Mô Hình Hồi Quy Pool – Ols: Hồi Quy Kết Hợp Tất Cả Các Quan Sát

quy mô nợ có liên quan đến sự gia tăng lợi nhuận và do đó nợ cao hơn thì khả năng sinh lời sẽ cao hơn. Theo Abor (2005), do chi phí nợ ngắn hạn rẻ hơn nên khi doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn thì khả năng sinh lời sẽ cao hơn. Ngược lại, sự gia tăng các khoản nợ dài hạn sẽ làm giảm khả năng sinh lời do chi phí nợ dài hạn đắt hơn.

Gill, et al… (2011) Gill và các cộng sự của ông đã cùng nhau mở rộng nghiên cứu của Abor (2005) bằng việc khảo sát sự tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dịch vụ và sản xuất ở Mỹ. Dữ liệu nghiên cứu gồm dữ liệu tài chính của 272 công ty hoạt động trong ngành dịch vụ và sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán New York giai đoạn 2005 – 2007. Kết quả cho thấy, tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa nợ ngắn hạn và tổng nợ đến khả năng sinh lời đo bằng ROE đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nagnh2 dịch vụ; đồng thời nghiên cứu củ Gill và các cộng sự (2011) cũng tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ đến ROE đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất.

Mohammad Fawzi Shubita & Jaafer Maroof Alsawalhah (2012) Nghiên cứu này xem xét sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời bằng việc mở rộng nghiên cứu của Abor (2005) và Gill, et al… (2011). Nguồn dữ liệu được sử dụng bao gồm dữ liệu tài chính của 39 công ty hoạt động trong ngành công nghiệp niêm yết trên Sàn Chứng Khoán Amman trong khoảng thời gian 6 năm từ 2004 đến 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ âm giữa nợ và khả năng sinh lời. Điều này có nghĩa là sự tăng lên của nợ sẽ dẫn đến sự giảm xuống của khả năng sinh lời. Hay nói cách khác, nợ càng nhiều thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng thấp. Kết quả cũng cho thấy khả năng sinh lời tăng lên với các biên kiểm soát; quy mô công ty và sự tăng trưởng doanh thu. Sự phát hiện này của Mohammad Fawzi Shubita & Jaafer Maroof Alsawalhah (2012) mâu thuẫn với nghiên cứu trước như Abor (2005). Nguyên nhân của sự mâu thuẫn này có thể là do suy thoái kinh tế ở Jordan làm cho doanh thu của các doanh nghiệp này giảm xuống gây ra vấn đề về dòng tiền vào. Vì thế, các công ty ở Jordan bắt đầu rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ. Do đó, việc chủ nợ cần phải xem xét kĩ về dòng tiền, chất lượng tài sản, giá trị thị trường và tính ổn định của tài sản, khả năng thanh toán bằng tiền,v…v… thông qua các số liệu hằng năm là rất quan trọng vì điều đó sẽ làm giảm nguy cơ vỡ nợ và hạn chế tổn thất xảy ra trong việc cho vay nợ.

Ths. Đoàn Ngọc Phúc – Đại học Tài chính Marketing TP.HCM Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của 217 doanh nghiệp niêm yết trên 2 Sàn Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2007 – 2012. Các biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tổng nợ và các biến phụ thuộc đo lường hiệu quả hoạt động bao gồm ROA và ROE. Kết quả hồi quy cho thấy nợ dài hạn có tác động tích cực đến ROA và ROE, trong khi nợ ngắn hạn và tổng nợ có tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đo bằng ROA và ROE.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Nếu chương 2 đã đề cập đến các khái niệm, các lý thuyết về vốn lưu chuyển, cấu trúc vốn và một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu thì chương 3 sẽ nói về phương pháp nghiên cứu. Có thể nói, xác định đúng phương pháp nghiên cứu là một phần quan trọng, không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Nếu chúng ta có cơ sở lý thuyết tốt, mô hình được xác định đúng và có phân tích một cách cẩn thận, thì việc có được một kết quả nghiên cứu có ý nghĩa là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

3.1. Thu thập và xử lý số liệu:

Dữ liệu nghiên cứu của đề tài bao gồm 30 công ty ngành tiêu dùng thiết yếu được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), Việt Nam. Những công ty được đưa vào nghiên cứu phải có đầy đủ bộ dữ liệu trong giai đoạn 2013-2015, liên tục hoạt động trong giai đoạn này và tiếp tục hoạt động trong năm 2016.

Kế thừa từ bài nghiên cứu của Iluta Arbidane và Svetlana Ignatjeva (2012), đề tài xem xét mối quan hệ giữa các biến đại diện cho các thành phần của vốn luân chuyển và các biến đại diện cho tỷ suất sinh lợi là mối quan hệ tuyến tính.

Các biến được đưa vào mô hình bao gồm: tỷ suất sinh lợi gộp, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho theo ngày, chu kì khoản phải trả, vòng quay tiền mặt, tỷ số nợ, tỷ số thanh toán hiện hành, quy mô công ty.

3.2 Phương pháp đo lường các biến:

3.2.1 Biến phụ thuộc:

Performance (khả năng sinh lời của doanh nghiệp): đo lường bằng ROA và ROS, GOP


ROA Tỷ số này được dùng để đánh giá tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng TS để tạo ra lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thể hiện hiệu suất sử dụng TS của doanh nghiệp càng cao. ROA cho biết cứ 100 đồng TS đưa vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì thu được bao nhieu đồng lợi nhuận sau thuế.

ROS Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ doanh thu sau khi loại trừ thuế tất cả các chi phí. ROS cho biết cứ 100 đồng doanh thu có được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế . Chỉ tiê này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt.

GOP: (Lợi nhuận hoạt động gộp) Mục đích chính của quá trình hoạt động kinh doanh là để làm tăng giá trị tài sản cho cổ đông. Một công ty hoạt động tốt hay không có thể được đo lường thông qua lợi nhuận. Lợi nhuận của một công ty đơn giản là đo lường bao nhiêu thu thập có thể được tạo ra mà đã tính đến chi phí để bán hàng hóa đó. Nhìn chung, một biên lợi nhuận lớn nghĩa là công ty có khả năng giữ chi phí ở mức thấp nhất.

3.2.2 Biến độc lập:


Biến độc lập: biến độc lập được sử dụng là các thành phần cấu tạo nên việc quản trị VLC và cấu trúc vốn

RCP (average collection period): kỳ thu tiền bình quân được đo lường bằng các khoản phải thu bình quân chia cho doanh thu thuần sau đó nhân cho 360 ngày. Có rất nhiều quan điểm đề cập đến tác động của kỳ thu tiền bình quân lên khả năng sinh lời của công ty. Với chính sách thắt chặt kỳ thu tiền sẽ đảm bảo công ty thu tiền được về nhanh chóng đảm bảo cho các hoạt động đầu tư sinh lời cũng như khả năng thanh toán ngắn hạn từ đó làm tăng giá trị công ty. Một quan điểm khác cho thấy với 1 chính sách tín dụng thương mại thoáng công ty có thể giữ được và thu hút them nhiều khách hàng, điều này cũng dẫn đến làm tăng khả năng sinh lời của công ty.

ICP (inventory turnover in days): số ngày hàng tồn kho bình quân được đo bằng hàng tồn kho bình quân chia cho giá vốn hàng bán nhân cho 360 ngày. Các quan điểm thông thường cho thấy tác động của số ngày tồn kho lên khả năng sinh lời của công ty là nghịch biến, việc rút ngắn vòng quay hàng tồn kho sẽ đẩy nhanh quá trình kinh doanh làm tăng doanh thu và giảm các chi phí liên quan đến việc nắm giữ hàng tồn kho từ đó làm tăng khả nằng sinh lời của công ty. Mặt khác trong những thời kỳ lạm phát cao, hoặc thiếu hụt nguồn cung ứng thì công ty thường tích trữ hàng tồn kho nhiều hơn nhờ đó có thể giảm chi phí phải gánh chịu do lạm phát hoặc thiếu hụt nguồn cung ứng, với phương thức này cũng làm tăng khả năng sinh lời của công ty.

PDP (average payment period): kỳ thu tiền bình quân được tính bằng các khoản phải trả bình quân chia cho giá vốn hàng bán chịu nhân 360 ngày. Việc kéo dài kỳ thanh toán để dành cho các khoản đầu tư khác thì có thể làm mất uy tín của công

ty việc này có thể làm giảm khà năng sinh lợi của công ty vì thế công ty luôn muốn rút ngắn kỳ thanh toán bình quân.

CR (cash ratio): chúng tôi muốn đo khả năng đáp ứng đáp ứng đúng hạn các nghĩa vụ ngắn hạn. Tỷ lệ tiền mặt (tiền mặt/nợ ngắn hạn) nên duy trì ở mức thích hợp, nếu giữ tiền mặt quá cao cũng ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh lời của công ty.

SDA, LDA: Nợ là một nghĩa vụ của một công ty đối với công ty khác. Nợ có thể là trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Nợ ngắn hạn nghĩa là nợ cần phải trả trong vòng 1 năm. Mặt khác, nợ dài hạn có thời giạn phải trả lớn hơn 1 năm. Tỷ lệ nợ là mốt trong các chỉ số quan trọng để đo sức khỏe tài chính của một công ty. Một tỷ lệ nợ cao không phải là một dấu hiệu tốt đối với “sức khỏe” công ty, điều này có thểm làm cản trở các cơ hội có được các khoản cho vay trong tương lai. Vì vậy nó là rảo cản đối với sự phải triển của một công ty. Tuy nhiên nếu vay nợ ở một mức độ hợp lý thì công ty sẽ tận dụng được nguồn vốn vay được để sản xuất làm tăng lợi nhuận cho công ty cũng như hưởng được lợi ích từ tấm chắn thuế. Nợ của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

SIZE Quy mô công ty có thể ảnh hưởng đến thành quả của công ty theo một vài khía cạnh. Đầu tiên, nếu một doanh nghiệp là một chủ thể lớn trong thị trường thì nó sẽ năng lực trả giá cao để có được các thỏa thuận mua bán tốt với thời gian nhanh nhất với các nhà cung cấp. Quy mô lớn cũng giúp công ty dễ dàng vay mượn hơn. Công ty lớn sẽ có kênh phân phối rộng, hình thức quảng cáo đa dạng nên có thể dễ dàng tiếp cận, đưa hàng tới tay người tiêu dùng nhanh chóng và tạo dấu ấn khó phai trong tiềm thức của họ. Do đó những công ty quy mô lớn thường có lợi nhuận ổn định và luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định. Để xác định quy mô công ty và ảnh hưởng của nó lên quản trị vốn luân chuyển, logarit tự nhiên của tổng tài sản được sử dụng.

Kỳ vọng về dấu:


Bảng 2.1: Kỳ vọng về dấu


Biến

Cách tính

Dấu

ROA

LNST/ TTS


ROS

LNST/


GOP

DTT-GVHB


RCP

360*KPT/DTT

+

ICP

360*HKT/DTT

-

PDP

360*KPT/DTT

-

CR

TSNH/NNH

+

SDA

NNH/TTS

-

LDA

NDH/TTS

-

SIZE

LOGARIT TTS

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Quản trị vốn lưu động và cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời các công ty ngành tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM - 4

Nguồn: Tác giả

3.3 Mô hình nghiên cứu:

Biểu đồ 3.1: Khả năng sinh lợi và các nhân tố ảnh hưởng


Kỳ phải thu

Kỳ phải trả

Kỳ tồn kho

Khả năng sinh lời

Nợ dài hạn/ TTS


Nợ ngắn hạn/ TTS


CR

Quy mô công ty

(SIZE)

Nguồn: Tác giả Tự thực hiện

3.3.1Mô hình hồi quy Pool – OLS: Hồi quy kết hợp tất cả các quan sát


Yit = α1 + β1X1it +...+ βkXkit + Uit

Trong đó:

Yit: Biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kỳ t X2it, X3it: Biến độc lập của quan sát i trong thời kỳ t

Với mỗi đơn vị chéo, εi là yếu tố không quan sát được và không thay đổi theo thời gian, nó đặc trưng cho mỗi đơn vị chéo. Nếu εi tương quan với bất kỳ biến Xt nào thì ước lượng hồi quy từ hồi quy Y theo Xt sẽ bị ảnh hưởng chéo bởi những nhân tố không đồng nhất không quan sát được. Thậm chí, nếu εi không tương quan với bất kỳ một biến giải thích nào thì sự có mặt của nó cũng làm cho cho các ước lượng OLS không hiệu quả và sai số tiêu chuẩn không có hiệu lực.

Mô hình này có nhược điểm là:

Ràng buộc quá chặt về các đơn vị chéo, điều này khó xảy ra trong thực tế

Vì vậy, để khắc phúc các nhược điểm gặp phải ở mô hình Pure Pooled OLS, mô hình FEM và REM được sử dụng.

3.3.2. Mô hình tác động cố định (FEM)

Với giả định mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc.

Mô hình ước lượng sử dụng: Yit = Ci + β Xit + Uit * Trong đó

Yit : thời gian (năm). Xit : biến độc lập

Ci (i=1….n) : hệ số chặn cho từng đơn vị nghiên cứu. β : hệ số góc đối với nhân tố X.

Uit : phần dư.

Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn “c” để phân biệt hệ số chặn của từng doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng doanh nghiệp hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý, hoạt động của doanh nghiệp.

3.3.3. Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hưởng cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các đơn vị. Nếu sự biến động giữa các đơn vị có tương quan đến biến độc lập – biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.

Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, phần dư của mỗi thực thể (không tương quan với biến giải thích) được xem là một biến giải thích mới.

Ý tưởng cơ bản của mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên cũng bắt đầu từ mô hình:

Yit = Ci + β Xit + Uit

Thay vì trong mô hình trên, Ci là cố định thì trong REM có giả định rằng nó là một biến ngẫu nhiên với trung bình là C1 và giá trị hệ số chặn được mô tả như sau:

Ci = C + εi (i=1,...n)

εi : Sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai là σ2 Thay vào mô hình ta có:

Yit = C + β Xit + εi + uit hay Yit = C + β Xit + wit wit = εi + uit

εi : Sai số thành phần của các đối tượng khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng doanh nghiệp)

uit: Sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo từng đối tượng và theo thời gian.


Trong phần hồi quy nghiên cứu này sẽ lần lượt đi qua cả ba mô hình hồi quy tuyến tính thông tường Pooled OLS, FEM và REM để chọn mô hình thích hợp nhất.

3.4 Phương pháp nghiên cứu:

Trước tiên, các dữ liệu thu thập xong sẽ nhập liệu vào Excel.

Thứ hai, tính toán các giá trị ROS, ROA, RCP,ICP,PDP,CR, SDA, LDA, DA và SIZE theo công thức đo lường trực tiếp vào Excel.

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí