ghi nhận cụ thể các tình tiết mà Toà án phải cân nhắc khi quyết định hình phạt. Tuy nhiên, sự ghi nhận này mới chỉ mang tính chất định hướng chung cho hoạt động xem xét, đánh giá của Toà án chứ chưa cụ thể hoá được giá trị giảm nhẹ TNHS hay tăng nặng TNHS cũng như mức độ phản ánh nhân thân người phạm tội của các tình tiết đó. Song, đánh giá quy định của Điều 46 cho thấy việc quyết


82

định hình phạt dựa trên sự kết hợp giữa mức độ nghiêm trọng khách quan của hành vi phạm tội và mức độ lỗi chủ quan của người phạm tội là căn cứ quan trọng đảm bảo cho hình phạt được tuyên đạt được các mục đích của nó. Điều đó có thể lý giải cho việc BLHS Công hoà liên bang Đức không quy định cụ thể nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS là những căn cứ quyết định hình phạt.

So với quy định của các BLHS thành văn trên đây, việc quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự Vương quốc Anh “không dựa trên những căn cứ bắt buộc do luật định, mà chủ yếu dựa trên ý chí nội tâm của các thẩm phán và dựa trên cơ sở loại hình phạt được quyết định trước đây trong các vụ án có tình tiết tương tự. Khi quyết định hình phạt, một trong các nguyên tắc cơ bản mà các Toà án phải quán triệt, đó là nguyên tắc cá thể hoá hình phạt; đặc biệt các thẩm phán rất lưu ý hoàn cảnh cụ thể khi phạm tội, thái độ thực hiện tội phạm và nhân thân người phạm tội, nhất là các thông tin về tiền án của họ... Tuy nhiên, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS không được quy định trong PLHS Vương quốc Anh (trong các đạo luật hình sự và trong án lệ)19, tr.74. Hiện nay, các đạo luật hình sự do Hạ viện ban hành mặc dù đã được coi là nguồn chủ yếu của pháp luật hình sự Vương quốc Anh nhưng các căn cứ quyết định hình phạt vẫn chưa được quy định trong luật. Việc quyết định hình phạt được thực hiện chủ yếu dựa vào ý chí nội tâm của thẩm phán và án lệ với nguyên tắc áp dụng được gọi là Stare decisis (hãy quyết định như quyết định trước) 19, tr.61. Với nguyên tắc cá thể hoá hình phạt, việc quyết định hình phạt cũng được căn cứ vào yếu tố khách quan (hoàn cảnh cụ thể khi phạm tội), yếu tố chủ quan (thái độ thực hiện tội phạm) và nhân thân người phạm tội. Điều đó cho thấy việc quyết định hình phạt trong pháp luật hình sự Vương quốc Anh không hoàn toàn phụ thuộc vào những căn cứ riêng phù hợp với đặc điểm của hệ thống pháp luật mà còn dựa vào những căn cứ có tính khách quan để quyết định hình phạt phù hợp hơn với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân


83

Ngày đăng: 24/12/2022