Phương Hướng Hoàn Thiện Những Quy Định Của Pháp Luật Về Quyền Của Người Lập Di Chúc


Trong thực tế, có nhiều trường hợp trước khi chết người đang thuê, mượn hoặc ở nhờ nhà của người khác lập di chúc cho con của mình hưởng thừa kế ngôi nhà đó, nhất là đối với những nhà đang thuê là nhà của Nhà nước hoặc của tập thể. Chủ sở hữu nhà ở khởi kiện đòi lại nhà từ người thừa kế đang chiếm hữu quản lý ngôi nhà đó. Thực chất đây là tranh chấp về nhà ở nên cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng các quy định của pháp luật. Tuy vậy, cơ quan này vẫn phải xem xét để tuyên bố phần di chúc liên quan đến ngôi nhà đó là không có hiệu lực pháp luật.

Trong những trường hợp nói trên đương nhiên người có tài sản đã bị định đoạt sẽ khởi kiện để yêu cầu Tòa án xác định phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình và tài sản đó sẽ được tách ra để trả lại cho người có tài sản. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của một số người thừa kế theo di chúc và đương nhiên sẽ xảy ra tranh chấp giữa họ với nhau. Chúng ta thấy rằng, nếu trong di chúc không có sự phân định tài sản một cách cụ thể cho từng người thừa kế thì sau khi tách phần tài sản của người khác ra, những người thừa kế theo di chúc sẽ hưởng ngang phần như đối với khối di sản còn lại nên trong trường hợp này sẽ không có tranh chấp. Tuy nhiên, nếu người lập di chúc đã định đoạt cho mỗi người thừa kế được hưởng một loại tài sản cụ thể thì vấn đề này sẽ trở nên hết sức phức tạp. Chẳng hạn, nếu người lập di chúc đã xác định: cho người thừa kế thứ nhất hưởng một ngôi nhà, người thứ hai cũng được hưởng một ngôi nhà, người thứ ba hưởng các tài sản khác còn lại. Nhưng trong đó ngôi nhà mà người thừa kế thứ nhất được hưởng là nhà mà người lập di chúc thuê của người khác. Trong trường hợp này dứt khoát sẽ có tranh chấp giữa người thừa kế thứ nhất với những người thừa kế khác. Nếu có tranh chấp xảy ra thì có thể xác định ngôi nhà đó “là tài sản không còn vào thời điểm mở thừa kế” để giải quyết tranh chấp đó theo tình trạng hiệu lực của di chúc được không? Chúng tôi thấy rằng, vướng mắc này cần phải được tháo gỡ.


Ví dụ về tranh chấp do người lập di chúc đã định đoạt cả tài sản của người khác.

Bản án số 02/DSST của Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì đã xét xử việc tranh chấp chia thừa kế giữa nguyên đơn là bà Chử Thị Thơm, 71 tuổi với bị đơn là anh Đặng Văn Hùng, 44 tuổi.

Nội dung vụ kiện được tóm tắt như sau:

Vợ chồng hai cụ Đặng Đình Văn và Nguyễn Thị Quỳ sinh được ba người con là: bà Đặng Thị Khuyên, ông Đặng Đình Viên và bà Đặng Thị Tý. Cụ Văn chết năm 1945 không để lại di chúc, cụ Quỳ chết năm 2000 có di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh Đặng Văn Hùng. Di chúc của cụ Quỳ được lập ngày 24/06/1999. Diện tích nhà đất hiện nay đang tranh chấp có nguồn gốc là của bố mẹ cụ Quỳ để lại cho vợ chồng cụ Quỳ, trên có một nhà ba gian tranh tre mái lá. Năm 1950 ông Viên kết hôn với bà Thơm và hai vợ chồng chung sống với cụ Quỳ tại diện tích đất nói trên. Quá trình ở cùng cụ Quỳ, vợ chồng ông Viên đã cùng cụ Quỳ xây dựng lại ba gian nhà tranh tre thành 5 gian nhà cấp 4 xây gạch lợp ngói như hiện nay. Do đó diện tích nhà đất đang tranh chấp được xác định là tài sản chung của vợ chồng cụ Văn và cụ Quỳ. Bà Thơm yêu cầu xin chia thừa kế di sản mà vợ chồng cụ Văn và cụ Quỳ để lại vì cho rằng cụ Quỳ không có quyền định đoạt bằng di chúc cả phần di sản của cụ Văn. Bản án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế của bà Chử Thị Thơm và quyết định:

Tách phần di sản của cụ Văn trong khối tài sản chung của cụ với cụ Quỳ. Phần di sản này được chia theo luật.

Xác định ông Đặng Đình Viên mất năm 1998 và chia thừa kế theo luật đối với di sản của ông Viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Xác định cụ Quỳ mất năm 2000 và chia thừa kế theo di chúc đối với phần di sản của cụ Quỳ cho anh Đặng Văn Hùng.


Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 14

Anh Đặng Văn Hùng làm đơn kháng cáo không đồng ý chia thừa kế nhà đất hiện nay anh đang ở vì khi còn sống cụ Quỳ đã viết di chúc để lại cho anh toàn bộ nhà đất nói trên.

Vụ án trên đã được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Trong bản án số 78/DSPT, Hội đồng xét xử cũng đã xác định việc cụ Quỳ lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản (trong đó có cả phần tài sản của cụ Văn) là không đúng pháp luật. Nên di chúc của cụ Quỳ chỉ được chấp nhận một phần. Di sản của cụ Quỳ trị giá 17.392.817 đồng được chia theo di chúc cho anh Hùng được hưởng.

3.1.3. Về phạm vi phần di sản dành cho di tặng

Tại bản án sơ thẩm ngày 05/2006/DS-ST của quận X, tỉnh Y về tranh chấp di sản thừa kế gồm nguyên đơn là anh Trần Văn T và anh Trần Văn Q; bị đơn là chị Trần Minh H và anh Vũ Văn N

Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Bà C có ba người con là anh T, anh Q và chị M. Khi bà C còn sống thì anh T, anh Q đều đã có gia đình riêng và sống ở nơi khác. Bà C chết năm 2005, trước khi chết bà C sống cùng vợ chồng con gái út là chị M và anh N (con rể) trên diện tích đất 170m2 là tài sản của bà. Trên đất có một nhà mái bằng và một nhà cấp 4 cũ. Năm 2000 bà có nói với vợ chồng chị M là bà cho vợ chồng chị M 100m2 để xây nhà và làm nhà ở. Tháng 5/2005 bà C qua đời có để lại di chúc nói rằng bà tặng cho riêng vợ chồng con gái út là chị M 100m2, phần còn lại chia đều cho các con. Sau khi bà C chết anh T, anh Q khởi kiện ra tòa yêu cầu chia di sản thừa kế của bà

C. Sau khi thụ lý và giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân quận X xác nhận di sản thừa kế của bà C bao gồm 170m2 trên có một nhà mái bằng và một nhà cấp 4 cũ, xác nhận bà C chết có để lại di chúc hợp pháp và phân chia di sản thừa kế cho các con. Theo đó chị M được 100m2 trên có một nhà mái bằng và một nhà cấp 4 cũ, còn 70 m2 đất còn lại chia đều cho hai anh T và Q.


Nếu nhìn nhận một cách chung chung thì có thể thấy rằng việc chia di sản ở tòa án cấp sơ thẩm trên là hợp lý. Tuy nhiên vấn đề là trong di chúc bà C đã nói rõ là tặng cho riêng vợ chồng con gái út 100 m2, bao gồm cả nhà trên diện tích đó. Ở đây có thể thấy rằng Tòa án đã xác định sự định đoạt của bà C trong di chúc cho vợ chồng chị M 100m2 với tư cách là người thừa kế theo di chúc chứ không phải là người được di tặng. Bởi Tòa án đã xác định phần định đoạt của bà C cho vợ chồng chị M là thừa kế theo di chúc, phần còn lại cho các con thì Tòa đã mặc nhiên thừa nhận là các con chỉ còn bao gồm hai người còn lại là anh T và anh Q. Như vậy Tòa xác định chị M với tư cách là người thừa kế theo di chúc là không đúng, mà thực chất chị M là người được nhận phần di sản dành cho di tặng trong tổng khối di sản của bà C. Phần còn lại chia đều cho các con thì đương nhiên trong đó vẫn có cả chị M, anh T và anh

Q. Việc Tòa án xác định tư cách nhận di sản của chị M trong trường hợp này là không đúng bởi rõ ràng chị nhận 100m2 mà bà C - mẹ chị để lại cho chị là với tư cách của người được di tặng chứ không phải là người thừa kế theo di chúc. Theo đó nếu xác định đúng tư cách nhận di sản của chị M thì chị sẽ được nhận 100m2 với tư cách là người được di tặng và chị vẫn được nhận 1/3 giá trị phần quyền trong tổng số 70m2 đất còn lại với tư cách là người thừa kế theo di chúc. Như vậy mới đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Thông qua ví dụ trên có thể thấy một thực tế phát sinh là phần di sản dành cho di tặng, dành để thừa kế không có một quy định nào cụ thể. Người lập di chúc có thể tùy ý định đoạt bao nhiêu tài sản của họ để di tặng, để lại thừa kế. Như trong ví dụ trên thì bà C được tùy ý để lại phần lớn di sản để di tặng trong tổng khối di sản mà bà để lại mà không bị hạn chế, quy định như vậy thực ra là một sự bất hợp lý bởi mặc dù pháp luật tôn trọng quyền định đoạt của chủ sở hữu song để đảm bảo quyền và lợi ích của những người thừa kế khác thì pháp luật cần có quy định cụ thể về giới hạn này để đảm bảo


quyền lợi cho người được di tặng cũng như những người thừa kế của người để lại di sản đặc biệt là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 669 BLDS 2005.

3.1.4. Về quyền hủy bỏ di chúc

Thực tế cho thấy, không phải ai khi chết cũng để lại di chúc. Tuy nhiên, cũng có những người để lại nhiều di chúc định đoạt một loại tài sản. Khi có tranh chấp xảy ra thì di chúc sau cùng của người lập di chúc có giá trị pháp lý. Ví dụ, ngày 31/5/1993, cụ Yêm đã họp gia đình và viết di chúc cho bà Phương tài sản của mình. Ngày 31/5/2000, cụ Yêm lại lập một di chúc định đoạt tài sản trên cho người khác. Sau khi cụ Yêm mất, tranh chấp phát sinh liên quan đến tài sản định đoạt trong hai bản di chúc, một số người yêu cầu chia thừa kế theo di chúc năm 1993 nhưng một số người khác yêu cầu chia thừa kế theo di chúc năm 2000. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, “cụ

Yêm có quyền hủy bỏ di chúc năm 1993”.

Trường hợp hủy bỏ di chúc bằng giao dịch khác di chúc

Ông Bông và bà Nhớn chung sống với nhau có 4 người con chung - Ông Thiện, Bà Trang, Ông Hạnh, Ông Quang.

Ngày 25/7/1993 bà Nhớn lập chúc thư có xác nhận của chính quyền địa phương vào ngày 31/7/1993 với nội dung như sau: “Vợ chồng tôi chung sống có 4 người con chung, nay chồng tôi đã quá vãng, tôi cũng xế chiều, nên lập chúc thư này chia ra như sau:

- 6/10 miếng đất nằm phía cầu Hòa Lục là thuộc quyền sở hữu của tôi.

- 4/10 miếng đất có một ngôi nhà về phía nhà hàng Mì tôm Nivico tôi chia đều cho 4 người con

Riêng về phần đất sở hữu của tôi và ngôi nhà con gái tôi tạo dựng năm 1992, hiện tôi đang ở, tôi ủy quyền lại cho con gái tôi là Trang tùy nghi sử dụng sau khi tôi qua đời và đây cũng là sự đền bù công sức cho con gái tôi đã


nhiều năm phụng dưỡng cũng như đóng góp vào thành quả hiện có của vợ chồng tôi.

Đến ngày 18/1/1997 bà Nhớn thay đổi ý định lập tờ di chúc khác có xác nhận của chính quyền địa phương vào ngày 4/2/1997 với nội dung như sau: “Nguyên tôi và chồng tôi là ông Bông chung sống có tài sản duy nhất là sở hữu căn nhà 28 Bến Phú Định và một ít đất thổ cư chung quanh, chồng tôi qua đời năm 1990 không để lại di chúc. Phần tôi sức khỏe đã kém, nhưng tinh thần còn minh mẫn, sáng suốt, nên tôi quyết định cho các con tôi có tên sau đây được thừa hưởng từng phần đất thuộc khuôn viên nền của căn nhà số 28 này để tùy nghi sử dụng:

- Ông Quang được sở hữu căn nhà 28 Bến Phú Định và phần đất có chiều dài 28m x 12m = 336m2. Diện tích nhà 8m x 4.5m = 36 m2. Đất và nhà nằm về phía bên phải của căn nhà tôi đang ở đến giáp ranh đất của ông Ba Toàn (số 30B Bến Phú Định).

- Phần đất trồng còn lại từ vách nhà tôi đang ở phía bên trái, diện tích là 28m x 28m = 224m2 tôi chia đều cho hai con tôi là Thiện và Hạnh (phần ao trống).

- Phần còn lại diện tích 28m x 9m = 252 m2 và văn nhà tôi đang ở có

diện tích 8m x 5m =40m2 tọa lạc trên phần đất này, số 28 Bến Phú Định, nếu sau này tôi qua đời quyền sở hữu nhà và đất nói trên tôi để lại cho cháu nội đích tôn của tôi là Phúc.

Ngày 19/12/2001, bà Nhớn lập tờ tặng cho nhà đất có chứng thực của chính quyền địa phương vào ngày 20/12/2001 với nội dung như sau: “Nguyên phần nhà có diện tích 5m x 8m = 40m2 và đất có diện tích 461,3m2 tọa lạc tại 28 Bến Phú Định do chồng tôi là Bông và tôi tạo lập vào năm 1960. Đến năm 1992 con gái tôi đã bỏ tiền ra xây dựng căn nhà (diện tích 40m2) để cho tôi đứng tên giấy phép sửa chữa, đồng thời là người con có hiếu, đã bỏ nhiều


công sức tiền của để nuôi dưỡng vợ chồng tôi. Bởi những lý do trên tôi đồng ý và tự nguyện trong lúc tinh thần sáng suốt và minh mẫn cho con gái tôi là Trang được toàn quyền sở hữu căn nhà số 28 Bến Phú Định (diện tích 40m2) và đất kèm theo là 461,3m2 thuộc tờ bản đồ số 4 bộ địa chính phường 16, quận 8.

Trong vụ việc này, theo Tòa án, việc người có tài sản sau khi lập di chúc lại lập tặng cho tài sản đã nêu trong di chúc cho phép suy luận rằng người này đã hủy bỏ di chúc. Cụ thể, “ngày 19/12/2001 bà Nhớn lập tờ tặng cho nhà đất cho bà Trang. Xét thấy sau khi lập tờ di chúc vào ngày 18/1/1997 đến này 19/12/2001 bà Nhớn lập tờ tặng cho bà Trang nhà và đất. Như vậy về mặt ý chí bà Nhớn đã thay đổi ý định, không muốn để lại tài sản của bà sau khi qua đời cho những người được thừa kế theo di chúc mà bà đã lập trước đây. Tuy bà Nhớn không hủy bỏ tờ di chúc lập ngày 18/1/1997, nhưng theo quy định của pháp luật khi bà Nhớn lập tờ tặng cho nhà và đất thì ý chí của bà Nhớn đã thay đổi, như vậy mặc nhiên tờ di chúc lần thứ nhất cũng như tờ di chúc lần thứ hai không có giá trị pháp lý”. Trong vụ việc này, di chúc bị hủy bỏ bởi hợp đồng tặng cho tài sản đã nêu trong di chúc cho dù “tờ tặng cho nhà và đất do bà Nhớn lập ngày 19/12/2001” hợp pháp hay không. Như vậy, di chúc vẫn được coi là hủy bỏ bởi việc người có tài sản đã xác lập một giao dịch thể hiện người có tài sản đã định đoạt lại tài sản kể cả trong trường hợp giao dịch này sau đó không được pháp luật công nhận.

3.2. Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về quyền của người lập di chúc

3.2.1. Về phạm vi quyền của người lập di chúc

Điều 648 BLDS 2005 đã xác định người lập di chúc có các quyền: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần tài sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản


để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Ngoài các quyền được xác định theo điều luật trên, người lập di chúc còn có các quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc được ghi nhận trong Điều 662 BLDS 2005. Đều là các quyền của người lập di chúc nhưng lại được ghi nhận bởi hai điều luật là không hợp lý. Vì vậy, nên quy định gộp Điều 662 vào Điều 648.

Điều 648. Quyền của người lập di chúc Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di

sản;


6. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.

3.2.2. Về người lập di chúc

* Về năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc

Như đã phân tích tại phần 2 chương 1 về năng lực hành vi dân sự của

người lập di chúc. Di chúc được coi là hợp pháp thì người lập di chúc phải đáp ứng được các yêu cầu về khả năng nhận thức, độ tuổi. Tuy vậy, quy định về năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc còn một số vướng mắc như sau: Theo quy định tại Điều 647 BLDS 2005 thì người lập di chúc gồm:

- Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/01/2024