Nhận Xét Chung Về Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Vpbank

về mục đích vay vốn là để tiêu dùng/đầu tư kinh doanh thì nhân tố vay để mua nhà/mua xe không còn ý nghĩa thống kê. Nghĩa là, ở một mức độ nào đó có thể hiểu, nếu khách hàng đó vay vốn ngân hàng để mua nhà/mua xe nhưng có thêm các hoạt động kinh doanh, tiêu dùng khác thì khả năng trả nợ cho ngân hàng cao hơn các khách hàng chỉ dùng để mua nhà/mua xe. Mặt khác, thực tế cũng đã chứng minh đối với những khoản cấp tín dụng liên quan đến mục đích mua nhà/xe thường là các khoản vay trung – dài hạn, thời gian cấp tín dụng kéo dài do đó khả năng phát sinh RRTD cao hơn đối với các khoản cấp tín dụng ngắn hạn với mục đích vay kinh doanh.

3.4. Nhận xét chung về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank

3.4.1. Một số kết quả đạt được

Ngân hàng đã xây dựng được mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo đúng chuẩn quy định quốc tế (Hiệp ước Basel 2) với 03 lớp phòng thủ, với mô hình này tất cả các thành viên trong hệ thống của VPBank đều phải tham gia quá trình quản trị rủi ro. Do vậy, mô hình này đảm bảo rủi ro trong mỗi nghiệp vụ của ngân hàng được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

Đối với tuyến phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở... Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trình vận hành khác; bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị.

Tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế. Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị danh mục…; giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân thủ…

Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ. Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nên việc đánh giá 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan.

Sau một thời gian tuân thủ nghiêm ngặt mô hình quản trị phòng thủ 3 lớp tại Ngân hàng là các chuẩn mực an toàn đã được tuân thủ và dần tiệm cận các chuẩn mực quản trị tiên tiến trên thế giới, đặc biệt, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi

ro trong mỗi nhân viên của ngân hàng. Mỗi cá nhân, từ chuyên viên khách hàng tới nhân viên các khối hỗ trợ, đều phải tuân thủ quy định, quy trình và ý thức được trách nhiệm đánh giá, phát hiện sớm rủi ro và tìm cách ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Điều này đã cho thấy rằng, VPBank đã quán triệt cho tất cả mỗi nhân viên cán bộ có một quan điểm rõ ràng đó là quản trị rủi ro được thực hiện bởi cả hệ thống, chứ không phải là trách nhiệm riêng của khối quản trị rủi ro. Đây chính là nền tảng giúp ngân hàng giữ vững, ổn định và phát triển hoạt động của mình.

Ngân hàng đã xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Thiết lập một môi trường quản trị rủi ro tín dụng phù hợp;

- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh;

- Duy trì một quy trình quản trị, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp;

- Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng

Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của VPBank được vận hành theo nguyên tắc độc lập và tập trung hóa. Với nguyên tắc này thì nhiệm vụ xây dựng chính sách, xác định giới hạn và kiểm soát rủi ro được thực hiện độc lập và tập trung tại đầu mối là Khối Quản trị rủi ro. Những báo cáo của Khối Quản trị rủi ro chính là cơ sở để Ban điều hành và Hội đồng quản trị đưa ra các quyết định về hoạt động tín dụng. Ngân hàng đã thực hiện sử dụng thẻ điểm cho từng phân khúc khách hàng khác nhau và từng sản phẩm; áp dụng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng đối với phân khúc khách hàng SME và khách hàng cá nhân, xây dựng các kịch bản stress testing nhằm ứng phó với những rủi ro không lường được trước phát sinh, từ đó giúp ngân hàng chuẩn bị được những biện pháp xử lý rủi ro phù hợp, kịp thời, giảm tối đa thiệt hại do rủi ro phát sinh, đảm bảo khả năng thu hồi, xử lý nợ quá hạn…

VPBank cũng đã xây dựng được nhiều mô hình mới bằng các kỹ thuật tiên tiến theo chuẩn quốc tế, khai thác dữ liệu lớn góp phần chọn lọc khách hàng, tăng cường bán chéo, cải thiện chất lượng danh mục và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ sớm. Trong kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh của mình, VPbank xác định phân khúc thị trường tài chính tiêu dùng, các sản phẩm cho vay tín chấp, tín dụng tiểu thương. Đây là phân khúc chứa nhiều rủi ro bởi do phân khúc này thường phổ biến cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm. Chính vì vậy, VPBBank đã thực hiện nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm, thuê chuyên gia tư vấn quốc tế. Qua một thời gian phát triển phân khúc thị trường này, VPBank đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Cụ thể:

Dựa trên dữ liệu của các công ty viễn thông như Mobifone, Viettel, ngân hàng đã xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng trong hoạt động cấp tín dụng, bước đầu đem lại hiệu quả trong việc thu hút khách hàng mới cho Khối Khách hàng Cá nhân. Ngân hàng cũng đã triển khai mô hình phê duyệt tự động có sự hỗ trợ của các mô hình chấm điểm cho sản phẩm vay tín chấp, từ đó tăng chất lượng cấp tín dụng và xây dựng hệ thống Quản lý thông tin khách hàng doanh nghiệp (CLOS). Hệ thống CLOS cho phép quản lý tự động các khách hàng doanh nghiệp từ khi mở tài khoản, xếp loại khách hàng, cấp tín dụng đến theo dõi tài chính, thu hồi nợ sau này. Chính những điều này đã làm nên thành công của VPBank, theo thống kê, năm 2017, riêng đối với ngân hàng mẹ doanh thu dịch vụ ngân hàng bán lẻ của VPBank năm 2017 tăng hơn 66% so với năm 2016.Số lượng khách hàng bán lẻ của VPBank tăng lên đáng kể với hơn 2,7 triệu khách hàng, kéo theo số dư cho vay tăng trưởng vượt trội 83%. Về thẻ tín dụng, từ vị trí thứ 5 trong số các ngân hàng Việt Nam về số lượng thẻ phát hành và chi tiêu năm 2016, VPBank đã vươn lên vị trí số 3 về lượng thẻ phát hành và vị trí số 2 về chi tiêu trong năm 2017. Cụ thể, số lượng thẻ phát hành tới cuối năm 2017 đạt 198.000 thẻ, tăng 132% so với năm 2016, trong khi chi tiêu thẻ liên tục cán các mốc kỷ lục mới và vượt qua mức hơn 2.000 tỷ đồng chi tiêu mỗi tháng. Cuối năm 2018, VPBank là ngân hàng có số thẻ tín dụng đang hoạt động lớn nhất thị trường, với hơn 400.000 thẻ của ngân hàng mẹ và hơn 1 triệu thẻ của FE Credit. Vay tín chấp cá nhân (UPL), sản phẩm thế mạnh của VPBank, vẫn tiếp tục tăng trưởng với số dư tăng 54% và doanh thu tăng 114%. Hết năm 2018, sản phẩm UPL đã đóng góp 30% trong tổng doanh thu của toàn phân khúc khách hàng cá nhân. Đối với công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Viêt Nam Thịnh vượng (FE Credit) đang đạt tăng trưởng cho vay năm 2018 là 19%, tiếp tục củng cố vị trí đứng đầu, chiếm hơn 55% thị phần thị trường tài chính tiêu dùng.

3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một số hạn chế trong công tác quản trị RRTD tại VPBank

Công tác quản trị RRTD của VPBank hiện nay nhìn chung đã mang lại những sự thành công nhất định, quản trị RRTD tại ngân hàng được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn quốc tế và quy định của NHNN Việt Nam. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, trong quá trình triển khai quản trị RRTD vẫn còn gặp một số hạn chế:

Tổ chức bộ máy quản trị RRTD của VPBank hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, làm giảm hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro. Điều này được thể hiện trên 02 khía cạnh sau:

Tại vòng kiểm soát RRTD đầu tiên chính là các bộ phận kinh doanh, đối với bộ phận này, nhiệm vụ kiểm soát RRTD được thể hiện ngay trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hàng ngày của mình như: tiếp xúc khách hàng bao gồm việc đánh giá tính hợp lý nhu cầu tín dụng của khách hàng, đánh giá khả năng tài chính, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, uy tín của khách hàng, sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của khách hàng,…từ đó đưa ra những quyết định đề xuất cấp tín dụng phù hợp. Bên cạnh đó, thông qua những thông tin nêu trên, cán bộ ngân hàng cũng có thể phát hiện sớm những rủi ro có thể phát sinh trong thời gian quan hệ tín dụng với VPBank. Tuy nhiên, hiện nay những việc này vẫn còn những hạn chế đó là việc cán bộ tín dụng chưa thực sự đánh giá được tính chính xác trong toàn bộ những thông tin của khách hàng cung cấp, từ đó đưa ra những kết luận và đề xuất chưa thực sự phù hợp với năng lực của khách hàng. Chính những điều này đã dẫn đến những rủi ro phát sinh trong các khoản cấp tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, thực tế cũng phát sinh những trường hợp, cán bộ ngân hàng không đánh giá và cập nhật thông tin của khách hàng kịp thời, để xảy ra những rủi ro như nguồn trả nợ của khách hàng không đủ do hoạt động kinh doanh kém đi, ngành kinh doanh của khách hàng có xu hướng chậm phát triển dẫn đến mục đích vay kinh doanh của khách hàng không được đảm bảo,… đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra RRTD cho ngân hàng. Theo thống kê của tác giả, khi được hỏi về sự đánh giá của mình đối với các khoản cấp tín dụng, kết quả trả lời của các cán bộ ngân hàng theo thang điểm 5 (1= không đồng ý 5= hoàn toàn đồng ý) như sau:

Bảng 3.25. Kết quả về đánh giá khách hàng của cán bộ, nhân viên Vpbank

Đơn vị: %


STT

Nội dung

Tỷ lệ

Thang điểm

1

2

3

4

5


1

Tôi có thể đánh giá chính xác khả năng thực hiện nghĩa vụ

tín dụng của khách hàng



4,2


39,1


40,1


16,6

2

Tôi tin tưởng vào uy tín

khách hàng của tôi



46,3

41,9

11,8


3

Tôi tin tưởng khách hàng của tôi có khả năng kinh

doanh/sử dụng khoản vay có hiệu quả



10


38,4


22,1


29,5


4

Khách hàng của tôi chắc

chắn sẽ tìm mọi cách trả nợ cho ngân hàng



5,2


49,1


39,8


5,9

5

Khách hàng sử dụng khoản

vay đúng mục đích đăng ký


10,4

37

17,3

35,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng - 17

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả)

Như vậy, theo kết quả khảo sát trên thì việc đánh giá khả năng sử dụng vốn, thực hiện nghĩa vụ tín dụng, uy tín của khách hàng… đối với nhân viên ngân hàng là một vấn đề còn gặp hạn chế. Theo khảo sát thì các câu trả lời khi hỏi về những vấn đề này đều những người chọn điểm 3,4 là nhiều nhất, thông thường chiếm xấp xỉ 70% toàn bộ những người được phỏng vấn, như vậy là mặc dù các cán bộ ngân hàng đã có sự đánh giá tương đối chắc chắn về khách hàng, tuy nhiên vẫn còn xấp xỉ 30% cán bộ nhân viên chưa thực sự đáp ứng được điều này, dẫn đến quản trị RRTD của VPBank vẫn còn gặp phải hạn chế trong quá trình thực hiện. Điều này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu 2 của tác giả. Chính những hạn chế trong khả năng chuyên môn nghiệp vụ đã và đang làm cho VPBan thường xuyên nằm trong top các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao trong hệ thống các NHTM Việt Nam.

Sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong quản trị RRTD tại một số thời điểm còn chưa thực sự hiệu quả. Theo khảo sát khi được đặt câu hỏi về sự phối hợp giữa các khâu trong hoạt động tín dụng, vẫn còn dao động trong khoảng từ 15-18% số cán bộ nhân viên khảo sát chưa hài lòng với sự phối hợp trong các bộ phận tín dụng, điều này cũng tương đối phù hợp với đánh giá của khách hàng khi thực hiện khảo sát về sự hài lòng của họ đối với các khâu trong hoạt động cấp tín dụng tại VPBank. Những con số này là khá phù hợp với thực tế phát sinh của hoạt động tín dụng trong ngân hàng, như vậy giả thuyết nghiên cứu 1 của tác giả đưa ra không phù hợp. Rõ ràng rằng, tham gia vào quá trình tín dụng bao gồm nhiều bộ phận bao gồm: kinh doanh, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra giám sát sau cho vay, xử lý và thu hồi nợ. Mặc dù VPBank đã có quy định về sự phối hợp và trách nhiệm của mỗi bộ phận này với nhau, tuy nhiên mục tiêu hoạt động chính của những bộ phận này là khác nhau, do đó nhiều thời điểm sẽ phát sinh những hạn chế trong phối hợp với nhau để quản trị rủi ro trong những khoản cấp tín dụng. Đây cũng là hạn chế chung đối với hệ thống các NHTM.

Hạn chế gặp phải trong hoạt động thu thập dữ liệu thông tin khách hàng đầy đủ để có thể đánh giá được rủi ro của khách hàng một cách toàn diện. Xuất phát từ thực tế là việc thay thế thông tư 36/2014/TT-NHNN bằng thông tư 41/2016/TT- NHNN trong quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các NHTM, theo đó tổng giá trị tài sản có rủi ro được xác định theo mức độ rủi ro của các tài sản ngoại bảng và nội bảng. Với thông tư 41, đối với các tài sản này, để được công nhận là tài sản có rủi ro và áp dụng mức độ tính rủi ro theo quy định, các ngân hàng cần thu thập rất nhiều dữ liệu thông tin. Ví dụ: đối với các khoản phải đòi doanh nghiệp không phải là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì khi xác định hệ số rủi ro tín dụng, thông tư 41 yêu cầu cần phải có cá thông tin về doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở

hữu được xác định trên cơ sở số liệu Báo cáo tài chính năm (Báo cáo tài chính hợp nhất) được kiểm toán tại thời điểm gần nhất đối với các doanh nghiệp phải kiểm toán độc lập; Báo cáo tài chính năm (được kiểm toán, nếu có) nộp cho cơ quan thuế (có bằng chứng đã nộp cho cơ quan thuế) tại thời điểm gần nhất đối với doanh nghiệp không phải kiểm toán độc lập. Như vậy, đối với thực tế hoạt động của VPBank hiện nay, đối tượng khách hàng chiến lược của VPBank là các doanh nghiệp SME (đặc trưng của các doanh nghiệp này tại Việt Nam chưa có sự chuyên nghiệp trong việc báo cáo các hoạt động tài chính, kinh doanh) thì việc thu thập đầy đủ số liệu để tính toán mức áp dụng tỷ lệ rủi ro tín dụng là tương đối khó khăn.

Hạn chế trong quá trình quản trị RRTD vẫn còn một số sai phạm, lỗ hổng trong công tác hồ sơ tín dụng. Qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ tín dụng thì những sai phạm, lỗ hổng này chủ yếu tập trung vào việc cung cấp tài liệu kèm theo hồ sơ tín dụng có thể tại thời điểm kiểm tra đang chưa đầy đủ như: biên bản kiểm tra sau cho vay về tình hình tài chính sử dụng vốn, tình hình kinh doanh của khách hàng,…hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn cần cung cấp sau khi giải ngân nhưng chưa thu thập được,…

Nguyên nhân những hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Các văn bản quy định và hướng dẫn quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nước còn có sự hạn chế. Hiện nay, mặc dù NHNN đã có những văn bản hướng dẫn thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2, tuy nhiên vẫn còn thiếu những văn bản quy định liên quan đến hoạt động xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hoạt động cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Các NHTM tại Việt Nam đang thực hiện tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính vì vậy có thể tiêu chí chấm điểm rủi ro tín dụng đối với cùng một khách hàng ở các ngân hàng khác nhau sẽ không giống nhau, do đó có sự sai lệch giữa các NHTM trong việc đánh giá RRTD phát sinh đối với khách hàng.

Thứ hai, tại Việt Nam, việc sử dụng các thông tin của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập là tương đối khó khăn. Quá trình triển khai Basel II đòi hỏi sự tham gia của các tổ chức xếp hạng độc lập trong việc xác định rủi ro của tài sản tài chính, giao dịch hoặc đối tác. Tuy nhiên, tại Việt Nam hầu hết các doanh nghiệp hoặc tài sản tài chính không được xếp hạng. Nguyên nhân có thể là bản thân các khách hàng của các NHTM Việt Nam chưa được các tổ chức độc lập xếp hạng tín dụng, ngoài ra thực tế chi phí để thuê các tổ chức này thực hiện xếp hạng cũng khá cao vì vậy đa phần số lượng khách hàng của các NHTM tại Việt Nam đều chưa có thông tin xếp hạng tín dụng tại các tổ chức độc lập. Hệ thống chỉ tiêu và kết quả xếp hạng độc lập

là cơ sở quan trọng để các NHTM thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, cũng như có các điều chỉnh cách thức, nội dung, phương pháp xếp hạng đảm bảo tính chính xác. Chính vì thiếu nguồn thông tin này nên chất lượng xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn tới khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc đánh giá và định giá khách hàng. Theo Hiệp ước Basel 2, cơ quan quản lý được quyền xem xét, đánh giá việc các ngân hàng có đủ tiêu chuẩn sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ để phân loại, đánh giá xác suất vỡ nợ của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chưa có đủ nguồn nhân lực có đủ trình độ và kinh nghiệm để đánh giá, thẩm định hệ thống đánh giá rủi ro của các ngân hàng.

Thứ ba, hệ thống thông tin, dữ liệu khách hàng chưa đầy đủ, đồng bộ, minh bạch và tin cậy. Theo Entrofine (2014), để thực hiện Basel II, các ngân hàng cần có tối thiểu 635 trường dữ liệu (data fields) về thông tin khách hàng, các khoản phải đòi theo nhóm khách hàng, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng, giao dịch với đối tác, các biện pháp giảm thiểu rủi ro (Risk Mitigation Techniques), trích lập dự phòng, các giao dịch trên sổ kinh doanh. Quan sát của Entrofine (2014) cũng cho thấy chênh lệch về cơ sở dữ liệu trung bình của các ngân hàng ở Việt Nam so với yêu cầu của Ủy ban Basel là 65%. Để đáp ứng yêu cầu này, các ngân hàng cần thời gian (2 – 3 năm) để làm dầy cơ sở dữ liệu, thu thập những trường dữ liệu còn thiếu thông qua việc sửa đổi quy định nội bộ và kết nối với CIC; từ đó xây dựng kho dữ liệu (data warehouse) phục vụ quản trị rủi ro theo Basel 2 [3]. Do đặc điểm của kinh tế thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện, tăng trưởng và phát triển, vì vậy những báo cáo thông tin về tình hình khách hàng vay vốn như: thu nhập, tình hình kinh doanh, … sẽ có thể không có được thông tin một cách chính xác, đầy đủ. Đây là một khó khăn lớn đối với các NHTM Việt Nam trong việc quản trị RRTD theo chuẩn quốc tế.

Thứ tư, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường cũng là một trong những nguyên nhân khách quan làm phát sinh RRTD, dẫn đến hiệu quả quản trị rủi ro không được như kỳ vọng. Vào thời điểm hiện tại, các hiệp định về tự do thương mại đã có hiệu lực, do vậy thị trường trong nước sẽ không còn là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh đó do tác động của lạm phát, giá cả các loại chi phí dịch vụ đều có chiều hướng gia tăng, chính những điều này đã làm cho các doanh nghiệp tại Việt Nam khó khăn lại chồng chất khó khăn. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đi xuống cũng sẽ làm suy giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ tín dụng đối với các NHTM.

Nguyên nhân chủ quan

Một là, nhân sự trong các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng còn có sự hạn chế về trình độ, nhận thức về quản trị RRTD. Thực tế, hiện nay đội ngũ quản trị RRTD tại ngân hàng đa phần đều từ các cán bộ tín dụng chuyển sang làm, mà yêu cầu đối với nhân lực hoạt động trong công tác quản trị RRTD phải là những người vừa am hiểu về hoạt động tín dụng, vừa phải có kiến thức về các mô hình quản trị rủi ro, đồng thời phải có kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động quản trị rủi ro. Vì vậy, đây là một trong những hạn chế làm giảm hiệu quả quản trị RRTD của VPBank. Bên cạnh đó hạn chế trong trình độ nhận thức của VPBank cũng được thể hiện trong cả hoạt động đánh giá, phê duyệt các khoản cấp tín dụng. Không phải tất cả năng lực của các cán bộ ngân hàng đều có sự đồng đều, một số cán bộ nhân viên vì chưa tích lũy đủ kinh nghiệm cũng như năng lực chuyên môn có thể dẫn đến có quyết định đề xuất, phê duyệt chưa thực sự chính xác. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động tín dụng cũng bị một số cán bộ nhân viên coi nhẹ. Những cán bộ ngân hàng này có thể vì lợi ích riêng mà gây ra tình trạng thông đồng với khách hàng làm hồ sơ giả mạo nhằm lợi dụng, lừa đảo chiếm đoạt nguồn vốn của ngân hàng. Những vấn đề này hoàn toàn có thể phát sinh trong hoạt động tín dụng của VPBank, theo kết quả khảo sát của tác giả, đối với cán bộ nhân viên VPBank công tác tại các vị trí liên quan đến hoạt động tín dụng, khi lấy ý kiến đánh giá về đội ngũ nhân viên ngân hàng có sự sáng tạo, linh hoạt trong từng đối tượng khách hàng thì có đến hơn 80% số người được hỏi đồng ý và hoàn toàn đồng ý điều này; còn đối với khách hàng của VPBank với câu hỏi về khả năng làm việc tốt, giải quyết vấn đề nhanh gọn cũng cho kết quả tương tự.

Hai là, mô hình quản trị RRTD của VPBank chưa có sự sắp xếp thực sự hợp lý ở một số bộ phận. Hiện nay, đối với hoạt động kiểm tra, giám sát sau cho vay của ngân hàng đang được thực hiện bởi 03 bộ phận đó là: giám sát tín dụng, kiểm soát sau vay và kiểm tra kiểm soát nội bộ. Mặc dù những bộ phận này có sự phân công nhiệm vụ về tần suất kiểm tra các khoản cấp tín dụng cụ thể như: đối với giám sát tín dụng, kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát theo đợt hoặc theo chuyên đề, còn đối với bộ phận kiểm soát sau cho vay, mỗi cán bộ của bộ phận này sẽ đi theo khoản cấp tín dụng trong suốt thời gian khách hàng quan hệ tín dụng với VPBank, tuy nhiên rõ ràng là về cơ bản thì nhiệm vụ của ba bộ phận này đều khá giống nhau, chính vì vậy, đôi khi có sự phối hợp chưa được thực sự tốt, còn có tâm lý ỷ lại. Mặt khác, quản trị RRTD không chỉ hiểu theo nghĩa là không để rủi ro xảy ra mà phải hiểu rộng hơn đó là việc đảm bảo cho các NHTM luôn duy trì lợi nhuận ổn định. Như vậy, chúng ta phải có sự song hành của hoạt động phát triển tín dụng nhưng cũng vẫn phải đảm

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 11/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí