Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An - 15


thể thấy rằng mô hình đòi nợ này hiệu quả vẫn còn thấp không được như mong muốn vì hình thức đòi nợ chủ yếu là gọi điện thoại thúc giục khách hàng. Thực tiễn cho thấy việc xử lý được các khoản nợ nhất là nợ xấu ngoài việc ngân hàng cùng chung tay chia sẻ tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn giúp đỡ khách hàng thì muốn thu được nợ công tác đòi nợ phải quyết liệt bám sát địa bàn. Các khoản nợ xấu càng để lâu thì càng khó xử lý.

Các chính sách về tín dụng của BIDV thời gian vừa qua ban hành mới và thay đổi quá nhiều làm cho đội ngũ cán bộ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng khi áp dụng cho các khoản vay dẫn đến vi phạm quy trình, quy chế tín dụng. Trong thời gian tới BIDV cần phải xây dựng hoàn thiện và ổn định những quy định cốt lõi về chính sách tín dụng.

BIDV đã và đang triển khai hình thức phê duyệt cấp tín dụng tập trung, tuy nhiên có một số chuyên gia phê duyệt còn thiếu tính thực tế, không hiểu hết được tính thời sự tại các địa phương do đó đã đưa ra các ý kiến phê duyệt máy móc, cứng nhắc… Vì vậy các chuyên gia phê duyệt cần phải am hiểu thực tế, am hiểu ngành nghề, am hiểu được tình hình kinh tế tại các địa phương để đưa ra các ý kiến phê duyệt phù hợp nhất. Có như vậy mới cải thiện nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống.

Thường xuyên đưa ra các thông tin, cảnh báo về những lĩnh vực, ngành hàng đang tiềm ẩn rủi ro để các đơn vị kinh doanh chủ động phòng ngừa, hạn chế rủi ro.

BIDV cần hoàn thiện hơn nữa các quy định hướng dẫn việc bảo đảm tiền vay nhất là đối với các tài sản thế chấp là kho hàng, quyền đòi nợ, hàng hóa luân chuyển, máy móc thiết bị đặc chủng chặt chẽ và dễ áp dụng để vừa bảo đảm hạn chế rủi ro, vừa có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh.

Công tác kiểm toán nội bộ không chỉ là kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy trình quy chế của ngân hàng mà cần phải thông qua hoạt động giám sát từ xa, chủ động cảnh báo những sai sót trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh kịp thời để có thể xử lý ngay các rủi ro từ khi mới phát sinh

Cập nhật và bổ sung thường xuyên Cẩm nang tín dụng: cẩm nang tín dụng hướng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt động tín dụng là dựa vào các quy định của Pháp luật, sự phát triển của các


sản phẩm tín dụng, do đó nó luôn luôn biến động và cần cập nhật một cách kịp thời. Từ 2010 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành sổ tay tín dụng để nâng cao hiểu biết nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Từ đó đến nay, mặc dù đã có nhiều thay đổi về quy trình tín dụng, văn bản pháp lý, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng mới … nhưng vẫn chưa có sự cập nhật và thay đổi, bổ sung kịp thời. Điều này đã làm hạn chế khả năng hệ thống và nắm bắt các vấn đề mới trong nghiệp vụ tín dụng của cán bộ. Do đó cần thực hiện việc rà soát, tái bản có điều chỉnh sổ tay tín dụng, 06 tháng lần đề cập các văn bản pháp lý, các quy định, quy trình, mẫu biểu mới đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng cần phải được thêm nhiều yếu tố về tính địa phương của từng vùng. Có như vậy mới phản ánh được hết mức độ rủi ro tổng quát của từng khách hàng.

Bổ sung nhân lực, vật lực cho Khối Quản trị rủi ro của ngân hàng để xây dựng khối này thành một đơn vị chủ lực trong việc phòng ngừa, giải quyết xử lý các rủi ro nói chung, rủi ro tín dụng nói riêng trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An - 15


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của BIDV Tràng An thời gian qua, các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của BIDV Tràng An; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy trình tín dụng, hỗ trợ thông tin…cho BIDV, góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống. Đồng thời cũng kiến nghị Ngân hàng nhà nước, Chính phủ các doanh nghiệp một số vấn đề để tạo lập môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững.


KẾT LUẬN


Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đã và đang chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng thực hiện. Đề tài luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An được chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách đối với hệ thống các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An nói riêng.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, về cơ bản luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

- Luận văn khái quát hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại

- Luận văn đã xây dựng hệ thống các phương pháp nghiên cứu để thực hiện đánh giá, đo lường và tìm ra giải pháp khắc phục quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An.

- Đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An nói riêng. Bao gồm khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An; phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An; phân tích thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An; phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An. Qua đố đánh giá chung về công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An. Từ đó Đưa ra giải pháp tăng cường Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Đức Bình, (2015), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Đông Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương mại

2. Cosin D.H Pirotte (2001), Advanced credit risk analysis p30 - 35. (dịch tiếng việt).

3. Hồ Diệu (2017), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phan Thị Thu Hà (2019), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải.

5. Trần Thị Thái Hà (2018), Các thị trường và định chế tài chính, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thu Hiền (2019), QTRR tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Thương mại

7. Phí Trọng Hiển (2019), Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề, trang 8-13.

8. Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro trong Ngân hàng thương mại, Tạp chí phân tích kinh tế.

9. Tô Ngọc Hưng (2018), Thực trạng xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2017 - 2019 và một số khuyến nghị chính sách, Tạp chí Ngân hàng.

10. Nguyễn Minh Kiều (2013), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Đại Lai (2019), Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của một số nước trong khu vực, Tạp chí ngân hàng, Số chuyên đề, trang 41-45.

12. Nguyễn Danh Lam (2019), QTRR tín dụng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Thương Mại

13. Nguyễn Thị Thúy Ngân (2014), QTRR tín dụng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế & QTKD – Đại học Thái Nguyên.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN, ngày 22/4/2005 của NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Công văn số 8738/NHNNCNH ngày 25/09/2008 chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thực hiện chính sách trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN kể từ Quý IV/2008.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 41/2017/TT-NHNN ngày 30/12/2006 Hướng dẫn quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

17. Ngân hàng Nhà nước, Luật Ngân hàng Nhà nước (2010), Luật các tổ chức tín dụng (2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tràng An, Báo cáo tổng kết năm (2016, 2017, 2018, 2019, 2020).

19. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, báo cáo tổng kết thường niên của Khối QTRR (2016, 2017, 2018, 2019, 2020).

20. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sổ tay tín dụng.

21. Nguyễn Văn Ngọc (2018), Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

22. Quốc hội nước CHXHCNVN (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Quốc hội nước CHXHCNVN, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Tiến (2014), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Mỹ Tâm (2015), QTRR tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế & QTKD – Đại học Thái Nguyên

25. Nguyễn Văn Tiến (2017), Đánh giá và Phòng ngừa trong rủi ro kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/03/2023