Quy Định Về Giảm Trừ Gia Cảnh Mức Giảm Trừ Gia Cảnh

nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau thì được miễn thuế TNCN. Nhiều cá nhân đã lợi dụng sơ hở của quy định này, sử dụng mối quan hệ bắc cầu để gian lận trốn thuế.

Ví dụ: Bà Nguyễn Như A và bà Trần Ngọc B là chị em dâu, có nhu cầu chuyển nhượng bất động sản cho nhau. Theo quy định của pháp luật thì khi thực hiện việc chuyển nhượng bất động sản, bà A và bà B phải chịu thuế TNCN căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật thuế TNCN. Tuy nhiên, để lách luật và tránh không phải đóng thuế, bà A làm thủ tục chuyển nhượng bất động sản sang cho mẹ chồng. Sau đó, mẹ chồng lại tiếp tục chuyển nhượng cho bà B cũng là con dâu mình. Như vậy, trên thực tế đã diễn ra 2 lần chuyển nhượng bất động sản, nhưng cả 2 lần đều được miễn thuế. Theo đó, người chuyển nhượng bất động sản không phải thực hiện nghĩa vụ thuế, còn Nhà nước thì thất thu.

- Khoản 4, Điều 4 của Luật Thuế TNCN quy định như sau:

Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau cũng được miễn thuế TNCN.

Cũng tương tự như với quy định tại Khoản 1, đối tượng nộp thuế tiếp lục thực hiện tặng cho bắc cầu thông qua một người thứ ba để không làm phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN với Nhà nước.

Ba là, các khoản thu nhập được miễn thuế là kiều hối. Trong những năm gần đây, thu nhập từ kiều hối ở Việt Nam tăng lên chóng mặt, đưa Việt Nam vào danh sách một trong những quốc gia nhận được nhiều kiều hối nhất thế giới. Kiều hối là khoản tiền mà cá nhân là người Việt Nam định cư, lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi về cho thân nhân ở trong nước. Lượng kiều hối được chuyển về chủ yếu từ các quốc gia: Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản… chiếm tỉ trọng lớn trên tổng số TNCN từ tất cả các nguồn [19, tr.65]. Như vậy, việc đánh thuế với

khoản thu nhập này sẽ mang lại một nguồn thu không nhỏ cho NSNN. Tuy nhiên theo quy định của Luật thuế TNCN thì khoản thu nhập từ kiều hối nằm trong những trường hợp được miễn thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu lao động, cải thiện đời sống cũng như góp phần phát triển đất nước trong giai đoạn bấy giờ. Điều này không còn đảm bảo được sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế TNCN trong bối cảnh hiện nay nữa.

Bốn là, phần thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm, từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vẫn là thu nhập được miễn thuế theo quy định pháp luật. Tại thời điểm Luật thuế TNCN năm 2007 bắt đầu có hiệu lực thì số thuế phát sinh từ nguồn này là chưa nhiều và số tiền thu được nếu có cũng không đáng kể, đồng thời để phù hợp hơn với hoàn cảnh của đại bộ phận dân cư nước ta giai đoạn đó thì Luật thuế TNCN quy định khoản thu nhập này được đưa vào diện miễn thuế. Tuy nhiên, hiện nay nếu những cá nhân có tiền lãi nhận từ các tổ chức tín dụng, lãi từ bảo hiểm nhân thọ vẫn được miễn thuế sẽ không còn phù hợp. Theo thông lệ quốc tế, thu nhập từ lãi tiền gửi và lãi từ bảo hiểm nhân thọ phải nộp thuế TNCN. Xét trên các nguyên tắc của hệ thống thuế TNCN, sắc thuế đánh vào thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm là phù hợp trong tương lai: khả năng thu cao, tương đối ổn định và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách. Vậy nên, để tăng tính công bằng cần thay đổi quy định thu nhập của các cá nhân từ tiền lãi tại các tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thành thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN trong Luật thuế TNCN mới.

Đối với quy định về giảm thuế TNCN

Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp (Điều 5 Luật thuế TNCN năm 2014 sửa đổi, bổ sung).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quy định về giảm thuế thể hiện tính nhân văn của Nhà nước trong việc giảm bớt gánh nặng về nghĩa vụ thuế, tạo điều kiện cho NNT yên tâm chữa bệnh hoặc khôi phục sau thiệt hại để ổn định cuộc sống. Cách xác định số thuế được giảm tương đối đơn giản, NNT cũng có thể tự tính số thuế TNCN được giảm của mình.

Để được xét giảm thuế thì NNT phải làm hồ sơ đề nghị xét giảm nộp cho CQT theo quy định tại Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC; về cơ bản, yêu cầu về trình tự thủ tục, giấy tờ cần thiết có liên quan khá chặt chẽ. CQT có thể căn cứ vào hồ sơ để xác định tổng số thuế TNCN mà NNT phải nộp trong năm tính thuế từ đó tính số thuế được giảm bao gồm: số thuế đã nộp hoặc đã khấu trừ theo biểu luỹ tiến toàn phần, số thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương tiền công, mức độ thiệt hại thực tế, các khoản bồi thường nhận được (nếu có).

Quản lý thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 8

2.1.5.2. Quy định về giảm trừ gia cảnh Mức giảm trừ gia cảnh

Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo (Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế TNCN năm 2014 sửa đổi, bổ sung). Trên cơ sở đó, vừa qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020. Các trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh cũ được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế TNCN năm 2014 sửa đổi, bổ sung được xác định lại số thuế TNCN phải nộp theo mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 khi quyết toán thuế TNCN năm 2020.

Cụ thể, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh như sau:

- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế tăng từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng (tức 132 triệu đồng/năm);

- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc tăng từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng.

Với mức giảm trừ mới, mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ nâng lên là 11 triệu đồng/tháng (không có người phụ thuộc); 15,4 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) và 19,8 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc). Những người có

thu nhập 20 triệu đồng/tháng nếu có 2 người phụ thuộc thì số thuế TNCN phải nộp hàng tháng chỉ chiếm khoảng 0,05% thu nhập (10 nghìn đồng/tháng), những người có thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng có người phụ thuộc sẽ không phải nộp thuế. Như vậy, một bộ phận lớn những người đang nộp thuế TNCN ở bậc 1 (chiếm tỉ lệ cao trong số người nộp thuế TNCN) sẽ chuyển sang diện không phải nộp thuế. Tóm lại, số thuế TNCN phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng nộp thuế, trong đó mức độ giảm số thuế phải nộp của nhóm NNT ở bậc thuế thấp sẽ cao hơn so với những NNT ở bậc thuế cao [43].

Việc áp dụng mức giảm trừ mới cho kỳ quyết toán thuế TNCN năm 2020 sẽ vừa đảm bảo tính cập nhật của chính sách, vừa kịp thời giảm bớt gánh nặng nghĩa vụ thuế cho NNT trong bối cảnh giá cả, lạm phát tăng cao. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống của NNT, tạo động lực khuyến khích lao động, kích thích tăng mức chi tiêu hộ gia đình, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc nâng mức giảm trừ gia cảnh là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và NNT mặc dù trước đó nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra khi Chính phủ tổ chức lấy ý kiến công khai.

Tuy nhiên, cho đến nay việc đưa ra quy định về mức giảm trừ gia cảnh vẫn tồn tại điểm chưa hợp lý vì chỉ có một mức giảm trừ duy nhất áp dụng như nhau cho mọi đối tượng trên phạm vi toàn quốc, không phân biệt khu vực nông thôn hay thành thị, đồng bằng hay miền núi. Trên thực tế ở những thành phố lớn mức tiêu dùng cho sinh hoạt hàng ngày chênh lệch rất lớn so với các khu vực khác, từ giá thuê nhà đến chi phí ăn uống, đi lại, vui chơi... đều sẽ đắt đỏ hơn nhiều so với khu vực nông thôn, miền núi.

Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh

Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 19 Luật thuế TNCN năm 2014 sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

- Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.

- Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

Như vậy, giảm trừ gia cảnh chỉ được áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, mà không áp dụng đối với những người có thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, từ chuyển nhượng bất động sản, từ trúng thưởng, từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, từ nhận thừa kế, quà tặng. Đồng thời, khi đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì CQT sẽ cấp MST cho người phụ thuộc để tránh tình trạng gian lận và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ ngày đăng ký. Đây là nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng trong việc áp dụng chế độ giảm trừ, giúp CQT quản lý việc giảm trừ gia cảnh một cách hiệu quả, hạn chế tình trạng một cá nhân phụ thuộc được tính giảm trừ nhiều lần với nhiều đối tượng nộp thuế khác nhau; đồng thời, hoạt động cấp MST cho người phụ thuộc góp phần nâng cao khả năng kiểm soát, hạn chế hành vi gian lận của NNT làm thất thoát nguồn thu thuế TNCN vào NSNN.

Xác định người phụ thuộc

Việc xác định đối tượng phụ thuộc cần phải dựa trên mối quan hệ gắn bó trong gia đình để Luật thuế TNCN tương thích với các luật điều chỉnh những quan hệ xã hội khác có liên quan, bao gồm: quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng đang tồn tại, quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời. Để được giảm trừ người phụ thuộc thì NNT phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định tại Điều 9 Thông tư 04/VBHN-BTC của Bộ Tài chính hợp nhất các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế TNCN gồm Thông tư 111/2013/TT-BTC, Thông tư số 119/2014/TT- BTC, Thông tư số 151/2014/TT-BTC.

- Đối với người phụ thuộc là con, bố mẹ, vợ/chồng: Trên thực tế, thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh cho đối tượng này đơn giản, dễ thực hiện và diễn ra khá phổ biến. Họ là những người có quan hệ gần gũi hơn cả, xuất phát từ truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam vì thế nghĩa vụ nuôi dưỡng là đương nhiên nên hồ sơ, giấy tờ cần thiết để thực hiện đăng ký giảm trừ luôn dễ dàng được thu thập đầy đủ, nhanh chóng. Tuy

nhiên, theo quy định thì những người phụ thuộc là con đang học đại học, trung cấp chuyên nghiệp… không bị giới hạn về độ tuổi, tương tự những bệnh nào người lao động mắc phải làm mất khả năng lao động cũng không được nhắc đến cụ thể trong bất cứ văn bản nào mà chỉ nói chung chung. Điều đó cho thấy đối tượng được coi là người phụ thuộc có giới hạn phạm vi khá rộng, đây có thể là cơ sở làm phát sinh kẽ hở để lách luật, tạo ra sự bất công giữa các đối tượng nộp thuế.

- Đối với người phụ thuộc là cá nhân không nơi nương tựa mà NNT đang phải trực tiếp nuôi dưỡng bao gồm: anh ruột, chị ruột, em ruột của NNT; ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của NNT; cháu ruột của NNT (con của anh ruột, chị ruột, em ruột); người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký giảm trừ vẫn còn gặp khó khăn do pháp luật quy định theo hướng mở gây ra vướng mắc ở điều kiện xác định những đối tượng nào là “cá nhân khác không nơi nương tựa mà NNT phải trực tiếp nuôi dưỡng”. Cụm từ này cho thấy sự mơ hồ mà vấn đề này cũng chưa được quy định cụ thể trong bất cứ văn bản nào, điều đó không những dẫn đến việc khó áp dụng trên thực tế mà còn tạo điều kiện cho những công chức thuế phẩm chất đạo đức kém có hành động sách nhiễu đối với NNT. Quy định này chỉ đảm bảo công bằng trong trường hợp NNT có ý thức, trung thực, trách nhiệm và công tác kiểm tra, giám sát hiệu quả. Hơn nữa, NNT cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để xin xác nhận chứng minh quan hệ cũng như các điều kiện cần khác (thông tin về thu nhập, không có ai khác nuôi dưỡng) đối với nhóm người phụ thuộc này.

2.1.6. Về kiểm tra thuế, thanh tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNCN

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế TNCN nhằm mục tiêu đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của NNT, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật thuế, xử lý kịp thời, ngăn ngừa các đối tượng có ý đích gian lận, trốn thuế, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao hiệu lực quản lý thuế TNCN. Chính vì vậy, thanh tra, kiểm tra thuế TNCN có mối liên hệ mật thiết với vấn đề xử lý vi phạm pháp luật thuế TNCN. Nếu công tác thanh tra, kiểm tra thuế không được coi trọng sẽ khiến việc xử lý vi phạm pháp luật thuế kém hiệu quả dẫn tới làm thất thu NSNN, không bảo đảm được sự bình đẳng giữa đối tượng vi phạm với người chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.

2.1.6.1. Quy định về thanh tra, kiểm tra thuế TNCN

Bên cạnh kết quả đã đạt được thì trên thực tế khi thi hành các quy định về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế còn gặp khá nhiều khó khăn, hệ thống quy định chưa đảm bảo được sự đồng bộ, thống nhất mà vẫn còn tình trạng trùng lặp, chồng chéo, không những thế nhiều chỗ còn thể hiện rõ tính chắp vá. Vì vậy, Luật Quản lý thuế năm 2019 ra đời là hệ quả tất yếu. Trên cơ sở những quy định sẵn có, nhà làm luật tiếp tục kế thừa và phát huy những quy định đạt hiệu quả cao trong quy trình quản lý; bên cạnh đó, bổ sung những nội dung mới giúp hệ thống quy định chặt chẽ hơn, thích nghi với sự biến đổi của nền kinh tế hiện nay; đồng thời loại bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn. Cụ thể như sau:

Một là, nhóm quy định chung về kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Nội dung này vẫn được đặt trong một mục riêng tương tự như Luật quản lý thuế năm 2016 sửa đổi, bổ sung, ấn định quy tắc cơ bản cho cả hoạt động kiểm tra thuế và thanh tra thuế nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hơn nữa việc thanh, kiểm tra trong bối cảnh hành vi gian lận ngày một tinh vi hơn như hiện nay. Cụ thể:

- Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo Điều 107 Luật Quản lý thuế năm 2019 được bổ sung thêm một số nguyên tắc mới so với Luật quản lý thuế năm 2016 sửa đổi, bổ sung. Đó là: phải áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng CNTT trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế; hoặc khi kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của NNT, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra; hay việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà NNT đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của NNT để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật và không những phải tuân thủ các quy định của pháp luật mà còn cả mẫu biểu thanh tra, kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Những quy định mới về nguyên tắc nêu trên được thêm vào vừa nhằm hạn chế rủi ro trong công tác quản lý thuế, vừa thúc đẩy việc ứng dụng điện tử trong nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thích nghi với thực tế hiện nay;

đồng thời cũng đảm bảo sự khách quan, công khai, minh bạch, đúng pháp luật trong suốt quá trình thanh tra, kiểm tra thuế.

- Về việc xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế căn cứ quy định của Điều 108 Luật Quản lý thuế năm 2019. Pháp luật bổ sung thêm cách thức xử lý kết quả kiểm tra, thanh tra bằng việc thu hồi số tiền thuế đã hoàn không đúng quy định của pháp luật nhằm hạn chế tối đa tình trạng NNT kê khai sai nhằm chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước, đồng thời khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra sai sót, từ đó giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước. Ngoài ra, việc Luật Quản lý thuế giữ nguyên quy định về trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế với cơ quan điều tra trong thực hiện điều tra tội phạm về thuế là hợp lý. Bởi vì, trên thực tế thời gian qua cho thấy có nhiều vụ vi phạm pháp luật thuế nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng việc điều tra, truy tố, xét xử chưa thực sự kịp thời. Cho nên pháp luật quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện điều tra tội phạm về thuế là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên.

Hai là, nhóm nội dung điều chỉnh đối với hoạt động kiểm tra thuế. Pháp luật quản lý thuế quy định rõ về nội dung của công tác kiểm tra thuế gồm: kiểm tra thuế tại trụ sở CQT và trụ sở của NNT, quyền và nghĩa vụ của NNT khi kiểm tra tại trụ sở của NNT, nhiệm vụ và quyền hạn của người có thẩm quyền trong việc kiểm tra thuế. Nhìn chung, nhóm quy định này không có sự thay đổi nhiều so với Luật Quản lý thuế năm 2016 sửa đổi, bổ sung.

Đối với quy định tại Điều 109 Luật Quản lý thuế năm 2019 về kiểm tra tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế, được bổ sung thêm một số nội dung mới theo hướng cụ thể hóa để thắt chặt các quy định, lấp lỗ hổng của pháp luật. Trong đó, phân định rõ sự khác biệt giữa thực hiện hoạt động kiểm tra thuế ở CQT và hoạt động kiểm tra thuế ở cơ quan hải quan; đặc biệt, khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở CQT thì công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra phải căn cứ vào mức độ rủi ro về thuế của hồ sơ thuế để phân tích đưa ra kế hoạch kiểm tra, quy định này nhằm mục đích quản lý rủi ro trong quản lý thuế từ đó phân bổ nguồn lực hợp lý và lựa chọn áp dụng biện pháp xử lý hiệu quả nhất.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí