Những Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Quản Trị Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1 Khái niệm, vai trò và cơ cấu vốn huy động của NHTM

1.1.1 Khái niệm

NHTM ra đời cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Với chức năng là nhà trung gian tài chính, làm cầu nối giữa người gửi tiền và người vay tiền nên hệ thống ngân hàng đã trở thành một hệ thống huyết mạch quan trọng của nền kinh tế, là động lực thúc đẩy cho sự phát tiển của nền kinh tế.

NHTM là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với các nghiệp vụ chủ yếu là HĐV và cho vay. Ngoài ra NHTM còn thực hiện chức năng thanh toán và cung cấp nhiều hoạt động dịch vụ khác.

Quản trị HĐV của NHTM là quản trị quá trình HĐV nhằm đảm bảo cho NHTM luôn có đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh với chi phí hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.

Trong lĩnh vực quản trị hoạt động HĐV tiền gửi, hiệu quả quản trị HĐV tiền gửi đối với NHTM được hiểu là khả năng đạt mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng trên cơ sở thiết lập, tổ chức điều hành chiến lược, chính sách, chương trình HĐV. Đó chính là khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn một cách kịp thời, đầy đủ, an toàn và có hiệu quả dựa trên cơ cấu HĐV hợp lý với chi phí và rủi ro thấp nhất, có thể đồng thời thỏa mãn về lợi ích của các bên liên quan, trong đó có lợi ích của KH và nền kinh tế.

1.1.2. Chức năng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, NHTM thực hiện các chức năng sau đây:

- Chức năng thứ nhất: NHTM là trung gian tín dụng. Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản của ngân hàng và có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong

Quản trị huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 3


việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Thực hiện chức năng này, một là NHTM HĐV tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (trong các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, dân cư ... để hình thành nguồn vốn cho vay. Mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng sử dụng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Khi thực hiện làm trung gian tín dụng, NHTM đã huy động triệt để được các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp.

- Chức năng thứ hai: của NHTM là trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán. Khi các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được ngân hàng đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất là đối với những khoản thanh toán có giá tri lớn, cùng khác địa phương, mà nếu khách hàng tự thực hiện rất tốn kém và khó khăn. Trong khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông như séc, thẻ thanh toán ... đã tiết kiệm được cho xã hội rất nhiều về chi phi lưu thông.

- Chức năng thứ ba: NHTM cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, ngân hàng có nhiều điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp. Qua đó ngân hàng có thể làm tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộ tài sản có giá, làm đại lý phát hành chứng khoán cho các doanh nghiệp ... để nhận được khoản hoa hổng, phí sẽ vừa tiết kiệm chi phí vừa đạt hiệu quả cao.

1.1.3 Vai trò

Đối với ngân hàng

Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản, không thể thiếu của NHTM. Vốn huy động được giúp ngân hàng có đủ nguồn vốn kinh doanh, mở


rộng thị phần, giữ thế chù động trong kinh doanh và gia tăng lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng, tôn trọng các cam kết cùa ngân hàng với khách hàng.

Đối với khách hàng gửi tiền

Đối với các cá nhân, trước hết họ nghĩ đến việc bảo quản số tiền tạm thời nhàn rỗi của họ như thế nào cho an toàn, với mục đích như vậy họ mang tiền đến ngân hàng để gửi. Đối với các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh, hầu như tiền của họ đề tại ngân hàng là chủ yếu, họ gửi tiền vào ngân hàng không phải với mục đích tìm kiếm thu nhập mà chù yếu là để sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng, nhờ ngân hàng tiến hành thanh toán hộ các khoản phải trả và thu hộ các khoản phải thu của khách hàng

Đổi với nền kinh tế

Hoạt động HĐV của NHTM có vai trò giúp chuyển những khoản dự trữ, tiết kiệm thành những khoản đầu tư, chuyển những khoản vốn nhỏ lẻ, nằm rải rác trong xã hội thành những khoản vốn lớn đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

1.1.4 Cơ cấu

Vốn của NHTM bao gồm:

Vốn chủ sở hữu.

Vốn huy động.

Vốn đi vay.

Các quỹ (Quỹ dự trữ, Quỹ dự phòng rủi ro, Quỹ phúc lợi khen thưởng,vv)

Vốn khác (Điều chuyển vốn, nguồn vốn ủy thác đầu tư.....).

Mỗi loại vốn đều có tính chất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động và đều có tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của NHTM.


1.1.4.1.Vốn chủ sở hữu.

Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chính Ngân hàng, Ngân hàng có toàn quyền sử dụng như trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tài sản cố định phục vụ cho bản thân Ngân hàng, có thể sử dụng cho vay, đặc biệt là đầu tư góp vốn liên doanh …. Dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn nhưng nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các Ngân hàng. Đây là nguồn vốn được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán cho khách hàng khi Ngân hàng hoạt động thua lỗ.

1.1.4.2. Vốn huy động.

Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà Ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Nó chiếm phần lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Các NHTM hoạt động được chủ yếu nhờ vào nguồn vốn này.Với việc HĐV, Ngân hàng có được quyền sử dụng vốn và có trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho người gửi. Ngân hàng có thể HĐV từ dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội …với nhiều hình thức khác nhau.

* Đặc điểm:

Vốn huy động là nguồn vốn không ổn định, vì khách hàng có thể rút tiền của họ mà không bị rằng buộc. Do đó NHTM cần phải duy trì một khoản dự trữ thanh khoản để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.

Vốn huy động có chi phí sử dụng vốn tương đối cao và chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh cao, gay gắt giữa các NHTM.

Vốn huy động chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các NHTM không được sử dụng nguồn vốn này để đầu tư.


Cơ cấu vốn huy động:

Tiền gửi không kỳ hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn.

Phát hành chứng từ có giá.

Nguồn vốn huy động khác: Tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo thanh toán, tiền tạm giữ, tiền đang chuyển….

1.1.4.3. Vốn đi vay.

Trong hoạt động của mình nếu như thiếu vốn thì Ngân hàng phải chủ động tìm kiếm vốn để thực hiện các hoạt động của mình. Nguồn vốn mà Ngân hàng chủ động tạo nên đó là nguồn vốn đi vay

Các Ngân hàng có thể vay ở: Vay Ngân hàng nhà nước, vay các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn.

Cơ cấu vốn đi vay:

Tái cấp vốn nhằm giúp cho các NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn để họ có thể tiếp tục cho vay đối với các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, nhờ đó làm gia tăng khối lượng tín dụng cho nền kinh tế.

Cho vay thanh toán

Vốn đi vay các NHTM và các tổ chức tín dụng khác: Loại vay này còn được gọi là vay trên thị trường tiền tệ, là loại cho vay lẫn nhau giữa các Ngân hàng theo phương thức tự vay tự trả.

1.2 Nội dung quản trị HĐV của NHTM

1.2.1 Mục tiêu của quản trị HĐV

Kinh tế học chính trị và kinh tế học vi mô cho rằng mục tiêu của các ngân hàng khi thực hiện các hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Để đảm bảo hoạt động của ngân hàng được diễn ra thường xuyên, liên tục và có tăng trưởng, nhà quản trị trong quá trình quản trị HDV luôn hướng tới các mục tiêu chính sau:


Một là, HĐV đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các hoạt động của ngân hàng.

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, thường xuyên nảy sinh các nhu cầu về vốn, có những hoạt động nảy sinh nhu cầu vốn ngắn hạn, có những hoạt động nảy sinh nhu cầu vốn dài hạn. Để đảm bảo cho các hoạt động được thực hiện thường xuyên và liên tục, ngân hàng cần tiến hành HĐV đầy đủ và kịp thời.

Hai là, tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả, nhằm tối đa hóa lợi ích, tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức sử dụng và quản trị vốn kinh doanh. Do vậy, trong hoạt động quản trị HĐV việc làm thế nào để có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả cao phụ thuộc rất lớn vào việc các nhà quản trị lựa chọn, quyết định các phương pháp quản trị HĐV như thế nào, cụ thể là về HĐV và sử dụng HĐV phù hợp.

1.2.2 Quản trị quy mô và cơ cấu huy động vốn

Cơ cấu HĐV ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng.

Quản trị quy mô và cơ cấu nợ gồm:

Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các loại nguồn, tốc độ quay vòng của mỗi loại.

Phân tích kỹ lưỡng các nhân tố gắn liền với thay đổi đó (các nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng)

Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sử dụng Ngân hàng cần phân biệt các loại khách hàng gắn với quy mô và tốc độ

gia tăng của mỗi nguồn.

Các khách hàng, hoặc nhóm khách hàng có tiền gửi lớn


Các nhóm khách hàng truyền thống, các nhóm khách hàng nhạy cảm với những thay đổi về công nghệ, lãi suất và chất lượng dịch vụ kèm theo

Xem xét thị phần nguồn tiền của các ngân hàng khác trên địa bàn và khả năng cạnh tranh của họ.

Ví dụ: Dịp gần Tết âm lịch, quy mô của tiền gửi tiết kiệm có thể giảm xuống tương đối; hoặc nếu ngân hàng phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp xây lắp, tiền gửi của họ tăng giảm phụ thuộc nhiều vào mùa xây dựng.

1.2.3 Quản trị lãi suất chi trả

-Lãi suất thị trường tăng: nguồn vốn có lãi suất cố định và thời hạn càng dài thì càng giảm chi phí trả lãi suất; nguồn vốn có lãi suất thả nổi hoặc thời hạn càng ngắn thì càng làm tăng chi phí trả lãi suất.

-Lãi suất thị trường giảm: nguồn vốn có lãi suất cố định và thời hạn càng dài thì càng làm tăng chi phí trả lãi suất; nguồn vốn có lãi suất thả nổi hoặc thời hạn càng ngắn thì càng làm giảm chi phí trả lãi suất.

Lãi suất chi trả càng cao càng có thể huy động được lớn, từ đó mà mở rộng cho vay và đầu tư.

Tuy nhiên, lãi suất cao làm gia tăng chi phí của ngân hàng và nếu doanh thu không tăng kịp chi phí, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm tương ứng.

Quản lý lãi suất của nguồn vốn có liên quan chặt chẽ với quản lý lãi suất cho vay và đầu tư của ngân hàng

1.2.4 Quản trị kỳ hạn nguồn vốn

Quản trị kỳ hạn là xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn của người sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn vốn

Nguồn vốn không kỳ hạn

Đặc trưng của nguồn vốn không kỳ hạn là không ổn định nhưng giá rẻ. Như trên đã trình bày, nói là không kỳ hạn nhưng luôn tồn tại một tỷ lệ số dư thường xuyên, Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay có kỳ hạn. Chính vì điều


này mà các Ngân hàng luôn ra sức thu hút nguồn vốn không kỳ hạn giá rẻ này. Tỷ trọng vốn không kỳ hạn lớn có nhiều ý nghĩa, chủ yếu là:

- Giá thành HĐV thấp.

- Biểu hiện chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng cao (vì TGKKH nhằm mục đích thanh toán là chủ yếu).

- Do tiền gửi thanh toán là chủ yếu gắn với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên khi tỷ trọng vốn không kỳ hạn lớn thể hiện xu hướng kinh doanh bán buôn của Ngân hàng là chủ yếu.

- Dịch vụ thanh toán phát triển sẽ kéo theo hàng loạt các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng phát triển như cho vay, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ.

Tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn

Thực tế cho thấy, các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, cá nhân hộ gia đình và nhà nước) có nhu cầu vốn có thời hạn (ngắn hạn đến 1 năm, trung hạn đến 5 năm và dài hạn trên 5 năm) là chủ yếu. Điều này được thể hiện rõ ở danh mục cho vay của Ngân hàng cũng như khi nhìn vào tài sản của các chủ thể kinh tế. Trong khi đó Ngân hàng chỉ có thể và chỉ được dùng một tỷ lệ nhất định (khoảng 30%) vốn ngắn hạn để cho vay có thời hạn. Do đó, các Ngân hàng muốn tài trợ dài hạn thì phải dựa vào nguồn vốn có kỳ hạn là chủ yếu. Nguồn vốn có kỳ hạn có ưu điểm là tính ổn định của nó nên tỷ lệ sử dụng nguồn vốn này để cho vay có thời hạn thường cao. Tuy nhiên để thu hút nguồn vốn có kỳ hạn, Ngân hàng phải trả mức lãi suất huy động cũng cao, theo quy tắc chung là kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao. Đặc biệt trong thời kỳ lạm phát cao thì không những lãi suất huy động cao mà Ngân hàng còn rất khó huy động nguồn vốn có kỳ hạn dài.

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được xem là nguồn vốn chất lượng xét về tính ổn định số dư và ổn định về nhóm khách hàng ruột của Ngân hàng.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 30/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí