Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên - 2

vụ việc học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi đưa lên mạng internet. Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều. Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa đặt biệt đối với cấp THCS, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn. Học sinh trung học cơ sở đang ở trong giai đoạn phát triển tâm lí và nhận thức xã hội không cân bằng với phát triển sinh học. Chính sự mất cân bằng trong quá trình phát triển tâm sinh lý đã khiến học sinh ở lứa tuổi này gặp khó khăn khi kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình. Cùng với những ảnh hưởng từ môi trường sống, gia đình, nhà trường, nhóm bạn… học sinh ở giai đoạn này rất dễ gây ra những hành vi bạo lực với những học sinh khác.

Trong thời gian gần đây, dư luận xuất hiện rất nhiều các vụ việc liên quan đến hành vi bạo lực của học sinh đặc biệt là cấp THCS trong đó có nhiều trường hợp xảy ra ở địa bản tỉnh Hưng Yên. Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều biện pháp kỉ luật học sinh và các biện pháp phối hợp cùng gia đình và các cơ quan có chức năng giáo dục ý thức học sinh nhằm hạn chế tình trạng trên nhưng hành vi bạo lực giữa các học sinh trong trường vẫn còn tồn tại. Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng bạo lực học đường và việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Gia đình, nhà trường và xã hội đã có những giải pháp như thế nào để bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của trẻ em cấp THCS? Đặc biệt, cho đến nay chưa có nghiên cứu chuyên

biệt nào về quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS, thực tiễn tại một địa phương cụ thể. Với tất cả những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên”. Hi vọng nghiên cứu này có thể làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn, đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng và đóng góp những giải pháp thiết thực vào sự nghiệp bảo vệ trẻ em ở nước ta hiện nay.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; đánh giá thực tiễn thực thi cơ chế ngăn ngừa tình trạng bạo lực học đường từ đó chỉ ra những ưu điểm, mặt tích cực, cùng với những bất cập, hạn chế, những tác động của bạo lực học đường đến sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và sức khỏe xã hội. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; đề xuất các giải pháp thúc đẩy thực thi pháp luật về bảo đảm bảo quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của đề tài là tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường của cấp THCS trên địa bàn cả nước nói chung và cụ thể tại tỉnh Hưng Yên hiện nay. Tìm hiểu những nguyên nhân làm nảy sinh hành vi bạo lực trên địa bàn hiện nay. Những hậu quả của hành vi bạo lực trong học đường ảnh hưởng đến trẻ em, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Tìm hiểu dư luận xã hội về thực trạng và những giải pháp phòng chống bạo lưc học đường đã được thực hiện.

3. Đối tượng nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Luận văn tập trung nghiên cứu về các nhóm quyền của trẻ em được pháp

luật Việt Nam quy định. Theo đó, Luận văn tập trung đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về việc bảo vệ tất cả các quyền của trẻ em trên nói chung và quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường nói riêng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên - 2

4. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian : địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 - 2020

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp để nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học, hoàn thiện hệ thống lý luận pháp lý. Các phương pháp được sử dụng một cách linh hoạt để đảm bảo hiệu quả và tính thuyết phục của việc nghiên cứu.

6. Ý nghĩa của đề tài

Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống, toàn diện về thực trạng việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở trên địa bàn cả nước nói chung và cụ thể tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Luận văn phân tích, đánh giá khái quát và đưa ra khái niệm cũng như nội hàm của quyền được bảo vệ, quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở trên địa bàn cả nước nói chung và cụ thể tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Luận văn hệ thống và đánh giá tương đối toàn diện các quy định pháp luật liên quan đến thực trạng của vấn đề, có minh chứng thực tiễn để đánh giá thực trạng, tính phù hợp của quy định. Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp pháp luật để góp phần thực hiện triệt để việc bảo vệ quyền của các em học sinh, đồng thời phòng, chống tình trạng bạo lực học đường trong trường học trên địa bàn tỉnh.

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP THCS

1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường và các hình thức bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở‌

- Khái niệm Bạo lực

Trước tiên cần tìm hiểu khái niệm bạo lực là gì ? Theo từ điển Tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học thì “Bạo lực chính là dùng sức mạnh để trấn áp hoặc lật đồ”[15, tr41]. Theo định nghĩa trên thì có thể hiểu rằng bạo lực là hành động thiên về việc dùng sức mạnh, tấn công nhằm đàn áp hoặc lật đổ một cá nhân, tổ chức hay thế lực nào đó. Một định nghĩa khác lại cho rằng bạo lực là tất cả những hành động có nguy cơ hoặc đã đưa đến kết quả là sự đau đớn, tổn thất về mặt tinh thần, văn hóa, xã hội cho đối tượng chịu bạo lực.

Trong cuốn “Bạo lực trên cơ sở giới” của TS. Vũ Mạnh Lợi lại cho rằng: “Những hàng động có tính thỉnh thoảng gây ra những tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe hay tâm lý được coi là bạo lực”[50]. Khái niệm này nhấn mạnh về mức độ tổn thương về mặt sức khỏe và tâm lý cho người chịu bạo lực, đồng thời nhấn mạnh về tần suất của hành động theo nghĩa, dù hành động là thỉnh thoảng nhưng gây ra những tổn thương về mặt sức khỏe hay tâm lý của người chịu bạo lực đều được coi là hành động bạo lực.

Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan tâm với những nỗ lực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực. Xét về ngữ nghĩa, hành vi bạo lực được xem xét ở hai góc độ. Một là hành vi bạo lực là hành vi có chủ ý, được lên kế hoạch từ trước hoặc do bốc đồng theo tình huống. Hai là hành vi bạo lực luôn có mục đích và động cơ thúc đẩy nhằm gây tổn thương về thể chất hoặc

tinh thần cho đối phương nhằm chiếm một ưu thế nào đó về lợi ích hoặc địa vị, danh dự.

Những định nghĩa trên tựu trung lại đều nhấn mạnh rằng bạo lực là hành động có nguy cơ hoặc dẫn đến kết quả là sự tổn thương về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực. Dù hành động đó diễn ra thường xuyên hay chỉ thỉnh thoảng.

Tóm lại bạo lực là những lời nói, thái độ, hành động có khả năng dẫn đến tổn thất về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực. Theo đó hành vi bạo lực là bất cứ những hành vi nào mang tính tấn công, xâm kích (sử dụng lời nói, thể hiện thái độ, hành vi đe dọa, sử dụng công cụ, phương tiện...); không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, pháp lý (xúc phạm, cô lập, uy hiếp…người khác) dẫn đến hay có khả năng dẫn đến những tổn thất về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực.

- Khái niệm Bạo lực học đường

Học đường là danh từ chỉ môi trường giáo dục trong nhà trường hay các cơ sở giáo dục khác. Môi trường học đường gồm các thành viên: cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ, nhân viên khác và học sinh. Trong môi trường học được diễn ra các hoạt động quản lý giáo dục của cán bộ quản lý, hoạt động giáo dục của giáo viên và hoạt động học của học sinh

Theo tác giả Dan Olweus, trong cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì”[55, tr16-17] đã đưa ra định nghĩa bắt nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân”. Tác giả Milton Keynes định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được quyền lực trên người khác”[53]. Theo đó, có thể hiểu

khái quát bắt nạt học đường là hiện tượng học sinh mạnh hơn đe dọa học sinh yếu hơn và không có khả năng chống trả. Thuật ngữ chung nhất, quen nhất gọi là “bạo lực học đường”. Tựu trung lại thì các khái niệm này đều có bản chất chung là “làm hại, gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho học sinh một cách cố ý”.

Khái niệm Bạo lực học đường được giải thích tại Khoản 5, Điều 2, Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường như sau: “ Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.” Như vậy, bạo lực học đường là một dạng thức của bạo lực trong xã hội, hành vi lệch chuẩn thể hiện qua những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, sức mạnh cơ bắp hay vũ khí….) gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học.

Tóm lại bạo lực học đường là việc một hoặc một số thành viên trong môi trường học đường đe dọa sử dụng hoặc sử dụng sức mạnh thể chất hay quyền lực của mình để gây ra những tổn thương về thể chất, tinh thần hay vật chất cho một hoặc một số thành viên khác. Hành vi bạo lực học đường là bất kì một hành vi bạo lực nào làm hại, gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho học sinh một cách cố ý, bao gồm các mức độ khác nhau từ không lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến thù địch, phá phách, sử dụng công cụ, phương tiện…xảy ra ở trường học hoặc ở bên ngoài trường học nhưng do mối quan hệ học đường gây nên. Hành vi bạo lực học đường còn là những hành vi như kết bang nhóm hăm họa bạn bè, ăn hiếp người nhỏ hoặc yếu thế, có thể là hành vi trấn lột đồ đạc - tiền bạc của bạn khác, thậm chí có thể do ghét nhau lâu ngày nên dẫn đến xô xát đánh nhau hoặc đánh nhau có sử dụng hung khí.

Để xác định hành vì nào là hành vi bạo lực, hành vi nào không trong các mối quan hệ giữa các học sinh trong nhà trường, người ta căn cứ vào hai biểu hiện: Một là, chủ thể có hành vi bạo lực khi thực hiện hành vi có cố ý thực hiện hành động đó hay không; Hai là, mục đích thực hiện hành vi bạo lực nhằm hướng đến điều gì. Chẳng hạn, một học sinh trong lúc vui đùa đã vô tình làm bị thương bạn của mình. Hành vi này không được coi là hành vi bạo lực học đường bởi lẽ học sinh gây chấn thương cho bạn là do vô tình, không chủ đích. Kết quả chấn thương nằm ngoài mong muốn của học sinh khi chơi đùa. Còn trong trường học, học sinh này lợi dung việc chơi đùa để gây chấn thương cho bạn thì học sinh đó được coi là có hành vi bạo lực học đường.

- Khái niệm Học sinh cấp THCS

Học sinh cấp THCS là một bậc học trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, trên học sinh cấp Tiểu học và dưới học sinh cấp Trung học phổ thông. THCS kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Độ tuổi học sinh ở trường THCS là từ 11 tuổi đến 15 tuổi. Độ tuổi này trùng khớp với độ tuổi của trẻ em được quy định trong Công ước quốc tế về trẻ em năm 1989: theo quy định tại Điều 1 của Công ước thì trẻ em là người có độ tuổi dưới 18, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em đó có quy định độ tuổi sớm hơn và độ tuổi này đã được nội luật hóa vào hệ thống pháp luật Việt Nam thông qua Luật Trẻ em năm 2016 quy định tại Điều 1: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Giai đoạn học sinh THCS là giai đoạn có nhiều biến động trong quá trình phát triển tâm sinh lí, đặc biệt là những thay đổi về tâm lí cá nhân và tâm lí xã hội. Thứ nhất, đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, là độ tuổi có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em phát triển thành một cá nhân độc lập. Trong thời kỳ này, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em có nhiều cơ hội sẽ trở thành những cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, hay bị tác động bởi các

yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách; Thứ hai, đây là thời kỳ mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của bản thân và những kế hoạch hành động cá nhân tương ứng; Thứ ba, trong suốt giai đoạn trẻ em luôn diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại hoặc hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lý, tương tác xã hội, hành vi, tâm lí, nhân cách. Từ đó hình thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân; Thứ tư, đây cũng giai đoạn phát triển nhiều khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn của đời người. Sự phức tạp thể hiện qua tính hai mặt của hoàn cảnh phát triển của trẻ em. Một mặt có những yếu tổ thúc đẩy phát triển tính cách của người lớn. Mặt khác, hoàn cảnh sống của các em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: Phần lớn thời gian các em bận học, ít có nghĩa vụ khác với gia đình; nhiều bậc cha mẹ quá chăm sóc trẻ, không để các em phải chăm lo việc gia đình...

Nhiều nghiên cứu trên thế giới[54] và trong nước[10, tr26-31][40, tr1-2][36, tr 35-38] đã chỉ ra những yếu tố cá nhân của học sinh độ tuổi này có liên quan đến hành vi bạo lực học đường. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến đặc điểm tính cách, kiểu khí chất của học sinh có liên quan trực tiếp đến hành vi bạo lực học đường. Cụ thể như: Cáu kỉnh, khó tính, dễ tức giận, thiếu sự đồng cảm với người khác, bất mãn với cuộc sống hiện tại, mong muốn thống trị người khác, có thái độ chống đối với các quy tắc đạo đức trong xã hội và các quy định của trường học, sự đồng cảm thấp. Ngoài ra, những học sinh có hành vi bạo lực học đường thường có nhu cầu rất lớn được công nhận về mặt xã hội. Các em muốn được mọi người coi mình là người mạnh mẽ, được mọi người chấp nhận và được nổi bật trong nhóm bạ. Những học sinh này thường có thái độ chống đối đối với những quy định của nhà trường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023