Khái Quát Về Nghiên Cứu Thị Trường

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

1. Trình bày vị trí và nội dung của hoạt động cung ứng nguyên vật liệu.

2. Tại sao phải xác định cả cầu, lượng đặt hàng, dự trữ tối ưu và lượng dự trữ tối thiểu cần thiết? Hãy nêu nội dung chủ yếu của việc xác định các nội dung này và công cụ có thể áp dụng.

3. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn người cung cấp.

4. Hãy trình bày những nội dung chủ yếu của việc xây dựng hệ thống kho tàng và quản trị nguyên vật liệu (hàng hóa) trong kho.

5. Anh (chị) hãy trình bày nội dung chủ yếu của quản trị hoạt động vận chuyển của doanh nghiệp. Tại sao khi nghiên cứu và lựa chọn phương thức vận chuyển người ta luôn gắn với lựa chọn người cấp hàng cũng như thị trường tiêu thụ?


BÀI TẬP CHƯƠNG 5

Bài 1: Một siêu thị có nhu cầu hàng năm về sản phẩm A là 40.000 sản phẩm. Chi phí đặt hàng là 250.000 đồng/đơn hàng, không kể số lượng đặt hàng là bao nhiêu; chi phí tồn trữ là 20% đơn giá sản phẩm. Sản phẩm A được cung cấp với giá 100.000 đồng/sản phẩm.

a. Siêu thị cần đặt hàng mỗi lần là bao nhiêu sản phẩm để tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho?

b. Giả sử thời gian để thực hiện đơn hàng là 2 ngày, thời gian làm việc trong năm là 250 ngày. Xác định điểm đặt hàng lại của sản phẩm trên?

Bài 2: Một công ty có nhu cầu sản xuất về sản phẩm C hàng năm là 5.000 sản phẩm. Đơn giá của sản phẩm này là 100.000 đồng/sản phẩm và chi phí tồn trữ là 20% đơn giá của nó. Chi phí chuyển đổi sản xuất là 200.000 đồng cho mỗi lần chuyển đổi lô sản xuất. Mức sản xuất hiện tại là 20.000 sản phẩm/năm. Vậy công ty nên sản xuất theo lô cỡ nào để tối thiểu hóa chi phí (biết mỗi năm làm việc 250 ngày)?

Bài 3: Nhà cung cấp dầu hỏa X gởi đến công ty Lửa Đỏ chuyên kinh doanh dầu hỏa bảng giá chiết khấu như sau:

Lượng mua (thùng)

Đơn giá (ngàn đồng/thùng)

1 - 999

1.000 - 2.999

trên 3.000

200

180

175

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Quản trị doanh nghiệp - 18

Nếu chi phí tồn trữ là 25% đơn giá và phải tốn 1 triệu đồng cho mỗi lần đặt hàng không kể số lượng đặt hàng mỗi lần là bao nhiêu. Theo anh (chị), công ty nên đặt hàng mỗi lần bao nhiêu thùng để hưởng lợi ích do mức chiết khấu trên nếu biết nhu cầu hàng năm là 10.000 thùng?

Bài 4: Đơn vị A có nhu cầu về tiền mặt cho kho quỹ của họ để giao dịch hằng ngày. Nếu đơn vị ước lượng 250 tỉ đồng được cần đến vào năm tới, chi phí cho từng lần rút tiền từ ngân hàng về tiền mặt là 2,65 triệu đồng (bao gồm cả chi phí cho việc văn phòng, áp tải vận chuyển) và chi phí cho việc bảo quản tiền mặt nhàn rỗi không dùng đến là 0,8% (đồng/năm). Yêu cầu:

a. Lượng tiền mặt của đơn vị A cần cho từng lần rút là bao nhiêu?

b. Tổng chi phí việc tồn kho hàng năm là bao nhiêu cho kết quả phần a?

c. Tính thời gian cách quãng giữa 2 lần đặt hàng, biết thời gian làm việc trong năm là 260 ngày và tiền mặt đặt ở mức Q*.

Bài 5: Doanh nghiệp tư nhân X bán lẻ hóa chất diệt côn trùng. Sản phẩm này được đặt từ nhà buôn sỉ với giá 120.000 đồng/kg, nhu cầu cho năm tới ước lượng là 50 tấn. Nếu doanh nghiệp đặt hàng dưới 7,5 tấn/đơn hàng thì chi phí tồn trữ là 35% đơn giá mua/năm và chi phí đặt hàng là 15,05 triệu đồng/đơn hàng. Nếu doanh nghiệp đặt nhiều hơn 7,5 tấn thì chi phí tồn trữ giảm xuống còn 25% đơn giá mua/năm nhưng chi phí đặt hàng tăng thành 25,75 triệu đồng/đơn hàng do chi phí vận chuyển phụ trội. Vậy doanh nghiệp nên đặt bao nhiêu hàng cho một đơn hàng?

Bài 6: Mức sản xuất của dây chuyền lắp ráp thành phẩm là 800 đĩa CD/ngày. Sau khi lắp ráp xong, các đĩa này đi thẳng vào kho thành phẩm. Biết nhu cầu của khách hàng trung bình là 400 đĩa CD/ngày và khoảng 50.000 đĩa CD/năm. Việc vận hành dây chuyền lắp ráp tốn 5 triệu đồng và chi phí cho việc tồn trữ là 10.000đồng/đĩa CD/năm.

a. Nên sản xuất đĩa CD theo lô lớn cỡ bao nhiêu ở dây chuyền lắp ráp thành phẩm?

b. Tính tổng chi phí ở mức sản xuất tối ưu?

Bài 7: Một công ty tinh chế dầu mua dầu thô theo hợp đồng cung cấp dài hạn với giá 225.000 đồng/thùng. Việc vận chuyển dầu thô đến nhà máy được thực hiện với số lượng 10.000 thùng/ngày, nhà máy chỉ sử dụng ở mức 5.000 thùng/ngày và định mua

500.000 thùng dầu thô vào năm tới. Chi phí cho việc tồn trữ hàng là 25% đơn giá mua/năm và chi phí đặt hàng cho một đơn hàng là 75 triệu đồng.

Tính lượng hàng tối ưu cho đơn hàng và tổng chi phí đơn hàng này là bao nhiêu?

Bài 8: Một nhà buôn sỉ cung cấp vật liệu xây dựng bán các loại cửa nhôm. Loại cửa thông dụng hiện nay được ước lượng có nhu cầu ở năm tới là 50.000 cửa. Chi phí đặt và nhận hàng cho một đơn hàng là 2 triệu đồng, chi phí cho việc tồn trữ là 30% đơn giá mua. Nhà cung cấp đưa ra bảng giá chiết khấu loại cửa này như sau:

Lượng đặt hàng (đơn vị)

Giá chiết khấu (đồng)

1 - 999

1.000 - 1.999

Trên 2000

450.000

390.000

350.000

a. Tính lượng hàng tối ưu và tổng chi phí là bao nhiêu?

b. Tính thời gian cách quãng giữa 2 lần đặt hàng nếu biết thời gian làm việc trong năm là 300 ngày.

Bài 9: Nhu cầu hàng năm về loại sản phẩm A là 150.000 sản phẩm, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 1 triệu đồng, chi phí cho việc tồn trữ hàng năm là 15% đơn giá, mức sản xuất sản phẩm A là 600 sản phẩm/ngày và mức tiêu thụ là 300 sản phẩm/ngày. Nếu đơn vị nhận hàng từ 1-5.999 sản phẩm/đơn hàng thì bán giá 150.000 đồng/sản phẩm, nếu nhận từ 6.000-9.999 sản phẩm thì bán với giá 130.000 đồng/ sản phẩm, nếu nhận trên 10.000 sản phẩm thì bán với giá 100.000 đồng/ sản phẩm . Xác định lượng đặt hàng tối ưu và tính tổng chi phí là bao nhiêu.

CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ TIÊU THỤ


Tiêu thụ là một trong 6 chức năng quan trọng của doanh nghiệp nên quản trị tiêu thụ là nội dung quan trọng của hoạt động quản trị. Chương này sẽ cung cấp cho sinh viên về khái niệm, nội dung và vị trí của tiêu thụ và quản trị tiêu thụ, nắm chắc các khả năng nghiên cứu thị trường, tổ chức hệ thống kênh phân phối, xây dựng các chính sách tiêu thụ, kế hoạch hóa khâu tiêu thụ cũng như tổ chức các hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.

6.1. KHÁI QUÁT

6.1.1. Tiêu thụ sản phẩm

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, người ta thường đồng nghĩa tiêu thụ với bán hàng. Hiểu theo nghĩa rộng tiêu thụ sản phẩm bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc bán hàng và là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp: tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp.

Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu để có thể sản xuất có hiệu quả. Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm (doanh nghiệp sản xuất, thương mại), phục vụ khách hàng (doanh nghiệp dịch vụ, ngân hàng…) quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất hoặc chuẩn bị dịch vụ.

Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm: “doanh nghiệp bán cái mà mình có”. Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ, nhịp độ tiêu thụ quy định nhịp độ sản xuất, thị hiếu người tiêu dung quy định chất lượng sản phẩm đòi hỏi sản xuất phải đáp ứng… Người sản xuất chỉ có thể phải bán cái mà thị trường cần chứ không bán cái mà mình có. Vì vậy, quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm công tác điều tra nghiên cứu khả năng tiêu thụ luôn phải đặt ra ngay từ trước khi tiến hành sản xuất nên thực chất một số nội dung gắn với hoạt động tiêu thụ đứng ở vị trí trước hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ, có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất. Trong các doanh nghiệp sản xuất, một chiến lược sản phẩm tương đối phù hợp với quá trình phát triển thị trường và thể hiện đầy đủ tính chất động và tấn công sẽ là cơ sở đảm bảo cho một chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh (nghiên cứu và phát triển kỹ thuật công nghệ, thiết bị máy móc, xây dựng và đào tạo đội ngũ lao động phù hợp, nghiên cứu sử dụng vật liệu mới, vật liệu thay thế…) đúng đắn. Kinh doanh thiếu định hướng có tính chiến lược hoặc định hướng chiến lược không đúng đắn sẽ dẫn đến chiến lược đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh không có đích hoặc nhằm sai đích. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến hoạt động sản xuất không đem lại hiệu quả và thậm chí có thể đưa hoạt động kinh doanh

đến thất bại. Với khoảng thời gian trung và ngắn hạn một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn luôn là cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp và ngược lại, nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường sẽ tác động trực tiếp đến tính khả thi của kế hoạch sản xuất. Trong thực tế, nhịp độ cũng như các diễn biến của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhịp độ và các diễn biến của hoạt động tiêu thụ trên thị trường. Vậy, trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm là hoạt động cực kỳ quan trọng quyết định hoạt động sản xuất.

Tùy theo quy mô, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất kinh doanh và tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ mà một doanh nghiệp có thể tổ chức bộ phận tiêu thụ độc lập hay gắn với chức năng mua sắm , lưu kho và tiêu thụ sản phẩm trong cùng một bộ phận.

6.1.2. Quản trị tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm có mục tiêu chủ yếu là bán hết các sản phẩm với doanh thu tối đa và chi phí kinh doanh cho hoạt động tiêu thụ tối thiểu. Để đạt mục tiêu đó phải tiến hành quản trị các hoạt động tiêu thụ.

Quản trị hoạt động tiêu thụ sản phẩm là tổng hợp các hoạt động xây dựng kế hoạch, các chính sách và giải pháp tiêu thụ sản phẩm và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chính sách và giải pháp ấy nhằm đảm bảo luôn luôn tiêu thụ hết các sản phẩm (dịch vụ) với doanh thu cao nhất và chi phí kinh doanh tiêu thụ thấp nhất.

Quản trị hoạt động tiêu thụ làm cho công tác tiêu thụ sản phẩm không phải là hoạt động thụ động, chờ bộ phận sản xuất tạo ra sản phẩm rồi mới tìm cách tiêu thụ chúng mà phải chủ động từ việc nghiên cứu thị trường, xác định đúng đắn cầu của thị trường và cầu của bản thân doanh nghiệp đang hoặc sẽ có khả năng sản xuất (tiêu thụ) để quyết định đầu tư tối ưu, thiết kế hệ thống kênh phân phối phù hợp, chủ động tiến hành các hoạt động quảng cáo cần thiết nhằm giới thiệu và thu hút khách hàng, tổ chức các công tác bán hàng cũng như hoạt động yểm trợ nhằm bán được nhiều hàng hóa với chi phí kinh doanh cho hoạt động bán hàng thấp nhất cũng như đáp ứng tốt nhất các dịch vụ sau bán hàng.

Quản trị hoạt động tiêu thụ thường bao gồm các hoạt động chủ yếu là tổ chức chuẩn bị như nghiên cứu thị trường, quản trị hệ thống kênh phân phối, quảng cáo, xúc tiến và thúc đẩy hoạt động bán hàng, tổ chức hoạt động bán hàng và tổ chức các hoạt động dịch vụ cần thiết sau bán hàng.

Cần chú ý là các hoạt động nêu trên chỉ mang tính khái quát, không cứng nhắc bởi lẽ ngoài ý nghĩa chung, các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động tiêu thụ còn tùy thuộc vào các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng của từng doanh nghiệp như doanh nghiệp sản xuất dịch vụ, thương mại hay ngân hàng…

6.2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

6.2.1. Khái quát về nghiên cứu thị trường

Thị trường là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa. Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu vệ thị trường một cách có hệ thống làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Đó chính là quá trình nhận thức một cách khoa học, có hệ thống mọi nhân tố tác động của thị trường mà doanh nghiệp phải tính đến khi ra các quyết định kinh doanh, phải điều chỉnh các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường và tìm cách ảnh hưởng tới chúng. Một mặt, mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là xác định thực trạng của thị trường theo các tiêu thức có thể lượng hóa được. Mặt khác nghiên cứu thị trường phải giải thích các ý kiến về cầu sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng như lý do người tiêu dùng mua (không mua) sản phẩm., lý do về tính trội hơn của việc cung cấp sản phẩm trong cạnh tranh. Đây là cơ sở để ban hành các quyết định cần thiết sản xuất và tiêu thụ.

Nghiên cứu thị trường không giới hạn ở thị trường hiện tại mà phải chú ý tới thị trường tương lai của doanh nghiệp mà trước hết là thị trường doanh nghiệp muốn chinh phục. Để tạo ra và xử lý các thông tin cần thiết phải đặc biệt chú ý sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học, tâm lý học, toán học và thống kê học.

6.2.2. Nội dung nghiên cứu

6.2.2.1. Nghiên cứu cầu

Cầu về một loại sản phẩm phản ánh một bộ phận nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường về sản phẩm đó. Nghiên cứu cầu nhằm xác định được các dữ liệu về cầu hiện tại và khoảng thời gian tương lai xác định nào đó. Nghiên cứu cầu sản phẩm thông qua các đối tượng có cầu như doanh nghiêp, hộ gia đình và các tổ chức xã hội.

Để nghiên cứu cầu có thể phân thành hai loại: sản phẩm và dịch vụ. Trên cơ sở đó tiếp tục phân chia thành vật phẩm tiêu dùng hay tư liệu sản xuất, dịch vụ thành nhiều loại dịch vụ khác nhau. Về bản chất, nhiều nhà quản trị học cho rằng dịch vụ cũng thuộc phạm trù vật phẩm tiêu dùng.

Khi xác định cầu vật phẩm tiêu dùng cần chú ý đến đối tượng trở thành người có cầu. Những người có cầu phải được phân nhóm theo các tiêu thức cụ thể như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập… Đối với nhiều loại vật phẩm tiêu dùng mức thu nhập là nhân tố có ý nghĩa quan trong bậc nhất. Việc nghiên cứu cầu còn dựa trên cơ sở phân chia cầu theo khu vực tiêu thụ, mật độ dân cư, các thói quen tiêu dùng cũng như tính chất mùa vụ.

Với sản phẩm là tư liệu sản xuất sẽ nghiên cứu số lượng và quy mô của các doanh nghiệp có cầu, tính chất sử dụng sản phẩm hiện tại và khả năng thay đổi trong

tương lai. Trong nghiên cứu thị trường nói chung và nghiên cứu cầu nói riêng cần chú ý nghiên cứu sản phẩm thay thế.

Việc thường xuyên nghiên cứu nhằm xác định thay đổi cầu do tác động của các nhân tố như mốt, sự ưa thích, sản phẩm thay thế, thu nhập và mức sống của người tiêu dùng. Đồng thời, phải giải thích phản ứng cụ thể của người tiêu dùng trước các biện pháp quảng cáo, các phản ứng của đối thủ cạnh tranh trước những chính sách bán hàng mới của doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu thị trường còn nhằm giải thích những thay đổi do sự phát triển của toàn bộ ngành kinh tế - kỹ thuật, nguyên nhân mùa vụ hay suy thoái kinh tế.

Nghiên cứu thị trường không chỉ có nhiệm vụ tạo ra các cơ sở dữ liệu về thị trường mà hơn thế còn phải tìm ra các khả năng có thể làm ảnh hưởng đến cầu như giá cả sản phẩm, giá cả sản phẩm thay thế, thu nhập của người tiêu dùng, sở thích thị hiếu, các biện pháp quảng cáo cung như co giãn của cầu đối với từng nhân tố tác động…

6.2.2.2. Nghiêu cứu cung

Nghiên cứu cung để có thể hiểu rò đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai. Sự thay đổi trong tương lai gắn với khả năng mở rộng (thu hẹp) quy mô các doanh nghiệp cũng như sự thâm nhập mới (rút khỏi thị trường) của các doanh nghiệp hiện có.

Nghiên cứu cung phải xác định được số lượng đôi thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, phân tích các nhân tố có ý nghĩa đối với chính sách tiêu thụ của đối thủ như thị phần, chương trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và chính sách khác biệt hóa sản phẩm, chính sách giá cả, phương pháp quảng cáo bán hàng, các điều kiện thanh toán và tín dụng. Mặt khác, phải làm rò khả năng phản ứng của đối thủ trước các giải pháp về giá cả, quảng cáo, xúc tiến bán hàng… của doanh nghiệp.

Trong thực tế, trước hết doanh nghiệp phải quan tâm nghiên cứu các đối thủ mạnh, chiếm thị phần cao hơn trong thị trường. Cần chú ý không phải mọi doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm đều trở thành đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp vì khả năng cạnh tranh còn phụ thuộc vào yếu tố khu vực, điều kiện giao thông cũng như các yếu tố gắn với khả năng giao lưu thương mại khác.

Nghiên cứu không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh mà còn phải quan tâm đến các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế cũng như những ảnh hưởng này đến thị trường tương lai của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của sản phẩm thay thế gắn với việc xác định hệ số co giãn chéo của cầu.

6.2.2.3. Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ

Tốc độ tiêu thụ sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ cụ thể thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế- kỹ thuật, chiến lược kinh doanh, chính sách và kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ phải

chỉ rò các ưu điểm, nhược điểm từng kênh tiêu thụ của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh, phải biết lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả tiêu thụ cũng như phân tích các tình hình tổ chức bán hàng cụ thể của doanh nghiệp cũng như các đối thủ cạnh tranh.

6.2.3. Các phương pháp nghiên cứu

6.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung

Thứ nhất, nghiên cứu chi tiết thị trường

Nghiên cứu chi tiết thị trường là việc nghiên cứu cụ thể từng thị trường bộ phận được giới hạn bởi không gian và các tiêu thức cụ thể khác nhau. Nghiên cứu chi tiết phải giải thích được cơ cấu thị trường tại một thời điểm nào đó và phục vụ cho “việc xác định cầu có khả năng và có hiệu quả cũng như những vấn đề có ý nghĩa đối với việc tiêu thụ và mở rộng tiêu thụ”

Thứ hai, nghiên cứu tổng hợp thị trường

Nghiên cứu tổng hợp thị trường theo dòi diễn biến phát triển và thay đổi toàn bộ thị trường mỗi loại sản phẩm cụ thể. Nghiên cứu tổng hợp đem lại cho người nghiên cứu cái nhìn toàn cục về thị trường và chỉ ra những nguyên nhân của những thay đổi đồng thời diễn ra trên thị trường.

6.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Thư nhất, nghiên cứu trực tiếp

Là phương pháp trực tiếp tiếp cận thị trường để nghiên cứu thông qua các hình thức điều tra tại chỗ, phỏng vấn, quan sát… Nghiên cứu trực tiếp được tiến hành qua các bước cụ thể như xác định đối tượng , phương tiện, mẫu nghiên cứu trên các cơ sở mục đích, nhiệm vụ cũng như ngân quỹ dành cho công tác nghiên cứu, chuẩn bị phương tiện nghiên cứu, các bảng hỏi, phiếu điều tra thích hợp, chuẩn bị lực lượng và hướng dẫn nghiệp vụ, triển khai lực lượng điều tra, xử lý số liệu điều tra và đưa ra các kết luận về thị trường

Để điều tra nghiên cứu trực tiếp có hiệu quả, khâu chuẩn bị đóng vai trò rất quan trọng: chuẩn bị đối tượng, chuẩn bị nội dung cần nghiên cứu, xác định phương pháp điều tra, chuẩn bị phiếu hỏi… Phương pháp điều tra trực tiếp đòi hỏi hao phí nhiều lao động, phương tiện và do đó chi phí kinh doanh cho hoạt động này là lớn. Mặt khác, việc nghiên cứu trực iếp không thể bao quát toàn bộ thị trường mà theo phương pháp điều tra chọn mẫu. Độ chính xác của các kết luận đưa ra phụ thuộc rất lớn và chất lượng công tác phân mẫu và sử dụng các kiến thức phân tích lý thuyết xác xuất thống kê.

Để tăng tính hấp dẫn thu hút sự quan tâm của đối tượng điều tra phải dựa trên cơ sở kiến thức tâm lý học, xã hội học cũng như nhiều hình thức điều tra phong phú như: phỏng vấn (trực tiếp qua điện thoại), phiếu thăm dò (tại chỗ, gửi qua bưu điện), hay thu hút họ tham gia vào các trò chơi có thưởng (thăm dò giá cả)…. Tùy theo nội dung

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí