(4) Chính sách mở cửa của Chính phủ đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, góp phần kích thích xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư trong nước;
(5) Thực tế cho thấy, liên tục trong 5 năm trở lại đây, lợi tức thu được từ cổ phiếu ngân hàng của tất cả các ngân hàng TMCP đều cao hơn mức lãi suất tiết kiệm, chưa kể giá chuyển đổi cổ phiếu cũng không ngừng tăng với tốc độ cao…
Dự đoán các xu hướng tác động thuận lợi đối với cầu về cổ phiếu ngành ngân hàng như đã nêu ở trên sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, vì vậy, có thể nói, giải pháp phát hành cổ phiếu để tăng vốn tự có của các NHTM Việt Nam đã nêu ở trên có tính khả thi.
3.2.2.2. Sáp nhập các ngân hàng thương mại để tăng quy mô vốn tự có
Như chúng ta đã biết quy mô vốn tự có của các NHTM Việt Nam là rất nhỏ bé khi so sánh với các ngân hàng khác trong khu vực và thế giới. Trong khi đó, giải pháp phát hành cổ phiếu hoặc các giải pháp khác (nếu có) chỉ có thể cho phép tăng vốn tự có ở một mức độ nhất định và phải có lộ trình cụ thể trong từng giai đoạn. Để tăng nhanh quy mô vốn tự có, khẳng định tiềm lực mạnh của mỗi ngân hàng, chúng ta cần xem xét đến giải pháp sáp nhập các NHTM. Đối với các NHTM năng lực tài chính hạn chế, luôn luôn thiếu thanh khoản thì có thể sắp xếp theo hướng sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện và có sự định hướng rõ ràng từ cơ quan quản lý nhà nước song song với việc cải tổ lại cơ cấu vốn và hệ thống quản trị, tránh tình trạng chỉ tăng quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản mà không cải thiện mức độ an toàn sau khi sáp nhập. Theo tác giả, giải pháp sáp nhập các NHTM để tăng quy mô vốn tự có có tính khả thi cao vì ngoài lợi ích tăng quy mô vốn tự có, việc sáp nhập các NHTM Việt Nam còn đưa lại các lợi ích khác đảm bảo sự tồn tại và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam.
3.2.2.3. Tăng cường hiệu quả kinh doanh, tự bổ sung vốn tự có
Các NHTM có thể bổ sung vốn tự có bằng việc tăng cường lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong năm nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn. Phương pháp này giúp ngân hàng tăng vốn tự có mà không
phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được các chi phí huy động vốn thả nổi, không tốn kém chi phí, không phải hoàn trả đồng thời không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng cũng như không đe dọa đến việc mất quyền kiểm soát của các cổ đông hiện thời.
Có thể nói, đây là giải pháp an toàn lâu dài và đảm bảo tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Vì vậy, cần ưu tiên để thực hiện giải pháp này. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ có thể áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều đặn. Sự tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng trong những năm gần đây đã bị giảm sút so với trước, buộc nhiều ngân hàng phải phát hành cổ phiếu và giấy nợ không đảm bảo để phụ thêm vào nguồn vốn tự có của mình. Bên cạnh đó, NHNN có thể xem xét và ban hành quy định về việc giữ lại một tỷ lệ nhất định và hợp lý từ nguồn lợi nhuận thu được hàng năm để tăng vốn tự có của các NHTM Việt Nam.
3.2.2.4. Kiên quyết áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp
Như đã nêu ở trên, trong thời gian qua, mặc dù đã rất tích cực trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị và phòng ngừa rủi ro tín dụng, song nhìn chung hiệu quả thực hiện các chuẩn mực đó vẫn chưa cao, vì vậy, tính an toàn trong hoạt động của các NHTM hoàn toàn chưa được bảo đảm. Khắc phục tình trạng này, các NHTM phải nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ theo đúng tính chất và khả năng thu nợ của từng khoản vay/khách hàng vay. Các khoản vay dù mới trong giai đoạn gia hạn nợ, chưa có nợ quá hạn cũng buộc phải xem như các khoản nợ xấu…
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, trong mấy năm gần đây, các NHTM bắt đầu phải trả giá khá lớn cho các loại hình rủi ro mới là rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Do vậy, để đảm bảo sự hoạt động an toàn của ngân hàng thương mại, các ngân hàng cần sớm có quy định về việc quản lý và ngăn ngừa hai loại rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo đúng mô hình và thông lệ quốc tế và xây dựng cho mình một khung quản trị rủi ro hiệu quả.
Nền móng cơ sở vững chắc cho hoạt động quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam chính là khung quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế, bao gồm chính sách, cơ cấu
tổ chức, quy trình và giải pháp phần mềm trong nội bộ ngân hàng. Trong bối cảnh hiện tại, các NHTM hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của NHNN, do vậy, các NHTM cần xem xét kỹ lưỡng để quyết định lựa chọn khung quản trị rủi ro sao cho đáp ứng được những yêu cầu cơ bản theo chuẩn mực quốc tế như:
- Chiến lược của ngân hàng và phương pháp quản trị rủi ro phải ăn khớp với
nhau;
- Xác định được các phương pháp thực hành quản lý và đo lường rủi ro;
- Đưa ra các công cụ chuẩn mực về xác định, đo lường, kiểm tra, giám sát,
báo cáo trong toàn hệ thống nhằm đưa vào chương trình quản trị rủi ro.
Để đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trên, các NHTM cần phải xác định chiến lược và phương pháp quản lý rủi ro đúng đắn; xác định vai trò, chức năng và trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận trong tổng thể bộ máy cơ cấu tổ chức; đưa ra các yêu cầu về thực hành quản lý rủi ro; phổ biến rộng rãi trong toàn hệ thống, nhất quán việc quản lý rủi ro; quan trọng hơn là ứng dụng các công cụ quản lý như: kiểm tra hạ tầng, tự đánh giá và kiểm soát rủi ro thông qua bảng hỏi (RCSA – Risk Control Self Assessment), thu thập dữ liệu sự kiện rủi ro/phân tích, dữ liệu tổn thất khác ngoài hệ thống, chỉ số rủi ro chính (KRI – Key Risk Indicator), phân tích kịch bản, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro (VAR – Value at Risk) và báo cáo, phân bổ vốn chịu rủi ro; từ đó có các phương án phòng tránh rủi ro như: mua bảo hiểm/chuyển rủi ro.
Hình 3.1: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tại nhiều NHTM trên thế giới
Nguồn: DeutchBank
Sau khi xây dựng được mô hình tổ chức quản trị rủi ro, các NHTM cần thực hiện các bước theo quy trình chuẩn của thông lệ quốc tế nhằm xác định rủi ro trong chính sách, quy định, quy trình và cả văn hóa, thói quen làm việc của các bộ trong nội bộ ngân hàng. Trong quy trình quản trị rủi ro, việc thu thập dữ liệu rủi ro trong quá khứ và hiện tại của NHTM được thực hiện từ các nguồn:
- Từ các hoạt động nghiệp vụ, các phòng/ban/đơn vị trong hệ thống (ở đây, các trưởng phòng/ban/đơn vị có trách nhiệm khai báo và lưu trữ các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ);
- Các bộ phận giám sát, kiểm soát có trách nhiệm khai báo và lưu trữ các rủi ro phát sinh trong quá trình kiểm tra, kiểm soát;
- Chiết xuất lỗi, sự cố và tổn thất từ các hệ thống khác trong ngân hàng như core banking, các module: internet banking, thẻ, treasury,…
- Ngoài ra, còn từ các nguồn cung cấp dữ liệu tổn thất bên ngoài như: RX – Riskdata eXchange, BIS – Bank of International Settlement hoặc từ các sự kiện rủi ro đã được báo chí đăng tải, sử dụng các nguồn dữ liệu bên ngoài và giả sử các sự kiện rủi ro hoặc các lỗi gây ra rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng mình để xác định mức độ tổn thất có thể xảy ra.
Trên cơ sở thu thập các dữ liệu rủi ro, NHTM tiến hành việc đo lường rủi ro bằng hai phương pháp: đo lường định tính và định lượng. Đối với đo lường định lượng thì việc lưu trữ dữ liệu là quan trọng nhất. NHTM phải lưu trữ ít nhất 3 năm các dữ liệu rủi ro và chất lượng dữ liệu phải có kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính đúng đắn trong việc tính toán. Hơn nữa, việc đo lường định lượng mức độ tổn thất cũng rất phức tạp, bởi 1 sự kiện rủi ro có thể gây tổn thất làm phá sản một hệ thống ngân hàng, nhưng cũng có rất nhiều sự kiện rủi ro thường hay phát sinh lại gây tổn thất rất nhỏ.
Xác định/
Nhận dạng
Đánh giá
Đo lường
Giám sát và
báo cáo
Kiểm soát và
hạn chế RR
1
Tự đánh giá RR
Đo lường giá trị RR
Kế hoạch hành động
Giám sát/ báo cáo
AMA (LDA/ sbAMA) |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Khả Năng Áp Dụng Hiệp Ước Basel Trong Công Tác Quản Trị Rủi Ro Tại Các Nhtm Việt Nam
- Định Hướng Chiến Lược Phát Triển Và Hội Nhập Của Ngành Ngân Hàng Việt Nam
- Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Của Các Nhtm Việt Nam Theo Hiệp Ước Basel
- Nhóm Giải Pháp Nhằm Đáp Ứng Nguyên Tắc Thị Trường, Công Bố Thông Tin
- Quy Định Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Vai Trò Quản Trị Rủi Ro Các Cấp Tại Nhtm Việt Nam
- Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel - 24
Xem toàn bộ 277 trang tài liệu này.
Báo cáo chi tiết/tổng thể |
Văn hóa rủi ro | |||
KRI (chỉ số RR chính) EWS (hệ thống cảnh báo sớm) | Quản trị dữ liệu sự cố tổn thất | - Đào tạo bằng |
8 phân hệ: RSA (Tự đánh giá RR)/KRI (Chỉ số RR chính)/EWS (Hệ thống cảnh báo sớm)/Quản trị dữ liệu sự cố, tổn thất/ Đo lường/Giám sát và báo cáo/Văn hóa RR/Kế hoạch hành động
2
Đánh giá RR từng phần/
toàn phần
SA
1
5
Phân tích
KRI
Phân tích
chỉ số EWS
2
- Thu thập dữ liệu tổn thát bên trong/bên ngoài
- CSDL
Phân tích quy trình
Tính toán/điều chỉnh giá trị
RR
Quản trị
EWS
3 Kiểm soát, nhận dạng RR
4
Đánh giá
biện pháp
kiểm soát
CSDL KRI
và sử dụng
RSA/KRI (EWS)/
sự cố RR
- Phân tích đánh giá
5 - Quan sát mức độ
ngưỡng ở trên của RSA, KRI, tổn thất
- Lựa chọn mục tiêu của kế hoạch hành động
- Thực hiện và giám sát kế hoạch hành động
tranh
- Đào tạo trên Web
- Đánh giá hiệu suất
Hình 3.2: Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả theo thông lệ quốc tế
Nguồn: BIS
Bằng cách thu thập dữ liệu rủi ro, tổn thất từ các nguồn khác nhau, NHTM sẽ đánh giá mức độ rủi ro trong trong các hoạt động theo từng phòng/ban nghiệp vụ để xác định đâu là rủi ro chính tại từng phòng/ban trong từng hoạt động nghiệp vụ đó; đồng thời phân mức độ rủi ro theo cấp độ quan trọng từ thấp đến cao (Risk Hierarchy).
Các dấu hiệu rủi ro sẽ được tập hợp tại bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách và bộ phận này thực hiện phân tích đánh giá và đo lường rủi ro, sau đó có trách nhiệm báo cáo lên Uỷ ban QLRR, Ban điều hành và Hội đồng quản trị. Điểm mấu chốt cuối cùng và có thể coi như yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM ở Việt Nam là sự quan tâm của Ban lãnh đạo cấp cao đến công tác quản trị rủi ro, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc quyết định chiến lược, khung quản trị rủi ro và yêu cầu các cấp từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ phải nghiêm túc thực hiện quản trị rủi ro kể từ khâu nhập dữ liệu rủi ro đến việc báo cáo và giám sát rủi ro đối với từng nghiệp vụ chuyên môn, sản phẩm dịch vụ trong hoạt động ngân hàng.
3.2.3. Nhóm giải pháp đáp ứng các chuẩn mực của Basel về quy trình rà soát, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng
3.2.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
(i). Đổi mới mô hình tổ chức cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng hiện nay theo hướng xây dựng hệ thống giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thuộc NHNN tập trung, theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương tương đối độc lập, thống nhất về tổ chức, hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo, điều hành. Xây dựng thanh tra ngân hàng trở thành cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng theo mô hình Tổng Cục Giám sát Ngân hàng, thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Tổng cục Giám sát ngân hàng chủ yếu thực hiện chức năng:
Xây dựng quy chế an toàn hoạt động ngân hàng;
Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng;
Giám sát (từ xa và tại chỗ) tập trung, thống nhất toàn bộ hệ thống các TCTD và thị trường tiền tệ;
Quản lý thị trường và dịch vụ ngân hàng;
Xử lý vi phạm.
Thành lập các Cục giám sát ngân hàng (không thuộc chính quyền địa phương và chi nhánh NHNN) ở các địa phương cần thiết để thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hoạt động ngân hàng theo ủy quyền của Thống đốc NHNN.
Tổng cục giám sát ngân hàng điều hành toàn bộ hệ thống giám sát ngân hàng và các Cục giám sát ngân hàng. Mục tiêu hoạt động của Tổng cục giám sát ngân hàng là bảo đảm sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, bảo vệ người gửi tiền.
Trên cơ sở phân biệt giữa chức năng thanh tra hành chính và chức năng thanh tra chuyên ngành ngân hàng theo Luật Thanh tra, mô hình tổ chức cơ quan thanh tra ngân hàng được đề xuất chủ yếu nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ngân hàng.
Việc đưa ra mô hình tổ chức cơ quan giám sát ngân hàng gắn liền với định hướng đổi mới của NHNN theo hướng thành lập các chi nhánh NHNN khu vực và xây dựng NHNN trở thành NHTW hiện đại với cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn.
TỔNG CỤC GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
Ban Cấp
phép
Ban Quy chế và chính sách giám
Ban Giám sát các NHT M
Ban Giám sát các TCTD
phi NH
Ban Giám sát tổ chức tài chính vi mô
Ban xử lý và kỷ luật
Ban Quản lý thị trường và dịch vụ NH
Văn phòng
Trung tâm thông tin dữ liệu
Các cục giám sát NH địa phương
Hình 3.3: Mô hình tổ chức Tổng cục Giám sát Ngân hàng
Bên cạnh đó, đến thời điểm phù hợp, có thể tách cơ quan giám sát ngân hàng ra khỏi chức năng điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời bổ sung chức năng giám sát không chỉ với các NHTM mà tăng cường giám sát tổng thể cả các tổ chức tài chính khác như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong lĩnh vực chứng khoán hay các công ty bảo hiểm và các loại hình trung gian tài chính khác.
Song song đó, NHNN phải ban hành quy định yêu cầu các NHTM nộp kinh phí để duy trì hoạt động của cơ quan giám sát bởi hoạt động giám sát này phần lớn lợi ích là bảo vệ ngân hàng và giúp ngân hàng giảm chi phí rủi ro.
(ii). Đổi mới phương thức và nội dung hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát đi đôi với hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng; các quy định, chính sách quản lý các loại hình TCTD và hoạt động ngân hàng phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của ủy ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Hiệp ước Basel năm 1988- Basel I), từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II) sau năm 2012.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, trong đó giám sát từ xa được coi là nghiệp vụ quan trọng, có chức năng cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng; sử dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập làm công cụ hỗ trợ cho quá trình giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Nội dung giám sát của thanh tra NHNN (sau này là Tổng cục giám sát ngân hàng) bao gồm nhận dạng - đo lường – quản lý – xử lý rủi ro trong các lĩnh vực hoạt động của từng TCTD, toàn bộ hệ thống các TCTD và thị trường tiền tệ nhằm phát hiện sớm, chính xác rủi ro để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Mở rộng danh mục các đối tượng chịu sự thanh tra, giám sát thường xuyên của NHNN, bao gồm tất cả các hoạt động ngân hàng được định nghĩa theo Luật Ngân hàng do bất cứ đối tượng nào tiến hành, kể cả các ngân hàng chính sách và ngân hàng phát triển. Hoàn thiện quy chế kiểm toán độc lập đối với các TCTD cho