Ba, nhà thầu có nền tài chính lành mạnh, minh bạch, không lâm vào tình trạng nợ đọng, hoặc đang trong quá trình phá sản, giải thể.
iii) Về phương thức đấu thầu
Đây là vấn đề có sự quy định khác biệt giữa luật đấu thầu hiện hành của Việt Nam và quốc tế. ADB và WB đều quy định giống nhau về phương thức đấu thầu hai giai đoạn: "Giai đoạn một mời các nhà thầu đưa ra các đề xuất kỹ thuật chưa có giá trên cơ sở thiết kế sơ bộ hoặc yêu cầu tính năng sử dụng của hàng hóa".
Trong khi đó điểm a khoản 3 Điều 26 Luật đấu thầu 2005 và điểm a khoản 3 Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP, quy định: "Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu".
Vấn đề ở đây là luật Việt Nam có quy định khác về việc phải nộp "phương án tài chính". Việc quy định như vậy trước hết mâu thuẫn về mặt logic, vì phương án tài chính có nghĩa là tính giá hàng hóa, mà ở giai đoạn này quy định là không được chào giá; thứ hai là không phù hợp với các nhà tài trợ quốc tế.
Để hài hòa giữa các bên thì "phương án tài chính" phải được thay hoặc được hiểu là "điều kiện thương mại". Nghĩa là, trong giai đoạn một, ngoài việc nộp đề xuất kỹ thuật, nhà thầu còn phải nộp đề xuất về: điều kiện thanh toán, bảo hành; điều kiện giao hàng; điều kiện bảo hiểm... liên quan đến thương mại.
iv) Ưu đãi
Theo quy định tại Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP, việc ưu đãi cho nhà thầu Việt Nam được thể hiện quá rõ từ khoản 2 đến khoản 6. Vì thế không được sự ủng hộ của các nhà tài trợ quốc tế, do tính bảo hộ nhà thầu trong nước quá cao làm giảm tính cạnh tranh của đấu thầu quốc tế. Để tạo sự cạnh tranh lành mạnh, Luật đấu thầu 2005 đã không còn phân biệt nhà thầu trong nước và nước ngoài, mà chỉ quy định được hưởng ưu tiên căn cứ mức giá trị nội địa được bổ sung vào hàng hóa: "Nhà thầu tham gia đấu thầu
gói thầu cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên". Việc quy định mức 30% này cũng giống như Hướng dẫn của WB tại điểm 2 - Phụ luc 2 [18].
Tuy nhiên, quy định này lại khác so Hướng dẫn mua sắm hàng hóa của ADB tại điểm 5.1, Phần III [19]. Theo đó, để được hưởng ưu tiên mức giá trị nội địa được bổ sung vào hàng hóa từ 20% trở lên.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Hoàn Thiện Một Số Nội Dung Cụ Thể Của Luật Đấu Thầu 2005
- Giải Pháp Và Đề Xuất Hoàn Thiện Quản Lý Đấu Thầu Quốc Tế Mua Sắm Hàng Hoá
- Hài Hoà Các Quy Định Đấu Thầu Của Các Tổ Chức Tài Chính Quốc Tế Với Quy Định Của Chính Phủ Việt Nam
- Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 20
- Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 21
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đấu thầu quốc tế, đồng thời cũng không trái quy định của các nhà tài trợ thì Việt Nam nên quy định áp dụng mức giá trị nội địa được bổ sung vào hàng hóa từ 20% trở lên thay vì tỷ lệ 30% như ghi trong luật.
v) Chia gói thầu
Khoản 4, Điều 6, Luật đấu thầu 2005 quy định là mỗi gói thầu chỉ mở thầu một lần, mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu, chỉ tiến hành đấu thầu một lần. Thực tế làm công tác đấu thầu, tác giả thấy rằng, WB và ADB cũng không quy định mỗi gói thầu phải làm một hồ sơ thầu riêng biệt. Làm như vậy sẽ rất tốn kém, làm giảm tính cạnh tranh của đấu thầu và chậm tiến độ giải ngân. Vì vậy, để phù hợp với thực tế và hướng dẫn, ý kiến không phản đối của các nhà tài trợ quốc tế, thì có thể áp dụng nhiều gói thầu trong một hồ sơ mời thầu.
vi) Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu
Điều 11 Luật đấu thầu 2005 đã quy định theo hướng tách bạch các chủ thể và công việc có liên quan đến các khâu của quá trình đấu thầu; giữa nhà thầu, nhà tư vấn, lập hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà thầu v.v... Với quy định này sẽ chống khép kín trong đấu thầu, theo hướng đảm bảo tính độc lập về tổ chức về tài chính các bên tham gia đấu thầu, nên phải có thời gian tiếp cận, để làm sao ổn định trong quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà thầu.
Việc thực hiện được điều này phụ thuộc vào tiến trình cải cách hành chính của Chính phủ và quá trình đổi mới và chuyển đổi doanh nghiệp Nhà
nước sang công ty cổ phần. Đây là một vấn đề đặt ra hết sức là phù hợp với tiến trình giữa cải cách hành chính, cũng như chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước. Luật quy định thời gian chậm nhất là 3 năm khi luật này có hiệu lực là quá lâu. Việc khắc phục khép kín trong quá trình đấu thầu cần xóa bỏ càng sớm càng tốt, không nên quy định sau 3 năm. Đảm bảo cạnh tranh là vấn đề tích cực và phù hợp với quy định của các nhà tài trợ quốc tế. Chẳng hạn, WB và ADB hiện nay đã quy định cấm các công ty thuộc Bộ chủ quản tham gia đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn của hai ngân hàng này, nếu chưa cổ phần hóa.
Vấn đề của Việt Nam là không tách bạch được giữa chủ thể với nhau, nên nó kết hợp để tạo ra tiêu cực, lãng phí, Tác giả cho đây là một khâu mắt xích quan hệ nhiều năm giữa các chủ đầu tư, tư vấn tiêu chuẩn kỹ thuật, tư vấn, thẩm định. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp. Theo tác giả cốt lõi trong việc xóa khép kín trong đấu thầu đảm bảo tính cạnh tranh phải là độc lập về tổ chức, không phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và được độc lập về tài chính.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong thời gian qua, luật pháp về đấu thầu quốc tế ở Việt Nam đã góp phần quan trọng qua việc đưa các hoạt động mua sắm hàng hóa đi vào nề nếp, phù hợp với yêu cầu của xã hội và đạt hiệu quả cao. Song còn nhiều vấn đề mà luật cần được hoàn thiện, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các mục đích lâu dài của Việt Nam như hội nhập quốc tế, mục tiêu phát triển đến năm 2020 và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Chương 3 tập trung nghiên cứu thực trạng ban hành và thực thi pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa quốc tế ở Việt Nam, từ đó rút ra những đề xuất sửa đổi cho phù hợp với thực tế hoạt động đấu thầu, thông lệ và quy định của Luật quốc tế. Những tồn tại và khó khăn của Việt Nam hiện nay chủ yếu liên quan đến ban hành pháp luật, phân cấp, cơ chế tổ chức quản lý đấu thầu. Ngoài ra, các vấn đề cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch cũng cần
được quan tâm để đáp ứng đòi hỏi của các nhà tài trợ quốc tế. Qua thực tiễn làm công tác quản lý đấu thầu, tác giả nêu lên những ví dụ sinh động thường gặp trong đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa về các thủ thuật, chiêu thức của nhà thầu và chủ đầu tư. Trong mối liên hệ với kinh nghiệm của một số nước, tác giả nêu lên những khiến nghị nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ trong mô hình tổ chức đấu thầu một cách hợp lý nhất.
Cuối cùng là giải pháp hoàn thiện pháp luật đấu thầu hiện nay (cụ thể là Luật đấu thầu 2005) và giải pháp tổng thể nhằm hài hòa giữa các quy định của Việt Nam và hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế trong mua sắm hàng hóa qua đấu thầu quốc tế sử dụng nguồn vốn của WB, ADB, JIBIC…Các giải pháp trong chương 3 đã đạt được các mục tiêu cơ bản là: Thể chế hoá được những quan điểm, chủ trương của Đảng; kế thừa các nội dung phù hợp của Quy chế Đấu thầu hiện hành; Khắc phục các tồn tại của thực tiễn thực hiện đấu thầu; Bảo đảm tính công khai, minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế, thống nhất trong chi tiêu sử dụng vốn nhà nước và đòi hỏi của tiến trình hội nhập quốc tế trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Chính sách "đổi mới" đã được Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng và thực hiện từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Đây là bước ngoặt lớn trong tư duy kinh tế của Việt Nam, khi chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành tự lớn về kinh tế - xã hội. Kết quả đó có được từ sự kết hợp thành công giữa phát huy nội lực và tranh thủ thu hút nguồn tài trợ, đầu tư nước ngoài. Với chính sách ưu đãi đầu tư, chúng ta đã thu hút được rất nhiều luồn vốn đầu tư chảy vào Việt Nam.
Đạt được kết quả trên, cũng có phần đóng góp không nhỏ của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về đấu thầu nói riêng. Bởi pháp luật đấu thầu đã tạo ra được môi trường pháp lý tốt cho cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch đối với các hoạt động đấu thầu ở Việt Nam. Đây là một trong nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường nói chung và nguyên tắc của các nhà tài trợ lớn như WB, ADB, JBIC... cũng như Luật mẫu của UNCITRAL.
Trong tất cả các hình thức đấu thầu, thì đấu thầu cạnh tranh quốc tế là hình thức phổ biến và được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, khuyến khích áp dụng. Tính ưu việt của nó không chỉ đạt được mục đích của đấu thầu là tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh mà còn giúp việc quản lý vốn đạt được hiệu quả cao.
Nhận thức được vấn đề này, các tổ chức quốc tế tài trợ và các Chính phủ hỗ trợ vốn ODA đã là người tiên phong đưa ra những hướng dẫn rất cụ thể để áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế. Bên cạnh đó, một nguồn luật cũng rất quan trọng để điều chỉnh các hoạt động mua sắm, đó là hệ thống luật quốc tế như: Luật mẫu của UNCITRAL và quy tắc, thông lệ của các hiệp hội, tổ chức như FIDIC. Các quy định này mang tính khuyến nghị các quốc gia áp dụng.
Luật về đấu thầu của Việt Nam hiện đã trải qua quá trình phát triển tương đối dài, nhiều quy định trong đó đã được chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tế cuộc sống xã hội và hài hòa với luật quốc tế. Đặc biệt, sau khi ban hành tới ba quy chế đấu thầu và rất nhiều nghị định hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi (2-3 năm một lần), đến nay Việt Nam đã có Luật đấu thầu (có hiệu lực từ 01/04/2006). Đồng thời, Nghị định hướng dẫn đã trình Quốc hội và đang được Chính phủ xem xét để thông qua trong thời gian gần đây, với nhiều nội dung mới, tiên tiến và phù hợp thực tiễn, hội nhập quốc tế.
Về khía cạnh lập pháp, Việt Nam đã có nhiều cố gắng để đạt được thành tựu nói trên. Tuy nhiêu, về áp dụng và thực thi pháp luật lại chưa đạt được kết quả cao trong thực tế. Công tác đấu thầu mới chỉ là hình thức, chưa đem lại hiệu quả cao như nhà làm luật mong muốn. Ngoài ra, các hiện tượng vi phạm pháp luật đấu thầu vẫn diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi với mức độ ngày càng phức tạp, tinh vi và phổ biến hơn như: hành vi tham nhũng, gian lận trong đấu thầu, thông thầu, ưu tiên không công bằng, chậm, phức tạp trong thẩm định và phê duyệt. Nguyên nhân là do: nhận thức của các chủ thể về pháp luật đấu thầu còn hạn chế; tư tưởng quan liêu, bao cấp; đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện đấu thầu có trình độ, nghiệp vụ, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa theo kịp và nắm bắt được quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường; pháp luật thay đổi quá nhanh trong thời gian qua, trong khi có nhiều hành vi và quan hệ trong đấu thầu không được pháp luật điều chỉnh.
Xuất phát từ tính cấp thiết của những vấn đề nêu trên về cả thực tiễn và lý luận, tác giả đã chọn và thực hiện đề tài "Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa", với mong muốn nêu lên các quy định mang tính nguyên tắc của luật quốc tế về đấu thầu; hệ thống, đánh giá cơ sở pháp lý về đấu thầu cạnh tranh quốc tế ở Việt Nam. Qua đó, tìm ra giải pháp chung và cụ thể để hoàn thiện Luật đấu thầu ở Việt Nam và giải pháp nhằm hài hòa với pháp luật đấu thầu quốc tế. Nội dung chính của luận văn đạt được bao gồm:
- Làm rõ một số khái niệm về đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa theo quan điểm của các nhà tài trợ lớn cho Việt Nam; liên quan tới hình thức đấu thầu quốc tế và các phương thức đấu thầu trong hình thức này ví dụ: một giai đoạn- một phong bì, hai giai đoạn...; nêu lên hệ thống các cơ sở pháp lý của Việt Nam và quốc tế áp dụng cho hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa;
- Phác thảo qúa trình hình thành và nội dung tóm tắt pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam; các điều kiện lựa chọn hình thức và phương thức đấu thầu của Việt Nam so sánh với quy định hướng dẫn của các nhà tài trợ chính; so sánh quy trình thực hiện và quản lý đấu thầu của Việt Nam và quốc tế;
- Đánh giá các thành tựu và hạn chế của pháp luật đấu thầu tại Việt Nam, kinh nghiệm của một số nước và tổ chức quốc tế;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật đấu thầu quốc tế, trên cơ sở khảo cứu pháp luật đấu thầu ở một số nước; nêu phương hướng hài hòa thủ tục, thực hiện và quản lý đấu thầu giữa Chính phủ Việt Nam và các Nhà tài trợ.
Đề tài "Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa" là đề tài tương đối mới và phức tạp cả lý luận và thực tiễn áp dụng. Đây là vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay của Việt Nam. Nó đòi hỏi cần được quan tâm, nghiên cứu sâu hơn nữa. Chính vì vậy, với mức độ đòi hỏi và phạm vi của luận văn thạc sĩ luật học, tác giả đã cố gắng vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn làm việc tại Ban quản lý các dự án y tế - Bộ Y tế; kiến thức qua các tài liệu tham khảo, đồng nghiệp và đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình, giàu kinh nghiệm của PGS.TS Nguyễn Bá Diến - Trưởng Bộ môn Luật quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội để hoàn thành đề tài này.
Với nội dung nghiên cứu của đề tài, trong phạm vi nhất định tác giả coi đây là bước đầu nghiên cứu để có cái nhìn khái quát, gợi mở về đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa, với hy vọng sẽ tiếp tục tìm hiểu, hoàn thiện và phát triển hơn nữa các nghiên cứu về đấu thầu quốc tế trong tương lai, góp phần tiến tới hoàn thiện pháp luật về đấu thầu nói chung ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Xây dựng (1997), Thông tư liên tịch số 02/TTLT-BKH-BXD ngày 25/02 hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tạp chí Kinh tế dự báo (1999), Quy định của WB, ADB, OECF về tuyển dụng tư vấn, mua sắm hàng hóa, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/05 hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Công văn số 8895 BKH/VPXT ngày 31/12 về đấu thầu mua sắm hàng hoá, Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Công văn số 3220 BKH/VPXT ngày 23/05/ về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2002/NQ-CP ngày 24/04/2002 của Chính phủ đối với nội dung liên quan tới công tác đấu thầu, Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ngân hàng châu Á (2002), Sổ tay hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện dự án ADB tại Việt Nam, Hà Nội.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Thông tư số 01/2004/TT-BKH ngày 02/02 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/06/2003 của Chính phủ, Hà Nội.
8. Bộ Kế hoạch và đầu tư - Vụ quản lý đấu thầu, Bộ luật các thị trường công của Pháp, Tài liệu tham khảo, Hà Nội.
9. Bộ Kế hoạch và đầu tư - Vụ quản lý đấu thầu, Luật gọi thầu và bỏ thầu của Trung Quốc, Tài liệu tham khảo, Hà Nội.