Quản trị kinh doanh quốc tế - 1

LỜI MỞ ĐẦU


Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác dạy và học học phần Quản trị kinh doanh quốc tế cho đối tượng là sinh viên đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh thuộc Khoa Kinh tế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 4 chương, được trình bày trên 150 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có phần câu hỏi ôn tập.

Cách tiếp cận khi xây dựng tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế theo hướng khái quát hóa nội dung, diễn đạt để phù hợp với đối tượng chính là sinh viên đại học thuộc Khoa Kinh tế của Trường Đại học SPKT Nam Định.

Trong quá trình xây dựng tập bài giảng, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước; đặc biệt có sử dụng trích dẫn hoặc phát triển ý tưởng, nội dung của nhiều tác giả (nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo). Tập thể nhóm tác giả xin phép được sử dụng tài liệu của quý vị với vai trò là nền tảng cơ bản xây dựng tập bài giảng này nhằm góp phần phát triển những kiến thức về quản trị kinh doanh quốc tế đến gần với người đọc, tăng cường tính phổ biến về các kiến thức quản trị kinh doanh quốc tế, đặc biệt là kiến thức này có ý nghĩa thực tiễn cũng như kinh nghiệm lớn đến các hoạt động kinh doanh quốc tế với nhiều doanh hiện nay.

Cuối cùng, nhóm tác giả chúng tôi xin gửi những lời cám ơn trân trọng nhất tới các nhà nghiên cứu, các học giả, bạn bè, đồng nghiệp... đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, những lời góp ý quý giá để chúng tôi hoàn thành tập bài giảng này.

Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế có thể còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc.

NHÓM TÁC GIẢ

MỤC LỤC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 1

1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh quốc tế 1

Quản trị kinh doanh quốc tế - 1

1.1.1. Khái niệm, động cơ tham gia hoạt động và đặc trưng của động kinh doanh quốc tế 1

1.1.2. Các hình thức của kinh doanh quốc tế 2

1.1.2.1. Thương mại quốc tế 2

1.1.2.2. Kinh doanh tài chính - tiền tệ quốc tế 3

1.1.2.3. Kinh doanh các dịch vụ quốc tế 4

1.1.2.4. Đầu tư quốc tế 7

1.1.3. Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế 9

1.1.3.1. Các định chế trong kinh doanh quốc tế 9

1.1.3.2 Các chủ thể tham gia vào kinh doanh quốc tế 17

1.2. Quản trị kinh doanh quốc tế 20

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quản trị kinh doanh quốc tế 20

1.2.2. Môi trường kinh doanh quốc tế 21

1.2.2.1. Môi trường văn hóa trong kinh doanh quốc tế 21

1.2.2.2. Môi trường chính trị - luật pháp trong kinh doanh quốc tế 30

1.2.2.3. Môi trường thương mại quốc tế 40

1.2.2.4. Môi trường tài chính quốc tế 44

CÂU HỎI ÔN TẬP 49

CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC VÀ CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ 50

2.1. Chiến lược kinh doanh quốc tế 50

2.1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế 50

2.1.2. Quá trình hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế 51

2.1.3. Các cấp chiến lược kinh doanh quốc tế 56

2.1.4. Các loại chiến lược kinh doanh quốc tế 61

2.1.5. Các nhân tố chủ yếu tác động đến chiến lược quốc tế của công ty 65

2.2. Cấu trúc tổ chức của công ty quốc tế 67

2.2.1. Quản lý tập trung và phân cấp quản lý 67

2.2.2. Các loại hình của cấu trúc tổ chức 73

2.2.2.1. Cấu trúc phân nhánh quốc tế 73

2.2.2.2. Cấu trúc khu vực địa lý 74

2.2.2.3. Cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu 75

2.2.2.4. Cấu trúc ma trận toàn cầu 76

2.2.3. Các cơ chế phối hợp 77

2.2.4. Hệ thống kiểm soát 81

CÂU HỎI ÔN TẬP 85

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 86

3.1. Hình thức thâm nhập thông qua xuất khẩu và buôn bán đối lưu 86

3.1.1. Hình thức thâm nhập thông qua xuất khẩu 86

3.1.2. Hình thức thâm nhập thông qua buôn bán đối lưu 88

3.2. Hình thức thâm nhập thông qua hợp đồng 91

3.2.1. Hợp đồng sử dụng giấy phép 91

3.2.2. Hợp đồng nhượng quyền 96

3.2.3. Hợp đồng quản lý 98

3.2.4. Dự án chìa khóa trao tay 99

3.3. Hình thức thâm nhập thông qua đầu tư 100

3.3.1. Chi nhánh sở hữu toàn bộ 100

3.3.2. Liên doanh 102

3.3.3. Liên minh chiến lược 104

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức thâm nhập thị trường quốc tế 107

3.4.1. Môi trường văn hóa, chính trị và luật pháp 107

3.4.2. Quy mô thị trường 108

3.4.3. Chi phí sản xuất và vận chuyển 108

3.4.4. Kinh nghiệm quốc tế 109

CÂU HỎI ÔN TẬP 113

CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ 114

4.1. Quản trị sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu 114

4.1.1. Các lựa chọn về sản xuất 114

4.1.2. Lựa chọn phương thức sản xuất 121

4.1.3. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu 124

4.2. Quản trị nhân lực trong kinh doanh quốc tế 127

4.2.1. Đặc thù của quản trị nguồn nhân lực trong các công ty kinh doanh quốc tế ..127

4.2.2. Chính sách nhân sự quốc tế 128

4.2.3. Nội dung cơ bản của quản trị nhân lực trong kinh doanh quốc tế 131

4.2.3.1. Tuyển chọn và hồi hương 131

4.2.3.2. Đánh giá kết quả công việc 138

4.2.3.3. Chính sách thu nhập 139

4.2.4. Quan hệ lao động quốc tế 140

4.3. Quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế 141

4.3.1. Quản lý nguồn vốn 141

4.3.2. Quản lý dòng tiền mặt toàn cầu 142

4.3.3. Quản lý rủi ro ngoại hối 147

CÂU HỎI ÔN TẬP 152

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Thuận lợi và bất lợi của các chiến lược kinh doanh quốc tế 65

Bảng 3.1: So sánh hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng sử dụng giấy phép 96

Bảng 4.1 Chuyển lợi nhuận bằng chuyển giá 144

Bảng 4.2 Chuyển giá thông qua tránh thuế 145

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mô hình chi tiết quản trị chiến lược 53

Hình 2.2 : Mô hình các bước công việc trong giai đoạn hoạch định chiến 55

lược kinh doanh quốc tế

Hình 2.3: Cấu trúc phân nhánh quốc tế 74

Hình 2.4: Cấu trúc khu vực địa lý 75

Hình 2.5: Cấu trúc sản phẩm toàn cầu 75

Hình 2.6: Cấu trúc ma trận toàn cầu 76

Hình 2.7: Các cơ chế phối hợp chính thức 79

Hình 3.1 : Các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu 88

Hình 3.2: Các hình thức buôn bán đối lưu 90

Hình 3.3: Hình thức thâm nhập thị trường thông qua hợp đồng 96

Hình 3.4: Các hình thức thâm nhập thông qua đầu tư 106

Hình 3.5: Phân loại phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài dựa trên mức độ kiểm soát của công ty mẹ

107

Hình 4.1: Dòng chuyển tiền giữa các công ty con của công ty đa quốc gia 145

Hình 4.2: Mô hình dòng chuyển tiền giữa các công ty con của công ty đa quốc gia

146

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh quốc tế

1.1.1. Khái niệm, động cơ tham gia hoạt động và đặc trưng của động kinh doanh quốc tế

- Khái niệm hoạt động kinh doanh quốc tế:

Hoạt động kinh doanh quốc tế bao gồm mọi giao dịch kinh tế liên quan từ hai quốc gia trở lên với từ cách tư nhân hoặc của chính phủ. Nếu hoạt động của công ty tư nhân diễn ra nhằm tìm kiếm lợi nhuận thì hoạt động của chính phủ bảo trợ trong kinh doanh quốc tế có thể vì mục đích lợi nhuận hoặc không. Để đạt được mục tiêu quốc tế, công ty phải thiết lập các hình thức hoạt động quốc tế và chúng có thể khác nhiều so với hoạt động trong nước.

Việc tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế tùy thuộc vào các mục tiêu cũng như các phương tiện mà công ty sử dụng, sẽ tác động và bị tác động bởi môi trường cạnh tranh của quốc gia mà công ty hướng đến.

- Động cơ tham gia kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp:

+ Gia tăng doanh số bán hàng:

Doanh số bán hàng bị hạn chế do số người lưu ý đến sản phẩm hay dịch vụ của công ty và khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng. Các công ty có thể tăng tiềm năng doanh số bán hàng của họ bằng cách xác định thị trường tiêu thụ trên phạm vi quốc tế, vì số lượng người tiêu dùng và sức mua của họ đối với sản phẩm của công ty sẽ cao hơn ở phạm vi toàn thế giới nếu so với chỉ tiêu thụ trên phạm vi quốc gia riêng lẻ.

Thông thường, lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm bán được sẽ tăng lên khi doanh số bán hàng tăng lên. Nhiều công ty hàng đầu trên thế giới đã thu được hơn một nửa doanh số bán hàng của họ từ nước ngoài.

+ Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài:

Các nhà sản xuất và phân phối tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ cũng như các bộ phận cấu thành sản phẩm được sản xuất từ ngoại quốc có thể giảm chi phí cho họ. Điều này có thể làm cho doanh thu biên tăng lên hoặc việc tiết kiệm chi phí có thể chuyển sang người tiêu thụ, như thế sẽ cho phép công ty cải tiến chất lượng sản phẩm, hay ít ra cũng làm tăng tính khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo điều kiện gia tăng thị phần và lợi nhuận của công ty.

+ Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh:

Các công ty thường tìm cách tránh sự biến động bất thường của doanh số bán và lợi nhuận qua việc tiêu thụ hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Nhiều công ty khác lợi dụng thực tế để điều chỉnh thời gian của chu kỳ kinh doanh không giống nhau giữa các quốc gia khác nhau mà giữ vững doanh số bán. Trong khi doanh số bán sẽ

giảm đi ở một quốc gia đang bị suy thoái kinh tế thì sẽ lại tăng lên ở một quốc gia khác đang trong thời kỳ phục hồi.

Cuối cùng, bằng cách cung cấp cùng chủng loại sản phẩm hoặc các bộ phận cấu thành trên các quốc gia khác nhau, công ty cũng có thể tránh được hoàn toàn ảnh hưởng của sự biến động giá cả thất thường và sự thiếu hụt ở bất kỳ quốc gia nào.

- Đặc trưng của kinh doanh quốc tế

Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia và được thực hiện trong môi trường kinh doanh mới và xa lạ. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh không thể lấy kinh nghiệm kinh doanh nội địa để áp đặt hoàn toàn cho kinh doanh với nước ngoài. Các doanh nghiệp muốn kinh doanh ở môi trường nước ngoài một cách hiệu quả, trước hết phải nghiên cứu, đánh giá môi trường kinh doanh nơi mà doanh nghiệp muốn thâm nhập hoạt động. Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh trong nước (kinh doanh nội địa) thể hiện ở một số điểm sau:

+ Thứ nhất, kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước, còn kinh doanh trong nước là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia và giữa các tế bào kinh tế của quốc gia đó.

+ Thứ hai, kinh doanh quốc tế được thực hiện ở nước ngoài, vì vậy các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường này thường gặp phải nhiều rủi ro hơn là kinh doanh nội địa.

+ Thứ ba, kinh doanh quốc tế buộc phải diễn ra trong môi trường kinh doanh mới và xa lạ, do đó các doanh nghiệp phải thích ứng để hoạt động có hiệu quả.

+ Thứ tư, kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận bằng cách mở rộng phạm vi thị trường. Điều này khó có thể đạt được nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện kinh doanh trong nước.

1.1.2. Các hình thức của kinh doanh quốc tế

1.1.2.1. Thương mại quốc tế

- Khái niệm:

Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các doanh nghiệp của các quốc gia thông qua hành vi mua, bán. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế phải hoạt động trong môi trường có tính quốc tế và phải thường xuyên đối phó với những tác động của môi trường này. Việc tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế sẽ tùy thuộc vào các mục tiêu của công ty và các phương tiện mà công ty lựa chọn thực hiện.

- Vai trò của kinh doanh thương mại quốc tế:

+ Đối với doanh nghiệp: Thương mại quốc tế là một bộ phận của nền kinh tế liên quan đến quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ với các nước khác, cho nên trước hết nó thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua thương mại quốc tế,

các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm tạo cho doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững. Kinh doanh thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không những ở thị trường quốc tế, mà cả thị trường trong nước thông qua việc mua bán hàng hóa ở thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bạn hàng. Ngoài ra, kinh doanh thương mại quốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Đối với nền kinh tế quốc dân: Kinh doanh thương mại quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền sản xuất trong nước kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảy sinh các nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng... Kinh doanh thương mại quốc tế còn góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của quốc gia trên trường quốc tế.

1.1.2.2. Kinh doanh tài chính - tiền tệ quốc tế

- Khái niệm:

Tài chính quốc tế là hoạt động tài chính diễn ra trên phạm vi quốc tế. Đó là sự di chuyển các luồng tiền vốn giữa các quốc gia gắn liền với quan hệ kinh tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao,… giữa các chủ thể của các quốc gia và các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ ở mỗi chủ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể đó trong các quan hệ quốc tế.

- Cơ sở hình thành tài chính quốc tế:

+ Các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự, ngoại giao,… đòi hỏi phải có và làm xuất hiện quan hệ tài chính quốc tế.

+ Cùng với sự xuất hiện của tiền tệ như một vật trao đổi trung gian, tiền tệ dần có đầy đủ các chức năng trong trao đổi, thanh toán, trong dự trữ và chức năng tiền tệ thế giới. Chính chức năng trao đổi, thanh toán quốc tế của tiền đã là cơ sở cho việc hình thành và thực hiện các quan hệ tài chính quốc tế.

+ Thương mại quốc tế ra đời và phát triển làm thúc đẩy các khoản thanh toán và tín dụng giữa các quốc gia trong lĩnh vực đầu tư quốc tế và nhiều lĩnh vực khác.

+ Sự phát triển của khoa học công nghệ và xu thế hội nhập kinh tế, phương tiện giao thông ngày càng phát triển, nảy sinh quan hệ đầu tư quốc tế, hợp tác lao động, hoạt động du lịch quốc tế giữa các quốc gia làm cho các hoạt động tài chính quốc tế trong lĩnh vực này ngày càng sôi động.

- Quá trình phát triển của tài chính quốc tế:

Trong thời kì chiếm hữu nô lệ gắn liền với Nhà nước chủ nô, những hình thức sơ khai của quan hệ tài chính quốc tế như việc trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí