Quản trị vốn lưu động vòng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex - 2

Chương I : Những lý luận cơ bản về vốn lưu động ròng và quản trị vốn lưu động ròng trong doanh nghiệp

Chương II : Thực trạng hoạt động quản trị vốn lưu động ròng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex

Chương III : Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex

Do thời gian và trình độ của người thực hiện khóa luận còn nhiều hạn chế nên đề tài thực hiện chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, và của các cô chú trong công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG TRONG DOANH NGHIỆP‌‌


I. Những vấn đề chung về vốn lưu động ròng trong doanh nghiệp

1. Khái niệm vốn lưu động ròng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Vốn lưu động ròng định nghĩa một cách tổng quát thì là khoản chênh lệch giữa sử dụng vốn và nguồn vốn cùng thời gian sử dụng do các giao dịch tài chính trong kì kinh doanh gây ra. Vốn lưu động được xác định bằng nguồn vốn dài hạn trừ đi tài sản cố định hoặc tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn. 1

Vốn lưu động ròng là cách thể hiện khác của hệ số thanh toán ngắn hạn (CR: Current Ratio) được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ nợ ngắn hạn.2

Quản trị vốn lưu động vòng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex - 2

Hiện nay, ngoài thuật ngữ vốn lưu động ròng người ta còn nhắc đến vốn lưu động trong doanh nghiệp. Vậy hai thuật ngữ này có điểm gì khác nhau?

Theo quan điểm của tác giả, về cơ bản, hai thuật ngữ này không có sự khác nhau, vốn lưu động ròng thường được gọi tắt thành vốn lưu động. Tuy nhiên, khi phân tích vốn lưu động ròng ta phải xét đến mối liên hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, mối tương quan giữa hai yếu tố này.

Từ định nghĩa trên, ta có thể xác định vốn lưu động ròng trong doanh nghiệp chính là sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn ( bao gồm hàng tồn kho, khoản phải thu, vốn bằng tiền) trừ đi nợ ngắn hạn ( khoản phải trả). Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, vốn lưu động ròng phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

2. Nội dung của vốn lưu động ròng



1 Phân tích tài chính doanh nghiệp – Tập thể tác giả - NXB Thanh niên - 2000

2 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright – Nguyễn Tấn Bình – Niên khóa 2008-2009

Nguồn vốn lưu động ròng được xác định là tổng giá trị các tài sản ngắn hạn trừ các khoản nợ ngắn hạn.

 Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp: phản ánh giá trị của tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thời gian luân chuyển ngắn (không quá một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh). Theo chuẩn mực kế toán VAS 21, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được chia thành 5 mục sau:

- Tiền : bao gồm tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu), tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Loại này có tính lưu động cao nhất.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Là các khoản đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, cho vay vốn… có thời hạn thu hồi không quá một năm. Khoản này có tính lưu động thứ hai sau tiền.

- Các khoản phải thu: Là những khoản tiền mà khách hàng và những bên liên quan đang nợ doanh nghiệp vào thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Các khoản này sẽ được trả trong thời hạn ngắn (dưới một năm).

- Hàng tồn kho: Bao gồm vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa trong kho, hàng gửi bán, hàng đang đi đường, sản phẩm dở dang… Những tài sản này có thời gian luân chuyển ngắn thường không quá một năm nên được xếp vào tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên có những doanh nghiệp có hàng ứ đọng trong kho lâu ngày do phẩm chất sản phẩm, vật liệu kém không tiêu thụ được hoặc không dùng được cho sản xuất… làm chậm vòng quay hàng tồn kho có thể có thời gian luân chuyển trên một năm nhưng đó không phải là tài sản cố định vì nó có giá trị thấp và đặc tính của nó là luân chuyển nhanh.

- Tài sản ngắn hạn khác : bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết quả chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn…

 Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong vòng một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm, bao gồm vay ngắn hạn, tiền trả cho người bán, cho cán bộ công nhân viên, cho Nhà nước, nợ dài hạn đến hạn trả… Các khoản nợ này thường được trang trải bằng tài sản lưu động hoặc các khoản nợ ngắn hạn mới phát sinh.3

3. Ý nghĩa, vai trò của vốn lưu động ròng đối với doanh nghiệp


3 Phân tích tài chính doanh nghiệp – Tập thể tác giả - NXB Thanh niên - 2000

Nguyên tắc cơ bản của tài chính là tài sản ngắn hạn phải được hình thành từ nguồn vốn ngắn hạn. Cách tài trợ này giúp cho doanh nghiệp có được sự ổn định, an toàn về mặt tài chính. Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, các giao dịch tài chính không phải lúc nào cũng diễn ra theo nguyên tắc đó. Chính vì vậy xuất hiện sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và các nguồn vốn ngắn hạn. Khoản chênh lệch đó chính là vốn lưu động ròng. Vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu rất quan trọng cho việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp . Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.

- Vốn lưu động ròng > 0

Trong trường hợp này nguồn tài trợ từ các nguồn vốn là tốt. Toàn bộ tài sản cố định được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn một cách rất ổn định. Doanh nghiệp không những đủ vốn dài hạn tài trợ cho các tài sản cố định của mình mà còn thừa để tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn. Đồng thời, khi vốn lưu động ròng dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.

- Vốn lưu động ròng < 0

Trong trường hợp này, tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Điều này có nghĩa rằng, doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư dài hạn. Điều này khá nguy hiểm bởi khi hết hạn vay thì phải tìm ra nguồn khác để thay thế. Đây chỉ là một giải pháp tình thế. Nếu điều này xảy ra liên tục thì sự tồn tại của doanh nghiệp bị đe dọa, doanh nghiệp có thể bị đẩy tới giải pháp là bán tài sản cố định hay là thanh lý. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp không tốt và khả năng rủi ro cao do tài sản cố định phải tài trợ bằng nợ ngắn hạn.

- Vốn lưu động ròng = 0 ( rất ít khi xảy ra)

Tình hình tài chính của doanh nghiệp như vậy là tương đối lành mạnh. Nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản cố định. Còn tài sản lưu động đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn.

Ý nghĩa của việc phân tích vốn lưu động ròng: Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chính sách tài trợ của doanh nghiệp đối với các hoạt động phát sinh trong kỳ. Vốn lưu động ròng dương là một dấu hiệu an toàn và vững chắc đối với sự tài trợ của doanh nghiệp.

4. Đặc điểm vốn lưu động ròng‌

Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản ngắn hạn nên vốn lưu động ròng của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

- Vốn lưu động ròng trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.

- Vốn lưu động ròng chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng bao gồm một số loại chính là tiền, hàng tồn kho và khoản phải thu. Sự thay đổi các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

- Tăng (giảm) tiền mặt : tiền mặt bao gồm tiền tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Đây là nhân tố lưu động nhất và hay thay đổi nhất. Sự thay đổi của lượng tiền mặt của doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự thay đổi tài sản ngắn hạn và làm thay đổi vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

- Tăng (giảm) các khoản phải thu: Các khoản phải thu là những khoản doanh thu doanh nghiệp đã thực hiện nhưng chưa thu được tiền về. Thu được tiền bán hàng sẽ làm giảm khoản phải thu và tăng luồng tiền vào, khách hàng mua chịu nhiều hàng hóa sẽ làm tăng khoản phải thu. Sự thay đổi khoản phải thu có thể phụ thuộc vào chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Ta thấy rằng để bán được nhiều hàng, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện thuận lợi cho người mua có thời gian để trả tiền. Điều này sẽ làm khoản phải thu gia tăng. Hoặc phụ thuộc vào ngành hoạt động, khách hàng chủ yếu phải thanh toán ngay thì khoản phải thu sẽ giảm xuống hoặc gần như là không có.Việc tăng (giảm) khoản phải thu sẽ dẫn đến việc tăng (giảm) nguồn tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi tăng (giảm) của vốn lưu động ròng.

- Tăng (giảm) hàng tồn kho: Tăng (giảm) hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa thu (từ hàng xuất bán) và chi (mua hàng nhập kho), tức là nó liên quan đến luồng tiền vào và luồng tiền ra của doanh nghiệp trong kỳ. Nếu hàng tồn kho cuối kỳ tăng so với đầu kỳ chứng tỏ số hàng mua vào trong kỳ nhiều hơn số hàng xuất bán trong kỳ. Điều này phụ thuộc vào chính sách sản xuất của mỗi doanh nghiệp, có thể tạo nên một lượng dự trữ hàng hóa lớn làm tăng lượng hàng tồn kho, hay tùy theo loại hình doanh nghiệp như các doanh nghiệp làm theo thời vụ, thì đến mùa vụ

số lượng hàng tồn kho sẽ giảm mạnh. Việc tăng (giảm) hàng tồn kho cũng làm tăng (giảm) tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, điều này sẽ ảnh hưởng vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

- Tăng (giảm) các khoản phải trả: Các khoản phải trả thể hiện số doanh nghiệp đã có nhưng chưa trả tiền người cung cấp. Nếu các khoản phải trả cuối kỳ giảm so với đầu kỳ chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp đã chi tiền để thanh toán các khoản phải trả kỳ trước chuyển sang. Việc tăng (giảm) khoản phải trả trong kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự tăng (giảm) nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu yếu tố này tăng quá cao, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho nợ ngắn hạn sẽ dẫn đến ảnh hưởng không tốn của doanh nghiệp.‌

II. Quản trị vốn lưu động ròng trong doanh nghiệp

1. Nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp

Trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp là lượng vốn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần của tài sản ngắn hạn gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Nhu cầu vốn lưu động ròng được xác định theo công thức sau :

Nhu cầu vốn lưu động ròng = (Tồn kho + Khoản phải thu) – Nợ ngắn hạn Trong thực tế, có thể xảy ra những trường hợp sau:

Nhu cầu vốn lưu động ròng âm tức là khoản tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Chính vì vậy các nguồn ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa và bù đắp đủ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động ròng âm là một tình trạng rất tốt với doanh nghiệp, với ý nghĩa là doanh nghiệp được các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tình trạng ngày không ngành nào, doanh nghiệp nào đạt được. Yếu tố quyết định là các thói quen về thanh toán trong các ngành nghề, tính chất của những mối quan hệ thương mại.

Nhu cầu vốn lưu động ròng dương tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Trong trường hợp này, các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ bên ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch. Để giảm nhu cầu vốn lưu động ròng, biện pháp tích cực nhất là giải phóng tồn kho và giảm các khoản phải thu.

2. Mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng

Việc so sánh giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng rất quan trọng cho việc đánh giá tình hình của doanh nghiệp. Bởi vì chỉ nhìn vào hai chỉ tiêu này một cách riêng lẻ, nhiều khi ta không đánh giá được hết tình hình.

Nhu cầu vốn lưu động ròng dương có nghĩa là doanh nghiệp cần vốn để tài trợ cho chu kỳ sản xuất kinh doanh vì nợ ngắn hạn không đủ cho những sử dụng ngắn hạn. Vốn lưu động ròng sẽ dùng để đáp ứng nhu cầu đó.

Cụ thể, ta xem xét ba trường hợp sau đây: Trong cả ba trường hợp giả định ban đầu là vốn lưu động ròng luôn dương, nghĩa là tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Các tham số đơn vị tiền tệ. Về phần tài sản cố định, tình trạng tài chính lành mạnh, ổn định.

Trường hợp 1 : Tồn kho và khoản phải thu là +5, nợ ngắn hạn là +3, giả định vốn lưu động ròng của doanh nghiệp là +3. Trong trường hợp này tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn (5>3). Như vậy sử dụng ngắn hạn lớn hơn các nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể huy động được, nhu cầu vốn lưu động ròng là +2. Để tài trợ cho phần chênh lệch này, doanh nghiệp cần phải sử dụng vốn lưu dộng ròng tức là phần vốn dài hạn không dùng để tài trợ tài sản cố định. Trong trường hợp này vốn lưu động ròng bằng 3 đủ bù vào nhu cầu phần trên. Còn lại 1 phần nguồn vốn mà doanh nghiệp không sử dụng tới, có hình thức vốn bằng tiền để trong ngân quỹ. Như vậy, vốn lưu động ròng của doanh nghiệp không những đáp ứng đủ nhu cầu về vốn mà còn dư tiền trong quỹ. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động ròng dương một cách thường trực như trường hợp trên thì vốn dài hạn không những tài trợ cho tài sản cố định mà còn tài trợ cho một phần sử dụng ngắn hạn nữa. Do đó, vốn lưu động ròng buộc phải dương thì tình hình tài chính công ty mới lành mạnh.

Trường hợp 2: Tồn kho và khoản phải thu là +4, nợ ngắn hạn là +5, giả định vốn lưu động ròng của doanh nghiệp là +2. Trong trường hợp này, nợ ngắn hạn lớn hơn các khoản phải thu và toàn bộ tồn kho (5>4). Như vậy, vay ngắn hạn từ bên ngoài thừa đủ để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Từ đó ta thấy, nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp là âm (-1). Vốn lưu động ròng dương (2). Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là +3. Ta có thể thấy doanh nghiệp quá nhiều tiền nhàn rỗi chưa dùng đến, nếu tình trạng này là tạm thời thì có thể chấp nhận đc. Thí dụ doanh nghiệp sắp được giao máy móc hoặc hàng hóa, lúc đó bên sử dụng

của bảng cân đối kế toán tăng lên,sự chênh lệch sẽ giảm hoặc mất đi, đồng thời doanh nghiệp phải dùng vốn bằng tiền trong quỹ để thanh toán. Nếu đây là một tình trạng lâu dài của doanh nghiệp thì ta có thể đánh giá rằng doanh nghiệp quá lãng phí trong việc sử dụng vốn. Vốn lưu động ròng dương trong trường hợp này là không cần thiết. Nguồn vốn dài hạn bằng tài sản cố định là đủ.

Trường hợp 3: Tồn kho và khoản phải thu là +5, nợ ngắn hạn là +2, giả định vốn lưu động ròng là +1. Trong trường hợp này, tồn kho và khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn (5>2). Nghĩa là nhu cầu về vốn lưu động ròng của doanh nghiệp là lớn hơn không(+3). Trường hợp này vốn lưu động ròng chỉ là +2. Như vậy vốn lưu động ròng không đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động ròng. Doanh nghiệp sẽ thiều hụt vốn, tình trạng này sẽ thể hiện với số vốn bằng tiền âm. Doanh nghiệp đang thiếu vốn bằng tiền do tồn kho và các khoản phải thu quá lớn. Thí dụ, tình trạng này có thể xảy ra khi vì một lí do nào đó, bắt nguồn từ doanh nghiệp hay từ môi trường kinh tế, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm do sản phẩm không phù hợp với thị hiếu khách hàng, hay vì một yếu tố bên ngoài làm cho doanh nghiệp không bán được hàng, khi đó hàng tồn kho sẽ tăng lên, gây ra nhu cầu vốn lưu động ròng. Nếu tình trạng này trầm trọng và kéo dài, doanh nghiệp không bán được hàng sẽ gặp khó khăn trong thanh toán và trang trải các khoản nợ.

Như vậy, chúng ta có thể rút ra nhận xét rằng: Để có tình trạng tài chính lành mạnh, điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp phải có vốn lưu động ròng lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng không. Nghĩa là tất cả tài sản cố định của doanh nghiệp phải được tài trợ bằng các nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên, đó không phải là điều kiện đủ. Doanh nghiệp còn phải có đủ vốn lưu động ròng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng để đảm bảo cho khả năng thanh toán của mình.

3. Nội dung quản trị vốn lưu động ròng trong doanh nghiệp

3.1. Quản trị tiền mặt

3.1.1. Khái niệm tiền mặt và quản trị tiền mặt

Tiền mặt bao gồm tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu), tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí