Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ TRÀ MY


QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ TRÀ MY


QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH


Chuyên ngành : Luật Dân sự và tố tụng dân sự

Mã số : 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Đình Nghị


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trình nào.

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015


Tác giả Luận văn


Nguyễn Thị Trà My


LỜI CẢM ƠN


Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Lê Đình Nghị là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.

Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015


Tác giả Luận văn


Nguyễn Thị Trà My


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC 8

1.1. Khái niệm di chúc 8

1.2. Người lập di chúc 13

1.2.1. Yêu cầu về độ tuổi của người lập di chúc 15

1.2.2. Yêu cầu về nhận thức của người lập di chúc 18

1.3. Quyền của người lập di chúc 22

1.4. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về quyền của

người lập di chúc ở Việt Nam 27

1.4.1. Giai đoạn trước năm 1945 27

1.4.2. Giai đoạn từ 1945 đến trước ngày 1/7/1996 30

1.4.3. Giai đoạn từ ngày 1/7/ 1996 đến nay 39

Chương 2 - QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 44

2.1. Phạm vi quyền của người lập di chúc 44

2.1.1. Chỉ định người thừa kế; Truất quyền hưởng di sản của người thừa

kế 44

2.1.2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế 51

2.1.3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng 52

2.1.4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế 59

2.1.5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia

di sản 62

2.1.6. Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc 66

2.2. Giới hạn quyền của người lập di chúc 77

2.2.1. Giới hạn trong việc giao nghĩa vụ cho người thừa kế. 78

2.2.2. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. 80

2.2.3. Giới hạn trong việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng 83

2.2.4. Giới hạn trong việc để lại di sản di tặng 85

2.2.5. Giới hạn trong việc phân chia di sản thừa kế 87

Chương 3 - THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC 91

3.1. Thực tiễn thực hiện quyền của người lập di chúc 92

3.1.1. Về truất quyền hưởng di sản thừa kế 92

3.1.2. Về người lập di chúc đã định đoạt cả tài sản của người khác 97

3.1.3. Về phạm vi phần di sản dành cho di tặng 100

3.1.4. Về quyền hủy bỏ di chúc 102

3.2. Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về quyền của người lập di chúc 104

3.2.1. Về phạm vi quyền của người lập di chúc 104

3.2.2. Về người lập di chúc 105

3.2.3. Về truất quyền hưởng di sản của người thừa kế 108

3.2.4. Về Di tặng, thờ cúng 109

3.2.5. Về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc 111

KẾT LUẬN 114

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BLDS

Bộ luật dân sự

2

BLDS 1995

Bộ luật dân sự năm 1995

3

BLDS 2005

Bộ luật dân sự năm 2005

4

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5

PLTK

Pháp lệnh thừa kế

6

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thừa kế là một hiện tượng xã hội xuất hiện và tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Nơi nào có sở hữu thì nơi đó có thừa kế, bởi lẽ “bất cứ nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong một phạm vi, một hình thái xã hội nhất định, nơi nào không có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng không thể có sản xuất và do đó không thể có một xã hội nào cả” [10, tr.860]. Như vậy, “thừa kế và sở hữu luôn tồn tại song song và gắn bó chặt chẽ với nhau trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Trong đó, nếu sở hữu là cơ sở làm xuất hiện vấn đề thừa kế thì đến lượt mình, thừa kế lại là phương tiện để duy trì và củng cố vấn đề sở hữu” [28, tr.8].

Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền của công dân. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Mỗi nhà nước dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp, trong pháp luật dân sự…

Về mặt tâm lý, cá nhân không chỉ muốn mình có quyền năng đối với khối tài sản của mình khi còn sống, mà còn muốn chi phối nó ngay cả khi đã chết. Vì vậy, Nhà nước đã công nhận quyền thừa kế của cá nhân đối với tài sản trong đó có quyền của người lập di chúc. Pháp luật quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, khi họ chết tài sản của họ sẽ được để lại cho những ai, tỷ lệ bao nhiêu… đó là quyền tự do định đoạt của người để lại di sản thừa kế. Bởi thế, các quyền của người lập di chúc luôn được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí