DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Để thực hiện đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Phương Đông”,
tác giả
đã phân tích nhân tố
bên ngoài và bên
trong Ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng giai đoạn năm 2014 – 2016. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông, đồng thời đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng.
Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả đã phân tích về khái niệm quản trị rủi ro tín dụng, sự phát triển của mô hình quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại nói chung; quan điểm; chính sách về quản trị rủi ro tín dụng; những mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng; cơ cấu quản trị rủi ro tín dụng; hệ thống chính sách tín dụng; chính sách về nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của quản trị rủi ro tín dụng, tìm hiều khuân khổ đánh giá phân tích về hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông. Từ đó, tấc giả đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông trong đó cụ thể là các giải pháp sau: hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng; cải cách cơ cấu nhân sự bộ máy quản trị rủi ro tín dụng; cải thiện hoạt đông phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng; tăng cường quản trị rủi ro ở cấp độ danh mục, ngành hàng; hoàn thiện đo lường rủi ro tín dụng theo hướng lượng hóa rủi ro; hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Quản Trị Nhtm
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại là một thực thể kinh tế, hoạt động nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị của mình. Mục tiêu này đòi hỏi việc không ngừng tìm kiếm các giải pháp tăng cường lợi nhuận kinh doanh như gia tăng thị phần, đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện chất lượng các loại hình dịch vụ, ngân hàng thương mại cũng phải tập trung nghiên cứu ứng dụng các chính sách quản trị rủi ro để tạo hành lang bảo vệ cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tối ưu hóa các tổn thất tiềm tàng.
Hoạt động trong ngân hàng thương mại luôn phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng hết sức đa dạng và phức tạp, tiềm ẩn trong mọi nghiệp vụ từ thẻ, tiền gửi, tài trợ thương mại đến đầu tư, kinh doanh ngoại hối… với nhiều mức độ khác nhau, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng và trầm trọng nhất vẫn là rủi ro tín dụng, bởi tín dụng là hoạt động căn bản chủ yếu tạo ra khối lượng lợi nhuận lớn nhất, cũng như tổn thất lớn nhất của ngân hàng. Điều
này không chỉ đúng trên phương diện lý thuyết, mà được chứng minh rõ ràng
bằng thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong những năm 2014 đến 2016, ngân hàng thương mại phải đối mặt với những rủi ro lớn gây tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng xảy ra với tần suất khá cao, giá trị lớn. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng trước những gia tăng ngày càng lớn cả về độ rộng và tính phức tạp của rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại đã chú trọng nhiều hơn đến hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh và tiếp cận tới các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp
ước quốc tế Basel II. Một sự thay đổi mang tính cách mạng đã diễn ra trong
chiến lược hoạt động của ngành tài chính thế
giới nói chung cũng như
ngành
ngân hàng nói riêng: Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh đã trở thành chính sách nòng cốt, đóng vai trò nền tảng cho sự thành công dài hạn của các ngân hàng, chứ không phải các chính sách truyền thống về quản lý tăng doanh thu và
cắt giảm chi phí. Điều này xuất phát từ thực tiễn rằng, sau một thời gian dài chạy theo việc nâng cao lợi nhuận và thị phần bằng mọi cách và không tính toán, bù đắp hết các rủi ro tiềm ẩn, đa số các ngân hàng đã phải gánh chịu hậu quả trầm trọng là sự suy thoái chất lượng hoặc sụt giảm nghiêm trọng về thu nhập danh mục đầu tư tín dụng. Chính những kinh nghiệm thất bại diễn ra trên diện rộng, tại nhiều quốc gia đó đã dẫn tới sự thay đổi sâu sắc mang tính lịch sử trong quản trị, điều hành của các ngân hàng.
Xét riêng trong bối cảnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương
Đông, trải qua nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục và những cải cách toàn diện, sâu sắc về thực hành tổ chức, quản lý, công nghệ cũng như nhân lực, Ngân hàng đã đạt được những kết quả tiến bộ vượt bậc trong mọi mặt kinh doanh. Thế nhưng, những bài học trong quá khứ và những biến động lớn lao về kinh tế vĩ mô nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trong năm 2014 – 2016 và có thể trong cả một vài năm tới luôn nhắc nhở rằng, nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng luôn hiện hữu và đe dọa lớn tới sự phát triển bền vững của Ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông thuộc nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa, đang phải chịu áp lực cạnh tranh thị phần ngày càng trở lên gay gắt khi quá trình tái cơ cấu ngân hàng đang được đẩy nhanh để giải quyết các vấn đề nợ xấu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế theo Basel II. Để tồn tại và phát triển qua giai đoạn phức tạp này, và cao hơn nữa, để nâng cao toàn diện chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, nhanh chóng đạt được mục tiêu hòa nhập vào nền tài chính trong nước và thế giới, quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề mang tính cốt yếu trong chiến lược hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông.
Xuất phát từ
thực tế trên, tác giả
lựa chọn đề
tài:
“Quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông”. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả hy vọng có thể đề xuất các biện pháp thiết thực và
hiện hữu để Phương Đông.
quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần
2. Tổng quan nghiên cứu
Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề đang được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các lãnh đạo ngân hàng quan tâm. Hiện tại, có nhiều công trình nghiên cứu, thảo luận khoa học xung quanh vấn đề quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.
Giáo sư Ruth Taplin (2005), giám đốc trung tâm nghiên cứu Nhật Bản và Đông Á, chủ biên cuốn sách “Risk Management and Innovation in Japan, Britain and the USA”, cuốn sách nói về “Quản trị rủi ro và đổi mới ở Nhật Bản, Anh và Mỹ”. Theo đó, trong nghiên cứu có nói đến ngân hàng phát triển Nhật Bản DBJ về những thay đổi trong quản trị rủi ro tại ngân hàng này. Ngân hàng tập trung cho vay đối với các ngành công nghiệp và kỹ thuật góp phần thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản. Nghiên cứu cũng chỉ ra những thay đổi trong cách thức hoạt động nói chung cũng như thay đối trong công tác quản trị rủi ro nói riêng
của DBJ trong thời gian vừa qua. Trong đó, đánh giá cao sự nổ lực thay đổi
trong mục tiêu chiến lược, đề ra những chính sách tài chính đặc biệt, phù hợp với những mục tiêu mà DBJ hướng đến.
Tác giả Josel Basis (1998), cuồn sách “Risk Management in Banking” nói về các khải niệm cơ bản về rủi ro tín dụng và các mô hình quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên tác giả chỉ đưa ra các giải pháp ngăn ngừa rủi chứ không đi vào vấn đề quản trị rủi ro, tức là coi rủi ro như là một vấn đề ngân hàng phải chấp nhận hay nói cách khác coi rủi ro là vấn đề luôn xảy ra trong hoạt động tín dụng của ngânh àng, rủi ro luôn song hành và phụ thuộc vào “khẩu vị” rủi ro của mỗi ngân hàng.
Luận án văn thạc sỹ của tác giả Charles Velthius Kabudula (2015), trường Đại học Blantyre International “Analysis of the Credit risk management efficiency of Financial performance in Malawis Commerical Banking Sector”. Tác giả đã hệ
thống được cơ sở lý luận về các tài liệu, luật chuẩn mực về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Malawis. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và đưa ra giải pháp lại lan man sang nhiều chủ đề khác, chưa chú trọng vào việc đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp có tính thực tế.
Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Quang Hiên (2016), trường Học viện tài chính: “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội” đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng quân đội, trong đó nhấn mạnh vào khía cạnh pháp lý của hoạt động này. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Quân đội, có nhấn mạnh trọng tâm vào khía cạnh kỹ thuật nghiệp vụ và khía cạnh pháp lý của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Quân đội. Từ đó tác giả đã đề xuất một số kiến nghị (tập trung vào khía cạnh kỹ thuật, nghiệp vụ và pháp lý) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối ngân hàng Quân Đội.
Luận văn thạc sỹ Bùi Thị Hải Yến (2015), trường Đại học Quốc gia Hà Nội: “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam”. Tác giả đã trình bày gần như đầy đủ về vai trò công tác quản trị tín dụng cũng như các tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản trị tín dụng. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu trình bày dựa trên các văn bản pháp luật về quản trị tín dụng mà chưa thể hiện được tầm lý luận của chương này.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Lan Khanh (2010), trường Đại học Ngoại
Thương: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
– Thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã giải thích những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, trong đó có nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Trong các luận văn nghiên cứu trên, tác giả đã hệ thống hóa, phân tích và đưa ra sự lựa chọn về khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại; làm rõ vai trò và sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh; định hướng cho các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Phương Đông nói riêng trong quá trình xây dựng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Một số giải pháp đã và đang được triển khai trong thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Phương Đông. Điển hình là việc thay đổi mô hình tổ chức phục vụ công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu vẫn mang tính chất định tính, chưa chỉ ra được mô hình để quản trị rủi ro, đo lường rủi ro, tổn thất ngân hàng phải gánh chịu khi rủi ro tín dụng xảy ra. Bên cạnh đó, cơ sở lý luận chưa có tính hệ thống và cập nhật về rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2014
– 2016, khi mà việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực thi lộ trình quản trị rủi ro tín dụng trong đó có rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Phương Đông có một số khác biệt về hệ thống, chính sách và định hướng phát triển so với các chủ thể trên. Do vậy, trong luận văn này ngoài việc đưa ra các hệ thống cơ sở lý luận, tác giả sẽ mô tả toàn diện hệ thống, chính sách, biện pháp quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Phương Đông.
Những “khoảng trống” trên đây của các công trình nghiên cứu đã gợi ý tác giả những hướng nghiên cứu mới nhằm thực hiện tốt luận văn của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện hội nhập quốc tế và sự gia tăng áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Đặc biệt, luận văn đưa ra các mô hình về quản trị rủi ro tín dụng để có thể áp dụng trong hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại.
Trên cơ
sở phân tích thực trạng quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Phương Đông, luận văn chỉ ra những điểm chưa được, cần sửa đổi và hướng sửa đổi cụ thể trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Phương Đông. Tác giả
ra những biện pháp
thích hợp mà ngân hàng cần áp dụng để kiểm tra, giám sát tín dụng để nhằm đảm bảo an toàn vốn cho mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông từ năm 2014 đến năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài là: Phương pháp phân tích mô hình rủi ro của danh mục tài sản.
Phương pháp thống kê, so sánh: Đề tài sử dụng số liệu qua các báo cáo,
thống kê của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông cho phép phân tích đưa ra những nhận xét và các phương án để quản trị rủi ro tín dụng.
Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Trên cơ sở số liệu thống kê thu thập được, mô tả qua số tuyệt đối, số tương đối, xu hướng phát triển qua thời gian, kiểm định, luận văn sẽ tính toán rủi ro tín dụng dựa trên các số liệu của Ngân hàng TMCP Phương Đông.
6. Bố cục luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông.